Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán ...

Tài liệu Hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán

.PDF
163
2403
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- ĐINH HÀ HẢI YẾN HÀNH ĐỘNG MỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 02 40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Cẩm Lan Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Cẩm Lan. Các số liệu, vấn đề trình bày và kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Đinh Hà Hải Yến LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Trịnh Cẩm Lan – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè – những người đã đóng góp ý kiến và luôn động viên tôi trong quá trình làm Luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Đinh Hà Hải Yến Bảng viết tắt Quy ước viết tắt: M = mời TXH = từ xưng hô ĐT = động từ VD = ví dụ Quy ước trích dẫn: 1. TLH1 = Tƣ liệu tiếng Hán 1: dẫn theo 朱子芳 (2007), 汉语“邀请”言语行 为的性别差异研究, 硕士学位论文, 外国语学院. 2. TLH2 = Tƣ liệu tiếng Hán 2: dẫn theo 王燕 (2011),汉语虚假邀请言语行 为的语用研究, 硕士学位论文, 文学院. 3. TLH3 = Tƣ liệu tiếng Hán 3: dẫn theo 李军-曹钦明 (2011),汉语邀 请行为的话轮结构摸式分析,第 4 期,2011 年 11 月,(43-53 页), 暨南大学华文学院。 4. TLH4 = Tƣ liệu tiếng Hán 4: dẫn theo 曹钦明 (2005), 汉语邀请行为的 语用研究, 硕士学位论文, 暨南大学. 5. TLH5 = Tƣ liệu tiếng Hán 5: dẫn theo 于秀成 (2011),汉语中非真诚 性邀请行为于用研究,博士学位论文,东北师范大学学位评定委员 会。 6. TLH6 = Tƣ liệu tiếng Hán 6: dẫn theo 凌来芳 (2011), 邀请言语行为 的对比研究,2011 年第 25 卷第 5 期,(116-120 页),重庆理工大学 学报 (社会科学) 7. TLH7 = Tƣ liệu tiếng Hán 7: dẫn theo 杨杰(2011),探析汉语拒绝言 语行为中的性别差异现象,硕士学位论文,华中师范大学语言研究 所。 8. TLH8 = Tƣ liệu tiếng Hán 8: dẫn theo 陆莹(2008),汉语中非真诚邀 请行为的语用研究,硕士学位论文,广东外语外贸大学. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 4 4. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu ............................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 4 6. Bố cục luận văn ............................................................................ 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................... 6 1.1. Hành vi ngôn ngữ ...................................................................... 6 1.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................... 6 1.1.2. Các loại hành vi ngôn ngữ ...................................................... 7 1.1.3. Phân loại các hành vi ở lời ..................................................... 8 1.1.4. Hành vi ở lời trực tiếp và gián tiếp ....................................... 10 1.2. Giao tiếp và các nhân tố của giao tiếp .................................... 11 1.2.1. Định nghĩa ............................................................................ 11 1.2.2. Các nhân tố của giao tiếp ...................................................... 12 1.3. Lý thuyết về lịch sự ................................................................. 14 1.3.1. Thể diện ................................................................................ 15 1.3.2. Chiến lược lịch sự ................................................................. 15 1.3.3. Lý thuyết về nguyên tắc lịch sự tiếng Hán ............................ 16 1.4. Hành động mời ........................................................................ 17 1.4.1. Khái niệm ............................................................................. 17 1.4.2. Ngữ cảnh giao tiếp của hành động mời ................................. 20 1.4.3. Các kiểu phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán ................... 26 1.5. Lý thuyết về nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ .......................... 17 1 CHƢƠNG 2 PHÁT NGÔN MỜI TRỰC TIẾP TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN .................................................................................. 30 2.1. Phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt ......................................... 30 2.1.1. Phát ngôn mời trực tiếp có TXH tiếng Việt .......................... 30 2.2. Phát ngôn mời trực tiếp tiếng Hán ......................................... 38 2.2.1. Phát ngôn mời trực tiếp có TXH tiếng Hán ........................... 38 2.2.2. Phát ngôn mời trực tiếp không có TXH tiếng Hán. ............... 45 2.3. So sánh phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán. ...... 46 CHƢƠNG 3 PHÁT NGÔN MỜI GIÁN TIẾP TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN .................................................................................. 51 3.1. Phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt ......................................... 51 3.1.1. Phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Việt ........................... 51 3.1.2. Phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Việt ................ 59 3.2. Phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán ......................................... 63 3.2.1. Phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Hán .......................... 63 3.2.2. Phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Hán ................ 70 3.3. So sánh phát ngôn gián tiếp tiếng Việt và phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán ................................................................................ 75 KẾT LUẬN .................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 85 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ................................................................. 89 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những chức năng cơ bản của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, con người thực hiện hàng loạt các hành động ngôn từ khác nhau. Một trong những hành động ngôn từ cơ bản, được sử dụng với tần số cao là hành động mời. Đặc biệt, trong giao tiếp liên văn hóa, hành động mời – một hành động ngôn từ chứa đựng nhiều đặc trưng văn hóa của chủ thể sử dụng cần được quan tâm thích đáng. Hành động ngôn từ nói chung và hành động mời nói riêng trong tiếng Việt lâu nay cũng đã nhận được sự quan tâm đáng kể của giới Việt ngữ học. Dưới góc độ đối chiếu ngôn ngữ, hành động mời tiếng Việt và hành động mời trong ngôn ngữ khác cũng bắt đầu được quan tâm. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có sự gần gũi không chỉ về mặt địa lý mà cả về mặt văn hóa. Việc nghiên cứu so sánh hành động mời tiếng Việt và hành động mời tiếng Hán sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn cấu trúc ngôn ngữ và đặc điểm văn hóa thể hiện qua hành động mời của hai quốc gia này. Với nhu cầu giao lưu, hợp tác ngày càng phát triển giữa hai nước như hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người Trung Quốc và học tiếng Hán của người Việt ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn những vấn đề ngôn ngữ - văn hóa của hai nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy và học tiếng. Nghiên cứu hành động mời trong tiếng Việt và tiếng Hán cũng như việc ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào việc dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc và tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp nhận cả hai ngôn ngữ như một ngoại ngữ, giúp người học biết cách sử dụng lời mời hợp lý trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành khảo sát và đối chiếu hành động mời trong bối cảnh văn hóa Việt Nam mà ngôn ngữ là tiếng Việt và văn hóa Trung Quốc mà ngôn ngữ là tiếng Hán. Mục đích của luận văn là so sánh đối chiếu hành động mời tiếng Việt 3 và tiếng Hán, góp một phần tư liệu nhỏ vào việc làm phong phú, hoàn thiện hơn lý thuyết của ngữ dụng học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến hành động ngôn từ. - Tập hợp, thống kê các phát ngôn chứa hành động mời tiếng Việt và tiếng Hán. - Mô tả, so sánh đặc điểm hình thức, nội dung và đặc điểm sử dụng hành động mời tiếng Việt và tiếng Hán. 4. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu - Tư liệu thực tế: các đoạn đối thoại trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Hán trên thực tế có xuất hiện các phát ngôn chứa hành động mời. - Các giáo trình tiếng Việt và tiếng Hán có sự xuất hiện các phát ngôn có chứa hành động mời. - Tư liệu văn học: chủ yếu là một số truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác giả Việt Nam và Trung Quốc tiêu biểu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại tỉ lệ các phát ngôn có chứa hành động mời theo hai loại chính đó là các phát ngôn mời trực tiếp và các phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt và tiếng Hán. - Phương pháp phân tích, mô tả cấu trúc và ngữ nghĩa dựa trên các ngữ liệu thu thập được theo hai dạng chính: thứ nhất là các phát ngôn mời trực tiếp được phân tích thành hai loại đó là phát ngôn mời trực tiếp có TXH và phát ngôn mời trực tiếp không có TXH; thứ hai là các phát ngôn mời gián tiếp cũng được phân tích theo hai loại đó là phát ngôn mời gián tiếp có TXH và không có TXH. - Phướng pháp so sánh, đối chiếu đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa và sử dụng hành động mời tiếng Việt và tiếng Hán trong văn hóa giao tiếp của người Việt và người Trung Quốc. 4 6. Bố cục luận văn Mở Đầu Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Phát ngôn mời trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Hán. Chương 3: Phát ngôn mời gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Hán Kết luận 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Hành vi ngôn ngữ 1.1.1. Giới thiệu chung Vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các nhà triết học và ngôn ngữ học đều quan niệm rằng chức năng quan trọng của ngôn ngữ đó là chức năng miêu tả, hay chức năng xây dựng những nhận định có thể đánh giá đúng hay sai. Những phát ngôn miêu tả ở dạng này về mặt ngữ nghĩa đều có thể đánh giá theo tiêu chuẩn logic đúng – sai. Cũng trong thời gian này, một nhà triết học người Anh là J.L Austin đã phê phán quan điểm trên của các nhà triết học và ngôn ngữ học lúc bấy giờ. Ông đã chỉ ra một khía cạnh nghĩa quan trọng khác, nếu không nói là quan trọng nhất của câu nói. Đó là nghĩa liên nhân (interpersonal meaning), hay còn gọi là nghĩa tương tác xã hội. Austin là một trong những người đặt nền móng cho lý thuyết về hành vi ngôn ngữ đó là “nói” cũng chính là “làm”, hay nói năng là một loại hành động đặc biệt: hành động bằng lời. Tư tưởng cốt lõi của Austin được thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất, ông đã phân biệt giữa phát ngôn miêu tả hay tường thuật (constative) với phát ngôn ngôn hành (performative). Chúng ta có thể bắt gặp những phát ngôn giống như những phát ngôn miêu tả về hình thức nhưng về mặt ngữ nghĩa thì không thể đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng – sai. Ví dụ, trong tiếng Việt chúng ta có thể gặp những phát ngôn như: a. Đi du lịch vào mùa xuân thú vị hơn mùa hè. b.Tôi đảm bảo ngày mai sẽ trả tiền cho cậu. Những kiểu phát ngôn như ví dụ a chúng ta không thể phân biệt được đúng – sai bởi nó còn phụ thuộc vào sở thích, quan điểm của mỗi cá nhân, không phải ai cũng đồng ý với nhận định này. Còn ở ví dụ b lại không thể hiện một miêu tả hay tường thuật nào cả để có thể đánh giá đúng – sai mà là đang “đảm bảo” tức là cam kết thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. 6 Thứ hai, Austin đã không phân biệt phát ngôn tường thuật với phát ngôn ngôn hành nữa mà ông cho rằng tất cả các phát ngôn đều là phát ngôn ngôn hành, tất cả các phát ngôn miêu tả / tường thuật cũng là những phát ngôn ngôn hành. Ví dụ như phát ngôn: “Chiều nay trời trở lạnh” sẽ được hiểu như một dạng của câu: Tôi xác nhận chiều nay trời trở lạnh. Austin cho rằng tất cả các phát ngôn miêu tả đều mang tính ngôn hành theo kiểu như vậy. Tư tưởng chính trong quan điểm của Austin đó chính là khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói ra một phát ngôn nào đó cho người nghe trong một bối cảnh nhất định. Bối cảnh này chính là khuôn khổ của những thiết chế, những qui ước xã hội mà các thành viên tham gia giao tiếp đều chấp nhận. 1.1.2. Các loại hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ là hành động được thực hiện nhờ phương tiện ngôn ngữ. Theo Austin, hành vi ngôn ngữ gồm ba loại chính đó là: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. - Hành vi tạo lời: là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ và các qui tắc của ngôn ngữ để tạo ra phát ngôn với một hình thức nhất định và nội dung tương ứng với cuộc giao tiếp cụ thể. - Hành vi mượn lời: là hành vi phát ra lời nói nhằm đạt đến một hiệu quả nằm ngoài ngôn ngữ cho các nhân vật giao tiếp. Ví dụ khi nghe một phát ngôn: Nó sốt mấy hôm nay rồi. Có người sẽ tỏ ra cảm thông, chia sẻ, cũng có người lại bày tỏ thái độ khác như vui mừng, sung sướng…Có thể xuất hiện nhiều hiệu quả ở các nhân vật giao tiếp. Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, không thể tính toán được bởi chúng không có qui ước. - Hành vi ở lời: là hành vi người nói thực hiện ngay trong lời nói của mình và hiệu quả ngôn ngữ của chúng nằm ngay trong phát ngôn được nói ra. Ví dụ về hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo…Khi chúng ta mời ai đó làm gì thì người tiếp nhận có thể từ chối hoặc đồng ý thực hiện hành động mà 7 người nói yêu cầu; hay khi ta hỏi ai về việc gì thì người được hỏi có nhiệm vụ trả lời chúng ta cho dù họ không biết. Nếu không đáp lại thì sẽ bị cho là không lịch sự. 1.1.3. Phân loại các hành vi ở lời Về việc phân loại các hành vi ở lời, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các phạm trù để phân loại hành vi ở lời như Wittgenstein, Austin, Searle, K.Allan…Trong đó nổi bật lên là hai tác giả Austin và Searle. Phân loại của Austin: có 5 phạm trù: - Phán xử (verditives, verditifs) Đây là những hành vi đưa ra những lời phán xét (verdicts) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại, cho là, nêu đặc điểm v.v… - Hành xử (exercitives, exercitifs) Đây là những hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin… - Cam kết (commissives, commissifs) Những hành vi này ràng buộc người nói vào chuỗi những hành động nhất định như: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thế quyền, thông qua các qui ước, tham gia một phe nhóm… - Trình bày (expositives, expositifs) Những hành vi này được dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, chối, trả lời… - Ứng xử (behabitives, comportementaux) Đây là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán… Phân loại của Searle: Ông cho rằng trong cách phân loại của Austin không định ra các tiêu chí phân loại nên kết quả phân loại có khi dẫm đạp lên nhau. Ông cho rằng trước hết cần phải phân loại các hành vi ở lời chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng, và ông đã xác lập 12 tiêu chí phân loại : 8 - Đích ở lời : ví dụ người nói đưa người nghe đến thực hiện một cái gì đó; một hứa hẹn nhằm ràng buộc người nói vào việc thực hiện một cái gì đó. - Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến: ví dụ như trong một phát ngôn trần thuật sẽ có hướng khớp lời – hiện thực vì giá trị đúng sai mà nó nêu ra được xác định trên cơ sở lời miêu tả có phù hợp với sự vật được nói tới. - Trạng thái tâm lý được thể hiện: ví dụ một phát ngôn trần thuật tỏ ra là người nói tin vào lời hứa, hứa hẹn thể hiện ý định của người nói thực hiện một cái gì đó. - Sức mạnh mà đích được trình bày ra : ví dụ như nhấn mạnh, gợi ý… - Tính quan yếu của mối liên hệ cá nhân giữ người nói và người nghe. Ví dụ như một số hành vi như mệnh lệnh, sai bảo thể hiện được rõ mối quan hệ liên cá nhân, - Định hướng: hướng phát ngôn vào đối tượng là người nói hay người nghe. Ví dụ: phàn nàn hướng vào người nói, chúc mừng hướng vào người nghe. - Câu hỏi và trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận. - Nội dung mệnh đề: ví dụ khi người nghe thực hiện một hành động nào đó là đặc trưng của nội dung mệnh đề là sai bảo, còn khi người nói thực hiện một hành động nào đó thì nội dung mệnh đề là hứa hẹn. - Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời - Đặt tên thánh và rút phép thông công đòi hỏi phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhưng trần thuật thì không đòi hỏi như vậy. - Không phải tất cả các động từ gọi tên hành vi ở lời đều là động từ ngữ vi. - Phong cách thực hiện hành vi ở lời: mỗi một hành vi được thực hiện bởi các phong cách khác nhau. Ví dụ phong cách tuyên bố sẽ khác với phong cách thổ lộ. Căn cứ vào 12 tiêu chí mà Searle đã xác lập được, ông đưa ra 5 loại phạm vi ở lời: 9 - Tái hiện (representatives) Đích ở lời là miêu tả một sự tình đang được nói đến. Hướng khớp ghép là lời – hiện thực, trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. - Điều khiển (directives, directifs) Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai. Hướng khớp ghép là hiện thực – lời, trạng thái tâm lý là sự mong muốn của người nói và nội dung mệnh đề là hành động của người nghe. Ví dụ như hỏi, mời, yêu cầu, ra lệnh… - Cam kết (commissives, commissifs) Đích ở lời là người nói phải thực hiện một hành động, hướng khớp ghép là hiện thực – lời, trạng thái tâm lý là ý định của người nói, nội dung mệnh đề là hành động của người nói. Ví dụ: hứa hẹn, tặng, cho… - Biểu cảm (expressives, expressifs) Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lý đối với hành vi ở lời. Trạng thái tâm lý thay đổi tùy theo từng loại hành vi, nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của người nói hoặc người nghe. Ví dụ: khen ngợi, cảm ơn, xin lỗi, phê bình… - Tuyên bố (declarations, declaratifs) Đích ở lời nhằm làm cho có tác dụng nội dung của hành vi, hướng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Ví dụ: tuyên án, công bố, cáo buộc… Như vậy, dựa vào cách phân loại của Searle thì hành động mời thuộc phạm trù điều khiển. Mục đích của phát ngôn là người nói muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó, hướng khớp ghép là hiện thực – lời, trạng thái tâm lý chính là niềm hy vọng, mong muốn. 1.1.4. Hành vi ở lời trực tiếp và gián tiếp - Hành vi ở lời trực tiếp là hành vi ở lời được thực hiện bằng một phát ngôn phù hợp với kiểu câu nói ra. Ví dụ: “hỏi” là hành vi được thực hiện bằng một phát ngôn thuộc kiểu câu nghi vấn, “ra lệnh” là hành vi được thực hiện bằng một phát ngôn thuộc kiểu câu cầu khiến, “kể” là hành vi được thực hiện bằng một phát ngôn thuộc kiểu câu trần thuật… 10 - Hành vi ở lời gián tiếp là hành vi ở lời được thực hiện bởi một phát ngôn không đúng kiểu câu tương ứng. Ví dụ: Hành động “mời” có thể được thực hiện bởi một phát ngôn nghi vấn: Thứ bảy này đi xem phim không? Hành vi ở lời gián tiếp được sử dụng phổ biến trong các nền văn hóa khác nhau. Hành vi ở lời gián tiếp thường không tạo ra áp lực cho người nghe, vừa mang tính lịch sự, vừa khiến cho người nghe có nhiều lựa chọn cho việc thực hiện hành động mà người nói đưa ra. Căn cứ vào lý thuyết này, chúng tôi tiến hành mô tả, so sánh các phát ngôn có chứa hành động mời tiếng Việt và tiếng Hán theo hai tiểu loại chính đó là phát ngôn mời trực tiếp và phát ngôn mời gián tiếp. 1.2. Giao tiếp và các nhân tố của giao tiếp 1.2.1. Định nghĩa Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin (hiểu theo nghĩa rất rộng bao gồm cả tri thức miêu tả, tình cảm, thái độ, ước muốn, hành động…) giữa ít nhất hai chủ thể giao tiếp (kể cả trường hợp một người giao tiếp với chính mình) diễn ra trong ngữ cảnh và tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định. Giao tiếp bằng lời là giao tiếp giữa người với người bằng ngôn ngữ. Nói ngắn gọn hơn có thể định nghĩa : Giao tiếp bằng lời là quá trình tương tác giữa hai hay một số người bằng ngôn ngữ. Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu về một hành động ngôn ngữ đó là hành động mời nên chúng tôi chỉ quan tâm đến vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nói tới giao tiếp bằng ngôn ngữ là nói tới giao tiếp của xã hội loài người vì chỉ có con người mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ ra đời đã gắn kết con người lại với nhau chặt chẽ hơn và xã hội loài người thì được “xã hội” hóa mạnh mẽ hơn bởi những qui ước chặt chẽ của nó. Ngôn ngữ học hiện đại đã ngày càng chú ý hơn tới ngôn ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố văn hóa, xã hội hay phong tục, tập quán của cộng đồng sử dụng nó. Hành động mời được nghiên cứu trong phạm vi của luận văn này như một hành vi ngôn ngữ giao tiếp của con người dùng để giao tiếp trong xã hội loài người 11 mà cụ thể là hành động mời của người Việt trong môi trường giao tiếp là xã hội người Việt và hành động mời của người Trung Quốc trong môi trường giao tiếp là xã hội người Trung Quốc. 1.2.2. Các nhân tố của giao tiếp Để thực hiện được một cuộc giao tiếp, có rất nhiều yếu tố tham gia bao gồm: nhân vật giao tiếp, thực tế được nói đến, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ. Chúng tôi xin trích dẫn lược đồ tổng hợp các yếu tố và các chức năng trong giao tiếp của Jakobson mà chúng tôi cho là đầy đủ nhất: Ngữ cảnh Chức năng qui chiếu Người phát Thông điệp Người nhận Chức năng biểu cảm Chức năng thi học Chức năng tác động Tiếp xúc Chức năng đưa đẩy Mã Chức năng siêu ngôn ngữ Nhìn vào lược đồ trên chúng ta có thể thấy nhân tố giao tiếp bao gồm những cái đã có và những cái được sản sinh ra trong giao tiếp có ảnh hưởng, chi phối hình thức, nội dung, diễn tiến và kết quả của cuộc giao tiếp. Các nhân tố của giao tiếp bao gồm: 1.2.2.1. Người giao tiếp (Nhân vật giao tiếp) Người giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, đó là những tương tác bằng ngôn ngữ. Người giao tiếp hay còn gọi là vai giao tiếp bao gồm người phát và người nhận. Người phát ra diễn ngôn là vai nói (viết) và người nhận diễn ngôn là vai nghe (đọc); trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, mặt đối mặt với nhau thì hai vai nói và nghe thường luân phiên thay đổi. 12 Các nhân vật tham gia quá trình giao tiếp đều muốn hướng tới một mục đích nhất định (gọi là đích giao tiếp), đây là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động giao tiếp, nó chi phối gần như toàn bộ việc lựa chọn các nhân tố còn lại, chi phối cách thức tiến hành giao tiếp. Khi giao tiếp, người phát không thể thích gì nói ấy mà phải chú ý đến người nhận về các đặc điểm như: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội và mối quan hệ với người phát để lựa chọn nội dung và hình thức giao tiếp. Đặc biệt trong hành động mời, người phát càng cần phải chú ý đến những đặc điểm trên của người nhận để đưa ra những cách thức mời phù hợp khiến cho người nhận lời mời có thể đáp lại lời mời một cách tích cực, đúng với đích giao tiếp mà người giao tiếp muốn đạt đến. Muốn cuộc giao tiếp diễn ra theo chiều hướng đã định trước thì các nhân vật giao tiếp, cụ thể là người phát phải xác định được mối quan hệ của bản thân mình đối với người nhận là quan hệ vị thế xã hội hay quan hệ thân sơ – Quan hệ liên cá nhân. Quá trình giao tiếp bao giờ cũng được diễn ra bởi các nhân vật giao tiếp cụ thể, gắn với một hoàn cảnh cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. 1.2.2.2. Hiện thực – đề tài của diễn ngôn Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để “nói” về một cái gì đó. Cái được nói tới là hiện thực – đề tài của diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe) thỏa thuận lấy làm đối tượng để trong đổi trong cuộc giao tiếp đó. Hiện thực được nói đến trong giao tiếp chính là nội dung của các thông điệp trong lược đồ của Jakobson đã đưa ra. Trong luận văn này thì hiện thực – đề tài của diễn ngôn ở đây chính là những nội dung, thông điệp có liên quan đến việc mời mọc trong giao tiếp của người Việt và người Trung Quốc. “Mời” cũng là một hoạt động giao tiếp trong xã hội con người, mời nhau làm gì chính là nội dung hay hiện thực được nói đến. Có thể là hành động mời trực tiếp được thực hiện trong các cuộc hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp, có thể là lời mời bằng các phương tiện khác nhau (ví dụ: mời qua thư, qua giấy mời…) nhưng tất cả những lời mời đó đều phải truyền tải một thông điệp “mời” đến người nghe, người đọc. Nội dung của lời mời cũng rất đa dạng và phong 13 phú, muôn màu muôn vẻ: mời ăn, mời uống, mời đi chơi, mời khách mua hàng, mời họp, mời tham gia các sự kiện… Trong xã hội con người ngày càng phát triển như hiện nay thì lời mời cũng trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp, nội dung của lời mời cũng được mở rộng hơn. 1.2.2.3. Hoàn cảnh giao tiếp Theo cách hiểu trước đây thì một cuộc giao tiếp được diễn ra trong một không gian cụ thể ở một thời gian cụ thể và cái không gian và thời gian cụ thể mà ở đó cuộc giao tiếp diễn ra chính là thoại trường, hay chính là hoàn cảnh giao tiếp hẹp. Bất cứ một hoạt động giao bằng ngôn ngữ nào cũng diễn ra trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Và hiểu theo nghĩa rộng thì hoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lý, sinh lý, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nghệ thuật… ở thời điểm và không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức và nội dung giao tiếp. Cụ thể hơn trong hành động mời, trong mỗi một hoàn cảnh khác nhau thì người phát ra phát ngôn mời sẽ lựa chọn những cách thức để diễn đạt lời mời khác nhau sao cho phù hợp, hướng tới người được mời để cuộc giao tiếp diễn ra có hiểu quả như mong muốn, người được mời sẽ đón nhận lời mời trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái. 1.3. Lý thuyết về lịch sự Lý thuyết lịch sự trong ngôn ngữ học là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới trong ngành ngôn ngữ học. Trong những năm 70 của thế kỉ XX, các nhà ngôn ngữ tương tác và đặc biệt quan tâm tới vấn đề lịch sự trong giao tiếp. Nói chung, lịch sự là một chuẩn tắc đối xử với nhau trong xã hội, đồng thời cũng có những chuẩn mực nhất định. Trong các cuộc giao tiếp khác nhau, chúng ta thấy yêu cầu về mức độ lịch sự cũng khác nhau. Nếu chúng ta không nắm bắt được mức độ lịch sự đó thì thường bị coi là không biết cách giao tiếp hoặc là bất lịch sự, hoặc là quá kiểu cách. Trong cùng một hoàn cảnh giao tiếp, cùng một dạng giao tiếp, mỗi cộng đồng ngôn ngữ 14 đòi hỏi mức độ lịch sự khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu về hành động mời trong giao tiếp người Việt và người Trung Quốc cũng như hành động mời trong tiếng Việt và tiếng Hán chúng tôi cần phải đề cập tới vấn đề lý thuyết lịch sự. 1.3.1. Thể diện Có thể xem xét lịch sự như là một khái niệm cố định như trong khái niệm “hành vi xã hội lịch sự” (polite social behavior ) hay “nghi thức xã giao” (etiquette) bên trong một nền văn hóa. [42, tr.118] Theo quan điểm lịch sự của G.Yule, tác giả đã đề cập đến khía cạnh thể diện: đây là thuật ngữ thường để chỉ hình ảnh của ta trước công chúng, nó chính là hình ảnh cái tôi trước nơi công cộng của một con người. Đây là một khái niệm mang ý nghĩa xã hội, và như thế, lịch sự trong giao tiếp được thể hiện như một phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận thức được thể diện của người khác. Thể diện âm tính của một người là sự cần được độc lập, có tự do trong hành động, nó là đòi hỏi về quyền riêng tư cá nhân, không bị áp đặt bởi người khác. Thể diện dương tính của một người là sự cần được người khác thừa nhận, mong muốn được người khác quan tâm, mong muốn được người khác khen, động viên, chúc mừng hoặc nhận được những lời mời, thậm chí quí mến. 1.3.2. Chiến lược lịch sự “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Đó là câu châm ngôn thể hiện phong cách ứng xử trong giao tiếp của người Việt. Nói rộng ra thì cái được diễn đạt một cách dân gian hóa “vừa lòng nhau” chính là hiệu quả giao tiếp, còn việc “lựa lời mà nói” hiểu theo ngôn ngữ học là qui tắc vận dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, phù hợp với tâm lý cộng đồng và phù hợp với chuẩn mực xã hội đề ra. Trong giao tiếp, mọi ứng xử đều có nguy cơ đe dọa thể diện nên trong khi giao tiếp cần phải biết tránh những hành động đe dọa thể diện của người khác. Khi tham gia giao tiếp, mọi người cần cố gắng vận dụng một số chiến lược giao tiếp để làm giảm đi mối đe dọa đó. Theo quan điểm phổ biến, “chiến lược giao tiếp là 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan