Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Hân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng quốc tế - cần...

Tài liệu Hân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng quốc tế - cần thơ

.PDF
66
154
141

Mô tả:

Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ - CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S LÊ LONG HẬU TRƯƠNG VĨNH PHÁT MSSV: 4053794 Lớp: Tài chính tín dụng 2 - K31 05/2009 GVHD: Lê Long Hậu -1- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ LỜI CẢM TẠ Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ, để hoàn thành chương trình học của mình, ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân thì điều không thể không nhắc đến đó là công lao của thầy cô. Quý thầy cô đã từng bước hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu là những hành trang vô giá giúp em vững bước trong công việc thực tế sau này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và tất cả các thầy cô đã giảng dạy em trong bốn năm qua. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Long Hậu, thầy đã dành nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn và giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo ngân hàng VIB Cần Thơ, đặc biệt là các anh ở phòng tín dụng cá nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hướng dẫn thêm những kiến thức thực tế để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp trong suốt 3 tháng thực tập tại ngân hàng. Em xin gửi đến Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo, các anh chị ở ngân hàng VIB Cần Thơ những lời chúc tốt đẹp nhất. Trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện Trương Vĩnh Phát GVHD: Lê Long Hậu -2- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện cộng với sự hướng dẫn của thầy Lê Long Hậu. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng về nguồn gốc, đảm bảo tính khách quan và trung thực. Cần Thơ, ngày ….tháng …. năm 2009 Sinh viên thực hiện Trương Vĩnh Phát GVHD: Lê Long Hậu -3- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Ngày….. tháng ….. năm 2009 Thủ trưởng đơn vị GVHD: Lê Long Hậu -4- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm 2009 Giáo viên hướng dẫn GVHD: Lê Long Hậu -5- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm 2009 Giáo viên phản biện GVHD: Lê Long Hậu -6- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn: LÊ LONG HẬU Học vị: Thạc sỹ Chuyên ngành: Tài chính Cơ quan công tác: bộ môn Tài Chính – Ngân hàng, Khoa KT – QTKD, ĐHCT. Tên sinh viên: TRƯƠNG VĨNH PHÁT Mã số sinh viên: 4053794 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG VIB CẦN THƠ. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2. Về hình thức .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả phân tích .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 6. Kết luận chung .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….tháng….năm 2009 GVHD: Lê Long Hậu -7- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3.1. Không gian ............................................................................................ 2 1.3.2. Thời gian ............................................................................................... 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp luận.............................................................................................. 3 2.1.1. Khái niệm về tính thanh khoản, cung – cầu thanh khoản và khả năng thanh toán................................................................................................................. 3 2.1.2. Rủi ro thanh khoản ................................................................................ 4 2.1.3. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản................................................... 5 2.1.4. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản ............................................. 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 10 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 10 Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng VIBANK Cần Thơ 3.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................... 11 3.2. Mạng lưới hoạt động ....................................................................................... 11 3.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu và thị trường mục tiêu ..................................... 12 3.3.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu............................................................. 12 3.3.2. Thị trường mục tiêu ............................................................................. 12 3.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban .................................... 13 3.5. Định hướng phát triển của VIB Cần Thơ trong thời gian tới ............................ 16 3.6. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008.................................... 16 3.7. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VIB - Cần Thơ trong năm 2008 ............................................................................................................... 20 3.7.1. Một số điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng.................................... 20 GVHD: Lê Long Hậu -8- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ 3.7.2. Cơ hội, thách thức đối với VIB Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay....... 21 Chương 4: Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng 4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại VIB Cần Thơ............................... 23 4.1.1. Tình hình nguồn vốn............................................................................ 23 4.1.2. Tình hình tài sản .................................................................................. 25 4.2. Phân tích cung – cầu thanh khoản tại VIB Cần Thơ......................................... 27 4.2.1. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính ............................................................................................................. 27 4.2.2. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích cung – cầu thanhh khoản.................................................................................................... 31 4.3. Dự báo nhu cầu thanh khoản trong năm 2009 .................................................. 34 4.3.1. Sơ lược về tình hình thị trường tiền tệ và một số giải pháp của ngân hàng nhà nước thực hiện trong năm 2008. .............................................................. 34 4.3.2. Dự báo cung – cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản tại VIB Cần Thơ trong năm 2009........................................................................................ 39 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ trong thời gian tới 5.1. Định hướng chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng ...................... 42 5.2. Các chiến lược và giải pháp về thanh khoản .................................................... 42 5.2.1. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản .................................. 42 5.2.2. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào nguồn vốn............................ 43 5.2.3. Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng ........................................... 44 Chương 6: Kết luận và kiến nghị 6.1. Kết luận........................................................................................................... 46 6.2. Kiến nghị......................................................................................................... 47 Phụ lục ................................................................................................................... 50 Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 55 GVHD: Lê Long Hậu -9- SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU BẢNG Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức tại VIBank - Cần Thơ ..............................................13 Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VIBank – Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 ...............................................................................................17 Bảng 2: Cơ cấu thu nhập và chi phí hoạt động của VIBank – Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 ...............................................................................................18 Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của VIBank – Cần Thơ qua 3 năm ..........................23 Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn tại VIBank – Cần Thơ ................................................24 Bảng 5: Tình hình tài sản của VIB – Cần Thơ qua 3 năm ......................................25 Bảng 6: Các chỉ số đánh giá tình hình thanh khoản tại VIB – Cần Thơ..................27 Bảng 7: Trạng thái thanh khoản tại VIB- Cần Thơ ................................................31 Bảng 8: Trạng thái thanh khoản của 4 quí trong năm 2009 ....................................39 GVHD: Lê Long Hậu - 10 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. NHTM: ngân hàng thương mại 2. NHNN: ngân hàng nhà nước 3. NHTW: ngân hàng trung ương 4. VHĐ: vốn huy động 5. TCKT: tổ chức kinh tế 6. TCTD: tổ chức tín dụng 7. TG: tiền gửi 8. GDP: tổng thu nhập quốc dân 9. TTCK: thị trường chứng khoán 10. VIB: ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế GVHD: Lê Long Hậu - 11 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách, các ngân hàng thương mại đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Bảy tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền đồng VND, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãi suất cơ bản và không được thu phí đối với hoạt động cho vay. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng. Hậu quả là hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt. Việc cho vay đối với khách hàng mới được các ngân hàng hết sức cân nhắc, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những khách hàng truyền thống; trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên rất cao, ở mức 18%/năm, rồi 21%/năm. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết các ngân hàng phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2008 khoảng 30- 40%. Tình hình đó cũng gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp. Đánh giá ở góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế thì những diễn biến như trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục tiêu giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống xã hội. Trước những biến động phức tạp của thị trường trong năm 2009, việc nâng cao hiệu quả năng lực quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng GVHD: Lê Long Hậu - 12 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ thương mại nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức cấp thiết đối với tất cả các ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI VIBANK-CẦN THƠ” là một sự cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Quốc Tế - chi nhánh Cần Thơ, đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại VIBank Cần Thơ trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2008. - Phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản, đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như: chỉ số trạng thái tiền tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản, cấu trúc tiền gửi, chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản. - Đề ra giải pháp nhằm tăng cường tính thanh khoản và hạn chế những rủi ro về thanh khoản tại VIBank Cần Thơ. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại VIBank - chi nhánh Cần Thơ, số 19-21 Trần Văn Khéo, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Số liệu phân tích của đề tài này được chọn trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung và đi sâu vào phân tích tình hình thanh khoản và các rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong 3 năm 2006, 2007, 2008; đồng thời đánh giá và đề ra biện pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản trong những năm tới GVHD: Lê Long Hậu - 13 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Phương pháp luận 2.1.1.Khái niệm về tính thanh khoản, cung – cầu thanh khoản và khả năng thanh toán. 2.1.1.1. Tính thanh khoản - Xét về góc độ tài sản: Thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền. Tiêu chí đo lường tính thanh khoản của tài sản thông qua: thị trường giao dịch, chi phí giao dịch, thời gian giao dịch. - Xét về góc độ ngân hàng: Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình. Khả năng và yêu cầu về thanh khoản thể hiện trong nguồn cung và nhu cầu thanh khoản. 2.1.1.2. Nguồn cung về thanh khoản Nguồn cung về thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: - Các khoản tiền sẽ nhận được trong kỳ. (S1) - Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng. (S2) - Các khoản tín dụng sẽ thu về trong kỳ. (S3) - Bán các tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ. (S4) - Vay mượn nhanh chóng từ thị trường tiền tệ. (S5) 2.1.1.3. Nhu cầu về thanh khoản Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng bắt nguồn từ: - Việc khách hàng rút các khoản tiền gửi. (D1) - Những khoản vay vốn đột xuất của khách hàng. (D2) - Thực hiện thanh toán các khoản phải trả khác. (D3) - Chi phí cho việc tạo ra sản phẩm và các dịch vụ ngân hàng. (D4) - Thực hiện chia cổ tức cho cổ đông. (D5) 2.1.1.4. Khả năng cân bằng thanh khoản Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau: GVHD: Lê Long Hậu - 14 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ NLP = Net Liquidity Position (trạng thái thanh khoản ròng) NLP ΣSi = - (i từ 1 đến 5) ΣDi Nếu : NLP > 0: Ngân hàng ở trong tình trạng thừa khả năng thanh toán, thặng dư trong thanh khoản (Liquidity surplus) NLP < 0: Ngân hàng ở trong tình trạng thiếu hụt khả năng thanh khoản (Liquidity deficit) NLP = 0: Ngân hàng có khả năng cân bằng thanh khoản. 2.1.2. Rủi ro thanh khoản 2.1.2.1. Khái niệm Rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi và người vay. Hiểu theo cách khác, rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không dự trữ đủ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. 2.1.2.2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản Do mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối với ngân hàng. Điều này có nghĩa là ngân hàng tận dụng quá nhiều nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào cho việc vay hay các khoản đầu tư khác có thời hạn dài. Do đó luồng tiền đem đầu tư chưa thu hồi về để hoàn trả lại cho người gửi tiền, hay các tổ chức tín dụng cho vay tiền… Do sự thay đổi về lãi suất thị trường, nhất là đối với các khoản tiền gửi. Khi lãi suất tiền gửi giảm, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao hơn. Như vậy, nhu cầu thanh khoản lúc đó sẽ tăng nhanh buộc ngân hàng phải tăng nguồn ngân quỹ để đáp ứng kịp thời. Hơn nữa, những thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường các tài sản, đặc biệt là các giấy nợ mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, các ngân hàng phải quan tâm hơn đối với việc đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Mất cảnh giác đối với vấn đề thanh khoản có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Một trong những nhiệm vụ của các nhà quản trị thanh khoản là duy trì mối quan hệ gần gũi với những GVHD: Lê Long Hậu - 15 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ khách hàng gửi tiền lớn và khách hàng vay đang nắm giữ hạn mức lớn để biết được nhu cầu, thời gian rút vốn của họ. 2.1.3. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản 2.1.3.1. Những nguyên tắc về quản trị thanh khoản Một số nguyên tắc mang tính chất chỉ đạo được đưa ra cho nhà quản trị ngân hàng về tính thanh khoản của ngân hàng như sau: - Nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận về nguồn vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau. - Nhà quản trị thanh khoản cần phải đánh giá, xác định được các khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ ngân hàng. Từ đó người quản trị có thể hoạch định được chiến lược thanh khoản cho ngân hàng. - Khả năng thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhà quản trị ngân hàng cần tránh tình trạng kéo dài các trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Thừa thanh khoản hay thiếu thanh khoản đều có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. 2.1.3.2. Chiến lược quản trị thanh khoản: có 3 cách *** Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên trong (tài sản) Cách tiếp cận truyền thống này thường được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách chủ động. Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng bán các tài sản dự trữ để lấy tiền cho đến khi tất cả các nhu cầu thanh khoản được đáp ứng đầy đủ. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này được gọi là sự chuyển dịch tài sản bởi vì ngân hàng tăng nguồn cung cấp thanh khoản bằng cách bán các tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. Một tài sản có tính thanh khoản cao có những đặc điểm sau: - Có thể tiếp cận thị trường tiêu thụ để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. - Không bị thiệt hại về giá cả khi bán tài sản. - Khi cần có thể mua lại dễ dàng với chi phí hợp lý. GVHD: Lê Long Hậu - 16 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất là những giấy nợ ngắn hạn hoặc do những chủ thể uy tín phát hành như tín phiếu kho bạc, các khoản vay ngân hàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác … Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản, một ngân hàng được coi là quản trị tốt nếu có thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản ở chi phí hợp lý, số lượng tiền vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào lúc nó được cần đến. Tuy nhiên, sự chuyển dịch tài sản có những nhược điểm như sau: - Khi bán tài sản cũng có nghĩa là ngân hàng mất nguồn thu nhập mà các tài sản này tạo ra. Như vậy, chi phí cơ hội đối với ngân hàng để dự trữ khả năng thanh khoản bằng tài sản khá cao. - Đối với ngân hàng phải chi trả cho các chi phí giao dịch chuyển tài sản, chẳng hạn như chi phí giao dịch chuyển cho người môi giới chứng khoán. - Ngân hàng sẽ bị tổn thất vốn đáng kể nếu các tài sản cần bán có sự giảm giá trên thị trường. - Những tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lãi thường thấp. Nếu ngân hàng đầu tư nhiều vào tài sản có tính thanh khoản cao thì ngân hàng buộc phải bỏ đi lợi nhuận cao hơn tạo ra từ những tài sản khác. *** Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên ngoài (nguồn vốn) Chiến lược này là dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài ngân hàng thông qua vay mượn trên thị trường tiền tệ. Trong chiến lược này, ngân hàng phải vay mượn tức thời nguồn vốn khả dụng để đáp ứng tất cả nhu cầu thanh khoản khi cần. Tuy nhiên việc vay mượn thường chỉ được triển khai khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện để tránh dự trữ quá mức cần thiết. Nguồn vay mượn thanh khoản chủ yếu đối với một ngân hàng bao gồm: tiền vay Ngân hàng trung ương, các hợp đồng mua lại, chiết khấu tại NHTW …Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nguồn vốn được hầu hết các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi. Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận nhiều rủi ro để một ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản, nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất do bởi dao động lãi suất trên thị trường tiền tệ và khả năng thay đổi về sự sẵn có của các khoản tín dụng. GVHD: Lê Long Hậu - 17 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ Đối với chiến lược này, ngân hàng có thể gặp các khó khăn: chi phí và sự sẵn có nguồn vốn. Một khi nguồn vốn từ thị trường khan hiếm thì ngân hàng phải trả chi phí ở mức cao để có thể vay được vốn. *** Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng Với những rủi ro phát sinh khi phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài – thanh khoản vay mượn và những chi phí cho dự trữ thanh khoản bên trong bằng tài sản, phần lớn ngân hàng đã dung hòa trong việc chọn chiến lược quản trị thanh khoản của họ, nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược để tạo ra chiến lược quản trị cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải xác định được nhu cầu thanh khoản dự kiến. Trong khi đó, các nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước (theo thời vụ, chu kỳ và xu hướng) được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản đột xuất ngoài dự kiến được đáp ứng bằng việc vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định. Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản này là các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chứng khoán, sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản phát sinh. 2.1.4. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản 2.1.4.1. Phương pháp dựa vào nguồn vốn và sử dụng vốn Phương pháp bắt đầu với 2 thực tế đơn giản - Thanh khoản ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và tiền vay giảm. - Thanhh khoản ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và tiền vay tăng. Bất cứ khi nào mà nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có sự chênh lệch thanh khoản (liquidity gap) có thể xác định như sau: TRẠNG THÁI THANH KHOẢN = CUNG THANH KHOẢN (1) – CẦU THANH KHOẢN (2) Khi (1) > (2), ngân hàng có một trạng thái thanh khoản dương và phần thanh khoản dư nhanh chóng phải được đầu tư vào những tài sản sinh lợi cho tới khi chúng cần được sử dụng để trang trải nhu cầu tiền trong tương lai. GVHD: Lê Long Hậu - 18 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ Khi (1) < (2), ngân hàng có một trạng thái thanh khoản âm, trong trường hợp này, ngân hàng cần phải gia tăng thanh khoản từ nhiều nguồn cung cấp sẵn có khác nhau một cách kịp thời và với chi phí rẻ nhất. Tiến hành thực hiện các bước cơ bản trong phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn như là: + Tiền vay và tiền gửi phải được dự báo trong một khoảng thời gian hoạch định thanh khoản đã cho. + Những thay đổi về tiền vay và tiền gửi phải được tính toán cho cùng khoản thời gian xác định. + Người quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng, hoặc thặng dư hoặc thâm hụt. Để dự báo các khoản tiền vay và tiền gửi của khách hàng cho một khoảng thời gian trong tương lai (tháng hoặc quý), ngân hàng có thể dùng các biến cố thống kê kinh tế và xác định mối quan hệ giữa chúng với xu hướng vận động của tiền vay và tiền gửi. (A) Thay đổi của tổng tiền vay trong khoảng thời gian dự báo tùy thuộc vào các yếu tố sau: - Tăng trưởng GDP dự kiến. - Lợi nhuận dự kiến của các doanh nghiệp. - Tỷ lệ tăng trưởng về cung ứng tiền của NHTW. - Tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng. - Tỷ lệ lạm phát ước tính trong tương lai. (B) Thay đổi của tổng số tiền gửi và các khoản nợ phi tiền gửi trong khoảng dự báo tùy thuộc vào: - Tăng trưởng về thu nhập cá nhân dự kiến. - Mức tăng bán lẻ ước tính. - Tỷ lệ tăng trưởng của NHTW. - Lợi suất dự kiến cho tiền gửi trên thị trường tiền tệ. - Tỷ lệ lạm phát dự kiến trong tương lai. Sau khi dùng những biến số thống kê kinh tế dự đoán này, tiếp đó ngân hàng có thể ước lượng nhu cầu thanh khoản bằng cách tính: Tăng / giảm nhu cầu thanh khoản GVHD: Lê Long Hậu Tăng / giảm khả năng cho vay Tăng / giảm dự trữ bắt buộc - 19 - Tăng / giảm vốn huy động SVTH: Trương Vĩnh Phát Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ 2.1.4.2. Phương pháp dựa vào các chỉ số đánh giá thanh khoản Phương pháp này tính toán nhu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm riêng của ngân hàng thông qua các chỉ số trung bình của ngành. Thông thường các chỉ số thanh toán sau được dùng để đo lường khả năng thanh khoản như sau: i. Chỉ tiêu 1: chỉ số trạng thái tiền mặt. Đơn vị tính: %. Chỉ số trạng thái tiền mặt Tiền mặt + Số dư tiền gửi tại các TCTD Tổng tài sản Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất. Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt nhưng cũng làm tăng chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. ii. Chỉ tiêu 2: Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản. Đơn vị tính: % Dư nợ cho vay + cho thuê Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản Tổng tài sản Trái với chỉ số trạng thái tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tỷ lệ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Tỷ trọng này càng cao ảnh hưởng khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. iii. Chỉ tiêu 3: chỉ số cấu trúc tiền gửi. Đơn vị tính: % Chỉ số cấu trúc tiền gửi Tiền gửi thanh toán Tổng số tiền gửi Chỉ số này phản ánh tính ổn định nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. iv. Chỉ tiêu 4: chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản. Đơn vị tính: % Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản Chứng khoán có tính thanh khoản Tổng số tiền gửi GVHD: Lê Long Hậu - 20 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan