Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạn chế tình trạng đô la hóa tại việt nam tt...

Tài liệu Hạn chế tình trạng đô la hóa tại việt nam tt

.DOC
52
151
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------oo0oo--------- NCS. NGUYỄN THỊ THU HIẾU HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------oo0oo--------- NGUYỄN THỊ THU HIẾU HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN THANH TUYỀN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019 -1- CHƯƠ NG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế đang chuyển đổi đã thu hút một lượng lớn ngoại tệ thông qua nhiều kênh khác nhau. Các nguồn ngoại tệ này là các nguồn lực quan trọng giúp các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các quốc gia này đã và đang đối mặt với hiện tượng đô la hóa (ĐLH) trong nền kinh tế. ĐLH thường được xem là sản phẩm tất yếu, một thực thể khách quan gắn với cơ chế hoạt động của mô hình kinh tế mở, vì vậy, bản thân nội dung của hiện tượng này đã thể hiện tính tích cực của nó. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bị ĐLH, quá trình điều hòa cung ứng tiền của ngân hàng trung ương gặp nhiều khó khăn, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, khi những nội dung ĐLH bị lạm dụng bởi những yếu tố chủ quan, tự phát của các thành viên trong xã hội, hoặc khi các cơ quan quản lý kinh tế không có những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát được những mặt tiêu cực của nó, ĐLH sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho nền kinh tế - xã hội. Cùng cảnh ngộ như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam có một lịch sử lâu dài về việc sử dụng đồng đô la Mỹ song song với đồng tiền Việt Nam từ những năm 1960. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nền kinh tế Việt Nam trãi qua một thời kỳ dài đầy khó khăn và thất bại trong chính sách giá – lương – tiền, từ đó, công chúng càng mất niềm tin vào giá trị VND, tâm lý sùng bái vàng và ngoại tệ càng gia tăng, tình trạng ĐLH càng phức tạp. Mặc dù đã có nhiều công ình nghiên cứu về ĐLH trên thế giới cũng như ở Việt Nam, song thực tiễn cho thấy tình trạng ĐLH vẫn còn tiếp diễn khá phức tạp, ảnh hưởng đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong tiến trình hội nhập và vẫn chưa có một phương thức giải quyết hiệu quả đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hạn chế tình trạng đô la hóa tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. -2- 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Trong khả năng tiếp cận tài liệu của tác giả, các nghiên cứu về ĐLH tại Việt Nam đã đề cập đến quá trình ĐLH ở Việt Nam trên các khía cạnh nguyên nhân, tác động và đề xuất các giải pháp trong từng giai đoạn cụ thể, tuy nhiên vẫn còn các khoảng trống khoa học như sau: (1) Về đối tượng nghiên cứu, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại hối,…;(2) Về phạm vi nghiên cứu, vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện tác động của tình trạng ĐLH đến nền kinh tế trước, trong và sau khi Việt Nam gia nhập WTO theo tiêu chí: ĐLH tiền gởi, ĐLH tiền vay, ĐLH tiền mặt, ĐLH định giá, niêm yết; (3)Về phương pháp nghiên cứu, vẫn chưa có nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong không gian ngắn hạn cũng như dài hạn. 1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu: bao gồm mục tiêu tổng quát và 3 mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu tình trạng ĐLH nền kinh tế Việt Nam, xác định mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, từ đó gợi ý một số chính sách để hạn chế tình trạng ĐLH tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể:(1)phân tích thực trạng ĐLH, xác định nguyên nhân cũng tác động của tình trạng ĐLH đến nền kinh tế giai đoạn từ 19922017; (2)Xác định mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại hối, tỷ giá, lạm phát, lãi suất,…; (3)Đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng ĐLH trong nền kinh tế Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu để đạt các mục tiêu: (1) ĐLH ở Việt Nam qua các giai đoạn diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế của Việt Nam? Những biện pháp nào đã được Chính phủ sử dụng để khắc phục tình trạng ĐLH? (2) Có tồn tại hay không mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các biến số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại hối,…? Nếu có, chiều hướng và mức độ tác động như thế nào? (3) Giải pháp nào để hạn chế tình trạng ĐLH nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập? -3- 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: thực trạng ĐLH, nguyên nhân gây ra tình trạng ĐLH, mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Tình trạng ĐLH được đánh giá dựa trên tiêu chí: ĐLH tiền gởi, ĐLH tiền vay, ĐLH tiền mặt và ĐLH định giá, niêm yết. Trong đó, luận án tập trung vào ĐLH tiền gởi và ĐLH tiền vay. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bao gồm: lạm phát, tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng GDP, dự trữ ngoại hối và giá trị xuất nhập khẩu. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, Tiền gởi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ trên tổng tiền gởi và cho vay của cá nhân và doanh nghiệp trong hệ thống NHTM ở Việt Nam; Về thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ năm 1992 đến 2017. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng cách tiếp cận hệ thống và phương pháp luận duy vật biện chứng bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp kết hợp với phân tích so sánh, diễn dịch để lý giải cho các vấn đề nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận án. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp định lượng hồi quy mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véctơ (Vector Error Correlation Model - VECM) được xử lý qua phần mềm Eviews 8.0 để giải quyết câu hỏi nghiên cứu số 2. 1.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU -4- 1.7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất, trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận chung về ĐLH, luận án đánh giá toàn diện về tình trạng ĐLH trong nền kinh tế Việt Nam từ khi bắt đầu mở cửa cho đến nay (từ 1992 đến 2017). Đồng thời, xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ĐLH, phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế từ các iện pháp khắc phục tình trạng ĐLH đã được Chính phủ triển khai trong thời gian nghiên cứu. Thứ hai, trong giai đoạn nghiên cứu, luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tình trạng ĐLH tiền gởi và một số biến số vĩ mô dưới tác động của chính sách trần lãi suất huy động. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1)Dự trữ ngoại hối và lãi suất huy động nội tệ có tác động tiêu cực đến tình trạng ĐLH tiền gởi; (2) Lợi nhuận thị trường song song, lãi suất huy động ngoại tệ, tỷ giá và lạm phát có tác động tích cực đến tình trạng ĐLH tiền gởi; (3) Chính sách 2 trần lãi suất huy động với trần lãi suất huy động USD bằng 0% phát huy hiệu quả rất tốt, làm giảm tình trạng ĐLH tiền gởi trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô ổn định. Thứ ba, trong giai đoạn nghiên cứu, luận án kiểm định mối quan hệ giữa tình trạng ĐLH tiền vay với tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. Kết quả tình trạng ĐLH tiền vay tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; tác động tích cực đến xuất khẩu trong ngắn hạn; tác động tích cực với tình trạng ĐLH tiền gởi và chênh lệch chi phí phải trả khi vay VND so với vay USD. 1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tình trạng đô la hóa Chương 3: Tình trạng đô la hóa tại Việt Nam giai đoạn 1992-2017 Chương 4: Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tình trạng đô la hóa với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Chương 5: Kết luận và giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa tại Việt Nam -5- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA 2.1. TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TRONG NỀN KINH TẾ 2.1.1. Lý luận chung về đô la hóa và tình trạng đô la hóa 2.1.1.1. Đô la hóa ❖ Khái niệm: ĐLH là hiện tượng môtđồng tiền của bất kỳquốc gia nào trên thế ̣ giới xuất hiên ̣ trong nền kinh tếcủa môtquốc gia khác dưới moịhình thức, bất chấp viêc ̣ ̣ chấp nhân ̣ hay không chấp nhân ̣ của Chính phủnước đó, hay nói cách khác ĐLH làhiên ̣ tương ̣ dân chúng sử dung ̣ đồng tiền không phải do Chinh́ phủ nước đóphát hành ra. ❖ Phân loại: Căn cứ vào tính hợp pháp của ngoại tệ gồm ĐLH chính thức, ĐLH không chính thức, ĐLH bán chính thức; Căn cứ vào chức năng tiền tệ gồm ĐLH thay thế tài sản, ĐLH thay thế thanh toán còn gọi là ĐLH tiền tệ, ĐLH định giá niêm yết, ĐLH tài chính; Căn cứ vào cơ chế xuất hiện ngoại tệ gồm ĐLH tiền gởi, ĐLH tiền vay, ĐLH tiền mặt và ĐLH định giá niêm yết. 2.1.1.2. Tình trạng đô la hóa nền kinh tế Tình trạng ĐLH nền kinh tế phản ánh mức độ sử dụng ngoại tệ để thực hiện các chức năng tiền tệ bất chấp sự chấp nhận hay không chấp nhận của Chính phủ nước đó. Tùy vào tiêu chí phân loại, tình trạng ĐLH thường được lượng hóa theo nhiều tiêu thức khác nhau. Hai tiêu thức được sử dụng phổ biến (theo IMF): ĐLH tiền gởi: ĐLH tiền vay: DDI = FCD TD LDI = FCL TL (FCD: tiền gởi ngoại tệ, TD: tổng tiền gửi) (FCL: Cho vay ngoại tệ, TL: tổng cho vay) Từ kết quả tính toán, tình trạng ĐLH sẽ được đánh giá theo 3 cấp: cao (>30%), trung bình (từ 10% đến dưới 30%) và thấp (<10%). 2.1.2. Tác động của tình trạng đô la hóa đối với nền kinh tế ĐLH có tính hai mặt vừa tích cực vừa tiêu cực. Tác động tích cực: giảm chi phí giao dịch và xóa bỏ rủi ro tỷ giá; thúc đẩy thương maịquốc tếvàhôịnhâp ̣ kinh tếthế giới; kiềm chế siêu lạm phát, nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Tác động -6- tiêu cực: giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ; hạn chế chức năng là người cho vay cuối cùng của NHTW; thị phần xuất khẩu bị thu hẹp; nguy cơ khủng hoảng tài chính dễ xảy ra; mất quyền kiểm soát tiền tệ, ảnh hưởng đến uy tín chính trị của quốc gia; dễ xảy ra bất ổn môi trường kinh tế vĩ mô và hàng loạt các vấn đề xã hội khác. 2.1.3. Mối quan hệ giữa tình trạng đô la hóa với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2.1.3.1. Lý thuyết về sự lựa chọn tiền tệ ❖ Luật Gresham:“tiền xấu sẽ đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Nếu ngoại tệ có là đồng tiền đáng tin cậy, được quốc tế chấp nhận thì sẽ được người dân cất trữ nhiều hơn nội tệ. ❖ Lý thuyết lượng cầu tài sản Friedman (1956) và Mishkin (2003) đều cho rằng, để xác định nhu cầu về một tài sản cần phải so sánh lợi ích của việc nắm giữ tài sản đó so với lợi ích nắm giữ tài sản khác. Trong một nền kinh tế, nếu lợi ích nắm giữ nội tệ thấp và có nhiều rủi ro hơn việc nắm giữ ngoại tệ thì nhu cầu về ngoại tệ sẽ cao hơn nội tệ. ❖ Các quan hệ ngang bằng trong thị trường tài chính quốc tế - Ngang bằng lãi suất: gồm 2 dạng có bảo hiểm (CIP) và không bảo hiểm (UIP). CIP có dạng: (1 + r) = F(1+ r*) hay CIP có dạng gần đúng: r − r* = F − E E E UIP có dạng: r − r* = E - Hiệu ứng Fisher quốc tế: là sự kết hợp hiệu ứng Fisher, quy luật ngang bằng lãi suất không có bảo hiểm (UIP) và quy luật ngang giá sức mua dạng kỳ vọng (PPP): Theo Fisher: r = r e + pe E=r−r* Theo UIP: (1) (2) Theo PPP: E = p e − p*e (3) Hiệu ứng Fisher quốc tế : r e = r *e (kết hợp (1), (2) và (3) * e *e Trong đó: r, r là lãi suất danh nghĩa của nội tệ, ngoại tệ; r , r : lãi suất thực kỳ vọng của nội tệ, ngoại tệ; E, F là tỷ giá giao ngay, kỳ hạn; ∆E là biến động kỳ vọng e *e của tỷ giá; p , p lạm phát dự kiến của nội tệ, ngoại tệ. -7- Trong điều kiện thị trường hoàn hảo thì mức lãi suất của các đồng tiền luôn có khuynh hướng cân bằng với sự biến động của tỷ giá. Trong thực tế, nhà đầu tư thường có khuynh hướng lựa chọn đồng tiền có tính chuyển đổi cao và mức độ rủi ro thấp hơn. 2.1.3.2. Tương quan giữa tình trạng đô la hóa với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ❖ Tương quan giữa tình trạng ĐLH tiền gởi với các chỉ tiêu vĩ mô • ĐLH tiền gởi và lạm phát • ĐLH tiền gởi và tỷ giá hối đoái ĐLH tiền gởi tăng cao khi tỷ giá được kỳ vọng tăng (∆E>0) vì nắm giữ ngoại tệ sẽ có lợi hơn nội tệ ( r r * + E ) và ngược lại. • ĐLH tiền gởi và lãi suất *e e Nếu kỳ vọng lãi suất ngoại tệ cao hơn nội tệ làm tăng ĐLH tiền gởi (r >r ). e e Ngược lại, ĐLH tiền gởi giảm thì r > r* . ĐLH tiền gởi có quan hệ tích cực với lãi suất ngoại tệ và tiêu cực với lãi suất nội tệ. • ĐLH tiền gởi và chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức (lợi nhuận thị trường song song) Các nước không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ, sẽ có xu hướng giao dịch trên thị trường tự do, dẫn đến giá ngoại tệ trên thị trường tự do cao hơn thị trường chính thức, -8- kích thích động cơ giữ ngoại tệ để đầu cơ. Vì vậy, lợi nhuận thị trường song song càng cao thì ĐLH tiền gởi càng tăng. ❖ Tương quan giữa tình trạng ĐLH tiền vay và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô • ĐLH tiền vay và lạm phát Về lý thuyết, khi xảy ra lạm phát cao thì người đi vay sẽ chọn nội tệ vì lãi suất thực phải trả cho các khoản vay thấp hơn, nghĩa là tình trạng ĐLH tiền vay sẽ giảm đi. Trên thực tế, khi lạm phát cao, áp dụng CSTT thắt chặt, tăng lãi suất danh nghĩa của nội tệ, do đó người đi vay sẽ hưởng lợi hơn khi lựa chọn ngoại tệ. • ĐLH tiền vay và tỷ giá Khi đến hạn, người vay ngoại tệ mất chi phí r*+∆E trong khi người vay nội tệ chỉ mất chi phí r. Vì vậy, nếu tỷ giá biến động liên tục người vay ngoại tệ sẽ gặp rủi ro và ngược lại. Mối quan hệ giữa ĐLH tiền vay và tỷ giá là quan hệ tiêu cực. • ĐLH tiền vay và lãi suất Theo lý thuyết, quốc gia có đồng tiền yếu thì r>r*, xảy ra sự sai lệch trong CIP, các nhà đầu tư sẽ vay ngoại tệ, đầu tư nội địa để hưởng lợi, tăng tình trạng ĐLH tiền vay. Thực tế, những quy định ràng buộc trong giao dịch ngoại hối, làm mất cơ hội hưởng chênh lệch từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nếu để xảy ra trường hợp r > r*+∆E thì ĐLH tiền vay sẽ tăng cao. • ĐLH tiền vay và ĐLH tiền gởi Về logic, ĐLH tiền vay có quan hệ cùng chiều với ĐLH tiền gởi vì mục tiêu lợi nhuận của các NHTM. • ĐLH tiền vay và xuất khẩu Người vay sẽ gặp bất lợi khi đồng tiền vay và đồng tiền trả nợ khác nhau, trong khi đồng tiền yếu ít được chấp nhận trong thanh toán quốc tế. Người vay thường chọn vay ngoại tệ để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. ĐLH tiền vay có quan hệ tích cực với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 2.2. HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ 2.2.1. Khái niệm Hạn chế tình trạng ĐLH nền kinh tế là việc Chính phủ kết hợp các chính sách kinh tế vĩ mô và các biện pháp vi mô (có thể khuyến khích hoặc bắt buộc) để tăng cường sự hấp dẫn của nội tệ so với ngoại tệ. -9- 2.2.2. Chính sách và biện pháp hạn chế tình trạng đô la hóa Các nghiên cứu đều cho rằng để hạn chế tình trạng ĐLH thành công bao gồm các chính sách và biện pháp như: (i) Ổn định kinh tế vĩ mô, (ii) Sử dụng các công cụ thị trường,(iii) Sử dụng các công cụ hành chính bắt buộc. Các chính sách hạn chế ĐLH nền kinh tế đều có tính hai mặt, có thể gặt hái thành công hoặc có những hậu quả không lường trước được. 2.3. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 2.3.1. Thực tiễn đô la hóa ở một số nước trên thế giới Trong phần này, luận án phân tích nguyên nhân quyết định ĐLH, tình hình kinh tế, những lợi ích và tác hại sau khi quyết định ĐLH chính thức. Đối với những nước ĐLH bán chính thức và không chính thức, luận án phân tích thêm các chính sách hạn chế ĐLH mà Chính phủ đã sử dụng - Các nước ĐLH chính thức: Ecuador và El Salvador - Các nước ĐLH bán chính thức: Campuchia và Lào - Các nước thành công trong việc hạn chế ĐLH không chính thức: Trung Quốc, Chi Lê, Israel, một số nước trong khu vực Châu Mỹ La Tinh, một số nước trong khu vực Đông Nam Á. 2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với việc hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam ĐLH không hoàn toàn gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của một đất nước. Đôi khi, ĐLH lại là động lực để thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Vì vậy, khi sử dụng giải pháp hạn chế tình trạng ĐLH trong nền kinh tế, cần lưu ý một số vấn đề sau: hạn chế ĐLH không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn, ĐLH chính thức không phải là lựa chọn tốt khi xảy ra khủng hoảng, hạn chế ĐLH cần kết hợp các biện pháp mang tính hành chính với công cụ kinh tế thị trường, nhất quán quan điểm lưu hành duy nhất nội tệ trong nền kinh tế và củng cố niềm tin vào nội tệ bằng một nền kinh tế vĩ mô ổn định. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, luận án đã trình bày lý luận chung về ĐLH và tình trạng ĐLH, đánh giá tác động của ĐLH đối với nền kinh tế, phân tích mối quan hệ giữa tình trạng - 10 - ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trên cơ sở các học thuyết về tiền tệ. Phần tiếp theo, luận án trình bày khung lý thuyết về hạn chế tình trạng ĐLH, đúc kết bài học kinh nghiệm từ thực tiễn các nước đã bị ĐLH trong nền kinh tế. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992-2017 3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1.1.Tăng trưởng kinh tế Hình 3.1: Tăng trưởng GDP và tình trạng ĐLH giai đoạn 1992-2017 Nguồn: IMF Nhìn chung xu hướng giữa GDP và tình trạng ĐLH có mối quan hệ ngược chiều với nhau, khi GDP ổn định và tăng lên, ĐLH giảm xuống. Ngược lại, khi GDP giảm xuống, ĐLH có xu hướng tăng lên. 3.1.2. Cán cân thương mại Cán cân thương mại được cải thiện, Việt Nam chuyển vị thế từ nước nhập siêu trong thời gian rất dài sang xuất siêu kể từ năm 2012. Hình 3.2: Cán cân thương mại và tình trạng ĐLH giai đoạn 1992-2017 Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2018 - 11 - 3.1.3. Dòng vốn nước ngoài Quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam đã thu hút lượng vốn bên ngoài vào ngày càng nhiều như: FDI, FPI, ODA và kiều hối, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá, lạm phát, lãi suất hay tình trạng ĐLH ngày càng gia tăng. Hình 3.3: Dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1992 - 2017 Nguồn: Tổng cục thống kê, World Bank, IMF, SBV 3.1.4. Dự trữ ngoại hối Đến cuối năm 2017, dữ trữ ngoại hối đạt 48,69 tỷ USD. Hình 3.4 cho thấy, DTNT và tình trạng ĐLH có xu hướng ngược chiều nhau. Hình 3.4: Dự trữ ngoại hối và tình trạng ĐLH giai đoạn 1992-2017 Nguồn: International Financial Statistics, IMF 3.2- THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Trước khi mở cửa, quy mô nền kinh tế của Việt Nam rất nhỏ. Giai đoạn 19851986, VND suy yếu mạnh sau thất bại của chính sách giá - lương - tiền, lạm phát tới 3 con số và liên tục có các đợt tăng giá vàng, người dân sử dụng vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ giá và sử dụng làm phương tiện thanh toán. Tuy nhiên tình trạng ĐLH không được quan tâm đến do độ mở của nền kinh tế còn rất nhỏ. - 12 - Từ khi Nghị định 161-HĐBT được ban hành vào năm 1988, vàng và ngoại tệ được sử dụng trong bối cảnh rất hỗn loạn. Từ năm 1992, Việt Nam chính thức mở cửa, tiến sâu vào nền kinh tế thế giới và đối mặt với tình trạng ĐLH nền kinh tế: 3.2.1. Đô la hóa tiền gởi Tình trạng ĐLH tiền gởi (ký hiệu: DDI) tăng giảm theo mức độ ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Trong những giai đoạn nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định thì DDI giảm (1992 – 1996; 2002 – 2007); trong giai đoạn nền kinh tế bị suy thoái hay chịu tác động từ khủng hoảng thế giới thì tình trạng ĐLH tiền gởi tăng cao (1997-2001; 20082011; 2013). Về tổng thể, tình trạng ĐLH tiền gởi lại có xu hướng giảm mạnh. Hình 3.5: Tình trạng ĐLH tiền gởi giai đoạn 1992-2017 Nguồn: Viet Nam Statistical Appendix,IMF 3.2.2- Đô la hóa tiền vay Tình trạng ĐLH tiền vay (ký hiệu: LDI) có xu hướng tăng lên trong giai đoạn môi trường vĩ mô ổn định, đặc biệt tỷ giá. Điển hình như các giai đoạn 1992-1996, 2002-2006, 2009-2010, tỷ giá ổn định, ĐLH tiền vay tăng lên. Ngược lại, các giai đoạn 1997-2001, 2007-2008, tỷ giá biến động mạnh, ĐLH tiền vay giảm xuống. Từ 2012 đến nay, mặc dù tỷ giá tương đối ổn định nhưng ĐLH tiền vay giảm xuống rõ rệt còn 7,9% (năm 2017) vì NHNN siết chặt nhu cầu vay ngoại tệ. Hình 3.7: Tình trạng ĐLH tiền vay giai đoạn 1992-2017 Nguồn: IMF - 13 - 3.2.3- Đô la hóa tiền mặt Luận án ước tính lượng ngoại tệ trong lưu thông bằng hai phương pháp, thứ nhất là dựa vào lượng kiều hối và sự thay đổi của tiền gởi ngoại tệ, thứ hai căn cứ trên khoản mục sai số thống kê của cán cân thanh toán quốc tế. Kết quả ước lượng khoảng 76 tỷ USD tiền mặt đang lưu hành trong nền kinh tế. 3.2.4- Đô la hóa định giá, niêm yết Các hoạt động kinh doanh hàng điện tử, xe máy, trung tâm môi giới bất động sản,… đều yết giá và thanh toán bằng USD hoặc vàng, sau đó lây lan sang dịch vụ ăn uống, du lịch, và trên các trang web bán hàng điện tử, trong các hợp đồng kinh tế,... Sau khi Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013 được ban hành tình trạng ĐLH định giá niêm yết đã giảm đi rất nhiều. 3.3. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM Đến cuối năm 2017, Việt Nam không còn nằm trong danh sách những nước có tình trạng ĐLH cao, nhưng trên thực tế tình trạng ĐLH ở Việt Nam có diễn biến phức tạp, lúc tăng, lúc giảm gây ra những xáo trộn và tác động mạnh đến tỷ giá hoái đối, đến thị trường ngoại hối. Những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng ĐLH ở Việt Nam có thể kể đến như: tỷ lệ lạm phát cao và diễn biến phức tạp, tỷ giá hối đoái USD/VND có xu hướng tăng thường xuyên, lợi ích khi gởi và vay tiền đồng chưa cao, chính sách quản lý ngoại hối còn nhiều bất cập, sự tồn tại của thị trường ngoại hối không chính thức, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do, tâm lý xem ngoại tệ như là một phương tiện thanh toán bình thường và có khả năng cất trữ, kênh ngoại tệ chuyển vào Việt Nam ngày càng nhiều. 3.4. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA ĐÃ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN QUA Chính phủ bắt đầu áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ĐLH từ khi Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg được ban hành, cụ thể: 3.4.1. Nhóm biện pháp trực tiếp tác động đến tình trạng đô la hóa 3.4.1.1. Đối với tình trạng đô la hóa tiền gởi Ban hành Thông tư 09/2011 ngày 9/4/2011, chính thức áp dụng trần LSHĐ USD cho cả tổ chức (1%) và cá nhân (3%), sau đó, điều hành giảm dần và hiện nay áp - 14 - dụng trần LSHĐ USD là 0% cho cả tổ chức và cá nhân, dẫn đến ĐLH tiền gởi đã giảm xuống còn 9,4% vào cuối năm 2017. 3.4.1.2. Đối với tình trạng đô la hóa tiền vay Phối hợp đồng bộ 3 biện pháp: (i)Thu hẹp nhu cầu và dần xóa bỏ nhu cầu vay ngoại tệ ngắn hạn, chỉ xem xét đối với nhu cầu vay để phục vụ hoạt động xuất khẩu, vay ngoại tệ ngắn hạn được gia hạn theo từng thời kỳ. (ii) Điều chỉnh giảm dần trần LSCV VND: từ tháng 5/2012 đến nay, trần LSCV VND được điều chỉnh theo hướng giảm dần nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn bằng nội tệ (6,5%/năm tính đến cuối năm 2017). (iii) Tăng và duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ ở mức cao: từ 1/9/2011 đến nay, tỷ lệ DTBB đối với tiền gởi ngoại tệ và VND có sự khác biệt lớn, đối với VND từ 1-3%, đối với ngoại tệ từ 6-8%. 3.4.1.3. Đối với tình trạng đô la hóa tiền mặt và đô la hóa định giá, niêm yết Ban hành Pháp lệnh ngoại hối 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối 2005 và Nghị định 70/2014/NĐ-CP, đã hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt ngoại tệ, định giá, yết giá của người dân. 3.4.2. Nhóm biện pháp gián tiếp tác động đến tình trạng đô la hóa 3.4.2.1. Giảm trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng Ban hành Thông tư số 07/2012/TT-NHNN, quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm từ mức ±30% xuống mức ±20% vốn tự có (hoặc ±5 triệu USD đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài). 3.4.2.2. Ổn định tỷ giá bằng cơ chế can thiệp trên thị trường ngoại tệ và công bố tỷ giá trung tâm bám sát thị trường ngoại hối Từ đầu năm 2016, công cụ tỷ giá được NHNN sử dụng là tỷ giá trung tâm thay cho tỷ giá BQLNH. Ngoài ra, NHNN cũng sử dụng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với các NHTM trên TTNH liên ngân hàng để can thiệp vào tỷ giá thị trường. 3.4.2.3. Xây dựng cơ chế quản lý dự trữ ngoại hối phù hợp với xu thế hội nhập Ban hành Nghị định số 50/2014/NĐ-CP, tập trung ngoại tệ vào NHNN, chủ động trong điều hành CSTT, trong đầu tư cũng như các biện pháp can thiệp để ổn định tỷ giá, củng cố niềm tin vào VND. - 15 - 3.4.2.4. Thực hiện các biện pháp chống vàng hóa, ổn định thị trường vàng trong nước Xây dựng và triển khai lộ trình chống vàng hóa theo ba bước: (i) xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ để quản lý thị trường vàng; (ii) chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD; (iii) chuyển hoàn toàn quan hệ huy động – cho vay vốn bằng vàng sang quan hệ mua – bán. 3.4.3 Thành công và hạn chế từ những biện pháp khắc phục tình trạng đô la hóa của Chính phủ Các giải pháp đạt được những thành công và hạn chế như sau: Thành công: (i) Tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản giảm mạnh; (ii) Tình trạng ĐLH tiền vay giảm mạnh nhưng CCTM vẫn thặng dư; (iii) Hạn chế tối đa tình trạng giao dịch, thanh toán, niêm yết giá bằng ngoại tệ; (iv) Niềm tin vào VND dần được khôi phục. Hạn chế: (i) Pháp luật về ngoại hối chưa được tuyên truyền sâu, rộng; (ii) VND chưa đủ hấp dẫn để xóa bỏ kỳ vọng thu được lợi nhuận từ việc nắm giữ ngoại tệ; (iii)TTNH không chính thức vẫn tồn tại và ngày càng tinh vi, phức tạp; (iv) Chưa quyết liệt trong việc chuyển quan hệ vay-mượn sang mua-bán ngoại tệ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Luận án đã trình bày một số đặc điểm nền kinh tế mở có tác động đến hiện tượng ĐLH như: tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại, dòng vốn nước ngoài và dự trữ ngoại hối. Tiếp đến, luận án phân tích thực trạng, nguyên nhân và đồng thời phân tích từng giải pháp khắc phục tình trạng ĐLH mà Chính phủ đã thực hiện, từ đó đúc kết được những thành công và hạn chế. CHƯƠNG 4 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ 4.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4.1.1. Lý do lựa chọn mô hình VECM Luận án chọn mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véctơ (Vector Error Correlation Model - VECM) vì các lý do: (1) các biến số đều là các chỉ số kinh tế vĩ mô với chuỗi dữ liệu thời gian thường có mối tương quan, (2) nhiều nghiên cứu ở nước ngoài sử - 16 - dụng mô hình VECM, (3)Thứ ba, mô hình VAR/VECM không phân biệt biến độc lập hay biến phụ thuộc 4.1.2. Lý thuyết về mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số VECM Mô hình VECM do Johansen và Juselius (1990) và Johansen (1995) đề xuất, chỉ được sử dụng trong trường hợp chuỗi dữ liệu là không dừng ở bậc gốc I(0), dừng ở sai phân bậc nhất I(1) và chứa đựng mối quan hệ đồng liên kết. 0 + X t−u + Mô hình VECM có dạng: Y = t t 1 t −1 4.2. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ 4.2.1. Mối quan hệ giữa tình trạng đô la hóa tiền gởi với các biến số tiền tệ dưới tác động của chính sách trần lãi suất huy động 4.2.1.1. Xây dựng mô hình Mô hình: Yt = [DDIt, RESt, DIF_CEt, PERFt, R_USDt, R_VNDt, ERt, CPIt] (4.4) Bảng 4.1: Biến số và nguồn dữ liệu Tên biến Ký hiệu Biến sử dụng/ Cách tính toán Nguồn ĐLH tiền gởi DDIt Tiền gởi ngoại tệ/Tổng tiền gởi IFS Dự trữ ngoại hối RESt Tổng trữ lượng quốc tế (trừ vàng) IFS Khoảng cách trần LSHĐ Lợi nhuận thị trường song song LSHĐ USD Trần LSHĐ VND ( R VND ) – Trần DIF_CEt ce LSHĐ USD ( R ceUSD ) ER F − ER C 100% ER C PERFtERF: Tỷ giá bán TT tự do; ERC: Tỷ giá bán NHTM (số bình quân) R_USDt LSHĐ kỳ hạn 3 tháng NHNN Tygiadola.com VCB VCB LSHĐ VND R_VNDt LSHĐ kỳ hạn 3 tháng IFS, VCB Tỷ giá USD/VND ERt Tỷ giá chính thức do NHNN công (số bình quân) NHNN Lạm phát CPIt Chỉ số giá tiêu dùng (năm 2010=100) IFS Nguồn: Tác giả - 17 - Các biến số: ĐLH tiền gởi (DDI t), dự trữ ngoại hối (RES t), tỷ giá (ERt), lạm phát (CPIt) đều ở dạng logarit cơ số tự nhiên. Dữ liệu theo tần suất tháng, bắt đầu từ tháng 01/2008 đến 12/2017 và phân chia mô hình (4.4) thành 2 giai đoạn với mục đích đánh giá vai trò của cơ chế điều hành 1 trần LSHĐ VND (từ tháng 01/2008 đến tháng 03/2011 – gọi tắt là giai đoạn trước tháng 04/2011) so với cơ chế điều hành 2 trần LSHĐ VND và USD (từ tháng 04/2011 đến nay – gọi tắt là giai đoạn sau tháng 4/2011). Sở dĩ có sự phân đoạn như vậy vì: đối với VND: từ đầu năm 2008, mức LSHĐ tối đa là 12%; ngày 19/5/2008 ban hành Quyết định số 16/QĐ-NHNN: LSHĐ, LSCV không vượt quá 150% của LSCB do NHNN công bố; đối với ngoại tệ, trần LSHĐ áp dụng kể từ ngày 13/4/2011 theo Thông tư 09/2011 của NHNN. Trình tự kiểm định mô hình VECM như sau: (1) Kiểm định điều kiện ước lượng VECM, bao gồm: (i) Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu, (ii) Lựa chọn độ trễ tối ưu dựa trên kết quả ước lượng mô hình VAR dạng rút gọn, (iii) Kiểm định quan hệ đồng liên kết theo bậc trễ tối ưu bằng phương pháp Johanson, (iv) Kiểm định loại bỏ biến; (2) Ước lượng mô hình VECM; (3) Kiểm định phần dư của VECM: (i) Phân phối chuẩn của phần dư, (ii) Tương quan chuỗi của phần dư, (iii) Tính ổn định tổng quát của mô hình để đảm bảo kết quả ước lượng đáng tin cậy; (4) Phân tích kết quả ước lượng VECM. 4.2.1.2. Kết quả nghiên cứu a) Kiểm định điều kiện ước lượng VECM ❖ Kiểm định tính dừng Kiểm định tính dừng bằng phương pháp Augmented Dickey Fuller (ADF) và Phillips – Person (PP). Kết quả kiểm định (chi tiết ở Phụ lục A.1 và B.1) cho thấy, tất cả các biến đều không dừng ở bậc gốc I(0), nhưng đều dừng ở sai phân bậc nhất I(1) với mức ý nghĩa 1% và 5%. ❖ Xác định độ trễ: Lựa chọn theo tiêu chuẩn SC và dựa trên sự cân nhắc về tính ổn định của mô hình (chi tiết ở Phụ lục A.2 và B.2). - 18 - ❖ Kiểm định tính đồng liên kết: Bằng phương pháp Johanson, có ít nhất 3 phương trình đồng liên kết được thông qua (Phụ lục A.3 và B.3). ❖ Kiểm định loại bỏ biến • Kiểm định loại bỏ biến không có tác động dài hạn: Kết quả là không có một biến số nào bị loại bỏ trong mối quan hệ dài hạn ở mức ý nghĩa 5%. (Phụ lục A.4 và B.4) Bảng 4.3: Kết quả kiểm định loại bỏ biến không có tác động dài hạn LDDI LRES DIF_CE PERF R_USD R_VND LER LCPI Giai đoạn tháng 01/2008 đến tháng 03/2011 Chi-square(3) 13.09 13.14 41.71 37.13 25.63 37.06 29.04 18.66 Probability 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Giai đoạn tháng 4/2011 đến tháng 12/2017 Chi-square(3) 68.33 22.37 18.09 8.71 15.62 14.71 13.67 7.84 Probability 0.00 0.00 0.00 0.03 0.00 0.00 0.00 0.04 Nguồn: Tác giả tính toán • Kiểm định loại bỏ biến không có tác động ngắn hạn: Kết quả là cả hai giai đoạn, các biến số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, trừ biến DIF_CE trong giai đoạn 1. Nghĩa là trong ngắn hạn, trước tháng 4/2011 DIF_CE không ảnh hưởng đến DDI, hay DDI chịu tác động từ chính sách 2 trần LSHĐ (VND và USD) mạnh hơn chính sách 1 trần LSHĐ VND. (Phụ lục A.5 và B.5) Bảng 4.4: Kết quả kiểm định loại bỏ biến không có tác động ngắn hạn LDDI LRES DIF_CE PERF R_USD R_VND LER LCPI Giai đoạn tháng 01/2008 đến tháng 03/2011 Chi-square(3) 6.28 9.63 5.19 27.53 10.84 21.62 19.94 7.69 Probability 0.09 0.021 0.15 0.00 0.01 0.00 0.00 0.05 Giai đoạn tháng 4/2011 đến tháng 12/2017 Chi-square(3) 12.23 11.73 25.25 7.63 74.16 8.61 8.53 11.04 Probability 0.00 0.00 0.00 0.05 0.00 0.03 0.03 0.01 Nguồn: Tác giả tính toán
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất