Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu sang thị trường eu c...

Tài liệu Hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu sang thị trường eu của công ty tnhh kee eun việt nam

.PDF
47
244
55

Mô tả:

Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng LỜI CẢM ƠN! Để hoàn thành khóa luận này, trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Thƣơng mại Quốc tế - Trƣờng Đại học Thƣơng Mại đã trang bị cho em kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại trƣờng. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên Th.S Bùi Đức Dũng đã nhiệt tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kee Eun Việt Nam cùng đội ngũ các cô, chú, anh, chị nhân viên trong phòng XNK của công ty đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại công ty để em có thể hoàn thành khóa luận một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công ty TNHH Kee Eun Việt Nam luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Kính chúc Công ty luôn thăng tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển nền kinh tế của Việt Nam . Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Phan Thị Ánh SVTH: Phan Thị Ánh i Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN!........................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .....................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .............................................................1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................3 1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 1.6.Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................3 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................3 1.6.1.1. Dữ liệu thứ cấp...............................................................................................3 1.6.1.2.Dữ liệu sơ cấp .................................................................................................3 1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................4 1.7. Kết cấu của khóa luận........................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU .....................................5 2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................5 2.1.1. Khái niệm về rủi ro...........................................................................................5 2.1.2. Khái niệm về tổn thất .......................................................................................5 2.1.3. Khái niệm về hạn chế rủi ro ............................................................................6 2.2. Cơ sở luận về hạn chế rủi ro trong giao hàng XK ..........................................6 2.2.1. Qui trình giao hàng XK ...................................................................................6 2.2.2. Hạn chế rủi ro trong quá trình giao hàng XK ................................................8 2.2.2.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro .......................................................................8 2.2.2.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro.......................................................................12 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH KEE EUN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU .........................15 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Kee Eun Việt Nam ..........................................15 3.1.1 Khái quát chung về công ty.............................................................................15 SVTH: Phan Thị Ánh ii Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................15 3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam ..................................................................................................................16 3.2.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh .....................................16 3.2.2. Hoạt động xuất khẩu của công ty..................................................................18 3.2.2.1.Mặt hàng xuất khẩu của công ty. ..................................................................18 3.3.2.2 Thị trường xuất khẩu của công ty .................................................................19 3.3. Thực trạng hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận XK của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trƣờng EU. ...................................................20 3.3.1.Quy trình giao hàng hóa XK của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trường EU .................................................................................................................20 3.3.2. Thực trạng việc phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong quá trình giao hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường EU. ..................................................23 3.3.2.1. Nhận dạng rủi ro trong giao hàng XK của công ty sang thị trường EU .....23 3.3.2.2. Phân tích rủi ro trong giao hàng XK và các biện pháp hạn chế rủi ro của công ty .......................................................................................................................25 3.4. Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro trong quá trình giao hàng XK sang thị trƣờng EU của công ty ............................................................................................27 3.4.1. Thành tựu đã đạt được ..................................................................................27 3.4.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. ..................................................28 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH KEE EUN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU.......30 4.1.Định hƣớng phát triển của việc hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trƣờng EU. .........30 4.1.1. Thuận lợi ........................................................................................................30 4.1.2. Khó khăn ........................................................................................................31 4.1.3. Định hướng phát triển ...................................................................................31 4.2.Một số đề xuất hoàn thiện biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trƣờng EU. ...............................................................................................................32 4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh XK ....................................32 SVTH: Phan Thị Ánh iii Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng 4.2.2. Đẩy mạnh công tác dự báo biến động môi trường quốc tế ..........................33 4.2.3.Bảo hiểm cho hàng hóa XK ............................................................................34 4.2.4.Tổ chức tốt công tác kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. ......................................34 4.2.5 Các biện pháp hạn chế rủi ro khác ................................................................35 4.3. Một số kiến nghị đối với nhà nƣớc .................................................................35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Phan Thị Ánh iv Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Số Tên bảng Bảng 3.1: trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2009 – 2013 Bảng 3.2:Tình hình xuất khẩu sản phẩm chủ yếu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam 16 18 Bảng 3.3:: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam 19 Bảng 3.4:Đánh giá mức độ rủi ro trong giao hàng cho ngƣời vận chuyển 25 Bảng 3.5:Đánh giá mức độ rủi ro do ngƣời mua không nhận hàng 26 Bảng 3.6:Đánh giá mức độ rủi ro trong việc khai báo thủ tục hải quan 27 SVTH: Phan Thị Ánh v Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân dân DN Doanh nghiệp XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu NK Nhập khẩu TMQT Thƣơng mại quốc tế PGS-TS Phó giáo sƣ tiến sĩ TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƢỚC NGOÀI Từ viết tắt EU ISO FOB SWOT L/C GATT Nghĩa tiếng nƣớc ngoài Nghĩa Tiếng Việt European Union Liên minh Châu Âu International Organization for Hệ thống quản lí chất lƣợng Standardization Free On Board Strengths, Giao hàng lên tàu Weaknesses , Điểm mạnh, Điểm yếu,Cơ hội, Opportunities, Threats Thách thức Letter of Credit Thanh toán tín dụng thƣ General Agreement on Tariffs and Hiệp ƣớc chung về thuế quan Trade SVTH: Phan Thị Ánh và mậu dịch vi Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Với xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới và khu vực, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đƣa nền kinh tế hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu sẽ trở thành hoạt động chủ lực để phát triển, nâng cao giá trị nền kinh tế, có vai trò quyết định trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam.Để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao,doanh nghiệp cần phải có những chiến lƣợc phát triển hợp lý mà một trong số đó là hoạt động quản trị quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu. Quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty là quá trình rất quan trọng trong cả quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu và cũng là quá trình gặp nhiều rủi ro. Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu thƣờng là chậm tiến độ giao hàng, sai sót trong chuẩn bị chứng từ và các tài liệu có liên quan; hàng hóa bị hỏng hóc, mất mát, giao sai, vƣớng mắc về thủ tục hải quan, chậm trễ trong toàn quy trình do thiếu khả năng quản lý và kiểm soát hàng hóa trong quá trình giao nhận.Những rủi ro này ảnh hƣởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế sự phát triển kinh tế của đất nƣớc trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt nhƣ hiện nay. Công ty TNHH Kee Eun Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu quần áo cũng đang phải đối mặt với những loại rủi ro này. Chính vì vậy, việc nhận dạng, phân tích, đo lƣờng các rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty để từ đó đƣa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro và giảm thiểu những tổn thất là một vấn đề mang tính cấp thiết. Thị trƣờng xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam khá lớn nhƣng chủ yếu là thị trƣờng EU - một thị trƣờng khá kỹ tính trong các sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài. Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại công ty và dựa trên những kiến thức đã đƣợc trang bị ở trƣờng, em xin chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu sang thị trƣờng EU của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. SVTH: Phan Thị Ánh 1 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu  Một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về hạn chế rủi ro khóa trước 1. Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XK mây tre đan sang thị trƣờng Mỹ của công ty cung cấp nông sản và thủ công mỹ nghệ ANC (Hà Thị Thanh Hƣơng – LVE.001238). 2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam (Trịnh Văn Cƣơng – LVE.00742). 3. Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển tại công ty TNHH Scanwell logistics Việt Nam (Vũ Thị Hƣơng, năm 2012) 4. Quản trị quy trình giao hàng XK bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần thƣơng mại và vận tải quốc tế Châu Giang (Nguyễn Thị Hoài Thanh – LVE.000946)  Nhận xét tổng quan về các công trình Những vấn đề đã giải quyết: Nhìn chung công trình nghiên cứu các năm trƣớc đã làm rõ đƣợc các lý thuyết cơ bản về rủi ro và hạn chế rủi ro trong thanh toán XK, trong rủi ro hối đoái, rủi ro tài chính đã nêu đƣợc nguyên nhân, đề ra các giải pháp để khắc phục và phòng ngừa rủi ro. Những vấn đề chƣa nghiên cứu: Các đề tài chủ yếu nghiên cứu các rủi ro trong thanh toán hoặc đối với việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu….mà chƣa đƣa ra các giải pháp thiết thực để hạn chế trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu. Qua nghiên cứu luận văn, khóa luận khóa trƣớc, em nhận thấy hoạt động hạn chế rủi ro giúp doanh nghiệp: tăng hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu, tạo đƣợc uy tín của công ty đối với đối tác nƣớc ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng doanh thu.Nhƣng hoạt động hạn chế rủi ro vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp chú trọng, chỉ khi xảy ra rủi ro mới tìm cách khắc phục nhƣ vậy làm ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh. Mặt khác, quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu và cụ thể ở đây là giao hàng xuất khẩu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích của công ty, do đó với đề tài của khóa luận em xin đƣa ra những vấn đề nghiên cứu mới trên góc độ doanh nghiệp xuất khẩu chứ không phải công ty giao nhận nhằm đƣa ra những giải pháp mới cho hoạt động hạn chế rủi ro của doanh nghiệp. SVTH: Phan Thị Ánh 2 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực tế quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trƣờng EU. - Nhận dạng, phân tích và đo lƣờng những rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty. Phân tích những nguyên nhân thành công và tồn tại của công tác hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam. - Nêu một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động hạn chế rủi ro trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam. 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu -Nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu . -Qui trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty. -Những rủi ro mà công ty gặp phải trong quá trình giao nhận hàng hóa. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH Kee Eun Việt Nam. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về những biện pháp Hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu sang thị trƣờng EU của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam và lấy số liệu trong 3 năm là 2011, 2012 và 2013. 1.6.Phƣơng pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 1.6.1.1. Dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp: - Dữ liệu tại thƣ viện trƣờng Đại học Thƣơng Mại: gồm các luận văn và đề tài về hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của các công ty XNK. - Dữ liệu từ việc tìm kiếm trên internet: các trang web về luận văn, chuyên đề nhƣ tailieu.vn, khotailieu.com… - Các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, các tài liệu về thủ tục, quy trình giao hàng xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam. 1.6.1.2.Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính ngƣời nghiên cứu thu thập. Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua hai phƣơng thức chính: SVTH: Phan Thị Ánh 3 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng - Quan sát: Nội dung của phƣơng pháp quan sát này là quan sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thực hiện đƣợc tiến hành trong thời gian thực tập tại công ty. - Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp và trả lời phiếu trắc nghiệm: Câu hỏi trắc nghiệm và phỏng vấn đƣợc thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu đúng quy trình xuất khẩu thực tế tại doanh nghiệp. 1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sẽ đƣợc tổng hợp nhƣ sau: Đối với dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc tập trung thu thập trong quá trình hoàn thành phần lý thuyết cơ bản và nội dung khái quát ngành của đề tài. Phần dữ liệu sơ cấp quá trình thu thập khó khăn hơn vì vừa tốn thời gian vừa phải chọn lọc kỹ trƣớc các cách thức để thu thập đúng mục đích.Các thông tin đƣa về sẽ phân tích và tổng hợp lại để tìm ra giải pháp. 1.7. Kết cấu của khóa luận Kết cấu bài khóa luận gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan của vấn đề cần nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý luận của việc hạn chế rủi ro trong việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu Chƣơng 3: Phân tích thực trạng của việc hạn chế rủi ro trong quá trình nhận hàng xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trƣờng EU Chƣơng 4: Định hƣớng phát triển và đề xuất vấn đề cần nghiên cứu SVTH: Phan Thị Ánh 4 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm về rủi ro Rủi ro đƣợc hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với doanh nghiệp đặc biệt là với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì rủi ro ấy còn lớn hơn nhiều do môi trƣờng kinh doanh rộng hơn bao gồm cả môi trƣờng nội địa và môi trƣờng quốc tế. Rủi ro trong kinh doanh quốc tế là điều tất yếu không thể loại bỏ, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể hạn chế và đề phòng nó xảy ra trong khả năng kiểm soát cẩn thận của mình. Theo Frank Knight một học giả của Mỹ thì “Rủi ro là những bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc”. Lan Willet cho rằng: “Rủi ro là một bất trắc cụ thể có liên quan đến một biến cố không mong đợi”. Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp thƣơng mại quốc tế do PGS.TS Doãn Kế Bôn chủ biên thì “Rủi ro là những sự kiện bất ngờ, bất lợi đã xảy ra gây tổn thất cho con ngƣời”. Rõ ràng theo khái niệm trên thì rủi ro có thể xác định và đo lƣờng đƣợc, do đó có thể lƣờng trƣớc đƣợc và phòng ngừa, hạn chế ở mức tối đa. Từ những khái niệm trên có thể rút ra khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhƣ sau: “Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là những bất trắc có thể xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu”. Khái niệm trên đƣợc dùng để nghiên cứu về hoạt động hạn chế rủi ro trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trƣờng EU trong giới hạn khóa luận tốt nghiệp này. 2.1.2. Khái niệm về tổn thất Là những thiệt hại mất mát xảy ra khi doanh nghiệp gặp vấn đề bất trắc trong kinh doanh bao gồm tổn thất thiệt hại về tài sản cũng nhƣ con ngƣời của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. SVTH: Phan Thị Ánh 5 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng Theo Quản trị tác nghiệp thƣơng mại quốc tế - PGS.TS Doãn Kế Bôn thì “Tổn thất đƣợc hiểu là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hƣởng về con ngƣời, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra. 2.1.3. Khái niệm về hạn chế rủi ro Trong thực tế chƣa có nhà nghiên cứu rủi ro nào đề cập đến khái niệm về hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, ta có thể hiểu hạn chế rủi ro là việc thực hiện các hoạt động kiểm soát và tài trợ rủi ro của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.2. Cơ sở luận về hạn chế rủi ro trong giao hàng XK 2.2.1. Qui trình giao hàng XK Quá trình giao hàng XK của các công ty XNK thƣờng đƣợc thực hiện qua các nghiệp vụ nhƣ sau:  Thuê phương tiện vận tải Việc thuê phƣơng tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hóa xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng. Nó trực tiếp ảnh hƣởng đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của hàng hóa, dễ xảy ra rủi ro và có liên quan tới nhiều nội dung khác trong quá trình thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy khi tiến hành thuê phƣơng tiện vận tải cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích để có quyết định thích hợp, đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng và hạn chế rủi ro.  Mua bảo hiểm cho hàng hóa Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thƣờng phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hƣ hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy các doanh nghiệp thƣờng mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra. Để thực hiện việc mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp cần dựa vào những căn cứ sau: - Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT. Việc mua bảo hiểm cho hàng hóa đều đƣợc quy định rõ ràng trong từng điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterm 2010. - Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: Khối lƣợng của hàng hóa, giá trị và đặc điểm hàng hóa vận chuyển là các căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các quyết định có mua bảo hiểm hay không và nếu mua thì mua ở điều kiện bảo hiểm nào. SVTH: Phan Thị Ánh 6 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng - Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Loại phƣơng tiện vận chuyển, chất lƣợng của phƣơng tiện, loại bao bì bốc dỡ… là các yếu tố tạo nên rủi ro cho hàng hóa mà chúng ta cần xem xét để quyết định lựa chọn loại hình bảo hiểm cho thích hợp.  Làm thủ tục hải quan Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa khi đi qua cửa khẩu Việt Nam (XK hoặc NK) đều phải làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu gồm các bƣớc sau đây: + Khai và nộp tờ khai hải quan + Xuất trình hàng hóa + Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính  Tổ chức giao hàng với phương tiện vận tải Trong kinh doanh TMQT có nhiều phƣơng thức vận tải. Mỗi phƣơng thức đều có quy trình vận tải khác nhau. Sau đây em xin trình bày phƣơng thức giao hàng xuất khẩu bằng tàu biển để phù hợp với phạm vi của bài khóa luận này. Hàng XK của nƣớc ta chủ yếu đƣợc giao bằng đƣờng biển nên đây là phƣơng thức rất quan trọng. Khi hàng hóa đƣợc giao bằng đƣờng biển, doanh nghiệp XK phải tiến hành theo các bƣớc sau: - Căn cứ vào chi tiết hàng XK, lập bảng kê hàng hóa chuyên chở (Cargo list) cho ngƣời vận tải để đổi lấy hồ sơ xếp hàng (Cargo plan, stowage plan). - Trao đổi với các cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng. - Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng. - Bốc hàng lên tàu: Trong quá trình bốc hàng lên tàu phải thƣờng xuyên giám sát, theo dõi để nắm chắc số lƣợng hàng giao và giải quyết kịp thời các vƣớng mắc phát sinh. - Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) để xác nhận hàng đã giao nhận xong trong đó xác nhận: Số lƣợng hàng hóa, tình trạng hàng hóa, cảng đến… - Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đƣờng biển (Bill of lading – B/L), điều quan trọng là phải lấy đƣợc vận đơn đƣờng biển hoàn hảo (hay vận đơn sạch) (Clean Bill of lading). SVTH: Phan Thị Ánh 7 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng 2.2.2. Hạn chế rủi ro trong quá trình giao hàng XK 2.2.2.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro  Nhận dạng rủi ro Kinh doanh trong nƣớc đã tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nhƣng kinh doanh quốc tế còn nhiều rủi ro gấp bội phần. Do đó cần phải nhận dạng đƣợc các rủi ro để có các biện pháp khắc phục, đối phó với rủi ro với chi phí thấp nhất. Để nhận dạng rủi ro có nhiều phƣơng pháp đƣợc áp dụng. Các phƣơng pháp này giúp cho doanh nghiệp khoanh vùng và xác định dấu hiệu xuất hiện rủi ro, vừa giúp tránh bỏ sót các dấu hiệu, vừa làm tăng kết quả và độ tin cậy của việc nhận dạng rủi ro. Các phƣơng pháp chủ yếu thƣờng đƣợc sử dụng trong nhận dạng rủi ro bao gồm: - Phƣơng pháp báo cáo tài chính - Phƣơng pháp sơ đồ - Phƣơng pháp thanh tra hiện trƣờng - Phƣơng pháp phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức - Phƣơng pháp thông qua tƣ vấn - Phƣơng pháp phân tích hợp đồng - Phƣơng pháp nghiên cứu các số liệu thống kê Khi nhận dạng rủi ro không chỉ sử dụng một phƣơng pháp mà kết hợp các phƣơng pháp nhận dạng để thu đƣợc kết quả chính xác nhất. Từ các phƣơng pháp trên, các nhà nhà nghiên cứu đã nhận dạng đƣợc 3 loại rủi ro mà các doanh nghiệp XNK thƣờng gặp trong quá trình giao hàng XK nhƣ sau: + Rủi ro do không giao hàng đúng số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại hàng hóa. + Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng: Ngƣời xuất khẩu có thể chậm giao hàng theo nhƣ tiến độ đã đƣợc quy định trong hợp đồng và không ít trƣờng hợp họ còn không có khả năng giao hàng. Việc xác định rạch ròi giữa chậm giao hàng và không giao hàng không phải khi nào cũng dễ dàng khi trong hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn cuối cùng và trong các hợp đồng có thời hạn giao hàng kéo dài, giao từng phần. + Rủi ro do ngƣời mua không nhận hàng: Ngƣời mua trả tiền để nhận hàng. Đây là điều hiển nhiên trong kinh doanh nói chung và trong thƣơng mại quốc tế nói riêng. Nhƣ vậy, việc nhận hàng chính là quyền lợi của ngƣời mua. Tuy nhiên, đi SVTH: Phan Thị Ánh 8 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng kèm với quyền lợi đƣợc nhận hàng thì trong các điều kiện thƣơng mại quốc tế (Incoterms) còn quy định nghĩa vụ của ngƣời mua là phải trả tiền và nhận hàng. Điều này có nghĩa là, một khi ngƣời bán đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình thì ngƣời mua không đƣợc quyền từ chối nhận hàng. Với lập luận nhƣ vậy, một khi ngƣời mua không muốn nhận hàng thì phải tìm mọi cách chứng minh rằng ngƣời bán đã có lỗi trong quá trình giao hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Nhƣ vậy, khi ngƣời mua không nhận hàng sẽ xem nhƣ là rủi ro đã xảy ra với ngƣời bán.  Phân tích rủi ro Phân tích nguyên nhân rủi ro + Nguyên nhân khách quan: Là những nguyên nhân không xuất phát từ những hành động trực tiếp của con ngƣời nhƣ: - Những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão, lụt lội, động đất, núi lửa, cháy rừng, ô nhiễm môi trƣờng… - Những nguyên nhân từ môi trƣờng kinh doanh: cơ hội thị trƣờng, những thay đổi và điều chỉnh của chính sách nhà nƣớc, hệ thống các rào cản thƣơng mại quốc tế, khủng hoảng kinh tế, sự biến động tài chính, tiền tệ. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro là những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát, rất khó khống chế của doanh nghiệp và những rủi ro xảy ra do những nguyên nhân này thƣờng dẫn đến thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. + Nguyên nhân chủ quan: Là những nguyên nhân xuất phát từ những hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của con ngƣời (cá nhân và tổ chức) tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động thƣơng mại quốc tế nhƣ: - Sự không ổn định của thể chế chính trị, hệ thống pháp luật luôn thay đổi, pháp chế không nghiêm, sự khác biệt trong các quy tắc ứng xử, tập quán kinh doanh và tiêu dùng. Những nguyên nhân này thƣờng rất khó dự báo, khi rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân này cũng làm cho doanh nghiệp khó áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất theo các cách thông thƣờng nhƣ thực hiện các biện pháp bảo hiểm. - Sai lầm trong lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh; cơ chế quản lý; thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch; thiếu kiến thức và kỹ năing kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; những sơ suất, bất cẩn của cá nhân, tổ chức. Những rủi ro từ nguyên nhân này thƣờng không phải lúc nào cũng nhận ra đƣợc vì thế phản ứng của doanh nghiệp với những nguyên nhân này thƣờng không quyết liệt và không kịp thời. SVTH: Phan Thị Ánh 9 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng - Buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh; nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu. Trong thời đại công nghệ phát triển nhƣ hiện nay thì các hoạt động này ngày càng tinh vi hơn và diễn biến phức tạp gây không ít tổn thất cho các doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ quan thƣờng khó dự báo, khi rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân này cũng làm cho doanh nghiệp khó áp dụng các biện pháp hạn chế theo các cách thông thƣờng nhƣ thực hiện các biện pháp bảo hiểm. * Trong thực tiễn kinh doanh, có thể vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn là do những nguyên nhân chủ quan của ngƣời xuất khẩu, hàng hóa đã không đƣợc cung cấp đúng nhƣ quy định trong hợp đồng hoặc trong L/C (về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại) mặc dù ngƣời nhập khẩu đã mở L/C hoặc thực hiện ký quỹ tại ngân hàng. Những nguyên nhân chủ yếu của loại rủi ro này có thể là sự chủ quan của ngƣời xuất khẩu trong việc chuẩn bị hàng hóa; giá cả hàng hóa biến động tăng gây bất lợi cho ngƣời xuất khẩu; ngƣời xuất khẩu tìm kiếm đƣợc hợp đồng xuất khẩu có lợi hơn; ngƣời xuất khẩu không tin tƣởng khả năng thanh toán và nhận hàng của ngƣời nhập khẩu; sự thỏa thuận không rõ ràng về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại trong hợp đồng; sự suy giảm chất lƣợng hàng hóa trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu; mất khả năng kiểm soát về số và chất lƣợng của ngƣời xuất khẩu; các hạn chế xuất khẩu của chính phủ. Việc cung cấp hàng hóa không đúng số lƣợng có thể là thừa hoặc thiếu về số lƣợng, trọng lƣợng (bao gồm cả phần dung sai nếu trong hợp đồng có quy định dung sai và ngƣời đƣợc chọn quyền dung sai). * Rủi ro chậm giao hàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động thƣơng mại quốc tế ngƣời ta thƣờng nói nhiều đến những nguyên nhân chủ quan và trong đa số các trƣờng hợp khi ngƣời bán chậm giao hàng thì ngƣời mua thƣờng tìm mọi lý lẽ chứng minh đó là ý muốn chủ quan của ngƣời bán. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến chậm giao hàng hoặc không thể giao hàng của ngƣời bán có thể là do những biến động mạnh về nguồn cung (giá cả tăng quá nhanh, không còn nguồn hàng xuất khẩu do thiên tai, hiểm họa tự nhiên…). SVTH: Phan Thị Ánh 10 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng * Nguyên nhân dẫn đến ngƣời mua không nhận hàng có thể là gặp tình thế bất lợi (giá cả giảm nhanh sẽ thua lỗ khi nhận hàng hoặc tình thế thị trƣờng có những bất lợi khi cạnh tranh), ngƣời mua nghi ngờ về chất lƣợng lô hàng đã giao, ngƣời bán có lỗi khi giao hàng (không đúng về chủng loại, số lƣợng hoặc thời gian giao hàng). Phân tích và dự báo tổn thất Phân tích tổn thất đƣợc tiến hành dựa trên các số liệu quá khứ về tổn thất mà doanh nghiệp đã trải nghiệm cũng nhƣ các nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp về những trƣờng hợp tƣơng tự trong toàn bộ các khâu của quy trình tác nghiệp thƣơng mại quốc tế. Khi phân tích tổn thất cần chia tách riêng thành các tổn thất về tài sản, tổn thất về nguồn nhân lực, tổn thất liên đới, tổn thất về uy tín… Các phƣơng pháp phân tích rủi ro - Phƣơng pháp thống kê kinh nghiệm - Phƣơng pháp xác suất thống kê - Phƣơng pháp phân tích cảm quan - Phƣơng pháp chuyên gia - Phƣơng pháp xếp hạng các nhân tố tác động + Khi xác định mức độ tổn thất do giao hàng không đúng số lƣợng cần tính toán và loại trừ cả việc gia tăng độ ẩm hàng hóa (nếu có). Sai lệch về chủng loại và tỷ lệ giữa các loại hàng trong cùng một lô hàng đƣợc xác định theo căn cứ và thỏa thuận trong hợp đồng. Rất có thể trọng lƣợng không sai lệch nhƣng chủng loại lại có sai lệch hoặc sai về màu sắc, kích cỡ hàng hóa. Những sai lệch này thƣờng không phải ít gặp khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm may mặc, giày dép. Giao hàng không đúng số lƣợng cũng ghi nhận trƣờng hợp giao hàng không đúng tiến độ của từng chủng loại (trong trƣờng hợp cho phép giao hàng từng phần). Thực tế việc xác định mức độ tổn thất do giao hàng không đúng chủng loại và chất lƣợng là không đơn giản để có căn cứ yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại khi mà trong hợp đồng không chỉ rõ đơn giá của từng loại hàng. Mức độ thiệt hại mà ngƣời nhập khẩu phải gánh chịu trong các trƣờng hợp này không giống nhau và phụ thuộc rất nhiều vào mức độ vi phạm của bên xuất khẩu, vào đặc điểm của hàng hóa và các SVTH: Phan Thị Ánh 11 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng yếu tố thị trƣờng. Tuy nhiên không phải mọi trƣờng hợp đều do nguyên nhân chủ quan và những hành động cố ý của ngƣời xuất khẩu, những sơ suất của ngƣời xuất khẩu giao hàng không đúng có thể cũng gây những thiệt hại nhất định cho chính họ nhƣ giảm uy tín thƣơng mại, khách hàng rời bỏ doanh nghiệp, thiệt hại do bị phạt hoặc phải sửa chữa, thay thế hàng hóa, thậm chí phải tái nhập khẩu lô hàng khi bị những lỗi nghiêm trọng về chất lƣợng, khi đó ngƣời xuất khẩu sẽ phải gánh chịu những chi phí cực kỳ lớn do rủi ro loại này gây ra. + Mức độ thiệt hại của trƣờng hợp chậm giao hàng hoặc không giao hàng về cơ bản cũng giống với trƣờng hợp giao không đủ lƣợng hàng, sẽ làm suy giảm đáng kể lợi nhuận, làm mất đi cơ hội kinh doanh và tạo ra những thiệt hại liên đới cho ngƣời nhập khẩu. Tuy nhiên, rủi ro này cũng mang đến những tổn thất nhất định cho cả bên xuất khẩu (ngoại trừ trƣờng hợp nhà xuất khẩu cố ý không giao hàng vì mục đích của riêng mình). + Thiệt hại mà ngƣời bán phải gánh chịu trong rủi ro ngƣời mua không nhận hàng thƣờng là chi phí khiếu kiện, thời gian lƣu tàu, lƣu kho và đôi khi là rất lớn do phải tái nhập khẩu hoặc chuyển bán lô hàng sang một khu vực thị trƣờng khác. Tuy nhiên, không phải trƣờng hợp nào thiệt hại cũng xảy ra đối với ngƣời bán. Một khi ngƣời mua không đƣa ra đƣợc những bằng chứng thuyết phục mà từ chối nhận hàng thì thiệt hại lại xảy đến với ngƣời mua. Những tổn thất vô hình và liên đới do ngƣời mua từ chối nhận hàng nhƣ suy giảm uy tín thƣơng mại, mất khách hàng, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, chịu phạt với khách hàng trong nƣớc do không có hàng cung cấp… cũng hoàn toàn không phải là nhỏ đối với ngƣời bán và ngƣời mua. 2.2.2.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro Tùy vào từng trƣờng hợp rủi ro cụ thể để xây dựng các phƣơng án kiểm soát hoặc tài trợ rủi ro phù hợp. + Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc, các chƣơng trình hành động để né tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hƣởng không mong đợi của rủi ro tới doanh nghiệp. Thực hiện kiểm soát rủi ro bao gồm: - Né tránh rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp loại bỏ các nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Chủ động né tránh bằng cách thực hiện giám sát và SVTH: Phan Thị Ánh 12 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng điều hành các hoạt động kinh doanh để tránh đƣợc chậm trễ hoặc sai sót, hạn chế đƣợc rủi ro. - Ngăn ngừa rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro. - Giảm thiểu tổn thất: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát mà rủi ro mang lại. - Chuyển giao rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp tìm các chủ thể cùng gánh chịu rủi ro nhƣ mua bảo hiểm cho công ty. - Đa dạng hóa rủi ro: là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp vào tổn thất của những hoạt động khác. + Tài trợ rủi ro là những hoạt động nhằm cung cấp những phƣơng tiện bù đắp các tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tài trợ rủi ro bao gồm: - Tự khắc phục rủi ro: là biện pháp mà doanh nghiệp bị rủi ro tự chịu các chi phí tổn thất. - Bảo hiểm: là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó hãng bảo hiểm chấp nhận gánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra. * Để phòng ngừa những rủi ro liên quan đến việc ngƣời bán giao hàng không đúng theo thỏa thuận và hạn chế tối đa những tổn thất do những rủi ro đó mang lại, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: - Cần tìm hiểu bạn hàng thật kỹ lƣỡng cả về uy tín thƣơng mại và khả năng cung cấp hàng hóa. - Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của ngƣời xuất khẩu; quy định trong hợp đồng điều khoản phạt (penalty), trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ. - Yêu cầu cả hai bên (mua và bán) cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng. - Sử dụng các công cụ mạnh của ngân hàng nhƣ: L/C dự phòng (standby L/C), bảo lãnh ngân hàng (bank guarantee), bảo đảm thực hiện hợp đồng (performance bond). Những công cụ này thƣờng chỉ đƣợc áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu. SVTH: Phan Thị Ánh 13 Lớp: K46E5 Khoa: Thương mại quốc tế GVHD: Th.S Bùi Đức Dũng * Các biện pháp có thể áp dụng để phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại do những rủi ro liên quan đến chậm giao hàng hoặc không giao hàng đƣợc khuyến cáo gồm: - Ƣớc lƣợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng với sự tính toán các yếu tố tác động (thực chất là tính toán có dự phòng thời gian giao hàng sao cho hợp lý để ngƣời xuất khẩu có cơ hội chuẩn bị và gom hàng). - Tính toán hợp lý và thỏa thuận hoặc điều chỉnh với ngƣời bán và ngƣời chuyên chở về thời gian xếp hàng lên tàu để ngƣời bán có nhiều cơ hội nhất giao hàng đúng thời hạn; thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy khả năng ngƣời bán không kịp giao hàng. - Quy định trong hợp đồng điều khoản phạt (penalty), trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ. - Yêu cầu cả hai bên mua và bán cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng. - Sử dụng các công cụ mạnh của ngân hàng nhƣ: L/C dự phòng (standby L/C), bảo lãnh ngân hàng (bank guarantee), bảo đảm thực hiện hợp đồng (performance bond). * Các biện pháp đƣợc khuyến cáo áp dụng để phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong rủi ro ngƣời mua không nhận hàng: - Lựa chọn kỹ đối tác khi ký kết hợp đồng. - Gia tăng tỷ lệ ký quỹ tại ngân hàng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng và L/C. - Chia sẻ một phần thiệt hại với ngƣời mua khi thị trƣờng có những biến động quá bất lợi cho ngƣời mua (nếu có thể, nhƣ giảm giá một phần cho lô hàng hiện tại hoặc những lô hàng sau SVTH: Phan Thị Ánh 14 Lớp: K46E5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan