Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước phú yên...

Tài liệu Hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước phú yên

.PDF
76
22
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, là thành quả của suốt quá NGUYỄN trình học tập, làm việc và nghiên cứu trong thời gian qua, NHƯ BẰNG đặc biệt là thời gian gần 2 năm ( 2018 -2019) tôi được học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Số liệu nghiên cứu là trung thực, không sao chép, không trùng lắp với các HẠN CHẾ RỦI TRONG công trình khoa họcRO đã công bố. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN Phú Yên, ngày 19 tháng 6 năm 2020 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH PHONG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, là thành quả của suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu trong thời gian qua, đặc biệt là thời gian gần 2 năm ( 2018 -2019) tôi được học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Số liệu nghiên cứu là trung thực, không sao chép, không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố. Phú Yên, ngày 19 tháng 6 năm 2020 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................1 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ................................................................................1 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................2 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.3.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................2 1.3.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4.2.1. Phạm vi về không gian ............................................................................3 1.4.2.2. Phạm vi về thời gian ...............................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 1.6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................3 1.7. Ý Nghĩa của đề tài. ............................................................................................... 4 1.8. Tóm tắt chương 1 .................................................................................................4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN VÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO RỦI RO TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .............................................................5 2.1. Tổng quan về hệ thống kho bạc Nhà nước Phú Yên............................................5 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................5 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN Phú Yên:................................................................ 6 2.1.3. Vị trí, Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN tỉnh Phú Yên ..................7 2.1.3.1. Vị trí và chức năng ..................................................................................7 2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ...........................................................................7 2.1.4. Các hoạt động của KBNN Phú Yên ..................................................................8 2.1.5. Kết quả đạt được giai đoạn 2014-2018 .............................................................9 2.1.5.1. Công tác thu ngân sách nhà nước ............................................................9 2.1.5.2. Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước ...........................................9 2.1.5.3. Về công tác kế toán, thanh toán, kho quỹ .............................................11 2.1.5.4. Công tác thanh tra chuyên ngành và kiểm tra nội bộ: ...........................11 2.2. Dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Phú Yên .....................................................................................................................12 2.2.1. Dấu hiệu cảnh báo từ đơn vị sử dụng NSNN ..................................................12 2.2.2. Dấu hiệu cảnh báo từ lỗi chủ quan của CBCC kho bạc ..................................13 2.2.3. Dấu hiệu cảnh báo từ kết quả KSC của KBNN ..............................................13 2.3. Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................13 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 14 3.1. Tổng quan về thu chi ngân sách Nhà Nước .......................................................14 3.1.1 Ngân sách Nhà Nước .......................................................................................14 3.1.2 Thu ngân sách nhà nước ...................................................................................14 3.1.3. Chi ngân sách nhà nước ..................................................................................15 3.2. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ..............................................16 3.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ..........................................................16 3.2.2. Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên ............................................................17 3.2.3. Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên .........................................................17 3.2.4. Yêu cầu đối với công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. ................18 3.3. Rủi ro trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN ...........................19 3.3.1. Rủi ro trong công tác KSC thường xuyên .......................................................19 3.3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. ..............................................................................................................20 3.3.2.1. Nguyên nhân từ môi trường pháp lý .....................................................20 3.3.2.2. Nguyên nhân từ đơn vị sử dụng NSNN ................................................20 3.3.2.2. Nguyên nhân từ KBNN .........................................................................20 3.3.3. Ảnh hưởng của rủi ro trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. ..........................................................................................................................21 3.3.3.1. Đối với Ngân sách nhà nước .................................................................21 3.3.3.2. Đối với Đơn vị sử dụng NSNN ............................................................. 21 3.3.3.3. Đối với Kho bạc Nhà nước ...................................................................21 3.3.4 Những nhân tố tác động đến rủi ro trong công tác kiếm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN: ...........................................................................................22 3.3.5 Nhận diện rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ...............................................................................................................23 3.3.5 Tiếu chí đánh giá rủi ro rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước ............................................................................................24 3.4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: .....................................................................24 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN.....26 4.1. Tổng quan công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Yên. ...............26 4.1.1. Những quy định chung về các khoản chi thường xuyên NSNN .....................26 4.1.2 Qui trình kiểm soát chi NSNN tại KBNN Phú Yên.........................................26 4.1.2.1. Qui trình áp dụng trước ngày 01 tháng 10 năm 2017 ...........................26 4.1.2.1. Qui trình áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2017 đến nay ...................30 4.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Yên giai đoạn 2014 -2018. ...............................................................................................................33 4.2.1. Kết quả chi thường xuyên so với dự toán HĐND giao cho đơn vị sử dụng NSNN đầu năm giai đoạn 2014- 2018 ............................................................. 34 4.2.2. Kết quả chi thường xuyên theo nhóm nội dung chi giai đoạn 2014-2018 ......36 4.2.3 Kết quả chi thường xuyên theo từng cấp NS giai đoạn 2014-2018 .................38 4.3. Rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Yên giai đoạn 2014-2018 .................................................................................................................39 4.3.1. Tình hình từ chối thanh toán trong công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên giai đoạn 2014-2018 ..........................................................................39 4.3.2. Tình hình thu hồi nộp NSNN sau khi thanh tra, kiểm toán đối với KSC thường xuyên giai đoạn 2014 - 2018 ................................................................ 45 4.3.3 Những sự vụ rủi ro tiêu biểu trong KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên giai đoạn 2014 - 2018 .............................................................................................. 48 4.4. Đánh giá kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Yên giai đoạn 2014-2018 .........................................................................................................49 4.4.1 Kết quả đạt được .............................................................................................. 49 4.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế .........................................................50 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN. ............ 54 5.1. Định hướng phát triển của KBNN Phú Yên đến năm 2030 ...............................54 5.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Yên. .....................................................................................55 5.2.1 Giải pháp đối với quy trình KSC thường xuyên NSNN ..................................55 5.2.2 Giải pháp đối với cán bộ làm công tác KSC thường xuyên NSNN .................55 5.2.3. Giải pháp đối với công tác quản lý của KBNN ..............................................56 5.2.4. Giải pháp đối với cơ sở hạ thầng - công nghệ thông tin .................................57 5.2.5. Giải pháp đối với cơ chế chính sách và thanh tra chuyên ngành. ...................57 5.2.6. Giải pháp đối với đơn vị sử dụng NSNN. .......................................................58 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................58 5.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ...........................................................................58 5.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan Tài chính ...............................................................58 5.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương ...........................................................59 5.3.4. Kiến nghị với Kho Bạc Nhà Nước ..................................................................60 5.4. Tóm tắt chương 5. ..............................................................................................61 KẾT LUẬN ....................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 CBCC Cán bộ công chức 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 KBNN Kho bạc Nhà nước 4 KSC Kiểm soát chi 5 KTT Kế toán trưởng 6 KTV Kế toán viên 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 NSNN Ngân sách nhà nước 9 SDNSNN Sử dụng ngân sách Nhà nước 10 QLNSNN Quản lý ngân sách Nhà nước 11 DVSDNSNN Đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước 12 Tabmis Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Hệ thống KBNN Phú Yên ................................ 6 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy KBNN Phú Yên..................... 7 Sơ đồ 4.1 Sơ đồ qui trinh KSC thường xuyên theo quyết định 1116/QĐ-KBNN ....................................................... 29 Biểu đồ 4.1 Số chi thường xuyên NSNN so với dự toán HĐND giao đầu năm........................................................ 35 Biểu đồ 4.2. Số liệu các khoản chi thường xuyên bị từ chối thanh toán ................................................................. 40 Biểu đồ 4.3. Các khoản chi thường xuyên bị từ chối thanh toán theo nội dung kiểm soát................................ 44 Biểu đồ 4.4. Số liệu thu hồi nộp NSNN sau khi thanh tra, kiểm toán theo từng cấp ngân sách ................................ 48 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thu Ngân sách tại địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2014 - 2018...........................................................................9 Bảng 2.2. Chi thường xuyên tại địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2014- 2018 .................................................................10 Bảng 2.3. Chi đầu tư tại địa bàn tỉnh Phú Yên năm 20142018 .................................................................................... 11 Bảng 4.1. Số chi thường xuyên NSNN so với dự toán HĐND giao đầu năm ........................................................ 34 Bảng 4.2. Số chi thường xuyên NSNN theo nhóm nội dung chi 2014- 2018 .......................................................... 36 Bảng 4.3 Số chi thường xuyên NSNN theo từng cấp ngân sách 2014-2018 ..................................................................38 Bảng 4.4. Số liệu các khoản chi thường xuyên bị từ chối thanh toán .........................................................................39 Bảng 4.5. Số liệu các khoản chi thường xuyên bị từ chối thanh toán theo nội dung kiểm soát ................................ 41 Bảng 4.6. Số liệu thu hồi nộp NSNN sau khi thanh tra, kiểm toán theo cấp NS ...................................................... 47 TÓM TẮT Trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên đối với đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Phú Yên, nhận thấy vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng và gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước. Trong phạm vi luận văn, tác giả đi vào nghiên cứu rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Kho Bạc Nhà nước Phú Yên giai đoạn 2016-2018. Nội dung nghiên cứu cụ thể là phân tích đánh giá hoạt động kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc Nhà nước Phú Yên. Đánh giá rủi ro thực tế, những rủi ro tiềm ẩn trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN và phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Phú Yên giai đoạn từ năm 2014 – 2018. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm: Tổng họp, thống kê, phân tích và so sánh dựa trên nguồn dữ liệu từ các hoạt động nghiệp vụ cụ thể, báo cáo tổng hợp về quyết toán NSNN từng năm, từ năm 2014 đến năm 2018 tại KBNN tỉnh phú yên, báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Tỉnh Phú Yên, báo cáo kết quả kiểm soát chi NSNN các năm từ 2014 đến 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại Kho Bạc Nhà nước Phú Yên bắt nguồn từ các nguyên nhân: Sử dụng ngân sách Nhà nước còn lãng phí; chi sai nội dung chi, một số khoản chi thanh toán cá nhân còn sai đối tượng hưởng, chưa đúng tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước, chưa phù hợp với thực tế. Một vài đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn bố trí cán bộ làm công tác tài chính ngân sách chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp bị xuống cấp, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tham ô, chiếm đọt quĩ ngân sách Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó qui trình nghiệp vụ kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước trong thời gian qua liên tục thay đổi. Một số cán bộ làm công tác kiểm soát chi của kho bạc Nhà nước chưa đáp ứng kịp với những thay đổi ấy, rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những bằng chứng thực nghiệm về rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên, từ đó đề xuất giải pháp góp phần hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Phú Yên trong thời gian tới. Từ khóa: Rủi ro, kiểm soát chi thương xuyên, kho bạc nhà nước Phú Yên ABSTRACT In the process of implementing the regular spending control for the state budget-using unit at Phu Yen State Treasury, it is recognized that there are still some influences and wastefulness to the State budget. Within the scope of the thesis, the author goes into risk research in the control of recurrent expenditures at Phu Yen State Treasury in the 2016-2018 period. The specific research content is analysis and evaluation of regular expenditure control activities through Phu Yen State Treasury. Assessment of actual risks, potential risks in the control of recurrent state budget spending and analysis of the causes of risks in the control of recurrent state budget spending in Phu Yen Treasury from 2014 - 2018. Application of qualitative research methods, including: General, statistical, analysis and comparison based on data sources from specific professional activities, general report on annual State budget settlement, from 2014 to 2018 at the State Treasury of Phu Yen province, a summary report on the State Treasury activities of Phu Yen Province, a report on the results of State budget expenditure control from 2014 to 2018. The results of the study show that the risk in control Regular spending at the Phu Yen State Treasury stems from the following causes: Waste of the State budget; spending on wrong contents, some personal payment items are still wrong to beneficiaries, not up to the State spending norms and norms and not suitable to reality. A number of budget-using units in the province have arranged officials in charge of financial and budget work that have not yet met the requirements of their tasks and degraded professional ethics, taking advantage of the loophole of the law to embezzlement, appropriating the State budget fund has serious consequences. Besides, the professional process of controlling State budget spending through the State Treasury in the past time has been constantly changing. Some officials in charge of State budget expenditure control have not been able to keep up with these changes, the risks of regular spending control of the State budget may occur at any time. The research results of the thesis are empirical evidences on risk in regular expenditure control, thereby proposing solutions to limit risks in the future Key words: Risk, control of recurrent expenditures, Phu Yen State Treasury 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một trong những đơn vị đầu mối quan trọng của Chính Phủ trong việc thực hiện cải cách hành chính nhà nước, đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, từng bước phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tài chính vĩ mô, góp phần phòng tránh rủi ro giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia. Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi (KSC) qua KBNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng ngày càng được quan tâm. Các khoản chi thường xuyên nhìn chung đảm bảo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn định mức và mục đích. Việc tuân thủ các qui trình KSC đã góp phần quan trọng trong việc phòng tránh rủi ro cho nhân viên KBNN phụ trách công tác kiểm soát chi. Tuy nhiên, quá trình thực hiện KSC đối với đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn môt số tồn tại như: Sử dụng NSNN còn chưa hiệu quả, lãng phí; Sai nội dung chi, một số khoản chi thanh toán cá nhân còn sai đối tượng hưởng, chưa đúng tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của NN, chưa phù hợp với thực tế; Đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn chưa thực sự chú trọng đến công tác quản lý tài chính ngân sách của đơn vị mình, việc bố trí cán bộ làm công tác tài chính ngân sách chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp bị xuống cấp, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tham ô, chiếm đọat quĩ NSNN gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc khác, qui trình nghiệp vụ kiểm soát chi qua KBNN trong thời gian qua liên tục thay đổi, cùng một thời điểm áp dụng nhiều qui trình cho nhiều nghiệp vụ khác nhau nên nhân viên phụ trách công tác kiểm soát chi của KBNN chưa đáp ứng kịp với những thay đổi của quy trình, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý và sử dụng NSNN. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển của hệ thống kho bạc và những chủ trương cải cách, hoàn thiện trong quản lý NSNN, việc quản lý và sử dụng quĩ NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian qua đã có sự thay đổi 2 đáng kể về tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên, việc áp dụng các văn bản pháp qui vẫn còn những vấn đề bất cập nhất định, trách nhiệm của đơn vị sử dung NSNN và chủ tài khoản trong quá trình sử dụng NSNN tại đơn vị chưa rõ ràng dẫn tới những rủi ro trong công tác KSC thường xuyên, làm thất thoát NSNN. Trong giai đoạn 2014-2018, KBNN Phú Yên đã từ chối thanh toán cho hơn 4.369 món thanh toán, số tiền thu hồi nộp lại cho NSNN lên đến 182.762 triệu đồng. Với mục tiêu phân tích đánh giá đúng thực trạng công tác KSC thường xuyên qua KBNN Phú Yên, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế trong KSC thường xuyên, phân tích những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro đã xảy ra tại KBNN Phú Yên từ năm 2014 đến 2018 để tìm ra giải pháp có tính khả thi góp phần hạn chế rủi ro trong công tác KSC thường xuyên qua KBNN tỉnh Phú Yên trong thời gian tới nên tôi chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại Kho Bạc Nhà Nước Phú Yên”, làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1.1. Mục tiêu chung Luận văn đi vào phân tích thực trạng rủi ro trong công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên thông qua đánh giá qui trình nghiệp vụ, kiểm soát chứng từ thực tế của đơn vị sử dụng NSNN, từ đó đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn góp phần hạn chế rủi ro trong công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên. 1.3.1.2. Mục tiêu cụ thể Khái quát những kết quả đạt được; những hạn chế và Phân tích thực trạng công tác KSC thường xuyên qua KBNN Phú Yên giai đoạn 2014-2018. Đánh giá rủi ro đang hiện diện, những rủi ro tiềm ẩn trong công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên giai đoạn 2014-2018. Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro trong công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên giai đoạn 2014-2018 Đề xuất giải pháp có khả năng ứng dụng thực tiễn góp phần hạn chế rủi ro trong công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên trong thời gian tới. 3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng công tác KSC thường xuyên qua KBNN Phú Yên đoạn 2014 – 2018 như thế nào? Công tác KSC thường xuyên qua KBNN Phú Yên giai đoạn 2014 - 2018 gặp rủi ro ở những khâu nào? Nguyên nhân nào làm phát sinh và tiềm ẩn rủi ro trong công tác KSC thường xuyên qua KBNN Phú Yên giai đoạn 2014 - 2018? Những giải pháp nào có khả năng áp dụng để góp phần hạn chế rủi ro trong công tác KSC thường xuyên qua KBNN Phú Yên trong thời gian tới? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên, từ đó phân tích những rủi ro hiện diện và rủi ro tiềm ẩn trong công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện trong phạm vi toàn bộ hoạt động liên quan đến công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên. 1.4.2.2. Phạm vi về thời gian Số liệu, dữ liệu thu thập và sử dụng cho phân tích là những số liệu thứ cấp từ báo cáo tổng hợp về quyết toán NSNN báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Phú Yên, báo cáo kết quả KSC của KBNN Phú Yên từ năm 2014 đến năm 2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, tác giả chủ yếu vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm: thu thập thông tin, tổng họp, thống kê, phân tích và so sánh dựa trên nguồn dữ liệu từ các hoạt động nghiệp vụ cụ thể, báo cáo tổng hợp về quyết toán NSNN từng năm, từ năm 2014 đến năm 2018 tại KBNN Phú Yên, báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Phú Yên, báo cáo kết quả KSC từ năm 2014 đến 2018. 1.6. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau: 4 Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Tổng quan về kho bạc nhà nước Phú Yên và dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước Chương 3: Tổng quan lý thuyết về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà Nước và Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Yên Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Yên 1.7. Ý Nghĩa của đề tài. - Kết quả nghiên cứu luận văn cung cấp thêm những bằng chứng thực nghiệm về những bất cập, rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Phú Yên trong giai đoạn 2014-2018, từ đó tìm ra các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong công tác KSC thường xuyên qua KBNN Phú Yên trong thời gian tới. - Đề xuất kiến nghị với các cơ quan Quản lý Nhà nước về những chế độ, chính sách phù hợp nhằm đề cao trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhiều hơn nữa, ban hành những qui định để đơn vị sử dụng ngân sách tự kiểm soát nội bộ về tài chính và tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn NSNN giao cho đơn vị sử dụng NSNN quản lý. 1.8. Tóm tắt chương 1 Công tác kiềm soát chi nói chung và kiểm soát chi thường xuyên thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Yên nói riêng đã xuất hiện và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên việc thực hiện nghiên cứu hạn chế rùi ro trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Yên là vấn đề rất cấp thiết trong tình hình hiện nay. Trong chương 1, luận văn đã chỉ ra được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể rõ ràng phù hợp với đề tài, lựa chon được phương pháp nghiên cứu phù hợp, xây dựng kết cấu luận văn chặt chẽ giúp đi sâu phân tích đánh giá đúng phạm vi và đối tượng nghiên cứu để đưa ra để những giải pháp và kiến nghị phù hợp sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong KSC thường xuyên và minh bạch nền tài chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN VÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO RỦI RO TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1. Tổng quan về hệ thống kho bạc Nhà nước Phú Yên 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của KBNN là Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập năm 1945 theo sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Năm 1951, nhiệm vụ của Nha ngân khố được chuyển giao cho hệ thống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là NHNN Việt Nam). Những năm cuối của thập kỷ 80, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Ðể phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi. Nhiệm vụ quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ Tài chính để Hệ thống tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước tài chính quốc gia. Ngày 04/01/1990, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính. Hệ thống KBNN đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990, thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN bao gồm cả Quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; thực hiện cấp phát vốn NSNN cho các chương trình mục tiêu do Nhà nước chỉ định. Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, KBNN tỉnh Phú Yên được thành lập ngày 01/04/1990 theo quyết định số 185/QĐ-BTC ngày 21/03/1990. Trong thời gian đầu thành lập, cơ sở vật chất và thiết bị máy móc còn thô sơ, đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu chỉ có 84 người chia ra quản lý thu chi ngân sách của 06 huyện, thị và toàn tỉnh. Trong đó, trình độ đại học: 03 cán bộ; cao đẳng trung cấp: 32 cán bộ; còn lại 49 cán bộ là sơ cấp và chưa qua đào tạo. Đến nay, tổng biên chế của KBNN Phú Yên là 155 CBCC trong đó 155 cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 100%. Văn phòng KBNN tỉnh có 69 cán bộ công chức và các KBNN huyện, thị thi xã được biên chế mỗi đơn vị 11 đến 12 người. Lãnh đạo KBNN tỉnh có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, KBNN các huyện, thị xã có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. 6 Trải qua gần 30 năm hoạt động, cùng với hệ thống KBNN cả nước, KBNN Phú Yên vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung, kinh tế còn nghèo, nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn nhưng KBNN Phú Yên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị trong lĩnh vực được giao, thể hiện tốt vai trò, công cụ quản lý tài chính của Nhà nước, đảm bảo đáp ứng kịp thời các khoản thu chi NSNN, góp phần đắc lực trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN Phú Yên: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của KBNN Phú Yên hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương. Hệ thống KBNN Phú Yên bao gồm: Văn phòng KBNN Phú Yên và 8 KBNN huyện, Thị xã trực thuộc. KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN VP KBNN PHÚ YÊN KBNN ĐỒNG XUÂN KBNN TUY AN KBNN SÔNG CẦU KBNN SÔNG HINH KBNN SƠN HÒA KBNN PHÚ HÒA KBNN TÂY HÒA KBNN ĐÔNG HÒA Sơ đồ 2.1. Hệ thống KBNN Phú Yên (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Phú Yên) KBNN huyện, Thị xã thực hiện chức năng quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn huyện, Thị xã mà mình quản lý. Văn phòng KBNN Phú Yên: quản lý thu chi ngân sách trên địa Tp. Tuy Hòa và quản lý nghiệp vụ của kho bạc trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ cấu tổ chức Văn phòng KBNN Phú Yên gồm có 01 Giám đốc, 02 phó giám đốc và 7 phòng: Phòng Kế toán Nhà nước; Phòng Kiểm soát chi; Phòng Thanh tra – Kiểm tra, Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ; Văn phòng. 7 BAN GIÁM ĐỐC KBNN PHÚ YÊN Phòng Kế Toán Nhà Nước Phòng Kiểm Soát Chi Phòng Thanh Tra Kiểm Tra Phòng Tổ Chức Cán Bộ Phòng Tin Học Phòng Tài Vụ Văn Phòng Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy KBNN Phú Yên (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Phú Yên) Ban giám đốc KBNN Phú Yên chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của KBNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên Các Phòng thuộc KBNN Tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của KBNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 2.1.3. Vị trí, Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN tỉnh Phú Yên Theo quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 và quyết định 1357/QĐBTC ngày 19/7/2017 bổ sung sửa đổi một số điều của quyết định 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 thì chức năng nhiệm vụ quyền hạn của KBNN cấp tỉnh, Thành Phố trực thuộc trung ương đuợc qui định như sau: 2.1.3.1. Vị trí và chức năng Kho bạc Nhà nước Phú Yên là KBNN cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Phú Yên và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán. Kho bạc Nhà nước Phú Yên thực hiện các chức năng của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luận 2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn  Nhiệm vụ 8 Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, kiểm tra các KBNN cấp huyện, thị xã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định. Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định.  Quyền hạn Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu NSNN theo quy định của pháp luật. Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật 2.1.4. Các hoạt động của KBNN Phú Yên Hoạt động thu Ngân sách Nhà nước Hoạt động kiểm soát chi NSNN gồm công tác KSC thường xuyên và công tác KSC thanh toán vốn đầu tư. Hoạt động kế toán, thanh toán và kho quỹ Hoạt động phát hành và thanh toán trái phiếu Chính Phủ tại KBNN tỉnh. Hoạt động thanh tra chuyên ngành và công tác kiểm tra nội bộ. Hoạt động quản lý nội bộ bao gồm công tác quản lý tổ chức cán bộ, đào tạo và quản lý tài chính nội ngành. Hoạt động quản lý hệ thống công nghệ thông tin.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng