Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạn chế phan chia di sản trong bộ luật dân sự việt nam 2005...

Tài liệu Hạn chế phan chia di sản trong bộ luật dân sự việt nam 2005

.PDF
56
158
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 37 (2012 – 2014) ĐỀ TÀI Giảng viên hướng dẫn: Thân Thị Ngọc Bích Bộ môn Luật Tư pháp Sinh viên thực hiện: Tăng Thanh Tùng MSSV: B110155 Lớp: LK1163B2 Cần Thơ, tháng 4 naêm 2014 LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Luật cùng các thầy cô trong Khoa Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chương trình học và thực hiện công tác tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô Thân Thị Ngọc Bích đã định hướng và tận tình chỉ dẫn em trong quá trình thực hiện đề tại cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập, cũng như thực hiện và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô cùng các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Cần Thơ, tháng 4 năm 2014 Sinh viên Tăng Thanh Tùng GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………… GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………… GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN ............................................................................. 1 1.1. Khái quát chung về thừa kế, di sản và di chúc .................................................. 1 1.1.1. Khái quát chung về thừa kế .............................................................................. 1 1.1.1.1. Khái niệm thừa kế .......................................................................................... 1 1.1.1.2. Quyền thừa kế ................................................................................................ 2 1.1.1.3. Người để lại di sản ......................................................................................... 4 1.1.1.4. Người thừa kế ................................................................................................. 4 1.1.1.5. Thời điểm mở thừa kế ..................................................................................... 5 1.1.1.6. Địa điểm mở thừa kế ...................................................................................... 6 1.1.2. Khái quát chung về di sản ............................................................................... 7 1.1.2.1. Khái niệm di sản ............................................................................................ 7 1.1.2.2. Phân loại di sản ............................................................................................. 7 1.1.2.3. Quyền tài sản do người chết để lại ................................................................ 8 1.1.2.4. Phân chia di sản thừa kế ................................................................................ 8 1.1.3. Khái quát chung về di chúc ............................................................................ 14 1.1.3.1. Khái niệm di chúc ......................................................................................... 14 1.1.3.2. Hình thức di chúc ........................................................................................ 15 1.1.3.3. Nội dung di chúc .......................................................................................... 16 1.1.3.4. Di chúc hợp pháp ........................................................................................ 17 1.1.3.5. Người lập di chúc ........................................................................................ 25 1.2. Khái quát chung về hạn chế phân chia di sản................................................. 25 1.2.1. Khái niệm hạn chế phân chia di sản .............................................................. 25 1.2.2. Sơ lược lịch sử về hạn chế phân chia di sản................................................... 26 1.2.2.1. Trong luật cổ và tục lệ Việt Nam ................................................................... 26 1.2.2.2. Trong luật cận đại và hiện đại Việt Nam ....................................................... 27 CHƯƠNG 2: HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN TRONG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH-BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP.............................................................. 29 2.1. Áp dụng chế định hạn chế phân chia di sản trong trường hợp theo ý chí người lập di chúc ..................................................................................................... 29 2.1.1. Hình thức hạn chế phân chia di sản theo ý chí người lập di chúc ................. 29 2.1.2. Nội dung của di chúc trong trường hợp áp dụng hạn chế phân chia di sản theo ý chí người lập di chúc ........................................................................... 29 2.2. Áp dụng chế định hạn chế phân chia di sản trong trường hợp theo thỏa thuận của những người thừa kế...................................................................... 30 2.2.1. Hình thức thỏa thuận của những người thừa kế ........................................... 30 2.2.2. Nội dung thỏa thuận của những người thừa kế ............................................. 31 2.3. Áp dụng chế định hạn chế phân chia di sản trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết mà việc chia di sản của người này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và gia đình của bên chồng hoặc vợ còn sống ............................................................................................................... 32 2.3.1. Điều kiện để được hạn chế phân chia di sản khi một bên vợ hoặc chồng chết................................................................................................................. 32 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 2.3.1.1. Sự tồn tại của hôn nhân hợp pháp cho đến thời điểm mở thừa kế .................. 32 2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và gia đình của bên vợ hoặc chồng còn sống ................................................................................................ 35 2.4. Những trường hợp được phân chia di sản khi một bên vợ hoặc chồng còn sống của người để lại di sản đã được Tòa án xác định cho hạn chế phân chia di sản ........................................................................................ 37 2.4.1. Hết thời hạn do Tòa án xác định ................................................................... 37 2.4.2. Người còn sống kết hôn với người khác ......................................................... 38 2.5. Thực tiễn áp dụng các quy định về hạn chế phân chia di sản ở Việt Nam và Giải pháp hoàn thiện.......................................................................... 39 2.5.1. Thực tiễn áp dụng ........................................................................................... 39 2.5.1.1. Thuân lợi ...................................................................................................... 39 2.5.1.2. Khó khăn....................................................................................................... 41 2.5.2. Giải pháp hoàn thiện ...................................................................................... 43 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bất cứ chế độ nào, thời kỳ nào của xã hội thì vấn đề thừa kế cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Mỗi nhà nước dù có sự khác biệt về chính trị nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp của mỗi nước. Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang cho cá nhân, tổ chức. Chủ thể hưởng thừa kế có thể sở hữu tài sản theo di chúc để lại của người chết hoặc không theo di chúc mà theo pháp luật quy định. Ở Việt Nam, chế định thừa kế đã được quan tâm từ rất sớm. Trải qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các quy định này đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và ngày càng được mở rộng, hoàn thiện và được thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, việc phân chia di sản thừa kế dù đã hội đủ các điều kiện theo luật định nhưng vẫn còn phải chịu sự chi phối bởi một số quy định của pháp luật về các trường hợp hạn chế phân chia di sản. Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS 2005) đã quy định các trường hợp về hạn chế phân chia di sản nhưng việc hiểu và áp dụng các quy định này vào thực tiễn lại là một vấn đề hết sức khó khăn và còn nhiều bất cập. Vấn đề cần xác định ở đây là những trường hợp nào sẽ được hạn chế phân chia di sản và điều kiện ở mỗi trường hợp ra sao. Như vậy, mới có thể hiểu đúng theo tinh thần của Điều luật và góp phần hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra. BLDS 2005 đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về hạn chế phân chia di sản. Các quy định đó đã có sự biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng tương ứng với việc mang tính chất kế thừa, các quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn so với BLDS 1995 và đáp ứng phần nào các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tế. Chính những điểm mới này đã làm nổi bật lên sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của nước ta về vấn đề hạn chế phân chia di sản. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế phân chia di sản đã được sự điều chỉnh của BLDS 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp lý có liên quan, nhưng trong những quy định của các văn bản này vẫn chưa thật sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong việc giải quyết và dự liệu được hết các quan hệ xã hội đã và đang phát sinh, từ đó đã tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ những lý do trên, người viết xin chọn đề tài “Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự 2005” để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 nghiệp nhằm đáp ứng được những yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật của các vấn đề vừa nêu. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ các trường hợp cụ thể về hạn chế phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, từ đó giúp người đọc hiểu và áp dụng các quy định có liên quan đến vấn đề thừa kế trong xã hội hiện nay. Qua đó, người viết đã tổng hợp và phân tích các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật, tìm ra những khó khăn, bất cập trong các quy định đó và những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định này vào thực tiễn. Từ đó người viết đề ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn các quy định của Bộ luật dân sự góp phần giải quyết các khó khăn, bất cập đã và đang tồn tại về thừa kế hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Thừa kế nói chung và hạn chế phân chia di sản nói riêng rất phức tạp, hình thành từ rất lâu trong đời sống xã hội. Vì vậy, các vấn đề phát sinh, tranh chấp về thừa kế cũng rất đa dạng. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết không thể nào nghiên cứu tất cả các vấn đề có liên quan đến đề tài mà chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích những cơ sở lý luận quan trọng về hạn chế phân chia di sản trong các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm điều chỉnh các mối quan hệ về hạn chế phân chia di sản áp dụng đối với các đối tượng là người Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích đóng vai trò quan trọng và xuyên suốt trong nội dung nghiên cứu đề tài từ việc phát hiện ra những khó khăn, bất cập của hệ thống pháp luật hiện nay về thừa kế, bên cạnh đó các cơ sở lý luận của quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật cũng được sử dụng như một phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là các quan điểm của Đảng và Nhà nước về sở hữu tư nhân, về thừa kế trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp các tình huống trong thực tế để làm sáng tỏ nội dung cần quan tâm. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 5. Bố cục đề tài Ngoài các phần: Mục lục, Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có hai chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về thừa kế và hạn chế phân chia di sản thừa kế. Chương 2. Hạn chế phân chia di sản trong pháp luật hiện hành - Bất cập và giải pháp. Đề tài nghiên cứu về “H ạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005” là một đề tài phức tạp, đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu rộng và nắm bắt được những vấn đề cốt lõi về lý luận cũng như về thực tiễn áp dụng các quy định của vấn đề này vào cuộc sống. Có như vậy, người viết mới có thể làm sáng tỏ và nổi bật lên những nội dung cần phân tích trong quá trình nghiên cứu đề tài, từ đó tìm ra những khó khăn, bất cập trong luật thực định và đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn những khó khăn, bất cập đó. Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu một đề tài khoa học và do kiến thức của người viết có giới hạn nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Người viết rất mong được sự đánh giá và đóng góp ý kiến từ quý Thầy, Cô và các bạn để hoàn thiện hơn nữa những vấn đề mà người viết đã dày công nghiên cứu trong thời gian qua. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ 1.1. Khái quát chung về thừa kế, di sản và di chúc 1.1.1. Khái quát chung về thừa kế 1.1.1.1. Khái niệm thừa kế Thừa kế theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưỡng thừa kế. Người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Có hai dạng thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế là một quan hệ xã hội xuất hiện từ thời sơ khai của xã hội loài người. Cũng chính từ thời kỳ đó, sở hữu và thừa kế cũng xuất hiện như một tất yếu khách quan và mang tính chất là một phạm trù kinh tế, có quan hệ rang buộc và qua lại lẫn nhau. Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội và quan hệ sở hữu đóng vai trò nền móng cho quan hệ thừa kế. Quan hệ thừa kế là một loại quan hệ tài sản có những đặc điểm riêng biệt. Quyền thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản và người hưởng di sản của người quá cố để lại. Nói cách khác, quan hệ thừa kế gắn với đời sống gia đình, với quan hệ gia đình và quan hệ hôn nhân. Pháp luật thừa kế phản ánh một quan hệ kinh tế tồn tại khách quan đồng thời phản ánh ý chí của Nhà nước tác động vào quan hệ kinh tế đó như thế nào, phản ánh ý chí của Nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện để quản lý xã hội trong lĩnh vực thừa kế, để điều chỉnh xử sự của mọi người trong quan hệ thừa kế. Pháp luật thừa kế được ban hành trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định ở một thời điểm lịch sử nhất định với những quan hệ gia đình và quan hệ hôn nhân tồn tại ở thời điểm lịch sử đó, những phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình tại thời điểm lịch sử đó. Hãy nhìn lại quá khứ, tìm hiểu xem các thế hệ trước ta, tổ tiên ta đã giải quyết vấn đề thừa kế như thế nào để hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích gia đình, để ổn định đời sống gia đình, đời sống cá nhân trong gia đình, ổn định trật tự xã hội trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm thừa kế ở mỗi thời điểm lịch sử như thế nào. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 1 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 Trong thời kỳ phong kiến, Quốc triều hình luật được ban hành năm 1483 dưới triều đại Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức nên gọi là Luật Hồng Đức được coi là bộ luật tiêu biểu của nhà Lê. Tư tưởng tôn ti, thứ thế, con trưởng, vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu, hương hoả; trật tự trong quan hệ dòng họ và gia đình theo thứ bậc trên dưới, trước sau được tôn trọng như một chuẩn mực của lẽ sống và đạo đức và được hiểu như nguyên tắc trong các quan hệ xã hội, dòng họ và gia đình, được thể hiện rõ nét trong những qui định về thừa kế dưới triều Lê. Xét về bản chất thì pháp luật nhà Lê có nhiều tiến bộ so với pháp luật của các thời trước đó; tuy rằng pháp luật thời kỳ này có sự ảnh hưởng trực tiếp của tư tưởng phật giáo và nho giáo. Pháp luật nhà Lê đã qui định địa vị pháp lý của vợ chồng và các con trong việc hưởng di sản thừa kế của nhau. Về sở hữu thì vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và là đồng sở hữu chung tài sản do cùng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Các con trong gia đình, không phân biệt con trai, con gái khi thừa kế theo pháp luật thì được hưởng các phần di sản ngang nhau. Quy định này của pháp luật nhà Lê đã là căn cứ bảo vệ không những gia đình truyền thống của người Việt Nam, mà còn là cơ sở vững chắc nhằm bảo vệ quan hệ trên dưới, tôn ti, trật tự của gia đình truyền thống. Hơn nữa cũng nhằm để củng cố thuyết “tam tòng” một cách linh hoạt và thực tế, phù hợp với gia cảnh của từng gia đình, dòng họ. Đến năm 1931, Dân luật Bắc Kỳ được ban hành dưới thời thuộc địa của thực dân Pháp nên gọi là Dân luật Bắc Kỳ (1931). Thi hành chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia cắt nước Việt Nam thành ba xứ gọi là kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau và ban hành pháp luật riêng biệt của mỗi vùng miền. Ở Nam Kỳ có Dân luật giản yếu ban hành năm 1883 bằng tiếng Pháp không quy định vấn đề thừa kế. Ở Trung Kỳ, Bộ Dân luật Trung Kỳ được ban hành trong thời gian từ năm 1936 đến năm 1939 (1936 - 1939) được gọi Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật. Vấn đề thừa kế được quy định trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ gồm 139 điều (từ Điều 310 đến Điều 448) trong đó thừa kế thường gồm 84 điều (Điều 310 đến Điều 393), thừa kế phụng tự gồm 55 điều (Điều 394 đến Điều 448). 1.1.1.2. Quyền thừa kế Quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết hoặc quyền tài sản mà người chết người sử dụng hợp pháp. Quyền thừa kế là một chế định của ngành luật dân sự bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển những lợi ích vật chất từ người chết cho những người còn sống khác. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 2 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 Theo quy định của Bộ luật dân sự thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Ngoài ra, Bộ luật dân sự cũng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản về quyền thừa kế như sau: - Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân. Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân đều được bảo hộ quyền định đoạt đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc thì việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật. - Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội … đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật do người khác để lại. - Tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản. Theo quy định của pháp luật về thừa kế, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Căn cứ vào nội dung pháp luật thừa kế của nước ta từ trước đến nay, các nhà khoa học luật đều cho rằng, quyền thừa kế được hiểu dưới hai phương diện sau: - Về phương diện khách quan, quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của người chết cho người còn sống. - Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự cơ bản của công dân được để lại tài sản của mình cho những người còn sống và quyền của công dân được nhận di sản theo sự định đoạt của người có tài sản (bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luật nhất định (thừa kế theo pháp luật). Tóm lại, phương diện khách quan và chủ quan là hai phương diện có tính thống nhất, phương diện này chi phối phương diện kia. Nếu thiếu một trong hai phương diện thì quyền thừa kế của công dân không thể bảo đảm thực hiện được mà trong trường hợp cụ thể quyền thừa kế có thể bị xâm phạm. Quyền thừa kế của công dân do pháp luật quy định chỉ có thể thực hiện được khi có sự kiện chết của cá nhân có di sản thừa kế, những người thừa kế có quyền hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật thể hiện ý chí nhận di sản. Với những phân tích trên đây, có thể xác định rằng: Quyền thừa kế xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội có phân chia giai cấp dựa trên cơ sở tư hữu về tư sản (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến xã hội hiện đại ngày nay). Với tư cách là phạm trù pháp luật, thừa kế chính là sự chuyển dịch tài sản và GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 3 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quyền sở hữu tài sản của các nhân người đã chết cho những người còn sống theo điều kiện, hình thức, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. 1.1.1.3. Người để lại di sản Người để lại di sản là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ và được thể hiện theo di chúc hay theo quy định của pháp luật. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt thành phần xã hội, độ tuổi, trình độ… còn với pháp nhân và tổ chức nếu tham gia vào quan hệ thừa kế chỉ với tư cách là người được hưởng di sản theo di chúc. Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005, mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác. Việc chuyển dịch những tài sản của mình cho người khác thừa kế được thực hiện bằng hai cách: - Thứ nhất, cá nhân lập di chúc định đoạt tài sản của mình; - Thứ hai, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Đối với việc để lại thừa kế theo pháp luật, cá nhân chỉ cần một điều kiện duy nhất là tài sản phải thuộc quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng hợp pháp - đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền sử dụng rừng) của cá nhân - người để lại thừa kế. Đối với việc để lại thừa kế theo di chúc, thì ngoài điều kiện về tài sản, người lập di chúc phải tuân theo quy định về việc lập di chúc hợp pháp. 1.1.1.4. Người thừa kế Theo quy định tại Điều 635 BLDS 2005 thì người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. Người thừa kế là người được nhận di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc vừa hưởng di sản theo di chúc, vừa hưởng di sản được chia theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết1. Vậy, để được hưởng di sản thì cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế mới có quyền hưởng di sản. Cá nhân có quyền hưởng di sản chỉ thực hiện quyền dân sự cơ bản của mình theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế. Hơn nữa, quan hệ nhận di sản thừa kế là quan hệ pháp luật, do vậy cá nhân phải là người còn sống để thực hiện quyền nhận hay từ chối hưởng di sản. 1 Điều 635 BLDS 2005 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 4 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 Cá nhân chưa được sinh ra thì chưa được coi là chủ thể của quan hệ xã hội đồng thời cũng chưa phải là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nhưng pháp luật quy định trường hợp này là nhằm bảo vệ quyền của cá nhân được sinh ra sau khi người để lại di sản chết với điều kiện người đó đã thành thai trong thời gian người để lại di sản còn sống. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của người thừa kế, nhất là quyền của người con đã thành thai khi người cha còn sống và ra đời sau khi người cha chết. Bản chất của pháp luật thừa kế là tôn trọng quan hệ huyết thống, do đó quan hệ huyết thống trong thừa kế luôn được pháp luật thừa kế bảo vệ theo những điều kiện cao nhất. Người thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế được xác định từ một trong các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được xác định trong các hàng thừa kế khác nhau theo quy định của pháp luật, chính xác hơn là ba hàng thừa kế khác nhau2. Pháp luật cũng quy định ưu tiên phân chia di sản cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai sau cùng là thứ ba vì những người thuộc ở hàng thừa kế thứ nhất có quan hệ gần gũi nhất với người để lại di sản, những người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Những người ở cùng hàng thừa kế thì được chia di sản bằng nhau. Ngoài ra, người thừa kế còn có thể là cá nhân không có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng đối với người để lại di sản, các tổ chức có tư cách pháp nhân và Nhà nước cũng có thể hưởng di sản nếu được người có tài sản định đoạt trong di chúc cho những chủ thể này được hưởng di sản thì họ được sẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Trong trường hợp người thừa kế là cơ quan hoặc tổ chức thì phải là cơ quan hoặc tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Tóm lại, người lập di chúc có quyền định đoạt cho bất kỳ ai được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, người đó có thể có quan hệ huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân hoặc có quan hệ nuôi dưỡng hoặc người không có quan hệ gì với người để lại di sản hoặc cho tổ chức hoặc cho Nhà nước hoặc một số hay tất cả các đối tượng vừa nêu được quyền hưởng di sản trong khuôn khổ của pháp luật thừa kế. 1.1.1.5. Thời điểm mở thừa kế Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc ngày được Tòa án xác định là đã chết. Nếu không xác định được ngày đó thì ngày mà quyết định 2 Điều 676 BLDS 2005 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 5 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 của Tòa án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật theo khoản 2 Điều 81 BLDS 20053. Ngoài ra, trong trường hợp vợ chồng lập di chúc chung thì thời điểm mở thừa kế phải tuân theo các quy định cụ thể như sau: nếu vợ chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung được phân chia kể từ thời điểm người sau cùng chết4. Trong trường hợp những nguời có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là đã chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (như trong một tai nạn, một thảm họa...) thì họ không được hưởng di sản của nhau và di sản của mỗi người do những người thừa kế của họ hưởng5. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định được tài sản, quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản gồm những gì, giá trị là bao nhiêu, nhằm giải quyết chính xác việc phân chia di sản sau này cho người thừa kế, tránh tình trạng tài sản có thể bị người khác phân tán hoặc chiếm đoạt. Thời điểm mở thừa kế là cơ sở cho việc xác định những người có quyền thừa kế di sản, việc chia di sản được tiến hành như thế nào. Ngoài ra, thời điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa về mặt thời hiệu, cụ thể là việc từ chối nhận di sản thừa kế, khởi kiện đòi di sản thừa kế phải được tiến hành trong một thời hạn nhất định, kể từ thời điểm mở thừa kế. 1.1.1.6. Địa điểm mở thừa kế Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người có di sản để lại, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản6. Việc xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Địa điểm mở thừa kế là nơi thực hiện việc quản lý di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản. Địa điểm mở thừa kế còn là nơi thực hiện việc thanh toán và phân chia di sản. Trong trường hợp có tranh chấp, thì Tòa án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết. Trong thực 3 Xem khoản 1 Điều 633 BLDS 2005 Xem Điều 668 BLDS 2005 5 Xem Điều 641 BLDS 2005 6 Khoản 2 Điều 633 BLDS 2005 4 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 6 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 tiễn, một người trước khi chết có thể cư trú ở nhiều địa điểm khác nhau, thì địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người đó. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. 1.1.2. Khái quát chung về di sản 1.1.2.1. Khái niệm di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác7. Theo Điều 163, BLDS 2005, tài sản được quy định là “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Các loại tài sản được quy định từ Điều 174 đến Điều 181, Chương XI, BLDS 2005 bao gồm: động sản và bất động sản (quyền sử dụng đất); hoa lợi, lợi tức; vật chính và vật phụ và các quyền tài sản. 1.1.2.2. Phân loại di sản Theo quy định tại Điều 634 BLDS quy định thì: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế. * Tài sản riêng của người chết Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp, tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng, nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh. Tiền, vàng bạc, kim loại quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để tích lũy. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định căn cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Nhà ở; nhà do được thừa kế tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên trước bạ. Vốn, cổ phần, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp. Dụng cụ, máy móc của người làm công tác nghiên cứu. Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng hoa lợi trên đất đó. Vật nhặt được, bắt được, chiếm hữu được. * Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác Trong trường hợp nhiều người được thừa kế, được tặng cho một tài sản hay nhiều người cùng nhau góp vốn để cùng sản xuất kinh doanh ,... được xác định là sở hữu chung đối với tài sản. Khi một người trong các chủ sở hữu đó đối với tài sản 7 Điều 634 BLDS 2005 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 7 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 chung này chết, thì phần tài sản của người đó trong tài sản chung này được coi là di sản thừa kế. Việc xác định phần của người chết trong tài sản chung với người khác dựa vào tỉ lệ phần trăm góp vốn, vào sự thỏa thuận giữa các chủ thể,... cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác công dụng tài sản. Đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì không phân định được phần cụ thể giữa vợ và chồng. Trong trường hợp một bên chết trước thì việc phân chia tài sản chung căn cứ vào các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình. Tài sản chung của vợ chồng được xác định dựa vào Khoản 1, Điều 27, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Pháp luật quy định vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng định đọat tài sản chung (Khoản 1, Điều 28, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Do vậy, về nguyên tắc khi một bên vợ hoặc chồng chết trước thì một nửa tài sản sẽ được xác định là di sản để chia theo pháp luật về thừa kế (trừ trường hợp xác định được công sức đóng góp của vợ hoặc chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung của vợ chồng). Đối với tài sản chung giữa cha mẹ và các con tùy thuộc vào sự đóng góp cụ thể của các thành viên để xác định. 1.1.2.3. Quyền về tài sản do người chết để lại Đối với các quyền tài sản do người chết để lại, Bộ luật dân sự quy định những người thừa kế có các quyền tài sản do người chết để lại kể từ thời điểm mở thừa kế. Quyền tài sản do người chết để lại đó là các quyền dân sự phát sinh từ quan hệ hợp đồng dân sự hoặc được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà trước thời điểm mở thừa kế họ đã tham gia vào quan hệ này như : quyền đòi nợ theo hợp đồng vay tài sản, quyền yêu cầu bồi thường... Đối với những quyền tài sản mà gắn liền với nhân thân của người chết chấm dứt kể từ thời điểm mở thừa kế (tiền được cấp dưỡng, được trợ cấp). Ngoài ra luật cũng quy định quyền tài sản của những văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền tác giả trong thời hạn văn bằng có hiệu lực. Thừa kế quyền sử dụng đất: việc thừa kế quyền sử dụng đất phải tuân thủ những quy định riêng về người để lại di sản, người được hưởng di sản thừa kế được quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 Bộ luật dân sự. 1.1.2.4. Phân chia di sản thừa kế * Khái niệm phân chia di sản Phân chia di sản là việc đem chia phần di sản còn lại của người chết cho những người thừa kế có quyền hưởng, sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 8 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 do người chết để lại và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế. Di sản còn lại của người chết được đem chia theo di chúc và theo pháp luật hoặc di sản chỉ được chia theo di chúc hoặc chỉ được chia theo pháp luật8. * Những trường hợp phân chia di sản Kể từ thời điểm mở thừa kế, bất cứ lúc nào những người thừa kế cũng có quyền yêu cầu phân chia di sản. Nhưng trong thực tế rất ít khi di sản được đem phân chia ngay, mà thường là phải trải qua một thời gian dài hay ngắn nhất định kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời gian dài hay ngắn cũng còn tuỳ thuộc vào sự thỏa thuận của những người thừa kế. Di sản mà người chết để lại có thể được phân chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. - Phân chia di sản theo di chúc Việc phân chia tài sản theo di chúc chỉ được tiến hành khi người để lại di chúc chết và di chúc đó phải hợp pháp, những người có tên trong di chúc có đủ điều kiện nhận di sản thừa kế theo di chúc và họ không từ chối nhận di sản đó. Phân chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 684 BLDS. Pháp luật luôn tôn trọng ý chí của người có tài sản, nếu người để lại di sản đã xác định cách phân chia di sản, thì di sản được phân chia theo đúng ý nguyện của người đó. Nếu người để lại di sản chỉ xác định người thừa kế mà không xác định rõ phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng thì toàn bộ hoặc phần di sản được chỉ định cho những người thừa kế được hưởng được chia theo các cách như sau: Chia đều cho những người thừa kế theo di chúc đã được chỉ định trong di chúc nếu di chúc không nêu rõ phần của mỗi người được hưởng trong toàn bộ di sản. Chia theo thỏa thuận của những người thừa kế. Do kể từ thời điểm người có tài sản chết, thì di sản được định đoạt trong di chúc thuộc về sở hữu của những người được hưởng di sản theo di chúc. Vì vậy, những người thừa kế vẫn có quyền thỏa thuận để phân chia di sản nếu người lập di chúc không xác định rõ phần mà mỗi người thừa kế được hưởng trong di sản. Ngoài ra, có thể chia di sản theo nguyện vọng của người để lại di sản trong trường hợp người để lại di sản đã phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng tài sản là hiện vật gì. Nếu những người thừa kế không có thỏa thuận gì khác, thì trong trường hợp người để lại di sản xác định trong di chúc người thừa kế nào được nhận di sản là hiện vật gì thì khi phân chia di sản phải giao những hiện vật đó cho từng người thừa kế. Người thừa kế nhận hiện vật theo tình trạng của vật vào thời điểm phân chia. Nghĩa là, người thừa kế 8 Luật thừa kế Việt Nam – TS. Phùng Trung Tập, Nxb Hà Nội, Hà Nội, năm 2008, trang 118 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 9 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 được hưởng lợi, đồng thời phải chịu những thiệt hại liên quan đến vật mà mình được nhận trong những trường hợp sau đây: Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ những hiện vật đó Phải chịu phần giá trị giảm sút của hiện vật Nếu vật bị tiêu hủy tự nhiên thì phải chịu thiệt thòi như khi gặp rủi ro Nếu vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì có quyền yêu cầu người có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người để lại di sản đã nói rõ trong di chúc về tỷ lệ mà người thừa kế được hưởng trong tổng giá trị khối di sản (như tỷ lệ bao nhiêu phần trăm), thì di sản được chia cho những người thừa kế theo tỷ lệ đó đối với giá trị của khối di sản còn lại vào thời điểm phân chia. Nếu có phần di sản không còn vào thời điểm phân chia do người thừa kế đã sử dụng hết hoặc đã định đoạt thì vẫn tính vào tổng giá trị khối di sản vào thời điểm phân chia, và người thừa kế nào đã sử dụng, định đoạt phần di sản đó sẽ bị khấu trừ khi nhận di sản. - Phân chia di sản theo pháp luật Phân chia di sản theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau: * Trường hợp không có di chúc Được coi là không có di chúc khi người có tài sản chết mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng chính họ lại tiêu hủy di chúc như xé, đốt hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc đã lập. Cũng được coi là không có di chúc dù người chết có để lại di chúc nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc đã bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc đó và cũng không thể chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc. Trong trường hợp này toàn bộ di sản được phân chia cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự. * Trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp Một di chúc sẽ được coi là không hợp pháp nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại khoản 1 Điều 655 Bộ Luật Dân sự. Di chúc bị coi là bất hợp pháp sẽ không có hiệu lực. Tùy theo từng trường hợp mà xác định mức độ vô hiệu của di chúc. Di chúc không hợp pháp có thể bị coi là vô hiệu toàn bộ nhưng có thể bị coi là vô hiệu một phần. Di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn, sáng suốt lập ra, di chúc không phải là ý nguyện đích thực của người lập, di chúc do người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ, hoặc di chúc do người dưới 18 tuổi lập ra. Một di chúc cũng bị GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 10 SVTH: Tăng Thanh Tùng LVTN: Hạn chế phân chia di sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 coi là vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Di chúc không hợp pháp chỉ bị coi là vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ có một phần không hợp pháp và phần không hợp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của những phần còn lại. Trong những trường hợp này phần di sản liên quan đến phần di chúc có hiệu lực vẫn được giải quyết theo di chúc. Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực. * Trường hợp phần di sản không được định đoạt trong di chúc Nếu di chúc chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được chuyển dịch cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau nếu di sản được chia theo pháp luật. Vì vậy, một người dù đã được hưởng di sản theo di chúc, vẫn được hưởng phần di sản được chia theo pháp luật, nếu họ là người đứng trong hàng thừa kế hưởng di sản theo pháp luật (trừ trường hợp người lập di chúc nói rõ là họ chỉ được hưởng phần di sản mà người lập di chúc đã phân định trong di chúc đó). * Trường hợp người thừa kế di chúc chết hoặc chết cùng một thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế Các cơ quan, tổ chức chỉ bị coi là “không còn” nếu vào thời điểm mở thừa kế các cơ quan, tổ chức đó đã chấm dứt sự tồn tại của mình trên thực tế như bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, nếu cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc bị chấm dứt do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách thành cơ quan, tổ chức mới được sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách là cơ quan, tổ chức kế quyền thừa kế theo di chúc của cơ quan, tổ chức cũ. Do đó, phần di sản mà cơ quan, tổ chức cũ được hưởng theo di chúc vẫn được dịch chuyển theo đúng ý chí của người để lại di sản để cơ quan, tổ chức mới được thành lập do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách sẽ thừa hưởng. Nếu toàn bộ những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc đều không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì toàn bộ tài sản của người lập di chúc được dịch chuyển toàn bộ cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó. Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; các cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 11 SVTH: Tăng Thanh Tùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng