Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH P...

Tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Phương Hoa

.DOC
46
143
70

Mô tả:

 Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Phương Hoa  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 1  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa LỜI MỞ ĐẦU  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 2  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa PHẦN I Tổng quan về Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. I. Đặc điểm chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1. Đặc điểm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất: - Chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền tòan bộ các khoản chi phí đầu tư cho sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý , năm) 1.2. Phân loại chi phí ở doanh nghiệp xây lắp: - Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp và chi phí sản xuất các ngành khác, không bao gồm chi phí tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những đặc thù của sản phẩm xây lắp nên nội dung của những khái niệm này có những nét đặc thù riêng. Theo chuẩn mực hợp đồng xây dựng, chi phí của hợp đồng xây dựng ở doanh nghiệp xây lắp bao gồm: + Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng, như: chi phí nhân công tại công trường, chi phí nguyên vật liệu, chi phí thiết bị cho công trình; khấu hao máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác sử dụng để thực hiện hợp đồng và các chi phí trực tiếp khác. + Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể như: chi phí bảo hiểm, chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan đến một hợp đồng cụ thể, chi phí quản lý chung trong xây dựng… Những chi phí này được phân bổ 1 cách có hệ thống theo một tỷ lệ hợp lý và được áo dụng cho tất cả các chi phí có đặc điểm tương tự. + Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng: chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng. - Cần chú ý là các chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổ cho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng. Chẳng hạn như chi phí bán hàng, khấu hao máy móc thiết bị và tài sản cố định khác, không sử dụng cho hợp đồng xây dựng, hay các chi phí quản lý hành chính chung, chi phí nghiên cứu và triển khai mà hợp đồng quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu. Có thể thấy khái niệm chi phí của hợp đồng xây dựng cũng thể hiện bản chất của chi phí sản xuất sản phẩm. 2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. - Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Trong thực tiễn, các doanh nghiệp xây lắp trước khi tiến hành sản xuất đều qua công tác đấu thầu nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm luôn dược quan tâm trước và sau quá trình sản xuất. Xét theo thời điểm tính giá thành, giá thành trong doanh nghiệp xây lắp chia ra làm 2 loại: giá thành dự toán xây dựng và giá thành thực tế. 2.2. Giá thành dự toán xây dựng:  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 3  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa - Giá thành dự toán xây dựng là toàn bộ các chi phí trực tiếp và chi phí chung để hòan thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự tóan xây dựng được xác định trên cơ sở các định mức quy định của nhà nước, khung giá quy định áp dụng cho từng vùng, lãnh thổ. Giá thành dự toán là cơ sở để kế hoạch hóa giá thành xây lắp, và đánh giá sản phẩm dở dang. Giá thành dự toán xây dựng lại chia ra làm 2 loại: giá thành dự tóan xây dựng trước thuế (G) và giá thành dự toán xây dựng sau thuế (GXD). 2.3. Giá thành thực tế: - Giá thành thực tế bao gồm: toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành và bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp nhận thầu, trong đó gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và không có trong định mức (thiệt hại, phá đi làm lại ...) Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán. - Xét theo công dụng của các loại chi phí trong quá trình xây dựng, giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành 04 khoản mục, gồm: + chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sử dụng máy thi công + chi phí sản xuất chung - Việc hình thành riêng khoản mục chi phí máy thi công phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp vì quá trình sản xuất sản phẩm đòi hỏi doanh ngiệp phải huy động một lượng lớn máy móc thiết bị theo từng tính chất công việc của một công trình. - Do những đặc trưng riêng của chi phí hợp đồng xây dựng, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cần được quan tâm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp có thể là toàn bộ công trình, hạng mục công trình, các bộ phận thi công hoặc các giai đoạn thi công hoặc theo từng hợp đồng xây dựng đã ký kết với khách hàng (các đơn đặt hàng). Căn cứ để xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp: - đặc điểm sản phẩm xây lắp, sản phẩm xây lắp khác nhau về quy mô, đặc điểm công việc thi công, thời gian thi công… - đặc điểm tổ chức các bộ phận tham gia thi công - đối tượng thanh toán với chủ đầu tư… - Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành có thể là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Nhìn chung, khối lượng công việc nào được quy định thanh toán thì xác định đó là đối tượng tính giá thành. Việc xác định này phục vụ cho việc đánh giá kết quả sản xuất xây lắp. - Với những đặc điểm đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp có thể tập hợp theo công trình, hạng mục công trình, giai đoạn thi công…Phương pháp tính giá thành thường áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp là phương pháp tính giá giản đơn hoặc giá thành theo công việc, theo đơn đặt hàng. II. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 1. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm: giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, và vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp.(Không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu chính trong chi phí chung).  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 4  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa - Khi xuất dùng vật liệu, nếu xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí thì căn cứ chứng từ gốc để ghi nhận trực tiếp vào đối tượng tập hợp chi phí có liên quan. Nếu vật liệu xuất dùng không xác định cụ thể cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức hợp lý. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (khoản mục Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) * Phương pháp ghi sổ tài khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: - Khi xuất vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình, căn cứ chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán ghi (giá thực tế): Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (khoản mục Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153: Công cụ, dụng cụ (vật liệu luân chuyển) - Trường hợp vật liệu mua ngoài dùng ngay cho công trình, hạng mục công trình, căn cứ chứng từ gốc, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (khoản mục Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112, 331: Tổng giá trị thanh toán * Sơ đồ kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: TK 152 TK 154 (khoản mục CP NVL trực tiếp) (1) Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng sản xuất sản phẩm xây lắp TK 111,112,331 (2) Vật liệu mua ngoài dùng ngay cho sản xuất Giá chưa thuế Thuế TK 133 VAT 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí lao động trực tiếp tham gia quá trình hoạt động xây lắp, cung cấp dịch vụ, bao gồm cả lao động do doanh nghiệp quản lý và thuê ngoài. Riêng đối với hoạt động xây lắp, không ghi nhận vào tài khỏan này các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính trên quỹ lương công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp. * Phương pháp ghi sổ tài khoản chi phí nhân công trực tiếp: - Căn cứ bảng tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý ghi:  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 5  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp) Có TK 334: Phải trả người lao động Có TK 111,112: Trường hợp trả ngay bằng tiền cho công nhân thuê ngoài. * Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp: TK 334 TK 154(khoản mục cp NC trực tiếp) (1) Tiền lương phải trả công nhân sản phẩm xây lắp TK 111,112 (2) Tiền lương công nhân trực tiếp thuê ngoài 3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công - Kế toán chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công gồm có: chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. - Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: Chi phí nhân công điều khiển máy, phục vụ máy, chi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí Khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí sửa chửa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy, …) Chi phí khác bằng tiền. - Chi phí tạm thời cho cho hoạt động của máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu, ...) không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá máy thi công; Chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ đường ray chạy máy,...) Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (được hạch tóan vào bên Nợ TK 142 hoặc 242) sau đó sẽ phân bổ dần vào Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; Hoặc phát sinh sau, nhưng phải tính trước vào chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ (do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí, ghi Có TK 335: Chi phí phải trả và Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công) - Kế toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp. a/ Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội xe, máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội xe, máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng - Trong trường hợp này, toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp trên TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công) - Tài khoản này sử dụng ở đơn vị thi công hỗn hợp vừa bằng tay, vừa bằng máy. Cần chú ý là trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán không ghi nhận các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân điều khiển máy thi công vào các tài khoản này mà phản ánh vào TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung). * Phương pháp ghi sổ tài khoản chi phí sử dụng máy thi công:  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 6  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa - Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy thi công, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công) Có TK 334: Phải trả người lao động - Khi xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ, hoặc mua ngoài (không nhập kho) sử dụng cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153,331 - Trích khấu hao xe, máy thi công ở đội xe, máy thi công, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công) Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài: sửa chữa xe, máy thi công. Chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ,…và chi phí bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331,… - Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công). b/ Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đội xe, máy thi công riêng được phân cấp kế toán và có tổ chức kế toán riêng cho đội máy, đội máy tập hợp chi phí và tính giá thành ca máy (sử dụng chung một hệ thống sổ kế toán với doanh nghiệp xây lắp) * Phương pháp ghi sổ tài khoản chi phí sử dụng máy thi công: - Kế toán chi phí liên quan đến hoạt động của đội, xe máy thi công, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công). Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 214,… -Kế toán : Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công). * Sơ đồ kế toán chi phí sử dụng máy thi công: TK 111,334 TK 154 (khoản mục cp máy thi công) (1) Tiền lương phải trả công nhân  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 7  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa điều khiển máy thi công TK 152,153, 141 (2) Vật liệu dùng cho máy thi công TK 214 (3) Khấu hao máy thi công TK 111, 112, 331 (4) Chi phí dịch vụ Dùng máy thi công TK 133 ( nếu có) 4. Kế toán chi phí sản xuất chung - Ở doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quả lý đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội, của công nhân xây lắp, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội; Khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội, và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội như chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, chi mua tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, tiền thuê tài sản cố định, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ, chi cho lao động nữ … * Phương pháp ghi sổ tài khoản chi phí sản xuất chung: - Tiền lương, tiền công, các khỏan phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý tổ, đội sản xuấ, kế tóan ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) Có TK 334: Phải trả người lao động - Khi trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp, công nhân vận hành, điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội, được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương, kế tóan ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) Có TK 338: Phải trả phải nộp khác - Khi xuất vật liệu dùng chung cho đội sản xuất: sữa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định dùng cho quản lý điều hành đội, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 8  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa - Khi xuất công cụ, dụng cụ dùng phục vụ cho sản xuất ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung), (nếu giá trị bé) Nợ TK 142, 242 (nếu giá trị lớn) Có TK 153: Công cụ, dụng cụ - Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) Có TK 142, 242 - Trích khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất, … thuộc bộ phận sản xuất, tổ, đội sản xuất, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định - Chi phí điện, nước, điện thoại …thuộc tổ, đội, bộ phận sản xuất, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112, 331… - Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung như mất mát, phải bồi thường, vật liệu dùng chung cho đội xây dựng dùng không hết nộp lại kho, …ghi: Nợ các TK 111, 112, 138, 152,… Có TK TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) - Cuối kỳ kế toán, căn cứ bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho công trình, hạng mục công trình: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ) Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) - Ở doanh nghiệp xây lắp, nếu hợp đồng quy định phải bảo hành công trình thì cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp cho từng công trình, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sản xuất chung) Có TK 352: Dự phòng phải trả - Khi phát sinh chi phí sữa chữa và bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết: bảo hành công trình) Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153, 331,.. - Kế toán kết chuyển chi phí bảo hành công trình để giảm trừ số trích trước và hoàn nhập số trích thừa (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK 352: Dự phòng phải trả Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi phí bảo hành công trình)  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 9  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa Có TK 711: Thu nhập khác (hoàn nhập số trích thừa) * Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung: TK334 TK 154 (khoản mục cp sản xuất chung) (1) Tiền lương phải trả nhân viên quản lý đội TK111, 112 (7) Các khoản giảm trừ TK338 (2) Trích kinh phí công đoàn,… của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công… TK 152 (3) Xuất vật liệu dùng cho đội, công trình… TK 153 (4) Chi phí CCDC Giá trị CC, DC TK 142, 242 Khi phân bổ TK214 (4) Trích khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý đội… TK 111, 112, 335,… (5) Chi phí khác… TK 352 (6) Số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp III. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1. Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp: - Việc tổng hợp chi phí sản xuất thường tiến hành vào cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành. Cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán sử dụng TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp, nội dung và kết cấu như sau:  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 10  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa Bên Nợ: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp, giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ. + Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính nhưng chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ. + Chi phí thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng khi kết thúc hợp đồng xây dựng mà đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng. Bên Có: + Giá thành xây lắp hoàn thành bàn giao được coi là tiêu thụ hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính hoặc nhập kho chờ tiêu thụ. + Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng + Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ trong kỳ. + Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá nguyên vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng. + Thu về thanh lý máy móc thiết bị thi công chuyên dùng khi kết thúc hợp đồng xây dựng mà đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng. Số dư Nợ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của hoạt động xây lắp, dịch vụ. - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hòan thành bàn giao cho nhà thầu chính nhưng chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ. * Phương pháp ghi sổ tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: - Căn cứ giá trị khối lượng xây lắp nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính, nhà thầu chính ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (nếu chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ) Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331 - Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi (ví dụ như không đủ tính thực thi về mặt pháp lý như có sự nghi ngờ về hiệu lực của nó, hoặc hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của mình…) phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ; kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được giảm nếu có các khoản thu khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng. Ví dụ: các khoản thu từ việc bán nguyên vật liệu thừa và thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng xây dựng: + nhập kho nguyên vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi: Nợ TK 152: Ngyên liệu, vật liệu (theo giá gốc) Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang + phế liệu thu hồi nhập kho ghi: Nợ TK 152: Ngyên liệu, vật liệu (theo giá có thế thu hồi)  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 11  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang + trường hợp vật liệu thừa và phế liệu thhu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay, kế toán phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, ghi giảm chi phí: Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (giá bán chưa có thuế GTGT) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp - Kế toán thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi: + phản ánh số thu về thanh lý máy móc, thiết bị thi công, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (giá bán chưa có thuế GTGT) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp + phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị (nếu có) ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112… + ghi giảm tài sản cố định là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng đã thanh lý, ghi: Nợ TK 214: Hao mòn tài sản cố định Có TK 211: TSCĐ hữu hình - Giá thành sản phẩm xây lắp, hoàn thành chờ tiêu thụ (xây nhà, chung cư để bán) hoặc chưa bàn giao, kế toán ghi: Nợ TK 155: Thành phẩm Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Giá thành sản phẩm xây lắp, hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính hoặc được xác định là tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang * Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung: TK154 TK 632 Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 2. Đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất sản phẩm xây lắp. - Việc tính và đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp về bản chất cũng tuân theo những nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang đã đề cập trong kế toán hàng tồn kho, nghĩa là dựa trên chi phí thực tế và có quan tâm đến mức độ hoàn thành công việc. Trong thực tiễn, do đặc thù của sản phẩm xây lắp nên việc đánh giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào thời điểm ghi nhận doanh thu – chi phí: - Có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau: + Đối với công trình, hạng mục công trình quy định thanh toán sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 12  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa khởi công đến thời điểm kiểm kê kết thúc kỳ kế toán nhưng chưa đạt đến giá trị khối lượng thực hiện quy định trong hợp đồng + Đối với công trình, hạng mục công trình quy định thanh toán sản phẩm xây dựng theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng thì sản phẩm dở dang là các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng nhưng đến thời điểm kết thúc kỳ kế toán. Như vậy chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ có được bằng cách lấy chi phí thực tế phát sinh trong kỳ phân bổ cho các giai đoạn, tổ hợp công việc hoàn thành và dở dang theo mức độ hoàn thành thực tế của chúng. Cụ thể như sau: Giá trị dự toán Giá thành dự toán Tỷ lệ hoàn thành khối lượng dở dang = của x của cuối kỳ của giai đoạn i giai đoạn i giai đoạn i Sau đó xác định hệ số phân bổ cho các giai đoạn dở dang theo công thức sau: Giá trị thực tế Tổng chi phí thực tế Hệ số chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ phân bổ cho = Giá thành dự toán Tổng giá thành dự toán giai đoạn I của khối lượng xây lắp + của khối lượng dở dang cuối kỳ bàn giao trong kỳ Cuối cùng xác định giá trị sản phẩm dở dang của các giai đoạn: Giá trị thực tế Giá trị dự toán Hệ số chi phí khối lượng dở dang = khối lượng dở dang x phân bổ cuối kỳ của giai đoạn i cuối kỳ của giai đoạn i cho giai đoạn i + Đối với công trình, hạng mục công trình bàn giao theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng công việc thì trước hết cần xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ, sau đó xác định giá thành thực tế của khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: Chi phí thực tế Tổng chi phí sản xuất Chi phí thực tế của khối lượng + thực tế phát sinh Tổng giá thành của khối lượng dở dang đầu kỳ trong kỳ dự toán của các xây lắp dở dang = khối lượng cuối kỳ Giá thành dự toán Tổng giá thành dự toán xây lắp của khối lượng + của các khối lượng xây dở dang cuối kỳ xây lắp hoàn thành lắp dở dang cuối kỳ bàn giao trong kỳ Trong đó: Tổng giá thành dự toán Khối lượng Đơn giá Tỷ lệ của các khối lượng = dở dang x dự tóan x ( % ) xây lắp dở dang cuối kỳ cuối kỳ hoàn thành Xác định giá thành thực tế của khối lượng công tác xây lắp, hoàn thành bàn giao trong kỳ:  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 13  Bản thảo sơ bộ Giá thành thực tế của khối lượng công tác xây lắp = hoàn thành bàn giao trong kỳ GVHD: Lê Thị Kim Hoa Chi phí thực tế Chi phí của khối lượng sản xuất xây lắp + phát sinh dở dang trong kỳ đầu kỳ - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ 3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp. - Do sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, được tiến hành sản xuất trong thời gian dài nên vấn đề tính giá thành ở doanh nghiệp xây lắp có những đặc thù riêng so với doanh nghiệp sản xuất khác. Như đã đề cập ở trên, đối tượng tính giá thành thông thường có liên quan đến khối lượng công việc được thanh toán nên thời điểm tính giá thành cũng là thời điểm của từng khối lượng công việc thanh toán đã hoàn thành. Vì vậy, phương pháp tính giá thành phổ biến là phương pháp tính giá thành theo công việc, theo đơn đặt hàng.Theo đó, nếu vào cuối kỳ kế toán mà công việc chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến công việc đó chính là giá thành sản phẩm xây lắp. Ngoài ra, các doanh nghiệp xây lắp cũng có thể vận dụng phương pháp tính giản đơn. PHẦN II:  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 14  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa Thực trạng về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Phương Hoa. I. Khái quát chung về công ty TNHH Phương Hoa 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Phương Hoa 1.1. Quá trình hình thành: - Đứng trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh đó cơ chế nền kinh tế thị trường sôi nổi đã thúc đẩy tất cả các nhà kinh tế hăng hái tham gia thành lập công ty, đàu tư kih doanh, sản xuất sản phẩm góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước. Bắt cùng nhịp đập mạnh mẽ đó, công ty TNHH Phương Hoa đã ra đời vào ngày 17 tháng 01 năm 2003 - Công ty TNHH Phương Hoa được thành lập theo hình thức công ty TNHH và hoạt động theo luật doanh nghiệp được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999 và các quy định khác của Pháp luật. Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH PHƯƠNG HOA Tên giao dịch: PHƯƠNG HOA CO., LTD Trụ sở chính: Tổ 18 – Mỹ Đa Tây – Khuê Mỹ - Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng. Mã số thuế: 0400439472 Điện thoại: 05112245117 Fax: 05113836614 Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 3202000835 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp lần thứ 8 ngày 21 tháng 08 năm 2008. Vốn điều lệ: 2.800.000.000 1.2. Quá trình phát triển. - Qua 7 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty ngày càng không ngừng phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh. Công ty đã có được rất nhiều thuận lợi song, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Nhưng với quyết tâm, không ngừng phấn đấu vươn lên, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc và tinh thần làm việc hết mình của các thành viên trong công ty, đã giúp công ty ngày càng phát triển. - Công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn và đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh cấp thiết và mang lại lợi nhuận cao. - Khi mới thành lập trong 03 năm đầu, công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và buôn bán vật liệu với quy mô nhỏ. Nhưng từ năm 2006, với lợi nhuận được tích lũy, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. - Hiện nay, hoạt động chủ yếu của Công ty là xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông cầu đường, thủy lợi, san lấp mặt bằng. Luôn lấy yêu cầu chất lượng kỹ mỹ thuật là phương châm tất yếu để phát triển và tạo dựng uy tín cho công ty. - Bên cạnh đó, Công ty còn mở thêm các ngành như: kinh doanh vật liệu xây dựng cung cấp đến chân công trình, hàng gốm, sứ, nhựa Composite, các loại xe thi công cơ giới; sản xuất và gia công kết cấu thép, trụ thép; kinh doanh cà phê giải khát, kinh doanh xe ôtô nhập khẩu,…Điều này ngày càng chứng tỏ được sự trưởng thành và lớn mạnh của công ty. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, và tổ chức kế toán tại công ty TNHH Phương Hoa. 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất. - Thường xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, cơ bản vừa và nhỏ. So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế -  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 15  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. - Các sản phẩm xây lắp hầu hết là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô vừa và nhỏ, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài...do vậy chi phí bỏ ra để thi công xây dựng công trình là khác nhau. - Chủ yếu là các công trình xây dựng dân dụng nên hầu hết các công trình đều bao gồm cả 02 phần là: phần xây lắp và phần hoàn thiện. - Địa điểm xây dựng công trình cố định tại nơi sản xuất theo địa bàn thi công nên Công ty thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di dời. - Bên cạnh đó, còn các điều kiện sản xuất như: xe máy, thiết bị thi công, người lao động...phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng... - Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt...Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. 2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý: * Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Phương Hoa. (Sơ đồ được trình bày tại trang 15) * Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo Pháp luật của công ty. - Chủ tịch HĐTV trực tiếp phụ trách công tác tài chính toàn công ty. - Xây dựng các phương án, chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện. - Giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty và quyết định tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. - Triệu tập các cuộc họp thành viên thường kỳ và bất thường theo yêu cầu nhiệm vụ trong mọi trường hợp. - Chịu trách nhiệm của mình trước HĐTV theo quy định của Pháp luật. * Giám đốc: - Do HĐTV bầu ra và bổ nhiệm - Là người hoạch định các chương trình chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. - Đảm nhận một số nhiệm vụ chính, nhiệm vụ chuyên môn của mình. - Được phép ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được HĐTV thống nhất. - Chịu trách nhiệm cá nhân về các phần việc được giao phó trước HĐTV và pháp luật hiện hành. - Tham mưu cho HĐTV để đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy cho việc phát triển tòan diện của công ty.  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 16  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa * Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: - Phụ trách điều hành chung. - Thay Giám đốc giải quyết mọi công việc trong công ty khi Giám đốc vắng mặt. - Điều hành quản lý các lĩnh vực được phân công. * Phòng Kế toán tài vụ tổng hợp: - Gồm: + Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng. + Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng. + Kế toán vật tư + Kế toán ngân hàng. + Thủ quỹ và thủ kho CHUÍ TËCH HÂTV GIAÏM ÂÄÚC PHAN ANH PHAÏP PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH KÃÚ TOAÏN TAÌI VUÛ TÄØNG HÅÜP KÃÚ HOAÛCH KYÎ THUÁÛT BAN CHỈ HUY ĐỘI XE CƠ GIỚI CÄNG TRÆÅÌNG ÂÄÜI XÁY DÆÛNG ĐỘI CƠ KHÍ, ĐIỆN NƯỚC * Ghi chú:  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 17  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa Quan hệ trực tiếp Quan hệ chức năng - Cập nhật đầy đủ chính xác các thông tin, nghhiệp vụ phát sinh hàng ngày, tuân thủ theo pháp lệnh và chuẩn mực kế toán và các văn bản, hướng dẫn của các ban ngành. - Hàng tháng, quý, năm, lập các báo cáo tài chính theo quy định. - Mở sổ sách kế toán, tổ chức hạch toán kế toán theo yêu cầu chung của Công ty và quy định của Nhà nước. - Giám sát và tham mưu cho lãnh đạo Công ty về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản của công ty. - Phân tích tình hình tài chính giúp Giám đốc công ty quyết định sản xuất kinh doanh và đầu tư cơ bản. * Phòng Kế hoạch kỹ thuật: - Gồm: + Kỹ thuật tại văn phòng + Kỹ thuật giám sát thi công tại công trình - Hoạt động theo nghiệp vụ chuyên môn và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo phòng ban và Giám đốc công ty. - Xây dựng các chính sách mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, trên cơ sở đảm bảo cân đối giữa doanh thu và chi phí. * Ban chỉ huy công trình: - Gồm: + Chỉ huy trưởng công trình + Kỹ thuật giám sát - Đôn đốc, nhắc nhở công nhân thi công đúng tiến độ, đúng kỹ thuật. - Hướng dẫn công nhân thi công theo đúng yêu cầu kỹ mỹ thuật và tiến độ của hồ sơ thiết kế. - Đảm bảo an toàn lao động. * Đội xe cơ giới: - Quản lý các loại xe phục vụ cho thi công tại công trình như chuyên chở, vận tải, cẩu cọc, đào móng, san lấp,… * Đội cơ khí, điện nước: - Quản lý công việc gò hàn, sản xuất và lắp dựng các cấu kiện cửa đi, cửa sổ, lan can … tại công trình. - Điện nước trong công trình., lắp đặt đường ống điện, nước … tại công trình. 2.3. Đặc điểm tổ chức kế toán. 2.3.1. Hình thức kế toán: - Công ty TNHH Phương Hoa áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 48/2006/ QĐ – BTC và hệ thống hóa thông tin kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái. - Kỳ kế toán tại công ty là tháng. - Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho, Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 18  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa - Nguyên vật liệu được mua về nhập kho và xuất dùng cho công trình theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. - Hằng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…, và định khoản ngay trên phiếu đó để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ được ghi trên 01 dòng ở cả 2phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…) phát sinh nhiều lần trong một ngày. - Các nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt được thủ quỹ ghi ngay vào sổ và thường xuyên đối chiếu với kế toán. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất vật tư, hàng hóa được thủ kho ghi vào thẻ kho và định kỳ 7 ngày được đối chiếu với kế toán vật tư. - Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Nhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh trong tháng. Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng, kế toán tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ Cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các tài khoản, lập: Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số Dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ Cái - Số liệu trên Sổ Nhật ký – Sổ Cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu đó sẽ được làm căn cứ để lập báo cáo tài chính. 2.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN VẬT TƯ – CÔNG NỢ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THỦ QUỸ * Kế toán trưởng:  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 19  Bản thảo sơ bộ GVHD: Lê Thị Kim Hoa - Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán, trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán tại công ty. - Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện công tác kế toán các nhân viên. Đồng thời kế toán trưởng còn tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tài chính – kế toán, công tác đấu thầu, các hoạt động mua bán hàng hóa. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán một cách khoa học, hợp lý. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về mọi hoạt động tài chính của công ty. - Phân công, chỉ đạo nhân viên kế toán tại công ty. * Kế toán tổng hợp: - Kiểm tra, theo dõi hạch toán. - Tổng hợp, ghi chép vào số sách kế toán của công ty. - Tổng hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm. - Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, lập kế hoạch khấu hao. - Lập báo cáo kế toán, tham gia giải trình tình hình tài chính của công ty. - Thay mặt điều hành, quản lý các công việc của phòng tài vụ khi kế toán trưởng đi vắng. * Kế toán vật tư – công nợ: - Theo dõi, giám sát việc biến động tăng giảm của vật tư, ghi sổ vật tư (sổ chi tiết) để kiểm tra, theo dõi và đối chiếu với thủ kho theo định kỳ. - Có trách nhiệm theo dõi thu, chi, thanh toán nội bộ công ty. Theo dõi các khoản nợ phải thu, và nợ phải trả của người mua và người bán * Kế toán ngân hàng: - Giao dịch, và theo dõi tình hình tiền gửi ngân hàng, tiền vay - Giám sát việc thanh toán qua ngân hàng. * Thủ quỹ: - Theo dõi và quản lý tiền mặt của công ty. - Chịu trách nhiệm về thu, chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ hợp lệ và lên sổ quỹ tiền mặt, cộng sổ và đối chiếu với kế toán theo dõi tiền mặt để thống nhất sổ thu, chi, tồn quỹ - Ghi chép vào sổ quỹ và đồng thời lập báo cáo vào cuối ngày để ghi sổ. II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Phương Hoa. 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Phương Hoa. - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc,...có qui mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm dài, đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lí sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ (vì đã qui định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi công trình được xây dựng). - Một số đặc điểm riêng có của sản phẩm xây dựng cơ bản đó là: nó cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất lại phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm, thời gian  SVTH: Trương Thị Xuân Lành Lớp 29K6.5 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng