Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy cơ khí mạo khê...

Tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy cơ khí mạo khê

.DOC
79
61
88

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị SỞ TÀI CHÍNH VẬT GIÁ QUẢNG NINH TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài : HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lớp : K19B Chuyên ngành : Kế toán n¨m 2002 0 Thị Anh Đào Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị LỜI NÓI ĐẦU Trong cơ chế kinh tế thị trường, mục tiêu sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng nhằm hướng tới hiệu quả cao nhất, nghĩa là tìm mọi biện pháp để sản xuất ra sản phẩm với số lượng nhiều nhất, chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu này, không thể không đề cập tới vai trò của công tác hạch toán kế toán, một khoa học, một kỹ thuật ghi nhận, phân loại, tổng hợp và cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xét trên một góc độ cụ thể thì biểu hiện của hiệu quả kinh doanh chính là lợi nhuận, để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt mỗi doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để tạo ra lơị nhuận, từ đó tái đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Để tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp có hai cách lựa chọn: một là tăng doanh thu từ các nguồn, theo cách này doanh nghiệp phải tăng giá bán các sản phẩm, tăng sản lượng hàng hoá, thành phẩm bán ra, hai là doanh nghiệp phải tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh từ đó hạ giá thành sản phẩm. Trên thực tế, việc tăng giá bán phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khách quan trên thị trường, doanh nghiệp cũng không thể đề ra mức giá quá cao, vì như vậy sẽ làm mất khả năng cạnh tranh, mất thị phần. Lựa chọn duy nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện là giảm chi phí sản xuất, làm sao có thể giảm tối đa chi phí mà vẫn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều sản phẩm hơn với chi phí thấp hơn. Nói như vậy có thể thấy rằng, chi phí và việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề quan trọng hàng đầu, buộc mọi doanh nghiệp, mọi bộ phận trong doanh nghiệp phải quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý nói chung và trong công tác hạch toán kế toán nói riêng. 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Tuy mục tiêu giống nhau, song đặc thù của từng doanh nghiệp lại khác nhau cả về mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất lẫn phương pháp áp dụng các hình thức hạch toán kế toán. Để có thể hiểu rõ hơn đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu cụ thể, gắn kết thực tế với những cơ sở lý luận đã được học qua sách vở, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về mỗi doanh nghiệp nói riêng và cục diện nền kinh tế đất nước nói chung. Qua một thời gian thực tập tại Nhà máy Cơ khí Mạo Khê với mục đích là làm quen thực tế, trau dồi cho những kiến thức chuyên môn kế toán đã học, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Lãnh đạo, trực tiếp là Phòng Kế toán - Tài chính Nhà máy cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thày cô giáo Trường Trung học kinh tế Quảng Ninh, đến nay Báo cáo thực tập của em với đề tài: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Cơ khí Mạo Khê" đã hoàn thành với các nội dung chính sau đây:  PHẦN I- ĐẶC ĐIỂM CHUNGVỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ  PHẦN II- CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ  PHẦN III- NHỮNG NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị PHẦN I ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ I- ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ 1- Lịch sử hình thành và phát triển * Khái quát về Nhà máy - Tên giao dịch: Nhà máy Cơ Khí Mạo Khê - Cơ quan chủ quản: Tổng công ty than Việt Nam - Địa chỉ văn phòng: Thị trấn Mạo Khê - huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh - Mã số thuế: 57001018600-3 - Số Tài khoản: 7301003 G mở tại Ngân hàng ĐTPT Quảng Ninh - Chi nhánh Đông Triều * Quá trình hình thành Nhà máy Cơ khí Mạo Khê được chính thức thành lập ngày 27/02/1982 theo quyết định số 05/MT - TCCB của Bộ Mỏ và than. Từ năm 1982 đến năm 1986, Nhà máy trực thuộc cơ quan chủ quản cấp trên là Công ty than Uông Bí. Từ tháng 4/1996, thực hiện Nghị định 27/CP của Thủ tướng Chính Phủ, Nhà máy trở thành một đơn vị thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam, có: - Tư cách pháp nhân theo Pháp luật - Con dấu riêng, tài khoản riêng - Điều lệ tổ chức và hoạt động cụ thể - Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản công nợ trong phạm vi số vốn do Nhà máy quản lý - Bảng cân đối kế toán riêng - Các quỹ tập trung theo quy định của Tổng Công ty căn cứ vào chế độ Nhà nước và các quy định của Pháp luật. * Chức năng nhiệm vụ Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy đã được xác định trong đăng ký kinh doanh số 304218 ngày 29/4/1995 của Ủy ban kế hoạch tỉnh Quảng Ninh như sau: - Sửa chữa, nâng cấp thiết bị mỏ và phương tiện vận tải - Chế tạo xích vòng và các sản phẩm cơ khí - Sản xuất, chế biến và tiêu thụ than. 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Ngoài ra, Nhà máy còn được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh khác dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và khả năng tiếp thị của Nhà máy cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty giao. * Quy mô và phạm vi hoạt động Tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà máy tính đến thời điểm 31/ 12/ 2001 gồm 290 người, trong đó: - Trình độ đại học và cao đẳng : 26 người - Trình độ trung cấp : 37 người - Công nhân kỹ thuật : 195 người - Lao động phổ thông khác : 32 người Với mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm cơ khí và than, Nhà máy tổ chức thành các dây chuyền sản xuất bao gồm: - Dây chuyền công nghệ bán tự động hiện đại, sản xuất các thiết bị cơ khí như xích vòng, xích máng cào… phục vụ cho ngành than và xi măng - Phân xưởng sản xuất cơ khí theo đơn đặt hàng như sửa chữa các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải… - Phân xưởng sản xuất than quy mô nhỏ tiến hành khai thác mỏ, chế biến và tiêu thụ than. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CƠ KHÍ CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ TẠO PHÔI GIA CÔNG CƠ KHÍ LẮP RÁP HOÀN THIỆN Trước tiên, sản phẩm hoặc các chi tiết sản phẩm được tạo phôi, định dạng rồi chuyển sang gia công cơ khí. Ở công đoạn thứ hai, sản phẩm được chế tạo theo các tính năng cụ thể hoặc gia công thêm các chi tiết phụ cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Công đoạn thứ ba tiến hành lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó chuyển sang bước tiếp theo là hoàn thiện sản phẩm. 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Ở công đoạn cuối cùng, sản phẩm được hoàn thiện về kỹ, mỹ thuật như: sơn, mạ, đánh bóng… sau đó qua KCS rồi nhập kho thành phẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ. 2- Tổ chức bộ máy quản lý ở Nhà máy Cơ khí Mạo Khê Bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí Mạo Khê được tổ chức theo hình thức phân cấp, được bố trí như sau: - Giám đốc Nhà máy: do Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Công ty. Giám đốc là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng quản trị Tổng Công ty, trước Nhà nước và trước Pháp luật về việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Nhà máy. Giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong Nhà máy. - Các Phó giám đốc Nhà máy: là những người giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý hoặc trực tiếp điều hành một hay một số lĩnh vực cụ thể theo sự phân công ủy quyền của giám đốc Nhà máy, bao gồm: + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất cơ khí + Phó giám đốc phụ trách vật tư và đời sống + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất than - Các phòng ban chức năng: có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong hoạt động quản lý Nhà máy theo từng lĩnh vực cụ thể, bao gồm: + Phòng Kỹ thuật công nghệ Nghiên cứu, thiết kế xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, cải tiến dây chuyền công nghệ cũ hoặc các sản phẩm cũ , lạc hậu cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của sản xuất hoặc thị trường tiêu thụ. + Phòng Kỹ thuật cơ điện Quản lý các máy móc, thiết bị cơ điện, các phương tiện vận tải, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất ra và tình hình thực hiện an toàn lao động. + Phòng Hành chính - Đời sống Chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. + Phòng Tổ chức lao động 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Tổ chức lập kế hoạch về nhân sự, theo dõi, điều động cán bộ công nhân viên theo yêu cầu thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phòng Kế toán - Tài chính Chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán của Nhà máy, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, về năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. + Phòng Kế hoạch - Vật tư Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao của Nhà máy, cung cấp đầy đủ vật tư phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Nhà máy. - Các phân xưởng sản xuất trực tiếp: + Phân xưởng cơ khí Chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo và sửa chữa, trung - đại tu các thiết bị khai thác mỏ và phương tiện vận tải. + Phân xưởng kết cấu Chức năng tương tự như phân xưởng cơ khí, sản xuất, sửa chữa các loại thiết bị máy móc mang tính kết cấu cao… + Phân xưởng xích vòng Sản xuất các loại xích phục vụ cho ngành than và một số ngành khác như xi măng, vận tải thủy, bộ… 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị 3- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong những năm gần đây Trong nền kinh tế thị trường diễn ra sôi động và khá phức tạp, Nhà máy Cơ khí Mạo Khê đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình thông qua việc sản xuất và tiêu thụ nhiều chủng loại sản phẩm không chỉ phục vụ cho ngành than mà còn phục vụ cho nhièu ngành công nghiệp khác như xi măng, vận tải thủy và bộ… thiết lập được nhiều mối quan hệ với bạn hàng. Hàng năm, Nhà máy đều hoàn thành đạt và vượt mức kế hoạch trên giao, bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Có thể tóm tắt kết quả thu được của Nhà máy trong những năm gần đây như sau: 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Qua bảng so sánh trên có thể thấy nhịp độ phát triển của Nhà máy tương đối nhanh, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng về vốn, đặc biệt mức thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. So với năm 2000, thu nhập của người lao động đã tăng xấp xỉ 2 lần và đạt 1.485.000 đồng/người/tháng trong năm 2001 và phấn đấu đạt 1.500.000 đồng/người/tháng trong năm 2002. Năng lực sản xuất của Nhà máy cũng không ngừng được nâng cao. Nếu như vào thời điểm mới thành lập, công suất thiết kế của Nhà máy là 1000 tấn sản phẩm/năm, trong đó: - Sản phẩm cơ khí : 200 tấn - Xích máng cào các loại : 800 tấn thì đến nay năng lực sản xuất hiện tại của Nhà máyđã đạt 1.500 tấn sản phẩm/ năm, trong đó: - Sản phẩm cơ khí : 300 tấn/năm - Xích máng cào các loại : 1.200 tấn/năm Ngoài ra, sản phẩm than sạch của Nhà máy cũng góp phần đáng kể vào giá trị sản lượng chung với khối lượng 20.000 tấn/ năm. Năng lực sản xuất của Nhà máy còn được thể hiện thông qua hệ thống máy móc thiết bị, phương tiện, nhà xưởng bao gồm: - Máy gia công cơ khí : 32 máy - Máy gia công áp lực : 07 máy - Thiết bị chế tạo xích vòng : 11 máy - Thiết bị nâng tải, cấu trục : 03 máy - Máy gạt DT - 171 : 01 máy - Phương tiện vận tải : 09 xe - Thiết bị khác : 11 máy - Tổng diện tích mặt bằng sản xuất : 5.940 m2 4- Phương hướng phát triển của Nhà máy trong những năm tới Trong những năm tới đây, Nhà máy tiếp tục đầu tư về chiều sâu đối với quy trình công nghệ, máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường không chỉ trong ngành than mà còn hướng tới các ngành kinh tế khác trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh. Phát triển rộng rãi mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng nhằm khai thác tiềm năng, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Nhà máy, đảm bảo và nâng cao thu nhập cho người lao động. Một số chỉ tiêu mà Nhà máy đặt ra trong những năm tới đây là: - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm : 20 - 30 tỷ đồng/năm 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B - Lợi nhuận : - Nộp ngân sách Nhà nước : - Thu nhập bình quân CBCNV : II- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG KHÍ MẠO KHÊ Nguyễn Thị 300 - 400 triệu đồng/năm 350 - 400 triệu đồng/năm 1.500.000 - 1.800.000 đồng/người/tháng TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY CƠ 1- Khái quát chung Chế độ kế toán của Nhà máy Cơ khí Mạo Khê áp dụng theo Quyết định số 1141- TC/QĐKT ban hành ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. - Hình thức kế toán: Nhật ký - chứng từ - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm dương lịch - Kỳ hạch toán: tháng - Đơn vị tiền tệ thống nhất: Việt Nam đồng - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: khấu trừ. - Hệ thống sổ kế toán bao gồm: + Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10 + Bảng kê số 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 11 + Các bảng phân bổ vật liệu, công cụ - dụng cụ, tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. 2- Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Cơ khí Mạo Khê Phòng Kế toán của Nhà máy Cơ Khí Mạo Khê gồm có 06 người, được tổ chức theo mô hình tập trung và được bố trí như sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN TIỀN MẶT TIỀN LƯƠNG 9 KẾ TOÁN VẬT TƯ THANH TOÁN THỦ QUỸ Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị * Kế toán trưởng (đồng thời là trưởng Phòng kế toán) Là người điều hành chung, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính của Nhà máy. * Kế toán tổng hợp Chịu trách nhiệm tổng hợp chung công tác kế toán, đối chiếu kiểm tra các số liệu kế toán. Định kỳ, lập các báo cáo kế toán theo quy định. Trực tiếp theo dõi phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ, doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ kinh tế bất thường khác khi có phát sinh. * Kế toán tài sản cố định Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh đầy đủ, chinh xác tình hình tăng - giảm tài sản cố định trong nhà máy cả về nguyên giá và giá trị còn lại. Hàng tháng tính và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng chế độ quy định, phân bổ chính xác chi phí cho từng đối tượng sử dụng. Mở thẻ chi tiết cho từng tài sản, lập kế hoạch sửa chữa, thanh lý tài sản cố định khi đến thời hạn. * Kế toán tiền mặt, tiền lương Theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay. Cuối tháng tính ra tiền lương phải trả cho CBCNV, tính các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm theo chế độ hiện hành. Tính và phân bổ chi phí tiền lương cho từng bộ phận. * Kế toán vật tư, thanh toán Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu, phân bổ giá trị nguyên vật liệu xuất sử dụng cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Theo dõi tình hình thanh toán với người mua - người bán, những khách hàng có quan hệ giao dịch với Nhà máy. * Thủ quỹ Quản lý quỹ tiền mặt của Nhà máy. 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Do đặc điểm Nhà máy là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc trực tiếp Tổng công ty than Việt Nam, quy mô sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng cho nên việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ ở Nhà máy là phù hợp, Công tác kế toán ở Nhà máy đang dần từng bước được tiến hành trên máy nhằm tạo điều kiện phục vụ có hiệu quả hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ ở Nhà máy được thực hiện như sau: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ CHỨNG TỪ GỐC VÀ CÁC BẢNG PHÂN BỔ BẢNG KÊ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ THẺ ( SỔ ) KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra số liệu 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy được phân loại theo khoản mục, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên vật liệu, tiền lương của nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí sản xuất chung khác. Nhà máy sử dụng hai chỉ tiêu giá thành: giá thành kế hoạch và giá thành thực tế - Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế được tính theo phương pháp trực tiếp cho từng loại sản phẩm: Tổng giá thành = Chi phí sxkd dở dang đầu kỳ + Chi phí sxkd phát sinh trong kỳ Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành: 12 - Chi phí sxkd dở dang cuối kỳ Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Tổng giá thành Chi phí sxkd dở dang đầu kỳ = Nguyễn Thị + Chi phí sxkd phát sinh trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm: Giá thành đơn vị Sản phẩm = Tổng giá thành Số lượng sản phẩm hoàn thành SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHỨNG TỪ GỐC VỀ CHI PHÍ VÀ CÁC BẢNG PHÂN BỔ BẢNG KÊ SỐ 4 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH BẢNG KÊ SỐ 5 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 BÁO CÁO TÀI CHÍNH 13 BẢNG KÊ SỐ 6 SỔ CÁI CÁC TK 621, 622, 627, 154, 631 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Ghi chú: Nguyễn Thị Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra số liệu PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ I- CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ MỐI QUAN HỆ 1- Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Như vậy thực chất chi phí là sự dịch chuyển giá trị của lao động sống và lao động vật hoá vào đối tượng tính giá thành (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…) trong đó: - Chi phí lao động sống (V): Bao gồm các chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. - Chi phí lao động vật hoá (C): Bao gồm các chi phí về giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ như chi phí NVL, CCDC, năng lượng, nhiên liệu, chi phí khấu hao TSCĐ… 2- Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành. 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực sự cuả các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. 3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về thực chất, chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản xuất sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Chúng ta có thể niểu diễn mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm như sau: CPSX dở dang đầu kỳ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: Tổng Chi phí Chi phí Chi phí giá thành SX = sản xuất + sản xuất sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc đói với các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị II- HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ MẠO KHÊ Việc hạch toán chi phí sản xuất tại Nhà máy Cơ khí Mạo Khê được tiến hành tập hợp cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm cụ thể theo ba khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Trong chuyên đề này, em xin trình bày phương pháp trình tự hach toán chi phí sản xuất theo phân xưởng của Phân xưởng Cơ khí phát sinh trong tháng 4/2002 và tính giá thành của hai loại sản phẩm tiêu biểu: - Sản phẩm xích HK  14, là mặt hàng truyền thống, được sản xất thường xuyên - Sản phẩm Bộ truyền động băng tải, là mặt hàng được sản xuất theo đơn đặt hàng, phát sinh và hoàn thành trong tháng 4/2002 1- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Đặc điểm NVL là yếu tố quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của Nhà máy, bao gồm nhiều chủng loại: Vật liệu chính: sắt thép các loại. Vật liệu phụ: ô-xy, a-xê-ty-len, que hàn, sơn... Nhiên liệu: xăng, dầu diezel phục vụ cho máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải Nguồn mua nguyên vật liệu của Nhà máy chủ yếu là thông qua hợp đồng ký kết với các công ty kim khí hoặc hợp đồng nhập khẩu ủy thác qua Tổng Công ty than Việt Nam. Một số nguyên vật liệu đặc biệt khác: - Thuốc nổ: mua theo chỉ tiêu phân phối của Nhà nước - Gỗ chống lò: mua theo hợp đồng ký kết với các đơn vị được phép khai thác. Giá thực tế vật liệu nhập kho được tính theo công thức: 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Giá thực tế Giá mua = + vật liệu nhập kho ghi trên hoá đơn Nguyễn Thị Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu (nếu có) Vật liệu xuất sử dụng trong kỳ ghi theo giá hạch toán, đến cuối tháng khi tính được giá thực tế sẽ tiến hành điều chỉnh về giá thực tế. * Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Sổ chi tiết vật tư, Bảng kê số 3, Bảng phân bổ số 2, các Nhật ký chứng từ có liên quan, Sổ cái TK 152. - TK sử dụng: TK 152 - "Nguyên liệu, vật liệu". TK này được mở chi tiết đến các TK cấp 2 và theo từng loại vật tư. TK 621- "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và có nội dung như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo các sản phẩm hay trực tiếp thực hiện dịch vụ. Bên Có: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển sang kỳ sau. Kết chuyển và phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất kinh doanh vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp. * Phương pháp hạch toán: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NVLTT THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX TK 152 TK 621 (1) TK 154 (5) TK 151 TK 152 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị (2) (6) TK 331, 111, 112... TK 1331 (3) (4) Trong đó: (1): Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm (2): Hàng đi đường kỳ trước kiểm nhận, xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm không qua kho. (3): Tổng giá thanh toán của nguyên vật liệu, không có VAT, sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm không qua kho. (4): VAT đầu vào. (5): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (6): Vật liệu xuất dùng cho sản xuất không sử dụng hết nhập kho hay chuyển kỳ sau 1.1- Hạch toán chi tiết Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ khí Mạo Khê áp dụng theo phương pháp Sổ số dư. Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu nhập kho và phiếu xuất kho nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho về mặt số lượng sau đó chuyển chứng từ cho kế toán vật liệu trên cơ sở các phiếu giao nhận. Mỗi thẻ kho được đánh một số riêng và mở riêng cho một loại nguyên vật liệu, mỗi chứng từ ghi một dòng. Cuối tháng, cộng số lượng nhập - xuất rồi tính số lượng tồn cho từng loại nguyên vật liệu và ghi vào sổ số dư theo chỉ tiêu số lượng. Căn cứ vào chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán vật liệu tiến hành lập Bảng luỹ kế nhập - xuầt - tồn. Cuối tháng, lấy sổ số dư từ thủ kho rồi ghi một lân theo chỉ tiêu giá trị, đồng thời vào sổ kế toán tổng hợp. 1.2- Hạch toán tổng hợp 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Anh Đào - K19B Nguyễn Thị Do đặc điểm sản xuất của Nhà máy là sử dụng nhiều loại NVL, mỗi lần nhập giá khác nhau, vì thế để phục vụ cho việc hạch toán được thường xuyên, liên tục, Nhà máy sử dụng giá hạch toán để ghi sổ (giá thực tế đầu kỳ). Đối với NVL nhập trong kỳ, ghi theo hai loại giá: giá thực tế và giá hạch toán. Đối với NVL xuất sử dụng trong kỳ, ghi theo giá hạch toán: Giá hạch toán VL xuất sử dụng trong kỳ = Số lượng VL xuất sử dụng x Đơn giá hạch toán VL Đến cuối kỳ, sau khi tính được giá thực tế sẽ tiến hành điều chỉnh về giá thực tế. Việc tính toán này được thực hiện trên Bảng kê số 3 - Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ, dụng cụ. Hệ số giá được tính chung cho từng nhóm NVL. Kết cấu bảng kê số 3: Biểu 01 Căn cứ lập bảng kê số 3 là các nhật ký chứng từ : NKCT số 1 ghi Có TK 111 - ghi Nợ các TK 152, TK 153 NKCT số 2 ghi Có TK 112 - ghi Nợ các TK 152, TK 153 NKCT số 5 ghi Có TK 331 - ghi Nợ các TK 152, TK 153 NKCT số 10 ghi Có TK 141 - ghi Nợ các TK 152, TK 153 NKCT số 7… Cách lập bảng kê số 3 cụ thể như sau: Dòng số dư đầu tháng (I): lấy từ mục VI - tồn kho vật liệu cuối tháng của tháng trước (tháng 3 năm 2002). Dòng phát sinh trong tháng (II): căn cứ vào các chứng từ nhập vật liệu trong tháng, các Nhật ký chứng từ có liên quan theo dòng tổng cộng số phát sinh bên Nợ của TK 152, 153 ghi vào các cột giá hạch toán và giá thực tế cho phù hợp. Dòng cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng(III): III = I + II. Dòng hệ số chênh lệch (IV): Hệ số giá = VL Giá TT VL tồn đầu kỳ + Giá TT VL nhập trong kỳ Giá HT VL tồn đầu kỳ + Giá HT VL nhập trong kỳ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng