Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng và th...

Tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng và thương mại bắc nam

.DOC
49
132
104

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà MỤC LỤC SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đõy, cùng với sự đổi mới kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước có sự phát triển đáng kể - trong đó có sự đóng góp của ngành xây dựng cơ bản - một ngành mũi nhọn thu hút khối lượng vốn đầu tư của nền kinh tế. Mặt khác, bất kỳ một doanh nghiệp cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận, giảm chi phí và hạ thấp giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề nêu trên, một trong những công cụ đắc lực mà mỗi doanh nghiệp xây lắp nói chung và công ty Cổ phần ĐTPT & XDGT 208 nói riêng cần có các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, kết hợp với tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Trong những năm qua lãnh đạo công ty Cổ phần ĐTPT &XDGT 208 luôn quan tâm đến công tác chi phí, tính giá thành sản phẩm điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chế độ kế toán hiện hành. Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác tổ chức hạch toán tại công ty em đã chọn đề tài: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và thương mại Bắc Nam". Chuyên đề gồm có 3 phần: Phần 1: Những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sx và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Phần 2:Thực tế kế toán tập hợp chi phí tập hợp chi phí sx và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần ĐTPT & XDGT 208 Phần 3: Một số ý kiến đóng góp nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sx và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨN XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CƠ BẢN. 1.1. Đặc điểm của hoạt động xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. Một đất nước muốn phát triển thì phải có nền cơ sở hạ tầng vững chắc. Như vậy, so với các ngành sản xuất vật chất khỏc thỡ ngành xây dựng luôn đi trước một bước. 1.2.Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Thông qua nhữg thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những nhà quản trị doanh nghiệp nắm được chi phí và giá thành trực tiếp của từng hoạt động, từng công trình, hạng mục công trình cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư lao đông, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để cú cỏc quyết định quản lý hợp lý. Để đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thích hợp. - Tổ chức hạch toán và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng bằng phương pháp thích hợp đã chọn cung cấp kịp thời, chính xác những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định 2. CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 2.1. Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất xây lắp. Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là quá trình chuyển biến của vật liệu xây dựng thành sản phẩm dưới tác động của máy móc thiết bị cùng sức lao động của công nhân. Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới sự tác động có mục đích của sức lao động qua quá trình thi công sẽ trở thành sản phẩm xây dựng. Tất cả những hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, công dụng và mục đích khác nhau song chung quy gồm có chi phí về lao động sống như chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương; chi phí về lao động vật hoá như nguyên vật liệu, khấu hao về TSCĐ… Đứng trên góc độ quản lý các thông tin về chi phí là hết sức quan trong vỡ nú ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận , do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết. Để có thể giám sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loại chi phí theo cỏc tiờu thức thích hợp. 2.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp. Việc quản lý sản xuất, chi phí sản xuất không chỉ dựa vào các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng thời điểm nhất định. Do vậy, tuỳ theo yêu cầu quản lý, giác độ xem xét chi phí … mà các loại chi phí được sắp xếp, phân loại theo cỏc tiờu thức khác nhau. 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung của chi phí. Theo cách phân loại này, các yếu tố cú cựng nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố không phân biệt chi phí sản xuất được phát sinh ở dâu hay dùng vào mục đích gì trong sản xuất nhằm tổng hợp và cân đối mọi chỉ tiêu kinh tế và kế hoạch của doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đối với doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Là những chi phí nguyên vật liệu không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp như xi măng, sắt thép, vật liệu phụ, nhiên liệu … SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà - Chi phí sử dụng nhân công: Là những chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sủ dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như tiền điện, tiền nước, tiền tư vấn, sửa chữa lớn thuê ngoài… - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí dùng chi hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố chi phí đã nêu trên. Việc phân loại chi phí theo yếu tố có ý nghĩa lớn trong quản lý. Nó cho biết cơ cấu chi phí theo nội dung kinh tế để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Nó là cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu sử dụng vốn lưu động định mức. Đối với công tác kế toán nó là cơ sở để lập các báo cáo tài chính, giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giúp sử dụng tài khoản cấp hai khi phân loại chi phí mang nội dung tổng hợp, ngoài ra nó còn là cơ sở để tính thu nhập quốc dân (c+v+m), đánh giá khái quát tình hình tăng năng suất lao động. 2.2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, trong xây lắp cơ bản giá thành sản phẩm được chia thành các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc tạo nên thực thể của công trình (khoản mục này không bao gồm chi phí về nhiên liệu cho máy thi công). - Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lượng phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp xây lắp công trình; công nhân vân chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng thi công (tính cả lao động trong biên chế và ngoài biên chế). Khoản mục này không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân điều khiển máy thi công, công nhân vận chuyển vật liệu ngoài phạm vi công trình và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công. SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà - Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí liên quan tới việc sử dụng máy thi công sản phẩm xây lắp, bao gồm chi phí nhiên liệu động lực cho máy thi công, tiền khấu hao máy, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công. Do hoạt động của máy thi công trong xây dựng cơ bản mà chi phí sử dụng máy thi công chia làm hai loại:  Chi phí tạm thời: Là những chi phí liên quan đến việc lắp ráp, chạy thử, vận chuyển máy phục vụ sử dung máy thi công trong từng thời kỳ (phân bổ theo tiêu thức thời gian sử dụng).  Chi phí thường xuyên: Là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi công bao gồm tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu, động lực, vật liệu dùng cho máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và các chi phí khác. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất đội, công trình xây dựng nhưng không tính cho từng đối tượng cụ thể được. Chi phí này gồm: Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý đội, chi phí công cụ, dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội. Cách phân loại này giúp nhà quản lý xác định được cơ cấu chi phí nằm trong giá thành sản phẩm từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí tới giá thành công trình xây dựng từ đó có thể đưa ra dự toán về giá thành sản phẩm. Chính vì vậy phương pháp phân loại chi phí này được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. 2.2.3. Phân loại theo chức năng của chi phí. Cách phân loại này dựa vào chức năng của chi phí tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào - Chi phí tham gia vào quá trình sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản suất chung (các chi phí này tính vào chi phí sản xuất ) - Chi phí tham gia vào chức năng bán hàng: Chi phí bán hàng (không làm tăng giá trị sử dụng nhưng làm tăng giá trị của hàng hoá) SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà - Chi phí tham gia vào chức năng quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp ta biết chức năng của chi phí tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, xác định chi phí tính vào giá thành hoặc trừ vào kết quả của doanh nghiệp. Trên đây là một số cách phân loại chi phí chủ yếu trong kế toán tài chính của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp xây lắp thỡ cỏch phân loại chi phí theo nội dung của chi phí và phân theo khoản mục tính giá thành được áp dụng nhiều nhất. 2.3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp. Để hạch toán chi phí sản xuất xây lắp được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Để xác định chính xác đối tượng hạch toán chi phí cần căn cứ vào: - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Sản xuất giản đơn hay phức tạp - Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. - Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Với trình độ cao có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở các góc độ khác nhau, ngược lại với trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị thu hẹp lại. 2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất trong phạm vị giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Trong các doanh nghiệp xây lắp phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán theo từng công trình, hạng mục công trình, theo đơn đặt hàng, theo từng bộ phận sản xuất xây lắp … Nội dung chủ yếu của các phương pháp này là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí phát sinh cho đối tượng theo từng khoản mục.  Phương pháp trực tiếp: Các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đối tượng nào (công trình, hạng mục công trình …) thì hạch toán trực tiếp cho đối SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà tượng ( công trình, hạng mục công trình …) đó. Phương pháp này chỉ áp dụng được khi chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho đối tượng chịu phí. Việc sử dụng phương pháp này có ưu điểm lớn vì đây là cách tập hợp chi phí chính xác nhất, đồng thời lại theo dõi được một cách trực tiếp các chi phí liên quan đến đối tượng cần theo dõi. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức do có rất nhiều chi phí liên quan đến một đối tượng và rất khó để theo dõi riờng cỏc chi phí này. Trong thực tế phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản do nó tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán tính giá thành và người quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.  Phương pháp hạch toán theo đơn đặt hàng: Toàn bộ các chi phí phát sinh đến đơn đặt hàng nào thì được hạch toán tập hợp riêng cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành được hạch toán riêng theo đơn đặt đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.  Phương pháp hạch toán theo từng bộ phận xây lắp: Các bộ phận sản xuất xây lắp như công trường của các đội thi công, các tổ sản xuất thường thực hiện theo phương pháp này. Theo phương pháp này các đội có thể nhận khoán một khối lượng xây lắp nhất định theo hợp đồng khoán gọn. Do đó việc hạch toán chi phí phát sinh theo từng bộ phận sản xuất phù hợp với giỏ khoỏn khối lượng xây lắp đã thực hiện trong kỳ. 3. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định. Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giai đoạn công việc có thiết kế và dự toán riêng, có thể là hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ mà không phải bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ dưới đây: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ CHI PHÍ SẢN XUẤT PHÁT SINH TRONG KỲ SV: Nguyễn Đức Minh TỔNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH MSV: 08D04411N Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Qua sơ đồ ta thấy: Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản thành sản xuất dở xuất phát xuất dở dang = + phẩm hoàn dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ thành 3.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 3.2.1.1. Khái niệm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính (như gạch, xi măng, sắt… ), nguyên vật liệu phụ (như sơn, đinh, silicat…), nhiên liệu (như xăng, dầu, chất đốt…), bảo hộ lao động và các phụ tùng khác. Trong giá thành sản phẩm xây dựng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí này được hạch toán riêng cho từng công trình. Từ đó xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế đã sử dụng trong kỳ theo công thức sau: Chi Trị giá Trị giá Trị giá phí thực tế NVL xuất NVL còn lại phế liệu thu NVLTT đưa vào sử cuối kỳ chưa hồi ( nếu = trong dụng sử dụng có) kỳ 3.2.1.2. Tài khoản sử dụng. - TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK này dùng phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế cho hoạt động xây lắp. TK này được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí: từng công trình xây dựng, hạng mục công trình, đội xây dựng… - Kết cấu + Bên Nợ. Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ trong kỳ hạch toán. + Bên Có. SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà  Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho.  Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực sự sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào các tài khoản liên quan + Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:( Xem phụ lục 1) 3.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 3.2.2.1. Khỏi niêm. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp thuộc doanh nghiệp và số tiền lao động thuê ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, tiền lương công nhân xây lắp và vận chuyển ngoài phạm vi công trường, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ ) tớnh trờn quỹ lương công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí ( công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng ..). Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng thì sẽ được phân bổ cho các đối tượng theo phương pháp thích hợp ( theo định mức tiền lương của từng công trình, theo tỷ lệ so với khối lượng xây lắp hoàn thành…). 3.2.2.2. Tài khoản sử dụng. - TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp: TK này phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp xây lắp bao gồm cả công nhân do doanh nghiệp nghiệp quản lý và cả công nhân thuê ngoài. TK này cũng được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí: từng công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng … - Kết cấu. + Bên Nợ Chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất, thực hiện lao vụ, dịch vụ. + Bên Có Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và tài khoản tính giá thành + Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà 3.2.2.3. Phương pháp hạch toán.  Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia hoạt động xây lắp ( kể cả tiền công cho công nhân thuê ngoài), ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334- Phải trả công nhân viên  Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335- Chi phí phải trả  Cuối kỳ kế toán tính, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương theo đối tựợng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: ( Xem phụ lục 2) 3.2.2.4. Tài khoản sử dụng. - TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công: TK này sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp. TK này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thỡ khụng sử dụng TK 623, các chi phí xây lắp được hạch toán trực tiếp vào TK 621, 622, 627. Không hach toán vào TK 623 khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương phải trả của công nhân sử dụng máy thi công. - Kết cấu + Bên Nợ Tập hợp chi phí máy thi công phát sinh + Bên Có SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào tài khoản tính giá thành + Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. - TK 623 có 6 TK cấp 2 + TK 6231- Chi phí nhân công: Phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công. TK không phản ánh khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương phải trả của công nhân lái xe, máy thi công, khoản này được hạch toán vào TK 627-Chi phí sản suất chung. + TK 6232- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công. + TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động xe, máy thi công. + TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. + TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ … + TK 6238- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công. 3.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 3.2.3.1. Khái niệm và cách thức phân bổ. Chi phí sản suất chung là những chi phí phục vụ sản xuất của đội xây dựng nhưng không tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể được. Chi phí này bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan dến hoạt động của đội … Các khoản chi phí sản suất chung thường được hạch toán riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí nên kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức phù hợp như: tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, giờ sử dụng máy thi công … Công thức phân bổ: Tổng chi phí sản xuất x chung cần phân bổ SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Tổng tiêu thức phân bổ = Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng 2.2.3.2.Tài khoản sử dụng. - TK 627- Chi phí sản suất chung: TK này dùng phản ánh các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ nhất định(19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội …TK này được mở chi tiết theo đội, công trường xây dựng … - Kết cấu. + Bên Nợ. Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên Có.  Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.  Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. + Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. - TK 627 có 6 TK cấp 2 + TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả chio nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội ( thuộc biên chế của doanh nghiệp). + TK 6272- Chi phí vật liệu. + TK 6273- Chiphớ dụng cụ sản xuất. + TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6278- Chi phí khác bằng tiền. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản suất chung ( Xem phụ lục 3 ) SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà 3.2.5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 3.2.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. 3.2.5.1.1 Tài khoản sử dụng. - TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: TK này dùng tổng hợp chi phí sản xuất – kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp và áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên. TK này được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí - Kết cấu. + Bên Nợ. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung kết chuyển cuối kỳ. + Bên Có.  Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa được.  Giá thành thực tế của công trình, hạng mục cụng trỡnh… ban giao. + Số dư bên Nợ. Chi phí sản xuất- kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. - TK 154 có 4 TK cấp 2 + TK 1541- Xây lắp: Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. + TK 1542- Sản phẩm khỏc: Dựng tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ. + TK 1543- Dịch vụ: Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ. + TK 1544- Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tổng hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây lắp còn dở dang cuối kỳ. 3.2.5.1.2. Phương pháp hạch toán.  Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí đó xỏcđịnh tương ứng, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu TK, SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho công trình, hạng mục công trình … Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 627- Chi phí sản xuất chung  Giá trị ghi giảm chi phí Nợ TK 152- Phế liệu thu hồi, vật liệu thừa nhập kho Nợ TK 1381- Trị giá sản phẩm hỏng không sửa được Nợ TK 138, 334, 821- Xử lý thiệt hại Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 3.2.5.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất xây lắp sản phẩm dở dang được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tớnh giỏ sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến cuối thỏng đú. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác được giá dự toán ) thì giá trị sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Trị giá của khối lượng xây lắp dở dang được xác định theo công thức. Chi phí SX-KD Chi phí SX-KD phát Giá trị của dở dang đầu kỳ + sinh trong kỳ Giá trị của khối lượng = Giá trị của khối x khối lượng Giá trị của khối xây lắp dở xây lắp dở lượng xây lắp + lượng xây lắp dở dang cuối kỳ dang cuối kỳ hoàn thành dang cuối kỳ theo theo dự toán theo dự toán dự toán 3.2.6. Tính giá thành công trình hoàn thành. SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà 3.2.6.1. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.  Giá thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định theo định m ức v à khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh th ổ. Giá th ành d ự toán nh ỏ h ơn giá trị dự toán công trình ở phần thu nhập chịu thu ế tính trước (thu nh ập ch ịu thuế tính trước được tính theo định mức quy định) Giá = Giá trị dự Lợi nhuận thành dự toán chịu thuế tính toán trước  Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán: Giá thành Giá thành dự Mức hạ giá = kế hoạch toán thành dự toán  Giá thành thực tế: Là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà đơn vị đã nhận thầu, giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán. 3.2.6.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp và có ý nghĩa quan trọng trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm xây lắp. Yêu cầu đặt ra là xác định đối tượng tính giá thành càng gần với đối tượng tập hợp chi phí thì càng tốt và việc tập hợp chi phí sản xuất phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành. Với đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm mang tính đơn chiếc và có dự toán thiết kế riờng nờn đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc hoàn thành ban giao (có dự toán riêng) 3.2.6.3. Phương pháp tính giá thành. Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp như: phương pháp tính giá thành trực tiếp ( giản đơn ), phương pháp theo đơn đặt hàng, phương pháp theo định mức tuỳ theo đốt tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm cuối SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà cùng là các công trình, hạng mục công trình xây dựng xong và đưa vào sử dụng, do đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tính được giá thành sản phẩm đó. Giá thành các hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, những chi phí này được hạch toán trờn cỏc sổ (thẻ) chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng ( xác định được giá dự toỏn)… hoàn thành được thanh toán với chủ đầu tư. Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành các hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công th ức: Giá thành thực tế Chi phí SXChi phí SXChi phí SXkhối lượng xây = KD dở dang + KD phát sinh KD dở dang lắp hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Để phục vụ cho mục đích so sánh phân tích chi phí sản xuất và giá thành với dự toán giá thành xây lắp có thể chi tiết theo khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản suất chung. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm: ( Xem phụ lục 4) 4. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN. 4.1.Tổ chức hệ thống sổ “Nhật ký – sổ cỏi”. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi ghép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ. Quy trình hạch toán: ( Xem phụ lục 5) 4.2. Tổ chức hệ thống sổ “Nhật ký chung”. Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào số Nhật ký chung theo thứ tự thời gian. Sau đó lấy số liệu liên quan trên sổ Nhật ký chung làm căn cứ ghi Sổ cái.  Quy trình hạch toán ( Xem phụ lục 6 )  4.3. Tổ chức hệ thống sổ “Chứng từ- ghi sổ”. SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập Chứng từ -ghi sổ trước khi vào sổ kế toán 4.3.1. Điều kiện vận dụng.  Sử dụng lao độmg thủ công được áp dụng trong các trường hợp sau:  Loại hình kinh doanh đơn giản, quy mô hoạt động vừa và nhỏ  Trình độ kế toán thấp .  Có nhu cầu phân cấp lao động chuyên môn hoá.  Sử dụng lao động kế toán bằng máy thì phù hợp với mọi loại hình hoạt động, quy mô và trình độ kế toán. 4.3.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán.  Chứng từ -ghi sổ.  Mở theo nguyên tắt tờ rời.  Định khoản các nghiệp vụ trên chứng từ.  Cơ sở hạch toán là các chứng từ gốc cùng loại, từng đối tượng hoặc tập hợp chứng từ gốc cho các loại gắn trên một chỉ tiêu.  Sổ đăng ký chứng từ -ghi sổ.  Dùng để đăng ký thứ tự của các chứng từ -ghi sổ phần hành  Dùng đối chiếu kiểm tra số liệu Sổ cái vào ngày cuối kỳ  Cơ sở hạch toán là các chứng từ -ghi sổ.  Sổ cái .  Dùng ghi toàn bộ tư liệu về một đối tượng: dư, phát sinh nợ, có.  Cơ sở ghi là các chứng từ -ghi sổ  Hệ thống sổ chi tiết bao gồm: Sổ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng (gửi, rút và còn lại) sổ (thẻ) kho (nhập, xuất, tồn), sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ chi tiết doanh thu…  Quy trình hạch toán. ( Xem phụ lục 7) SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà PHẦN 2 THỰC TẾ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG 208 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 208. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty cổ phần ĐTPT và XDGT 208 là công ty cổ phần chiếm 52% vốn nhà nước hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân. Tên giao dịch: Công ty CPĐTPT&XDGT208. Trụ sở đóng tại: số 24 – ngõ 55 – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng Hà Nội. Năm 1971 Công ty đổi tên là Xí nghiệp quản lý sửa chữa giao thông trung ương 208, trực thuộc Cục quản lý đường bộ Việt Nam. Đến năm 1992 mở rộng quy mô hoạt động và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh ngoài lĩnh vực duy tu sửa chữa các cầu đường bộ còn rải thêm bê tông apsphalt và thi công làm mới các công trình xây dựng dân dụng, cầu đường. Do vậy Xí nghiệp đổi tên thành Phân khu quản lý đường bộ 208 thuộc khu quản lý đường bộ 2. Sau khi công ty đổi tên được bảy tháng , đến tháng 7 năm 1992 do công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh đã chiếm lĩnh được thị trường, tạo được uy tín và lòng tin của các chủ đầu tư. Mặt khác CBCNV rất đông, công việc lại nhiều, đồng thời để phù hợp với sự phát triển của xã hội lúc đó. Phân khu quản lý đường bộ 208 được tách làm hai công ty đó là: Phân khu quản lý đường bộ 234 trực thuộc khu quản lý đường bộ 2 và Công ty sửa chữa công trình giao thông 208 trực thuộc Cục quản lý đường bộ Việt Nam có đăng ký kinh doanh số 108842 ngày 19/8/1993 của trọng tài kinh tế và giấy phép kinh doanh số 2233 do Bộ GTVT cấp ngày 19/8/1994. Mỗi công ty đều có con dấu riêng kinh doanh độc lập hoàn toàn. Công ty sửa chữa công trình giao thông 208 sau khi tách chủ yếu kinh doanh lĩnh vực thi công xây dựng cầu đường mới giải thảm bê tông, xây dựng các công trình dân dụng không tham gia lĩnh vực duy tu bảo dưỡng . Đây cũng là bước phát triển mạnh mẽ ghi lại những đổi thay lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh để phù hợp với xu thế và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường . Năm 2006 đến nay công ty cổ phần hoá theo quyết định số 4904/QĐBGTVT ngày 22/12/2005 và đổi tên là Công ty cổ phần ĐTPT&XDGT 208.Căn SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N Luận văn tốt nghiệp Nội Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà cứ vào giấy CNĐKKD số 0103011549 cấp ngày 14/04/2006 ngành nghề chủ yếu của công ty là: Xây dựng các công trình cầu, đường, thí nghiệm các công trình xây dựng. Thảm bê tông Asphanlt, xây dựng các công trình dân dụng… Công ty cổ phần ĐTPT&XDGT208 cú vốn điều lệ là: 10.500.000.000đ 1.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần ĐTPTvà XDGT 208 là công ty cổ phần chiếm 52% vốn nhà nước hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân. Ngành nghề kinh doanh hiện tại chủ yếu là: Đại tu và xây dựng công trình giao thông. Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng. Sản xuất vật liệu xõy dựng.Xõy dựng các công trình cầu, đường, cống đờ , kố, kờnh, thuộc ngành thủy lợi.Khảo sát thiết kế, thí nghiệm công trình giao thông cầu đường.Mụ hỡnh hoạt động là Công ty ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư xong giao khoán cho các đơn vị trong Công ty trực tiếp thi công. Công ty có thể đứng ra vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất cho các đơn vị thành viên, cũng như tham gia ký kết các hợp đồng mua vật liệu thuê máy móc thiết bị, nhân công với khách hàng….. Kế hoạch sản xuất mang tính pháp lệnh, bao gồm các nội dung: Nhiệm vụ công trình, khối lượng công việc, chất lượng sản phẩm, tiến độ hoàn thành bàn giao. Giá trị sản lượng và kinh phí cho từng công trình chia theo giai đoạn hoàn thành. Mọi hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư, các cơ quan trong và ngoài ngành đều do giám đốc trực tiếp kí kết không uỷ quyền cho các đơn vị thành viên.Khi giao việc làm cho các xí nghiệp, công ty cú cỏc hình thức khoán sau đây: Khoán gọn công trình. Khoán theo dự toán. Khoán nhân công thiết bị. Nguyên tắc của khoán là đảm bảo chất lượng, tiến độ, động viên công nhân hăng hái trong lao động sản xuất.Hiện nay quy trình hoạt động sản xuất của Công ty gồm có 3 quy trình công nghệ chính là: Làm đường mới, vá đường và rải thảm đường bê tông asphalt. Có thể khái quát quy trình công nghệ của Công ty qua sơ đồ sau: - Sơ đồ 8: Dây chuyền làm mới đường - Sơ đồ 9: Dây chuyền vá đường: - Sơ đồ 10: Dây chuyền rải thảm bê tông asphalt: SV: Nguyễn Đức Minh MSV: 08D04411N
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan