Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn...

Tài liệu Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn

.DOC
115
274
113

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ QUANG BÌNH 01658161398 HÀ NỘI TRONG TÙY BÚT CỦA BĂNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH - 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Băng Sơn là một trong những tác giả tùy bút nổi bật của văn học Việt Nam đương đại. Ông viết tùy bút với một sức viết mạnh mẽ, khỏe khoắn và đạt được nhiều thành công. Những sáng tác của ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm gắn bó tha thiết với cuộc đời và con người, đặc biệt là khi viết về Hà Nội, qua tập Thú ăn chơi người Hà Nội. Những trang tùy bút của ông thể hiện một cái nhìn hết sức tinh tế và sâu sắc về Hà Nội. Phải là một con người không chỉ am hiểu mà còn mang tình yêu tha thiết đối với Hà Nội, mới có thể cảm nhận từng vẻ đẹp tiềm ẩn của mảnh đất này trong nhịp sống đời thường cũng như trong tầng sâu đời sống văn hóa. Có thể nói, dù đã có rất nhiều tác giả viết về Hà Nội, nhưng Băng Sơn đã tạo nên cho mình một góc nhìn riêng, một cái duyên riêng, không lẫn vào bất kì ai khác. 1.2. Hà Nội đã tròn một ngàn năm tuổi, những giá trị văn hóa đã thăng hoa tiềm ẩn lấp lánh trong nếp sống, trong mọi ngõ ngách của đời thường, nhưng đối mặt trước cuộc sống hiện đại liệu chúng còn giữ được những vẻ đẹp ngàn xưa của đất kinh kỳ? Những trang văn của Băng Sơn, giúp ta hiểu thêm những giá trị văn hóa sâu lắng, tiềm ẩn trong những gì bình dị, gần gũi nhất bên ta và chúng ta chắc hẳn sẽ phải thay đổi một cách nhìn, cách ứng xử đối với những giá trị văn hóa của xứ sở. Như vậy có thể nói Băng Sơn đã thể hiện thành công thiên chức của nhà văn trong việc giáo dục mọi người trân trọng và giữ gìn tinh hoa văn hóa của dân tộc. 1.3. Khi nghiên cứu về tuỳ bút Băng Sơn giúp cho chúng ta phát hiện một mạch nguồn từ Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… và Băng Sơn vừa kế thừa, vừa phát huy những giá trị cao đẹp của tùy bút viết về Hà Nội. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về các sáng tác của ông, đặc biệt là mảng tùy bút giúp cho chúng ta cách nhìn nhận đánh giá đúng về tác giả, qua đó 3 khẳng định một cách khách quan những đóng góp quý giá của ông cho nền văn học nước nhà. Trên đây là những lý do chính thôi thúc chúng tôi chọn: Hà Nội trong tùy bút Băng Sơn làm đề tài nghiên cứu . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong nền văn học đương đại Việt Nam, Băng Sơn là tác giả có sức sáng tạo mạnh mẽ, dường như ngòi bút của ông luôn sôi nổi với những cảm hứng không bao giờ cạn, đặc biệt là những đề tài thuộc về phong tục tập quán về văn hoá, những trang văn của ông tạo nên một bức tranh đa sắc màu của nền văn hóa. Đóng góp nổi bật nhất của Băng Sơn chính là ở thể loại tùy bút. Tuy nhiên vấn đề này mới chỉ được một số nhà phê bình nghiên cứu đề cập đến ở một số khía cạnh đơn lẻ. Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua một số bài viết tiêu biểu. Trong bài Băng Sơn với Hà Nội, nhà thơ Ngô Quân Miện có ý kiến: “Viết về thú ăn chơi của người Hà Nội thì đây không phải là cuốn sách đầu tiên. Đã có “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam, “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, và những bài viết về phở, về ngẩu pín, về chả cá... của Nguyễn Tuân. Toàn những cây bút có hạng cả. Thế nhưng, Băng Sơn vẫn có tiếng nói của mình, nối tiếp những tiếng nói trước và cũng có những âm hưởng của mình, góp một dòng suối vào những con suối kia làm thành một dòng sông mang hương vị của đất kinh kỳ Hà Nội” [37, 1067]. Như vậy nhà thơ đã khẳng định một điều con đường mà tác giả đã lựa chọn đầy thách thức bởi đây là đề tài đã đạt nhiều thành công, nhưng cho dù viết những đề tài cũ, đối mặt với những tên tuổi đã thành danh nhưng Băng Sơn đã khẳng định được chính mình. Không chỉ khẳng định sự thành công của Băng Sơn về mặt nội dung, tác giả này còn chú ý đến sự độc đáo về ngôn ngữ trong tùy bút của ông: “Trong thú ăn chơi người Hà Nội, Băng Sơn luôn luôn cho ta thấy nồng đượm tình người. Ngòi bút của anh vốn là ngòi bút thơ dễ thông cảm trước tình người, nên những trang văn xuôi của anh thường có chất thơ. Tình người trong món cốm đầu mùa do bàn tay người 4 vợ mua về cho chồng, tình người trong chiếc bánh dầy mẹ mua về cho con. Anh thường gợi những phong vị, những khung cảnh, những không khí, những thời tiết, những kỷ niệm làm ta qua một món ăn, thêm yêu, thêm nhớ Hà Nội…” [37, 1068-1069]. Về ngôn ngữ tùy bút Băng Sơn, nhà thơ Hoàng Quốc Hải nhận xét: “Băng Sơn không chỉ đem các con chữ thả trên mặt giấy như một thứ trò chơi, mà anh phải nhào nặn hình hài nó qua mồ hôi, nước mắt và cả sự dằn vặt của tâm hồn và trí tuệ của đời anh. Đó cũng chính là lý do Băng Sơn viết văn xuôi muộn so với thơ anh. Và để viết được những áng văn có hồn, khó lắm thay” [37, 1089]. Hoàng Quốc Hải đã khẳng định Băng Sơn đã đem đến cho người đọc những trang văn thật giản dị trong sáng như những gì thân thương gần gũi nhất của đời thường nhưng không phải là thứ văn dễ dãi, qua đó ta còn thấy một tình yêu thiêng liêng đối với tiếng Việt và cao cả hơn đó là sự cống hiến hết mình của người nghệ sĩ chân chính. Khi đến với Băng Sơn, Thanh Hào phát hiện: “Người đọc cảm nhận được ở nhà văn một tâm hồn nghệ sĩ có một tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu xứ sở quê hương và Hà Nội nổi tiếng, anh yêu đến ngơ ngẩn làm người đọc cũng “bị” yêu lây. Mỗi khi qua một cảnh, một sự việc cụ thể nào đó là ta đã đọc trong trang sách của Băng Sơn, ta bắt gặp một gốc đa trong thành phố, một sắc hoa lộc vừng rơi trên mặt nước Hồ Gươm, một mùi hoa lan trong đêm phố Phan Đình Phùng, một ngôi chùa dọc, một tiếng chuông, một tháp bút, một phố ngắn nhất và món thịt bò khô, đến cơm nắm và cơm nguội. người đọc đều thấy Băng Sơn có hồn trong đó” [37, 1096]. Đó là điều mà Thanh Hào khẳng định về Băng Sơn. Phải là một con người Hà Nội, sống từng trải với Hà Nội và yêu Hà Nội đến nhường nào mới thấy được vẻ đẹp giản dị và tinh tế đến như vậy. Khi viết về Băng Sơn cây bút tài hoa của đất Hà thành Nguyễn Kế Nghiệp nhận xét “ Đọc tùy bút Băng Sơn luôn có cảm giác trong anh có cả chất Thạch Lam, Vũ Bằng và Hồ Dzếnh. Một cái gì đó chân thật, đôn hậu, 5 đằm thắm, bảng lảng và có lúc bùi ngùi, cái bùi ngùi cần thiết để nâng cao tâm hồn ta” [37, 1102]. Đó là một đánh giá chính xác, tinh nhạy. Băng Sơn đã ra đi vào những ngày cả nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, con người ấy đã không kịp dự ngày đại lễ của thành phố mà ông đã giành tình yêu suốt một đời. Bạn bè, đồng nghiệp, độc giả gần xa đã vô cùng tiếc thương cho ông- Một nhà văn của Hà Nội, viết về Hà Nội và nhập vào hồn thiêng Hà Nội đúng vào lúc Thành phố tròn 1000 năm tuổi. Bằng niềm thương yêu trân trọng, mọi người giành tất cả cho ông tình cảm chân thành tha thiết nhất. Trong điếu văn của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đọc tại lễ tang nhà văn Băng Sơn, nhà thơ Hữu Thỉnh đã khẳng định: “Nhờ trải nghiệm những thăng trầm của Hà Nội trong nhiều giai đoạn và tích lũy vốn sống qua nhiều năm làm báo, Băng Sơn phục hiện thành công hồn xưa trên phố cổ” [42]. Đó là sự giữ gìn vẻ đẹp ngàn năm của đất kinh kỳ, có thể mười năm một trăm năm hay một ngàn năm nữa Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn thần khí ngàn xưa trong những trang sách của Băng Sơn. Với ông quá trình viết về Hà Nội là quá trình nhập thân hòa mình với cảnh vật: “Bước trên mỗi viên gạch lát đường ông như nghe được những hồi âm từ quá khứ. Và quá khứ cũng nghe rõ những xúc động thăng hoa, trong mạch văn, trong hồn văn của ông. Với Băng Sơn, con người và hồn thiêng sông núi dồn tụ nơi Thăng Long đã được hiểu biết, được khám phá, được tôn vinh đến từng góc khuất. Từng góc phố, từng số nhà, từng thói quen, từng nét văn hóa cổ kính, tao nhã đã được ông đánh thức và làm sống lại, đem đến biết bao xúc động cho người đọc” [42]. Hữu Thỉnh đã phát hiện: “Từ một nụ đào phai, tiếng rao đêm, một nét ứng xử, cho đến cả gánh quà vặt buổi sáng đều toát lên vẻ thanh lịch và thánh hiện, nó vừa là ám ảnh của quá khứ vừa là cái nuôi dưỡng cho tương lai” [42]. Tất cả chân dung của cuộc sống đời thường đã hiện lên trong những trang văn của Băng Sơn, nó vừa gần gũi lại 6 vừa thiêng liêng, ông đã nắm bắt từng giây phút của cuộc sống để nhập vào hồn thiêng của quá khứ và lưu giữ lại cho muôn đời. Nhà văn Mai Thục Thương tiếc Băng Sơn - Một đời "tu Chợ" đã cảm nhận: "Tình yêu Hà Nội trong Băng Sơn như men rượu ủ trong bình cổ đêm trường, đợi nắng Xuân" [47] và tác giả còn phát hiện: "Trong văn Băng Sơn, dậy hương thơm, mầu sắc, nâng con người biết sống khôn ngoan tử tế hơn..." [47]. Đối với bản thân con người ông, một nghệ sỹ suốt một đời đi tìm cái đẹp, để tận hiến cho đời Băng Sơn đã phải vắt kiệt sức mình cho nghệ thuật và cho cuộc đời: "Thấu lẽ vô thường, Băng Sơn đã một đời "tu Chợ". Không ai ép buộc. Tự mình gạn lọc, khơi trong hồn mình. Ông ăn bằng mắt, yêu cũng bằng ánh mắt, nụ cười, và hồn Liêu Trai diệu nghệ... Đau đời thì đi tìm cái Đẹp viết ra tặng đời. Chẳng phải tu khổ hạnh, ép xác, không gồng sức, căng gân, hay giả dối, "tu Chợ" là phương sách Băng Sơn nâng niu sự sống mong manh nhưng rất thiêng liêng của mình" [47]. Như vậy với Băng Sơn, viết văn đã trở thành lẽ sống trong cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật. Trong bài Nhà văn Băng Sơn lỗi hẹn ngàn năm Thăng Long, tác giả Tuyết Lan viết “Băng Sơn yêu Hà Nội theo cách riêng của mình, một tình yêu không ồn ào nhưng mãnh liệt và bền bỉ, người ta biết đến Hà Nội nhiều qua những đoản văn và tùy bút của ông” [20]. Cho dù là người Hà Nội không phải ai cũng hiểu hết thành phố này, sự thật là khi đọc những trang văn của ông ta đã hiểu được nhiều điều, và có lúc ta phải ngỡ ngàng bởi sự phát hiện tinh tế và độc đáo của tác giả bởi vì khi ta tìm về với Băng Sơn là “Tìm lại một góc Hà Nội rất đôn hậu, ấm áp, cổ xưa” [20]. Tất cả những bài viết thể hiện sự yêu thương trân trọng đối với Băng Sơn, một con người tài năng và đầy nhân hậu... đó cũng là nỗi lòng tiếc thương và sự khẳng định giá trị của một người nghệ sĩ đã sống hết mình cho Hà Nội. Nhìn chung trong các công trình, bài viết dù có nhiều nhận định xác đáng, nhưng chủ yếu dừng lại cái nhìn mang tính tổng quan, khái quát, ở những bài viết đơn lẻ mà chưa có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tác giả Băng Sơn đặc biệt là tuỳ bút của ông viết về đề tài Hà Nội. Bởi vậy vừa tiếp thu, kế 7 thừa những người đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng những xác lập hướng nghiên cứu có hệ thống hơn về những đặc sắc nghệ thuật trong tùy bút của Băng Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau : - Tìm hiểu về khái niệm tùy bút và tùy bút của Băng Sơn - Đặc điểm Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn - Nghệ thuật mô tả Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn 3.3. Phạm vi văn bản khảo sát Chúng tôi tập trung khảo sát các tập tùy bút của Băng Sơn sau đây: - Tình yêu từ Hà Nội (2005) - Thú ăn chơi người Hà Nội (2008) - Ngày thường Hà Nội (2010) 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp phân loại, thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đem lại cái nhìn mang tính hệ thống về hình tượng Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn triển khai thành 3 chương: Chương 1: Khái niệm tùy bút và tùy bút viết về Hà Nội của Băng Sơn Chương 2: Hình tượng Hà Nội qua cái nhìn nghệ thuật của Băng Sơn Chương 3: Nghệ thuật mô tả Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn 8 Chương 1 KHÁI NIỆM TÙY BÚT VÀ TÙY BÚT VIẾT VỀ HÀ NỘI CỦA BĂNG SƠN 1.1. Một số vấn đề về lí thuyết thể loại 1.1.1. Khái niệm tùy bút Trong quá trình phát triển của văn học, tuỳ bút là một thể loại ra đời từ khá sớm, ngay từ thời trung đại đã từng xuất hiện nhiều tác phẩm tuỳ bút. Tuy nhiên cho đến nay vẫn xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về tuỳ bút. Từ điển Bách khoa văn học của Liên Xô trước đây định nghĩa: "Tuỳ bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể và hoàn toàn không tính tới việc đưa ra cách giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng" [31]. Tác giả đã khẳng định tuỳ bút là một tác phẩm văn xuôi có dung lượng ngắn, mang dấu ấn chủ quan của người viết, trong đó những sự vật, sự việc được nhắc đến là những sự vật sự việc có thực. Theo Vương Trí Nhàn, trong một cuốn từ điển khác người ta còn bổ sung thêm: "Được gọi là tuỳ bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rõ cái giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân tích, đồng thời là những bút pháp vừa giầu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn - những người đó mới đi vào tuỳ bút" [31]. Có nghĩa là người viết tuỳ bút không chỉ thể hiện sự tự do phóng trong ngòi bút của mình mà còn phải là người thực sự tài năng, bởi vậy cái tôi cá nhân được khẳng định rõ nét nhất. Trong Từ điển thuật ngữ Văn học, các tác giả đã định nghĩa về tùy bút: “Một thể thuộc loại hình kí, rất gần với bút kí, kí sự. Nét nổi bật trong 9 tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. So với các tiểu loại khác của ký, tùy bút vẫn không ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lý. Cấu trúc của tùy bút, nói chung không bị ràng buộc, cấu trúc bởi một cốt truyện cụ thể, song nội dung của nó vẫn được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Ngôn ngữ tùy bút giàu hình ảnh và chất thơ” [12, 323]. Tác giả Trần Văn Minh trong bài Dạy tác phẩm tuỳ bút trong trường trung học phổ thông nhìn từ đặc trưng thể loại cho rằng: " Nếu quan niệm rằng tuỳ bút chỉ là một lối viết tự do, phóng túng, "tuỳ theo ngòi bút mà đưa đẩy" thì có phần đúng, nhưng chưa đủ. Tuỳ bút còn là một thể loại văn xuôi với những đặc điểm nội dung, nghệ thuật đặc thù, có quá trình hình thành và phát triển lâu đời trong nền văn học Việt Nam" [28]. Như vậy, nét đặc thù của tuỳ bút ở đây là ghi lại dấu ấn chủ quan của tác giả. Từ những quan niệm trên ta thấy các tác giả đứng trên nhiều bình diện, tiêu chí, quan điểm khác nhau để xem xét. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về tuỳ bút tuy nhiên chúng ta vẫn có thể rút ra được những quan điểm chung về tuỳ bút đó là: tuỳ bút là một “thể”, một “tiểu loại” của thể kí, nó có dung lượng ngắn, trong đó người viết tái hiện lại sự vật, hiện tượng có thật, kết hợp với cảm xúc qua đó thể hiện những đánh giá mang dấu ấn chủ quan của người viết. 1.1.2. Đặc trưng thể loại tùy bút Từ những kết quả nghiên cứu trên đã giúp chúng ta có sự phân định thể loại tuỳ bút và thể kí cũng như sự khác biệt giữa thể loại tuỳ bút với các loại văn bản văn học khác. Từ đó giúp chúng ta chỉ ra được những đặc trưng của thể loại tuỳ bút. 1.1.2.1. Tùy bút chú trọng tính chất ghi chép "người thực", "việc thực" 10 Tác phẩm văn học lấy sự hư cấu là chủ yếu, nhà văn đi sâu vào cuộc đời, khám phá những sự vật, hiện tượng ở chiều sâu và từ đó bằng vốn sống và tài năng của mình, nhà văn xây dựng những hình tượng, xây dựng nhân vật. Các nhân vật trong tác phẩm văn học vừa là “chính nó” nhưng cũng không hoàn toàn là “nó”, bởi vì mỗi nhân vật có một cái tên, một cuộc đời, một số phận riêng, nhưng đồng thời đó lại là những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Nhưng trong tùy bút, bằng sự trải nghiệm và bằng sự tìm hiểu cụ thể, nhà văn tái hiện lại những con người thực, những sự việc đã từng diễn ra nhưng không nhằm vào biện pháp hư cấu mà nó chỉ là cái cớ để nhà nhà văn thể hiện những suy tư, những cảm xúc của mình. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, người lái đò sông Đà là một nhân vật tác giả đã từng gặp trong chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc tổ quốc những năm 60 của thế kỷ trước. Nguyễn Tuân đã tái hiện lại cuộc sống của những con người lao động và quá trình chinh phục thiên nhiên của họ, qua đó tác giả gửi gắm niềm cảm phục đối với những con người lao động và niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước quê hương. Khi viết về một món quà đã vĩnh viễn đi vào quá khứ cùng với đó là nhân vật bà hai Tầu, Băng Sơn đã kể cho chúng ta nghe về một người đàn bà từng xuất hiện ở Hà Nội vào giữa thế kỷ XX với một món quà giản dị và độc đáo là món bánh cuốn, dường như ta cảm nhận được tất cả nỗi lòng tiếc nuối của tác giả về những gì quý giá đã mất. Những dòng văn đầy ưu tư trăn trở hoài niệm đã phần nào đánh thức trong ta về trách nhiêm giữ gìn những giá trị văn hoá... Khi viết tùy bút, các nhà văn thường tái hiện cuộc sống ở góc độ đời thường, đời tư những sự việc diễn ra trong cuộc sống thường nhật... bởi vậy tác giả tuỳ bút chú trọng đến con người thực, việc thực vì nó là nguồn cảm hứng của tuỳ bút 1.1.2.2. Thể hiện rõ nét cái tôi cảm xúc của nghệ sĩ Nhà văn đến với tuỳ bút là đến với một thể loại văn học tự do, ở đó tự do thể hiện cái tôi của mình trong kết cấu, trong cảm xúc. Không bị gò 11 bó trong khuôn phép của văn bản, không bị gò bó trong kết cấu hình tượng, bởi vậy nhà văn được thả hồn mình trong những con chữ với những đề tài tuỳ thích. Bởi vậy tuỳ bút là thể loại được các nhà văn sử dụng như là một nơi khẳng định rõ nét nhất tài năng và bản lĩnh của mình. Cái tôi cảm xúc được thể hiện trong sự lựa chọn đề tài. Mỗi nhà văn có một sở trường riêng về một vấn đề nào đó, chẳn hạn với Nguyễn Tuân ông có sở trường viết về những thú chơi tao nhã của người xưa như thả thơ, đánh cờ, chơi chữ... Với Thạch Lam ông thường đề cập đến những thức quà giản dị nhỏ bé nhưng lại mang hương vị của hồn dân dã như: cốm, bún, phở... Với Băng Sơn, những sự vật hiện tượng được nói tới là những sự vật hiện tượng trong đời sống thường ngày, mang khía cạnh đời thường như: mâm cơm chiều, đĩa rau, bộ xa lông, hàm răng mái tóc... Trong các tác phẩm tuỳ bút, nhà văn thể hiện sự am hiểu sâu sắc những vấn đề được nói tới. Thông qua tùy bút nhà văn còn thể hiện chất suy tưởng triết lý. Đó là sự biểu hiện của sự chiêm nghiệm trước cuộc đời, sự sâu lắng của tâm hồn trước cảnh vật và cả sự ý thức về cái tôi đối với cuộc sống. Trong tùy bút của Băng Sơn ta gặp một tâm hồn yêu tha thiết phố phường Hà Nội nhưng cũng đầy băn khoăn lo lắng trước sự mai một của nền văn hóa ngàn năm. Từ thực tế của cuộc sống đương đại, tác giả hồi tưởng quá khứ, hướng về tương lai trong nỗi niềm hoài niệm, băn khoăn. Cái tôi hữu hạn trong một kiếp người, nhưng tình yêu Hà Nội nói riêng và nền văn hóa đất Việt nói chung là một tình yêu bất tận. 1.1.2.3. Kết cấu linh hoạt theo mạch cảm hứng Cái tôi còn được thể hiện trong sự phóng túng của kết cấu hình tượng linh hoạt. Là một thể loại văn học có cách viết khá tự do, phóng túng nên ta thấy trong kết cấu hình tượng và văn bản tùy bút rất linh hoạt. Trong tuỳ bút Quà Hà Nội, Thạch Lam dẫn ta đi thưởng thức những món quà giản dị thường ngày trên đường phố Hà Nội những năm giữa thế kỷ 12 XX, từng thức quà hiện ra đó là: bún chả, bánh Tây, bánh cuốn, hàng xôi cháo, ngô nếp bung non... nhưng tác giả không chỉ nhắc đến quà, qua đó ông giới thiệu cho ta về những mảnh đời của những con người gắn với thức quà ấy đó là chú khách, cô hàng ốc, bà bán phở... Với sự phóng khoáng trong ngòi bút, sự từng trải của tâm hồn, nhà văn đã viết tùy bút với tất cả sự “lãng tử” đầy đáng yêu của mình. Trong một văn bản tùy bút tác giả có thể từ hiện thực của ngày hôm nay trở về quá khứ gần hoặc quá khứ xa xăm trong dĩ vãng để hoài niệm, để nhắc nhở rồi lại nghĩ về tương lai xa xôi… Trong tuỳ bút Nhớ Tết Hà Nội, nhà văn Mai Thục từ hiện tại nhớ về những ngày xa xôi khi tác giả còn thơ bé, tuy cuộc sống nghèo khó nhưng được sống với cha mẹ và những người thân của mình. Từ cái tết của năm 1954 tác giả trở về với hiện tại: "Tết Hà Nội những năm đầu thế kỷ XXI. Người Hà Nội không còn phải thấp thỏm lo xếp hàng chia nhau lạng thịt gói bánh chưng. Thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh được bầy bán sẵn, người ta bớt bận bịu với chuyện bếp núc hơn. Nhưng ngôi nhà trở nên lạnh vắng vì thiếu ánh lửa nồi bánh chưng" [52, 277-278]. Cũng có lúc từ vị trí này nhà văn có thể “đá lấn sân” sang một địa hạt khác để rồi lúc vui, lúc buồn… tất cả để giãi bày một nội tâm đang “nhức nhối”. Khi viết về Phở, Nguyễn Tuân bắt đầu từ xứ Phần Lan, tác giả nhớ về phở của nước mình: ''Chúng tôi héo hắt đi vì xa đất nước, khẩu vị lạc điệu, thấy nhớ nhà, nhớ nước, trong cái sự nhớ nhà nhớ nước ấy, có cả một sự nhớ ăn phở nữa'' [52, 209], từ sự nhớ về phở, tác giả nhớ về những người bán phở... và xa hơn tác giả nhớ về Thạch Lam, nghĩ về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc với một niềm kiêu hãnh của người con đất Việt. Có thể nói mỗi nhà văn có một sở trường riêng, một chuyên môn riêng, quá trình sáng tác là một quá trình “ép xác nghiệt ngã”. Nhưng thỉnh thoảng các nhà văn đã “vượt rào” để lại một số tác phẩm tùy bút như là một sự “xả nhiệt”, thả lỏng ngòi bút của mình sau bao ngày bị gò bó. 1.1.2.4. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc 13 Đề tài của tùy bút, nhà văn không thể diễn đạt sắc lạnh mà thường dùng thứ ngôn ngữ đậm đà, giàu hình ảnh và tràn đầy chất thơ để phản ánh đời sống. Qua tác phẩm nhà văn thể hiện cái tài hoa của mình, đồng thời, tuỳ bút là thể loại tự do khi thể hiện cảm xúc của cái tôi cá nhân cho nên chất thơ là đặc trưng độc đáo của tuỳ bút. Chúng ta hãy đọc một đoạn văn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi… Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” [40, 191]. Dòng sông Đà trong đoạn văn Nguyễn Tuân bỗng nhẹ nhõm lạ thường, nó không còn là kẻ thù số một của con người, giờ đây nó đã trở thành dòng thi ca nhạc hoạ. Trong Đôi nét Hồ Tây, Tô Hoài viết: "Đêm Hồ Tây đen vữa ra. Chẳng trông thấy đâu những đài tạ thành quách, phường xóm. Cái thời ấy, đến cả đất trần gian, người nằm thuyền trong hồ giữa quạnh vắng mênh mông cũng phải nghĩ được thế. Và chỉ thấy thế. Ôi chao, lại tiếng mõ cá rộn ràng lọng óc lên, cho đến khi nhìn được mảng trời đen kịt trên đầu tan loãng ra. Phía đằng kia, trời đã dựng sáng" [52, 89]. Giữa sóng nước Hồ Tây, dòng cảm xúc miên man tràn ngập trong lòng khi tác giả hoài niệm về những tháng ngày đen tối của dân tộc đó là sự thê thiết lạnh lẽo của đêm trường. Niềm hi vọng khi phương đông trời đã bắt đầu hửng sáng chào đón một ngày mới, một kỷ nguyên mới của dân tộc. Khi viết tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? ta bắt gặp những trang văn đậm chất thơ trong ngôn ngữ tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường: "Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, ''Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ ngàn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu "Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh 14 trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên". Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà..." [23, 198-199]. Vẻ đẹp của dòng sông Hương là vẻ đẹp của triết lý, của sử thi. Dòng sông huyền thoại đã chảy trong tâm hồn mỗi người Việt Nam khi hướng về Huế, đó là niềm tự hào về phong cảnh đất nước quê hương và trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Bằng sự phóng khoáng của ngòi bút, bằng tình yêu tha thiết với cảnh vật con người, trong tùy bút tác giả đều đề cập đến những vấn đề thuộc về văn hóa, bởi vậy hình ảnh hiện lên đều lung linh sắc màu, ngôn ngữ tùy bút gần gũi với ngôn ngữ thơ tràn đầy cảm xúc. 1.1.3. Sự phát triển của tùy bút trong văn xuôi hiện đại Việt Nam Tùy bút là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên, là một thể loại văn xuôi mang đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ cho nên tùy bút chỉ phát triển mạnh mẽ và có thành tựu nổi bật trong thời hiện đại, khi đó có những tiền đề cơ sở về tâm lý xã hội và cái tôi của nhà văn được khẳng định: “Trong tùy bút cái tôi được phép bộc lộ hết mình, mọi cung bậc cảm xúc tinh tế của cái tôi cá nhân có điều kiện giãi bầy gần như ở thơ trữ tình. Những phẩm chất đó chỉ được chấp nhận trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi mà ý thức cá nhân được khẳng định và sự độc đáo của cá tính được coi trọng như là một giá trị nhân văn đích thực” [29]. Và điều hiển nhiên trong quá trình phát triển của văn học bao giờ cũng có sự kế thừa và cách tân. Để có được những thành tựu của tùy bút hiện đại không thể không nhắc đến sự tiếp nối của tùy bút trung đại đã đạt những thành tựu nhất định. Trong nửa đầu thế kỷ XX nhiều tác phẩm bằng chữ quốc ngữ ra đời, tiếp theo từ năm 1930 đến năm 1945 sự bùng nổ của phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự Lực Văn đoàn đánh dấu bước trưởng thành kỳ diệu của cái tôi cá nhân: “Nếu lúc vừa mới thoát thai vào những năm đầu thế kỷ, cái 15 tôi ấy bơ vơ “như lạc loài nơi đất khách” (Hoài Thanh) thì giờ đây nó đã thật cứng cáp, mạnh mẽ vì ý thức đầy đủ những quyền năng của mình trong cuộc đời thực cũng như trong thế giới xúc cảm muôn màu muôn vẻ” [29]. Trong bối cảnh như vậy, tùy bút hiện đại có điều kiện hình thành và phát triển để khẳng định vị trí đứng của mình trong văn học dân tộc. Theo tác giả Trần Văn Minh, đầu những năm 20 của thế kỷ XX đã xuất hiện: “Các tác phẩm mang hơi hướng tùy bút và đậm chất trữ tình” [7, 377], thì tác phẩm tiêu biểu: “giàu chất trữ tình và đậm hơi hướng tùy bút hơn cả phải kể đến Giọt lệ thu của Tương Phố, viết từ năm 1923, đăng báo năm 1928, Giọt lệ thu là áng văn chương diễm tình có sức lay động mạnh mẽ tâm hồn độc giả Việt Nam nhiều thế hệ” [29]. Giai đoạn văn học 1930 – 1945 ta thấy xuất hiện hai nhà tùy bút nổi tiếng đó là Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Hai nhà văn được xem là “khai quốc công thần” của tùy bút hiện đại: “Với Nguyễn Tuân, tác phẩm tùy bút đầu tiên có tiêu đề Chơi thành Cổ Loa đã xuất hiện trên An Nam tạp chí số 5 từ tháng 1 năm 1932. Tiếp theo, nếu không kể đến Một chuyến đi là tùy bút du ký thì trong hai năm 1938, 1939, Nguyễn Tuân viết tới 9 tùy bút nữa. Và Thạch Lam cũng ghi danh của mình vào trong lịch sử tùy bút thời kỳ đầu với Hà Nội băm sáu phố phường một tác phẩm ghi lại chân thực vẻ đẹp của Hà Nội những năm trước Cách mạng tháng Tám. Như vậy tính đến 1945, nền văn học Việt Nam đã cơ bản hoàn tất quá trình thai nghén và sinh thành thể loại tùy bút” [29]. Giai đoạn 1945–1975 đã ghi nhận một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của tùy bút. Mặc dù đây là giai đoạn khốc liệt của hai cuộc chiến tranh, một giai đoạn đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc: “lại là điều kiện tốt nhất để này sinh, thử thách và khẳng định biết bao giá trị có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội” [29]. Chính thế giới tâm hồn của thời đại đã là tiền đề cho những trang tùy bút đặc sắc và đậm màu sắc sử thi xuất hiện với một đội ngũ sáng tác đông đảo 16 đó là những nhà văn sáng tác trải qua hai thời kỳ trước và sau 1945 như Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… và những nhà văn trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến như Thép Mới, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành… Bên cạnh đó còn có những nhà văn trong vùng tạm chiếm như: Vũ Bằng, Bình Nguyên Lộc, Hoàng Phủ Ngọc Tường … Sau 1975: “Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học và quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn” [23, 18]. Văn học giai đoạn này đi sâu khám phá về con người cá nhân, con người đời tư với tất cả những khát vọng, nhu cầu vật chất và tinh thần và cả thế giới tâm linh. Tùy bút lại tiếp tục mang một sứ mệnh thiêng liêng cao cả, phản ánh đời sống tinh thần con người, khám phá những giá trị bền chặt của văn hóa và truyền thống dân tộc… Các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này đó là Đỗ Chu, Võ Văn Trực, Băng Sơn… Như vậy, quá trình phát triển của tùy bút đã có những đóng góp lớn lao trong nền văn học hiện đại của dân tộc. Dù ở thời kỳ nào nó cũng khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó, kịp thời phản ánh được tâm hồn, khát vọng của con người Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. 1.2. Cuộc đời, sự nghiệp của Băng Sơn và vị trí tuỳ bút trong sáng tác của nhà văn 1.2.1. Tiểu sử tác giả Nhà văn Băng Sơn với các bút danh Trần Cẩm Giàng, Quang Chi, Mai Băng Phương… tên khai sinh là Trần Quang Bốn, sinh ngày 18 tháng 12 năm 1932 tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Quê cha ở Bình Lục - Hà Nam, quê mẹ ở làng Sét, Thanh Trì - Hà Nội. Ông sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cẩm Giàng nhưng gần như trọn cuộc đời mình ông gắn bó với Hà Nội. Có thể nói nhà văn có một lai lịch “ba chốn bốn quê” như tác giả cũng là điều khá hiếm hoi, đó cũng là điều kiện giúp ông hiểu sâu sắc những giá trị văn hóa dân tộc ở tất cả các miền quê. 17 Bước vào con đường trở thành nghệ sĩ với tư cách là một nhà thơ, Băng Sơn làm thơ từ năm 1947, cho đến năm 1970 với hai tập thơ đã in Nắng bên sông, Thơ hai người. “Năm 1952 trong vùng tạm chiếm, Băng Sơn là chàng trai Hà Nội hào hoa đang học Tú tài vừa làm thơ và tham gia đóng kịch, tiêu biểu là nhân vật chính của kịch thơ Con tôi về giữa mùa xuân (Giang Xuân) trên sân khấu Nhà hát lớn thành phố” [37, 1074]. Cũng trong thời gian này ông tham gia viết kịch với hàng chục vở được công diễn. Năm 1961, ông đã gây xôn xao dư luận bằng trường ca Cuộc đời một thị trấn viết về Cẩm Giàng quê hương ông. Từ năm 1975 ông chuyển sang viết tùy bút, cũng từ đây ông dành hết thời gian, tâm huyết để viết về đề tài Hà Nội, mảnh đất mà ông đã từng gắn bó suốt cuộc đời mình và sự nghiệp chính của Băng Sơn cũng là những tác phẩm viết về Hà Nội. Với những cống hiến to lớn cho văn nghệ, Băng Sơn đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng: Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam về văn xuôi cho nhi đồng; Giải báo Nhi đồng; Giải viết về “Hà Nội nghìn năm” của báo Hà Nội mới; Giải về kịch của Mặt trận Tổ quốc Hà Nội; Giải kịch bản văn học của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Giải thưởng văn học của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội; giải thưởng về bút kí của Hội Nhà báo Việt Nam. Nhà văn Băng Sơn đã từ trần vào hồi 8h15’ ngày 3/9/2010, hưởng thọ 78 tuổi. Ông đã ra đi vào những ngày cả nước chuẩn bị kỷ niệm Hà Nội tròn 1000 năm tuổi như là một sự hóa thân vào hồn thiêng Hà Nội, tác giả để lại một cuộc đời cầm bút với những trang văn sống mãi cùng với thời gian. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Băng Sơn Băng Sơn là một nghệ sĩ đa tài, ông là nhà thơ, nhà viết kịch, đồng thời lại là một nhà văn viết tùy bút nổi tiếng. Suốt một đời cầm bút, ngay cả khi sắp về thế giới vĩnh hằng ta đều thấy ông là một con người tha thiết muốn 18 cống hiến hết mình cho sự nghiệp sáng tác. Trong con người ông có nhiều “nhà” trong một “nhà” và có một “nhà” trong nhiều “nhà” [37, 1074]. Băng Sơn bước vào con đường nghệ thuật vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước với tư cách là một nhà thơ. Người ta biết đến ông bởi đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng Băng Sơn đã có thơ đăng báo. Trải qua trên hai mươi năm làm thơ Băng Sơn đã đem đến cho người đọc hai tập thơ: Nắng bên sông (in chung với Lữ Giang - Nguyễn Xuân Thâm) 1984 - Nxb Tác phẩm mới và Thơ hai người (in chung với Nguyễn Hà) Nxb Văn hóa - 1992. Thơ của Băng Sơn đem đến cho người đọc một chút ấm áp của tâm hồn nồng hậu vừa lạ vừa quen, hơi thơ của ông thiên về ảo hơn là thực, thiên về cảm nhận cái trừu tượng hơn cái cụ thể: Đèn lay nghe gió chuyển mình Tiếng ma loạt xoạt gọi tình ngoài cây Nửa đêm là phút đầu ngày Lá rùng sương lạnh người gầy cùng đêm… (Nửa đêm chợt tỉnh) [37, 1078]. Có thể nói trước khi đến với thơ văn cách mạng, Băng Sơn đã từng thập tử nhất sinh, đã ngụp lặn trong Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử quen thuộc với “ma Hời”… bởi vậy trong thơ ông vẫn phảng phất hồn của Điêu tàn một thuở. Bên cạnh những bài thơ, Băng Sơn cho ra mắt trường ca Cuộc đời một thị trấn (1961). Đây là một trường ca gây nhiều tranh cãi bởi có người muốn tặng giải cao, nhưng cũng có người lại muốn đưa ra để “đánh đòn” [37, 1077] bởi ngoài những chi tiết sắc sảo, độc đáo lại còn có cả cái nhìn trào lộng của ông về những con người mà người phản bác cho cho rằng đáng phải thương cảm. Băng Sơn đến với thơ trước lúc đến với văn xuôi. Sự tinh tế nhạy cảm trong tâm hồn, sự sâu sắc trong ngôn ngữ đã làm cho văn xuôi của Băng Sơn có cái duyên dáng độc đáo. Gần 40 năm cuối của cuộc đời cầm bút ông đã giành trọn vẹn một tình yêu cho những trang văn của mình. Đến 19 nay, Băng Sơn đã để lại một khối lượng những sáng tác đồ sộ mà hiếm nhà văn nào có được đó là khoảng trên 3.000 tác phẩm với các thể loại tản văn, mảng văn ngắn và đặc biệt là tùy bút - một thể loại chiếm số lượng lớn nhất trong đời văn của ông - tất cả tập hợp lại thành 36 tập tùy bút, đoản văn với những cuốn sách tiêu biểu: Ngàn mùa hoa (1993) Nước Việt hồn tôi (Nxb Phụ nữ - 1995) Nghìn năm còn lại (Nxb Hà Nội - 1996) Đường vào Hà Nội (Nxb Thanh Niên - 1997) Những nẻo đường Hà Nội (1998) Trời đang mưa (1999) Nhịp sống (2005) Trăm ngôi nhà nghệ sĩ Hà Nội (2008) Thú ăn chơi người Hà Nội (Nxb Văn hóa Thông tin - 2009) Người Việt… từ nhà ra đường (Nxb Thanh Niên - 2009) Ngoài ra còn có: Dòng sông Hà Nội, Phập phồng Hà Nội, Hà Nội 36 phố phường, Hương sắc bốn mùa, Con thuyền hoa, Bóng bảy màu, Cái thú lang thang, Người đã khói sương, Miếng ngon đất Bắc… Điều đặc biệt chú ý trong những trang văn của Băng Sơn đó là tình yêu tha thiết nền văn hóa dân tộc. Dù viết về chủ đề gì, những trang văn của ông đều toát lên vẻ đẹp gần gũi thân thương của đồng nội, phố phường, đó là những gì ta gặp hằng ngày, tác giả như gửi đến chúng ta một thông điệp phải yêu thương giữ gìn những giá trị văn hoá. Hình ảnh và ngôn ngữ trong văn Băng Sơn lung linh gợi cảm và đầy chất thơ, ta gặp ở đó là một mảnh hồn làng, con đò bến nước, phảng phất hương sen trong hương đồng gió nội, hay đó là một chút quà quê đã được chắt chiu từ nắng gió mây trời. Gần như cả cuộc đời Băng Sơn gắn bó với Hà Nội, ông yêu mến Hà Nội với tất cả tình yêu của một người tình thủy chung. Ông đã giành phần lớn trong sự nghiệp sáng tác của mình cho Hà Nội, là người hiểu Hà Nội 20 trong từng ngõ ngách phố phường, trong từng bước đi của thời gian, từng lối văn hóa ứng xử cho đến nét ăn, nét mặc… Bởi vậy Hà Nội được hiện lên với vẻ đẹp kiêu sa huyền ảo của đất kinh kỳ vừa cổ kính vừa hiện đại. Tiếc thay tác giả đã vội ra đi để lại bao dự định viết về Hà Nội vẫn còn dang dở. 1.2.3. Vị trí tùy bút trong sáng tác của Băng Sơn Băng Sơn đến với nghệ thuật với tư cách của nhiều nhà: nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo… nhưng giờ đây điều để lại ấn tượng trong tâm hồn người đọc sâu sắc nhất đó là nhà tùy bút. Một cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật, người nghệ sĩ ấy đã len lỏi mọi ngõ ngách của phố phường, mọi khuôn mặt của đời sống, mọi bước đi của thời gian để chắt lọc những tinh hoa của cuộc sống, để dâng tặng cho đời. 60 năm cầm bút, hai mươi năm duyên nợ với thơ, một nửa cuộc đời sống với tùy bút... đã khẳng định tài năng, trí tuệ và tình yêu nghệ thuật của ông. Ông đã chọn tùy bút làm sự nghiệp chính của mình, như lựa chọn một người bạn chung tình, thủy chung với ông đến muôn đời. Bằng tài năng và trí tuệ và lòng yêu nghệ thuật, cho đến nay Băng Sơn đã để lại một gia bút khá “đồ sộ” với 36 tập tùy bút. Qua những trang tùy bút của Băng Sơn, ta như thấy toàn cảnh sắc màu văn hóa dân tộc, tác giả cho ta thấy được vẻ đẹp văn hoá tiềm ẩn trong những hiện tượng bình dị đời thường và nó cũng là sự thức tỉnh đối với chúng ta về sự giữ gìn và phát huy những giá trị của dân tộc. Mặc dù tùy bút đã có lịch sử phát triển lâu dài trong nền văn học dân tộc và đạt nhiều thành tựu nổi bật với những gương mặt nhà văn xuất sắc, nhưng Băng Sơn đã đến với tùy bút bằng sự khẳng định cá tính sáng tạo của mình. Cho dù sử dụng một thể loại quen thuộc, viết về những đề tài mà nhiều bậc “Tùng lâm thạch trụ” đã khẳng định tên tuổi, nhưng nhà văn đã tạo nên một phong cách riêng độc đáo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng