Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Gl hsg lịch sử py, 14 15...

Tài liệu Gl hsg lịch sử py, 14 15

.DOC
4
291
79

Mô tả:

Đề và hướng dẫn đáp án thi giao lưu học sinh giỏi môn lịch sử
PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI Môn: Lịch sử 8 Năm học: 2014-2015 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,5 điểm) a. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? b. Nửa đầu thế kỉ XX thế giới đạt được sự phát triển gì về khoa học- kĩ thuật? Câu 2. (1,0 điểm) Điền những sự kiện chính của Lịch sử thế giới (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1945) vào bảng sau: Thời gian Giữa TK XVI 1776 1868 1911 1914-1918 1917 1929-1933 1939-1945 Sự kiện Câu 3. (3,5 điểm) Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Câu 4. (3,0 điểm) Thực dân Pháp xâm lược nước ta do những nguyên nhân nào? Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên mở đầu cho quá trình xâm lược của mình? Bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết, em hãy trình bày chi tiết tình hình chiến sự ở Đà Nẵng trong những năm 1858-1859? -------- Hết -------- Họ và tên: ..............................................................................SBD:.............................. PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN HD CHẤM THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI Môn: Lịch sử 8 Năm học: 2014-2015 Câu 1( 2,5điểm) a/ Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX vì: Yêu cầu kiến thức - Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây: + Về vị trí địa lí: Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. + Về tài nguyên: Lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản.... + Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo, diện tích khoảng 4,5triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người-> có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau TKXX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b/ Nửa đầu thế kỉ XX thế giới đạt được sự phát triển về khoa học- kĩ thuật; Yêu cầu kiến thức - Bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học- kĩ thuật. - Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mạng lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. Có thể nói, các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn.... đều có liên quan đến lí thuyết này. - Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học....) đều đạt được những thành tựu to lớn. - Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu.... Điểm 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu 2 (1,0 điểm) Điền những sự kiện chính của Lịch sử thế giới (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1945) vào bảng sau: Thời gian Sự kiện Điểm Giữa TK XVI Cách mạng Hà Lan 1,0 điểm 1776 Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mĩ 1868 Minh Trị duy tân 1911 Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc 1914- 1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1917 Cách mạng tháng Mười Nga 1929- 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1939- 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai (Mỗi sự kiện đúng cho 0,125 điểm) Câu 3 (3,5 điểm) Yêu cầu kiến thức Điểm - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã 1,0 Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi. Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. - Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp 0,5 cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tê-rê-vin- một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. - Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học 1,0 tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành dần có những chuyển biến. Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam. - Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành xuất phát từ chủ nghĩa yêu 1,0 nước, không đi theo con đường cha anh đã đi (Vì có nhược điểm như Người nhận xét: “Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau” (Phan Bội Châu); Xin giặc rủ lòng thương (Phan Châu Trinh); Nặng cốt cách phong kiến (Hoàng Hoa Thám)).Người muốn tìm tới chân trời mới- quê hương của những từ “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ đó. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác- Lênin. Nguyễn Tất Thành là vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam. Bước đầu hoạt động của Người mở ra chân trời mới cho cách mạng nước ta. Câu 4 (3,0 điểm) Yêu cầu kiến thức a/- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam: + CNTB phát triển mạnh, các nước đế quốc đua nhau đi tìm kiếm thị trường, tư bản Pháp cũng không nằm ngoài sự việc này. + Việt Nam đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú từ lâu đã là miếng mồi béo bở để các nước phương Tây nhòm ngó, trong đó có tư bản Pháp. + Triều đình nhà Nguyễn cấm đạo, giết đạo, bế quan tỏa cảng là cái cớ để Pháp xâm lược Việt Nam. - Lý do Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên: + Đà Nẵng có cửa biển nước sâu thuận lợi cho tàu chiến Pháp hoạt động, có đồng bằng Quảng Nam rộng lớn, đất rộng người đông. + Đà Nẵng cách Huế không xa (100km về phía bắc), chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ tạo được bàn đạp tiến thẳng ra Huế buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. => Như vậy, việc chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên nằm trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. b/ Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng 1858-1859: - Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. - Rạng sáng 1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ của ta đòi nộp thành rồi không đợi trả lời, nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. - Quân ta mặc dù đã được tăng cường phòng thủ nhưng do trang bị vũ khí lạc hậu, đường lối kháng chiến không phù hợp nên không ngăn nổi quân Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. - Nguyễn Tri Phương được cử vào làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam- Đà Nẵng đã cùng nhân dân tích cực kháng chiến: Thực hiện sơ tán, làm “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc đồng thời xây dựng phòng tuyến cản giặc dài 4km Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 - Sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng bị thất bại. Thực dân Pháp buộc phải chuyển hướng tấn công. 0,25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan