Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giúp học sinh nắm vững cách lấy hơi và nhã chữ trong khi hát...

Tài liệu Giúp học sinh nắm vững cách lấy hơi và nhã chữ trong khi hát

.DOC
12
744
120

Mô tả:

MỤC LỤC: Mục lục:........................................................................................................Trang 1. A. Phần mở đầu.......................................................................................... 2. B. Nội dung cụ thể....................................................................................... 4. I. Cơ sở khoa học........................................................................... 4. II. Thực trạng................................................................................. 7. III. Biện pháp thực hiện................................................................ 8. IV. Hiệu quả ................................................................................... 12. C.Kết luận..................................................................................................... 13. Ý kiến đề xuất............................................................................................... 14. Trang 1 Phòng GD và ĐT huyện Eakar SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU Trường TH Nguyễn Công HỌC Trứ ĐỀ TÀI GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG CÁCH LẤY HƠI VÀ NHÃ CHỮ TRONG KHI HÁT. A. PHẦN MỞ ĐẦU: Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang dần từng ngày đổi thay. Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc và môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các Trang 2 em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh , nhịp điệu, tiết tấu, thích được hoạt động và tự biểu hiện. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc... Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người mới. Qua thời gian được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc tại trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ xã EaÔ huyện Eakar tỉnh Đaklak bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa biết cách lấy hơi như thế nào trong mỗi bài hát cụ thể. Chính vì điều đó mà các em hát lấy hơi còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai nhịp–phách của bài hát, tôi e rằng phải chăng vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng hát trước đám đông? Do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười cũng vì thế mà làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình. Khi tôi giới thiệu cách lấy hơi thì các em còn khá lúng túng trong lúc lấy hơi và lấy hơi còn chưa đúng cách nên các em thưòng bị mệt trong khi hát. Hơn nữa điều kiện ở nơi các em đang sinh sống, việc tiếp cận với những bài hát cho thiếu nhi còn hạn chế cũng một phần là do điều kiện vùng miền. Địa bàn trường TH Nguyễn Công Trứ điều kiện đi lại rất khó khăn, có nhiều chổ chưa có điện, sóng radio củng chập chờn, hơn ½ các gia đình chưa có tivi, catsete, nhiều nhà có thì lại ít xem tivi, ít nghe đài, ít xem băng đĩa về những bài hát dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà chủ yếu là xem nhiều về phim hoạt hình, xem đĩa siêu nhân...Thời gian dạy hát ở nhà trường chỉ được phân bố 1 tiết/ tuần, mỗi tiết từ 30- 35 phút. Do sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm lứa chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em dễ thuộc nhưng lại rất hay quên. Có thể là tiết trước dạy các em nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà trong một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc mà thời gian chỉ 30-35 phút. Vậy làm thế nào mà để giúp học sinh biết cách gõ đệm đúng tiết tấu lời ca, đúng phách, đúng nhịp khi hát. Mà những điều trên là cơ sở làm nền tảng cho việc hát đúng giai điệu của bài hát. Trang 3 Thêm một thực trạng nữa là các em nghe nhịp nhạc kém. Khi mở nhạc lên thì các em chỉ hát theo vô tư mà không hề biết đến nhịp độ, trường độ của bài hát, câu hát. Lúc thì nhanh lúc thì chậm, đoạn nào dễ hát thì hát nhanh, đoạn nào khó hát thì hát chậm lại. Thầy giáo nói đến gõ đệm các em thi nhau gõ mà không hề biết mình gõ như thế đúng hay sai. Đó là điều tôi thường hay boăn khoăn, trăn trở của bản thân tôi trước khi lên lớp và khi đêm về. Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, tìm ra cách giảng dạy học sinh nắm vững cách hát, cách lấy hơi trong bất cứ bài hát nào và để giúp các em có thể phân biệt được câu hát, câu nhạc " Vài ý giúp học Tiểu học nắm vững cách lấy hơi trong khi hát. Đó là sáng kiến nhỏ để góp phần vào dạy học mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả trong công việc giảng dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu học. Trang 4 B. NỘI DUNG CỤ THỂ: I- CƠ SỞ KHOA HỌC Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường tiểu học dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học simh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa nhuững tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm vui học- học vui. II. THỰC TRẠNG Bước vào năm học mới khi được sự phân công của Ban Giám Hiệu cho tôi phụ trách các khối lớp từ khối 1 đến khối 5. Trong mỗi khối lớp có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau, phần lớn các em là người dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Mường, Dao.... Có nhiều em học sinh nói tiếng Việt còn chưa chuẩn chính vì thế mà trình độ Trang 5 học sinh không đồng đều cho nên việc tiếp thu bài ở các em cũng rất khác nhau. Tuy nhiên cũng có một số những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: Môn âm nhạc là môn học rất lí thú đới với các em, hơn nữa trong giờ học các em được thể hiện khả năng mà không bị ràng buộc bởi những kiến thức cứng nhắc. Một lí do nữa là giờ âm nhạc rất vui, không những thế mà các em còn tham gia các trò chơi, các cuộc thi trong giờ học cũng chính vì thế mà tinh thần đoàn kết giữa các học sinh với nhau càng tăng thêm khiến các em càng cố gắng hơn nữa trong giờ học, các em luôn được tán dương nên niềm vui nối tiếp niềm vui làm các em hăng say hơn, chính vì thế mà các tiế học âm nhạc luôn đạt đựơc những thành công đáng khích lệ. * Khó khăn: bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó còn có những khó khăn như: - Môn âm nhạc không phải như các môn khác, không phải ai học cũng làm được, không phải ai cũng có khả năng cảm âm tốt. Nhiều học sinh nghe nhạc và theo nhịp còn kém thậm chí có những em cứ thế mà hát không cần nhịp phách gì cả, đa phần là các em không phân biệt được hát như thế nào là đúng, như thế nào là sai. Nhiều em cứ hát gõ đệm một các ngẫu hứng khiến lớp học ồn ào, gây phản cảm và khó chịu cho các lớp học xung quanh. III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách vở, báo, đài, Internet, phương tiện thông tin đại chúng… Từ đó chọn lọc các cách dạy cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa phương. Tìm tòi sáng tạo những trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, lôi cuốn lòng yêu thích giúp các em tham gia tích cực vào môn học. Giáo viên luôn hoà mình với học sinh tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Tạo cho không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển khả năng biểu hiện năng khiếu của mình . Trang 6 Các hoạt động dạy dành cho từng đối tượng học sinh được thể hiện rõ trên giáo án. Luôn đan xen các kiểu lấy hơi đúng-sai trong một tiết đặc biệt là các tiết học hát và tập đọc nhạc. Sử dụng những bài luyện thanh (khởi động giọng) phù hợp với nội dung của từng bài, cho học sinh xem cách thầy lấy hơi và hướng dẫn cách lấy hơi cho học sinh để rèn cho học sinh nhớ những kĩ thuật lấy hơi trong khi hát để học sinh có thể tự lấy hơi và tự hát được những bài khó hơn. Vai trò và tác dụng của việc lấy hơi: Lấy hơi là một khâu rất quan trọng trong khi hát, lấy hơi đúng giúp các em có giọng hát tương đối khoẻ, giúp các em hát thoải mái và vô tư thể hiện, phô trương những kĩ thuật trong thanh nhạc làm cho các em hát một cách tự nhiên và hát hay hơn. Đồng thời hát đúng làm nền tảng giúp cho việc nghe và cảm thụ âm nhạc của trẻ ngày càng phát triển. Phát triển và bồi dưỡng những em học sinh có năng khiếu để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho trẻ, thành lập đội văn nghệ của trường, của thôn,xã để luyện tập và biểu diễn, phát triển nhân tài âm nhạc cho tương lai. Kết quả: Sau hai năm thực hiện tôi nhận thấy kết quả được nâng lên rõ rệt, học sinh hát đúng nhịp phách, Tương đối khoẻ về giọng hát, lấy hơi đúng cách và hátnhững câu dài không bị đuối, có nhiều em lấy hơi trong lúc hát rất “Nghề”. Đó là một điều rất đáng mừng và đáng khích lệ tinh thần cho những người âm thầm ươm mầm tài năng âm nhạc cho đất nước. a. Đối với lớp 1 và 2 . Trước khi dạy hát cho học sinh giáo viên hướng dẫn cho các em đọc lời ca theo tiết tấu ít nhất là 2 lần sau đó giáo viên mới dạy hát cho học sinh. Khi dạy hát từng câu giáo viên cần chú ý cách lấy hơi như sau: -Khi treo bảng phụ lên bảng để tập hát cho học sinh, ta nên cho học sinh quan sát bảng phụ sau đó ta cầm bút lông đỏ đánh dấu vào những chỗ cần lấy hơi cho học sinh nhớ lâu, sau đó hướng dẫn các em cách lấy hơi cho đúng cách. Trang 7 -Kết thúc mỗi câu nhạc nên nhắc cho học sinh nhớ lâu vừa phải Trang 8 b. Đối với học sinh lớp 3, 4, 5. IV Hiệu quả . Trang 9 C. KẾT LUẬN Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được. Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có những em cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từng từ, tiếng cho đến câu. Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, đặc điểm của từng lớp,từng trường, từng địa phương cũng như mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh. Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát và gõ đệm sai . Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng cách gõ đệm cho lời ca, điều đó đã tạo niềm vui cho tôi khi bước vào lớp. Ý nghĩa của việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy âm nhạc tai trường tiểu học. Mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang dần từng ngày đổi thay. Chính vì thế mà nhiệm vụ và trọng trách đè lên đôi vai “những người đi trồng chữ” là rất nặng nề. Nhưng với những ai có tâm huyết với nghiệp trồng người thì mới sẵn sàng cõng chữ lên non phục vụ cho các thế hệ tương lai, mầm non của đất nước. Ý nghĩa của việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy âm nhạc trong trường tiểu học là giúp cho các em hình thành nên thói quen tốt, năng động tham gia vào các giờ học một các tự tin, mạnh dạn và sáng tạo, nhờ đó các em được tham gia, Trang 10 được trải nghiệm, học hỏi giúp các em dần hoàn thiện dần nhân cách từ đó giúp các em học tập và lao động tốt hơn nhờ đó các em sẽ có cuộc sống tốt hơn và lành mạnh hơn. Trang 11 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT A.Đối với trường tiểu học: Cần quan tâm hơn nữa tầm quan trọng của môn âm nhạc vì nó làm tiêu tan mọi mệt mỏi sau mỗi giờ học căng thẳng đồng thời tạo niềm vui và háo hức để các em thêm yêu cuộc sống, yêu bạn bè cô thầy, yêu ba mẹ, yêu ông bà và từ đó sẻ chăm học hơn tạo tiền đề, nền tảng vững chắc cho các em sau này. Đào tạo nguồn diễn viên ca sĩ để biểu diễn cho những buổi lể, sơ-tổng kết, đại hội… Bồi dưởng nhân tài âm nhạc cho tương lai. Âm nhạc góp phần cùng các môn khác tạo nên giá trị thẩm mỹ và giá trị cuộc sống làm cho con người và xã hội ngày càng trở nên tươi đẹp hơn… B. Đối với các cấp lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo cấp trên. Quan tâm hơn nữa về đồ dùng dạy học môn âm nhạc, bổ sung và đa dạng hoá các nhạc cụ trong trường tiểu học cũng như các thiết bị nghe, nhìn… Cho các phòng chức năng như phòng âm nhạc để giảm thiểu tiếng ồn tránh ảnh hưởng tới những lớp khác. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng năng khiếu cấp trường, cấp huyện… tạo sân chơi cho các em học sinh có năng khiếu và nhu cầu nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm thu hút học sinh và phát hiện ra những giọng ca vàng tham gia chương thình như : Cuộc thi tiếng hát măng non truyền hình, Đô rê mi… Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan