Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới trẻ với việc giữ gìn bản sắc dân tộc...

Tài liệu Giới trẻ với việc giữ gìn bản sắc dân tộc

.DOCX
25
115
89

Mô tả:

MỤC LỤC I. BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 3 1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc 3 2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập 3 a. Tình hình văn hóa đất nước ta trong quá trình giao lưu, hội nhập hiện nay 3 b. Tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 5 3. Trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 6 II. GIỚI TRẺ QUYẾT TÂM GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 6 1. Giới trẻ giữ gìn những phong tục, tập quán quý báu của dân tộc 6 a. Những phong tục, tập quán quý báu của dân tộc 6 b. Thái độ và hành động của giới trẻ trong việc giữ gìn những phong tục, tập quán quý baú của dân tộc 7 2. Giới trẻ giữ gìn các loại hình nghệ thuật dân tộc 8 a. Các loại hình nghệ thuật của dân tộc Việt Nam 8 b. Thái độ và hành động của giới trẻ trong việc giữ gìn các loại hình nghệ thuật dân tộc 10 III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA GIỚI TRẺ TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 11 1. Sự giao thoa của văn hóa với văn hóa các nước trong thời kì hội nhập 11 2. Giới trẻ tiếp cận với những nền văn hóa không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc 15 3. Những biểu hiện lệch lạc của giới trẻ 19 IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CỦA GIỚI TRẺ VIỆT TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 21 1 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc, cái cốt lõi cho sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới, một quốc gia muốn văn minh, muốn giàu mạnh, muốn thịnh vượng đều phải chú trọng đến văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc không phải tự nhiên mà có , mà nó được tạo dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử , củng cố dân tộc. Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử, tồn tại bao thăng trầm của các nền văn hóa dân tộc, từng bước một đi lên, từng bước một phát triển, từng bước một hội nhập.Đặc biệt là gần đây Việt Nam gia nhập WTO thể hiện tính đoàn kết quốc tế và giao hữu quốc tế. Phải khẳng định rằng trong những năm qua Việt Nam ta làm tốt việc giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, hoạt động đó ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn…. Đứng trước sự thay đổi như vũ bão của nề kinh tế hội nhập quốc tế, sự giao thoa về văn hóa giữa các nước góp phần làm phong phú đời sống tinh thần nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Đó là sự du nhập của những dạng thứ văn hóa không phù hợp với truyền thống dân tộc, mà đối tượng dễ ảnh hưởng nhất là giới trẻ. Câu hỏi đặt ra là liệu giới trẻ ngày nay có nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hay có xu hướng vọng ngoại, ngày càng xa vời những giá trị truyền thống quý báu? Với mong muốn phân tích thực trạng của giới trẻ đối với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và tìm hiểu rõ thêm bản sắc văn hóa dân tộc đóng góp chung cho nền văn minh nhân loại, làm cho nó đa dạng phong phú hơn. Nhóm chúng tôi chọn đề tài :” giới trẻ với việc giữ gìn bản sắc dân tộc” làm đề tài tiểu luận môn đường lối cách mạng của Đảng công sản Việt Nam. Kết cấu gồm 4 phần: I.Bản sắc văn hóa dân tộc II.Giới trẻ quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc III.Những hạn chế của giới trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 2 IV.Biện pháp giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 3 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hoá dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân tộc sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác. Xét về bản chất, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một dân tộc. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa dân tộc này với dân tộc khác. 2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội a. Tình hình văn hóa đất nước ta trong quá trình giao lưu, hội nhập hiện nhập nay Từ khi nước ta tiến hành đổi mới đến nay, về văn hóa và con người, Việt Nam đã có nhiều mặt tiến bộ đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần có nhiều mặt khá hơn trước; giáo dục phát triển mạnh về quy mô, số lượng, mạng lưới, trình độ học vấn của nhân dân cao hơn, đã phổ cập trung học cơ sở và xóa mù chữ trên toàn quốc; con người ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các nguồn thông tin đa dạng và nhiều chiều, từ đó mà kiến thức và nhận thức nhiều mặt đã nâng lên. Những năm gần đây, nền văn hóa dân tộc đã đạt được những bước phát triển đáng kể: các giá trị văn hóa của hơn 50 dân tộc được kế thừa và phát triển; giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được mở rộng; một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước được hình thành; nhiều di sản văn hóa được giữ gìn, tôn tạo; các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” phát triển rộng khắp…, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng của quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là đạo đức xã hội có nhiều mặt xuống cấp, trong đó, có mặt nghiêm trọng đáng báo động. Tiêu cực và tội phạm gia tăng. Nạn cướp của, giết người, hãm hiếp và buôn bán phụ nữ, trẻ em; sự giả dối, lừa gạt, hàng giả, thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm độc hại; buôn bán ma túy, phá rừng, đổ chất độc hại ra môi trường, tội phạm là phụ nữ và trẻ em tăng lên. Nạn tham nhũng chưa được đẩy lùi mà có mặt còn phức tạp và nghiêm trọng hơn, gây nhức nhối, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và 4 mấy năm gần đây quyết liệt hơn trong chỉ đạo cụ thể. Việc chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy dự án còn diễn ra phức tạp. “Văn hóa phong bì” còn khá phổ biến. Kinh tế thị trường còn nhiều hoang dã, chụp giật. Các biểu hiện lợi ích nhóm, lũng đoạn kinh tế rất đáng lo ngại, về mặt nào đó có hiện tượng giống như tình hình ở nhiều nước trong thời kỳ tích lũy tư bản, điều này nếu không kịp thời ngăn chặn một cách hiệu quả để phát triển thì sẽ dẫn đến chệch hướng khỏi mục tiêu XHCN và làm cho đất nước lún sâu trong bẫy thu nhập trung bình, mà rồi sẽ mất nhiều chục năm để vùng vẫy thoát ra. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, trong đó có cả cán bộ trung, cao cấp như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đã chỉ ra. Các tệ nạn tiêu cực xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả ở những nơi đáng ra phải luôn trang nghiêm, trong sạch (như nơi nắm cán cân công lý, bảo vệ pháp luật, nơi dạy người, nơi cứu người, nơi truyền bá các giá trị nhân văn, nơi tham mưu cấp chiến lược, nơi thiêng liêng về tâm linh, tín ngưỡng, thờ tự). Tình trạng đạo đức xã hội sa sút có nhiều nguyên nhân. Rất đáng lưu ý là hệ giá trị bị đảo lộn về vị trí, thang bậc. Nhân cách đáng ra phải luôn ở vị trí hàng đầu, trung tâm thì trong nhiều trường hợp đã xuống hàng thứ yếu, sang bên cạnh, trong khi đồng tiền lại lên ngôi, chi phối nhiều mặt, nhiều việc. Vì tiền, con người ta đã vi phạm đạo đức, kể cả làm việc ác. Nhưng vì sao mà hệ giá trị lại bị đảo lộn? Đương nhiên có lý do từ mặt trái của cơ chế thị trường, nhưng không thể đổ lỗi cho cơ chế ấy, bởi vì nó là vậy, có nhiều mặt tích cực, tạo động lực phát triển, sự lựa chọn cơ chế thị trường là đúng, và có một số mặt tiêu cực cần phải phòng tránh. Khuyết điểm đáng lưu ý là khi bước vào kinh tế thị trường, chúng ta chưa lường hết sự phức tạp, tác hại và nhất là chưa có giải pháp hữu hiệu chủ động phòng tránh để hạn chế tác hại bởi mặt trái của cơ chế ấy. Nói cách khác, chưa tạo ra được những cơ chế quản lý hữu hiệu để hạn chế tác hại bởi mặt trái của cơ chế thị trường. Mặt khác, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường lại trong điều kiện Đảng ta cầm quyền, cán bộ, đảng viên nhiều người có quyền lực, được giao quản lý tài nguyên, tài sản, tài chính, dự án và các mặt quan trọng của đời sống xã hội, mà bản thân quyền lực thì mặt trái của nó là làm thoái hóa con người khi sử dụng nó nếu như không có cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực, để lựa chọn cán bộ có “đức trọng” mới giao “quyền cao”, để giám sát nhân cách những người có chức, có quyền, dù lớn, dù nhỏ. Khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, sự tác động từ mặt 5 trái của cơ chế thị trường cộng hưởng với mặt trái của cơ chế quyền lực như hai con ngựa bất kham. b. Tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc. Cốt cách dân tộc được coi là "chất", là "bộ gien" của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn bộ gien quý đó. Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ "sức khỏe" để đề kháng, chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định.Chỉ như vậy, nền văn hóa dân tộc mới không bị "hòa tan" hay "lai căng" một cách thô thiển, mất bản sắc. Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được với những cái mới và "dân tộc hóa" cái mới để biến nó thành tài sản của dân tộc, mang hồn của dân tộc Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ nhấn mạnh những nét đặc sắc của dân tộc mà còn là giữ gìn những giá trị thuộc về dân tộc đó. Ý thức tự tôn dân tộc được củng cố thông qua việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ có ý nghĩa trong việc phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mà cả đối với quá trình phát triển nói chung, phát triển kinh tế nói riêng. ý thức đó có thể trở thành sức mạnh giúp dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tiếp tục phát huy tính sáng tạo của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ không phải là một nền văn hóa nghèo nàn, giống nhau, cùng khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú hoàn toàn đối lập với sự nghèo nàn, đơn điệu. Đa dạng, phong phú về bản sắc là một thuộc tính của văn hóa thể hiện khả năng sáng tạo của các dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Ngày nay, hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc được giao lưu, hợp tác và phát triển; mặt khác, cũng tạo ra xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, về văn hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. 6 3. Trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Di sản văn hóa dân tộc không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển KT-XH của đất nước. Bởi vậy, giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc để ứng xử bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp... Trước hết, mỗi thanh niên cần ý thức đúng về văn hóa đất nước mình, hiểu rõ nền văn hóa đã có từ lâu đời của dân tộc,nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vai trò của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, có lối sống trong sạch, lành mạnh, sống có lý tưởng, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Giới trẻ cần kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu,những truyền thống lịch sử tốt đẹp của dân tộc, bổ sung vào đó những nội dug mới cần thiết cho sự phát triển văn hóa cũng như phát triển của đất nước. Hiện nay trong tình trạng đất nước còn nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội....mỗi bạn thanh niên tham gia vào tuyên truyền,vận động gia đình cũng như toàn xã hội để đẩy lùi chúng,làm cho nền văn hóa trở nên trong sáng hơn. II. GIỚI TRẺ QUYẾT TÂM GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN 1. Giới trẻ giữ gìn những phong tục, tập quán quý báu của dân tộc TỘC a. Những phong tục, tập quán quý báu của dân tộc Theo nghĩa Hán-Việt, Phong là nền nếp đã lan truyền rộng rãi và Tục là thói quen lâu đời. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời từ hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam. 7 Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện sự tích Trầu Cau để rồi thành biểu tượng cho tình cảm vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết hôn của người Việt Nam. Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng 10) của người Chăm Bàlamôm,…Từ Tết Nguyên Đán đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung vào những phong tục Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh. Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục hôn nhân, sinh đẻ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam. b. Thái độ và hành động của giới trẻ trong việc giữ gìn những phong tục, tập quán quý baú của dân tộc Thái độ của giới trẻ Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của giới trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Giới trẻ nước ta biết khám phá nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học –kỹ thuật hiện đại, tri thức mới… Hành động của giới trẻ trong việc giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc Mỗi thanh niên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tham quan lịch sử hào hùng, truyền 8 thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại. Khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm. Khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ. 2. Giới trẻ giữ gìn các loại hình nghệ thuật dân tộc a. Các loại hình nghệ thuật của dân tộc Việt Nam Nghệ thuật của một dân tộc là yếu tố đặc trưng nhất và tiếp cận nhanh nhất với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nền nghệ thuật Việt Nam có từ ang nghìn năm nay, bắt đầu từ nghệ thuật truyền thống hay còn gọi là nghệ thuật dân gian Việt Nam. Văn học: Cũng như nền văn học của các nước khác trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận đó là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là văn học truyền miệng của người dân và văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ. Văn học dân gian của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, để giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc, để bảo tồn những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của các thế hệ người Việt Nam.VD: Thần Trụ Trời của người Việt, Đi san mặt Đất của người Lô Lô, Đam San của người E Đê, Đẻ đất đẻ nước của người Mường,…những truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng của người Việt, những cổ tích như Thạch Sanh….và các truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao… Trong văn học viết, với chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong một thời gian dài. Các tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được ang tác vào thế kỷ 11 và được hoàn chỉnh vào thế kỷ 13 VD: Quốc âm thi tập ở thế kỷ 15, và kế tiếp là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.Từ đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, với sự phát triển của công nghệ in ấn cùng với những tiếp xúc với văn học phương Tây, văn học Việt Nam xuất hiện các thể loại văn học mới, văn xuôi chiếm vị trí quan trọng. Kiến trúc: 9 Bắt đầu sớm nhất với kiến trúc dân gianvới những hoạ tiết về nhà cửa trên mặt trống đồng Đông Sơn vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, trải qua thời bắc thuộc kiến trúc Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc Trung Quốc.Từ thế kỷ 10 khi giành được độc lập kiến trúc Việt Nam là sự kết hợp giữa kiến trúc bản địa cùng với những ảnh hưởng từ Trung Quốc.Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô hộ của thực dân Pháp, kiến trúc Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuông mẫu và thủ pháp kiến trúc, xây dựng của phương Tây. Điện ảnh: Điện ảnh là môn nghệ thuật xuất hiện muộn nhất tại Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn. Ban đầu là những thể loại phim do người Pháp thực hiện từ những năm 1920. Tới thập niên 1930, cùng với sự ra đời của các môn âm nhạc, mỹ thuật hiện đại, điện ảnh cũng bắt đầu được người Việt Nam thực hiện. Sau những năm 1975 nền điện ảnh Việt Nam do nhà nước thực hiện.Từ những năm 1986 sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực điện ảnh đã tạo ra dòng phim mỳ ăn liền, dòng phim này thịnh hành trong những năm đầu của thập niêm 1990 và tự kết thúc vai trò của mình từ những năm 1995 nhường chỗ cho dòng phim đương đại Việt Nam. Mỹ thuật: Nền Mỹ thuật bắt đầu với điêu khắc cổ được thể hiện trên mặt trống Đồng Đông Sơn của cư dân Lạc Việt, trải qua các thời kỳ cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài đã tạo ra nền điêu khắc Việt Nam phát triển rực rỡ vào các thời Lý, Trần, Lê. Hội họa xuất hiện muộn hơn với dòng tranh dân gian Việt Nam, gồm tranh lụa, tranh tết, tranh Đông Hồ. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng khuynh hướng mỹ thuật hiện đại của Việt Nam vẫn gắn liền với lịch sử đất nước. Sân khấu: Sân khấu dân gian Việt Nam: gắn liền với đời sống nông nghiệp, múa rối nước là nghệ thuật dân gian của người nông dân làm ruộng nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với múa rối nước là các môn nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương góp phần làm phong phú nền sân khấu cổ truyền Việt Nam. Từ đầu thế kỷ 20, cùng với những ảnh hưởng của sân khấu phương Tây, nghệ thuật sân khấu hiện đại Việt 10 Nam được bổ sung ang thuật, múa, ballet, opera,… các môn nghệ thuật kịch, hài kịch, xiếc, ảo Âm nhạc:Âm nhạc dân gian Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với chầu văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình,…của người Việt và bên cạnh đó là âm nhạc dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, hát Khan của người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer…Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam từ những năm 1930 được hình thành và phát triển đến ngày nay được gọi là tân nhạc Việt Nam với các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 19541975, nhạc vàng, nhạc hải ngoại và nhạc trẻ. Tính đến tháng 12 năm 2013, 6 trong số các hình thức âm nhạc dân gian Việt Nam là dân ca quan họ, ca trù, nhã nhạc cung đình Huế,hát xoan, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (bao gồm cả âm nhạc Cồng Chiêng) và đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh là kiệt tác di sản truyền khẩu văn hóa phi vật thể của nhân loại (ở Việt Nam cũng thường gọi là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới). b. Thái độ và hành động của giới trẻ trong việc giữ gìn các loại hình nghệ thuật dân tộc Thực tế cho thấy, giới trẻ vẫn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Xác định rõ xây dựng quê hương là nhiệm vụ ang đầu, thanh niên đang ra sức cống hiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, họ xây dựng cho mình hình ảnh xung kích đi đầu trong các phong trào tình nguyện. Trong những năm qua, các đội thanh niên tình nguyện chung sức vì cộng đồng tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng; tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao ang; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng Nông thôn mới” đã tạo nên một hình ảnh đẹp về lớp thanh niên trong giai đoạn hiện nay, là môi trường tốt để tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành. Họ thực sự là màu xanh của quê hương, đất nước, là mẫu hình đẹp về văn hóa lối sống và tâm hồn cao thượng của tuổi trẻ. Khắp nơi trên mọi miền quê, hình ảnh màu áo xanh tình nguyện đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ, thanh niên có mặt ở những miền khó ang, vùng lũ lụt, thanh niên giúp dân di dời tái định cư… Không chỉ góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tuổi trẻ còn ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc trong xu thế hội nhập. Những năm gần đây, khắp các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh rộ lên loại hình nghệ thuật hát dân ca ví, giặm, thu hút đông đảo dơn vị thanh niên tham 11 gia. Hát dân ca ví, giặm không chỉ phổ biến trong đời sống nhân dân mà còn có sức lan tỏa trong các trường học. Nhiều trường học nhận chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa.Tuổi trẻ khắp mọi miền Tổ quốc còn cống hiến sức trẻ trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc. Nhân đây, tôi muốn nói đến sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần. Có thể nói, sự ra đi của Đại tướng ang một lần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc trong tâm thức đồng bào cả nước, đặc biệt là giới trẻ. Đây chính là bằng chứng cho thấy, trong tiềm thức mỗi bạn trẻ vẫn dạt dào tình yêu đất nước, tinh thần dân tộc sâu sắc. III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA GIỚI TRẺ TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1. Sự giao thoa của văn hóa với văn hóa các nước trong thời kì hội nhập Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự giao thoa về văn hóa bên cạnh góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cũng đặt ra nhiều thách thức. Đó là sự du nhập của những dạng thức văn hóa không phù hợp với truyền thống dân tộc, mà đối tượng dễ ảnh hưởng nhất là giới trẻ. Câu hỏi đặt ra là liệu giới trẻ ngày nay có nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hay có xu hướng vọng ngoại, ngày càng xa rời những giá trị truyền thống quý báu? Thực tế cho thấy, giới trẻ vẫn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhân loại đang bước vào thế kỷ 21 với hành trang văn hóa và văn minh hết sức đa dạng, phong phú. Chúng ta đã chứng kiến những thành tựu vô cùng to lớn, nhiều mặt mà nhân loại đã đạt được trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó nền văn hóa, văn minh châu Á và châu Âu giữ vị trí hết sức quan trọng. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, mỗi dân tộc đều có điều kiện và cơ hội để thúc đẩy sự phát triển, đồng thời cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức mới, đặc biệt là việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy các giá trị văn hóa, văn minh trong môi trường mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế. Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng được thể hiện qua nền văn hóa của 54 dân tộc anh em. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam và tính đa dạng của nó ngày càng được phổ thong qua sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc anh em về phong tục tập quán, truyền thống đạo đức, tín ngưỡng tôn giáo về loại hình nghệ thuật phong phú. Từ thơ văn, âm nhạc, ca vũ, hội họa, điêu khắc, 12 kiến trúc cho đến những đặc trưng về trang phục về ẩm thực, về cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. tất cả đã tạo nên bức tranh muôn màu vầ nền văn hóa việt nam. Từ kinh nghiệm lịch sử của mình, việt nam nhận thấy rằng cần phải có sự tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau giữa các nền văn hóa thì mới có thể gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người, cũng tức là giữ gìn sự đa nguồn dẫn đến sự đa dạng văn hóa. Đó là cơ sở cho việc giao luuw hội nhập, trong đó bản sắc văn hóa của mỗi tộc người được hiểu, được tôn trọng đúng như giá trị nhân văn của nó, đã làm giàu bản sắc văn hóa các dân tộc khác và hình thành một bản sắc văn hóa chung cho văn hóa việt nam. Và đó cũng là bản lĩnh và đặc thù của văn hóa việt nam. Việt nam là một lãnh thổ giao thoa giữa nhiều nền văn hóa. Từ thuở xa xưa, đó là nơi giao thoa văn hóa giữa văn hóa đông á và văn hóa đông nam á; giữa văn hóa ấn độ và văn hóa trung hoa. Đến thời cận đại là giữa văn hóa châu á và văn hóa châu âu. Trong thời gian nửa cuối thế kỉ 19 sang nửa đầu thế kỉ 20, văn hóa việt nam trải qua một quá trình tiếp xúc rồi đụng độ với văn hóa tây âu, chủ yếu thong qua văn hóa pháp. Trong hoàm cảnh rất khó khăn khắc nghiệt của chủ nghĩa thực dân cũ, trên cơ sở nội lực và bản lĩnh văn hóa của mình, người việt nam đã lựa chọn và tiếp nhận những giá trị tối ưu của văn hóa phương tây. Tiếp theo đó là các nhân tố văn hóa xô viết, văn hóa nga và các nước đông âu. Kết quả là bản săc văn hóa việt nam đã được làm giàu hơn và mang màu săc thời đại hơn. Bây giờ trong hành trang văn hóa của người việt nam ngoài những giá trị bản địa của mình, bên cạnh những tứ thư ngũ kinh của khổng thuyết đã có mặt những thiên truyện, chẳng hạn như victo hugo,... trong lúc đó những tinh hoa trong bản sắc văn hóa việt nam vẫn được giữ gìn và phát huy . trong suốt chiều dài lịch sử của mình cho đến nay, văn hóa việt nam đã tiếp thu rấ nhiều giá trị từ các nền văn hóa khác, trên cơ sở phù hợp với việc tôn trọng truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. và đây là điều kiện quan trọng để ngày nay văn hóa việt nam có thể tiếp tục mở rộng, giao lưu và nối vòng tay với các nước khác nhau trên thế giới. Thách thức trong quá trình giao lưu văn hóa Lịch sử văn hóa Việt Nam đã trải qua 3 lần tiếp biến. Lần thứ nhất là thời kỳ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc... trong thời cổ, trung đại để làm giàu thêm văn hóa bản địa. Những yếu tố văn hóa nước ngoài thời kỳ này có ảnh hưởng khá sâu sắc, toàn diện theo 2 con đường: cưỡng bức và hòa bình. Dù theo con đường 13 nào, chúng ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa ngoại nhập làm giàu có và phong phú thêm văn hóa dân tộc. Lần thứ hai là từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945, chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Đây là cuộc “ép duyên” văn hóa Đông - Tây, song cũng là một tất yếu lịch sử của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Sau khi cơ bản bình định xong các phong trào yêu nước, chính quyền thực dân Pháp ồ ạt du nhập văn hóa chính quốc vào thuộc địa với những ý đồ có lợi cho chủ nghĩa thực dân. Sự du nhập này, lập tức bị nền văn hóa bản địa phản kháng mạnh mẽ như một lẽ tự nhiên. Song, cũng có không ít tinh hoa của văn hóa phương Tây đã được chúng ta tiếp thu. Lần thứ ba là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Luồng văn hóa từ phương Tây vào Việt Nam góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa nước nhà. Những năm gần đây, văn hóa nước ngoài đã và đang xâm nhập một cách ồ ạt vào Việt Nam. Chủ thể đón nhận những làn sóng văn hóa ngoại nhập một cách hồ hởi nhất chủ yếu là tầng lớp trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. Việc tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách thụ động, thiếu chọn lọc, thiếu “gạn đục khơi trong” đang để lại những hậu quả khó lường. Bản chất của văn hóa là hướng tới chân - thiện - mỹ, ngày càng toàn diện và có tính quốc tế hơn. Song trong quá trình lịch sử của mình, văn hóa còn có những “bước lùi”, mà một trong những “bước lùi” đó chính là mặt trái của quá trình tiếp nhận văn hóa nước ngoài, là nhận thức và thái độ chưa đúng của giới trẻ đối với văn hóa truyền thống. Trên mặt trận tư tưởng, điều tai hại nhất là những thế lực thù địch sử dụng các tác nhân văn hóa, văn nghệ có nội dung xấu với âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ chế độ, phá hoại cách mạng… thông qua hệ thống in-tơ-nét và các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, khiến một số người do thiếu bản lĩnh, thiếu trình độ nên chịu ảnh hưởng không nhỏ của những tư tưởng độc hại. An ninh chính trị, an ninh văn hóa đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Nhiều quan điểm sai trái, phản động, trong đó có quan điểm sai trái trong văn học - nghệ thuật, trong đời sống chính trị sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại. Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, xu hướng tách văn học nghệ thuật khỏi xã hội, xa rời cuộc sống, xa rời chính trị là biểu hiện biến thái mới của quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” lỗi thời. Xu hướng “tự cởi trói”, tự do trong lựa chọn khuynh hướng, trường phái sáng tác từ lâu đã trở nên quen thuộc ở phương Tây. Khi vào Việt Nam, một mặt, nó cho phép nhiều năng khiếu trở thành tài năng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng nghệ thuật; mặt khác lại hạ thấp 14 những thành tựu văn nghệ cách mạng, làm rạn vỡ và thu hẹp đội ngũ công chúng, hình thành một thị hiếu, một lối sống, một hệ tư tưởng chối bỏ dân tộc, sùng ngoại, chạy theo những giá trị tiêu cực trong văn hóa ngoại lai. Chịu ảnh hưởng của những tư tưởng phản động nước ngoài, nhiều nhà văn đã nói và viết không đúng sự thật, không đúng bản chất của hiện thực, thậm chí xuyên tạc hình ảnh của Đảng, bản chất cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta hoặc ngợi ca, đề cao những tác phẩm đi ngược lại với những chuẩn mực, giá trị văn hóa chân chính của dân tộc... Trong lối sống của nhiều bạn trẻ ngày nay thể hiện rất rõ những vấn đề tiêu cực trong quá trình tiếp thu văn hóa nước ngoài. Đối với hôn nhân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là đề cao trinh tiết của người phụ nữ, cái tình đi đôi với cái nghĩa, tình có thể hết nhưng nghĩa thì bền chặt... Còn bây giờ, giới trẻ đang dậy lên những trào lưu như “sống thử”, “sống gấp”... Bên cạnh đó, thói quen tiêu xài hoang phí và theo đuổi những lợi ích vật chất, lối sống thực dụng là nét không đặc trưng cho con người Việt Nam cần, kiệm. Nhiều bạn trẻ lười học tập, lười lao động lại muốn mau chóng nổi tiếng nên tự tạo “xì-căng-đan” cho mình. Tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ phương Đông truyền thống là “công, dung, ngôn, hạnh” bị biến dạng, nhường chỗ cho sự táo bạo, phô trương, thậm chí thác loạn... Có ý kiến cho rằng, một số thanh, thiếu niên không nhận thức đầy đủ về văn hóa thẩm mỹ của dân tộc, dẫn đến thị hiếu sai lệch, lệch chuẩn về giá trị đạo đức. Trong lĩnh vực giải trí, giới trẻ đang bị cuốn hút và mải mê chạy theo những trào lưu du nhập từ nước ngoài, thậm chí vấn đề đã lên đến mức báo động. Sức trẻ cộng với tâm lý thích khám phá những điều mới lạ, bắt kịp các trào lưu đang thịnh hành trên thế giới, như: manga (truyện tranh Nhật Bản), anime (phim hoạt hình Nhật Bản), thời trang Kawaii (Nhật Bản), thời trang Hàn Quốc... Nhiều bạn trẻ không ngại ngần chạy theo cả những trào lưu độc dị khiến chúng ta không khỏi giật mình, như hát cùng dao kéo, chụp ảnh quái đản, “hot boy” giả gái, nuôi thú độc... Trong lĩnh vực thương mại, hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam, từ bánh kẹo, sữa, rượu, thuốc lá, thuốc tây cho đến hàng gia dụng, điện tử, ô tô, xe máy,... lấn át thị trường hàng nội và lại được người dân ưa chuộng với tâm lý sùng ngoại. Nó góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi bộ mặt văn hóa trong mỗi gia đình Việt trên tất cả các phương diện. Tuy nhiên, không phải thứ 15 hàng ngoại nào cũng tốt. Nhiều thứ chứa “độc tố” đang xâm hại sức khỏe nhân dân ta theo đúng nghĩa đen, đồng thời cũng làm tổn hại“sức khỏe tinh thần” của mọi người. Một thực trạng nữa, đó là sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập, mở cửa giao lưu với văn hóa nước ngoài. Nét đẹp ru con bằng những câu ca dao đã thưa vắng dần. Ca dao, tục ngữ... vốn là kho tàng quý báu của quần chúng nhân dân, là những bài học về đối nhân xử thế, bài học làm người nuôi dưỡng tâm hồn từ thơ bé, hướng con người tới chân - thiện - mỹ đã và đang mai một dần trong đời sống tinh thần. Nghề truyền thống dệt thổ cẩm ở một số nơi, một số dân tộc thiểu số đang mất dần. Văn hóa trang phục hiện nay ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng bị mai một, nhất là trong giới trẻ. Họ chỉ thích mặc âu phục, quần bò, áo phông hơn là mặc trang phục truyền thống tự dệt, tự may. Trong âm nhạc cũng vậy, ở Tây Nguyên, số người biết chơi, biết chỉnh cồng, chiêng chủ yếu là các cụ già. Nhiều dân tộc khác thì những câu hát then, hát xẩm, ca trù, cải lương, chèo, tuồng,... không được ưa chuộng bằng nhạc trẻ. 2. Giới trẻ tiếp cận với những nền văn hóa không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Văn hóa Hàn đang ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Ngày nay thế giới đang phát triển đòi hỏi mỗi quốc gia phải bắt kịp với xu hướng chung của nhân loại. việc bắt kịp đó đôi khi là tiếp nhận hay ảnh hưởng quá mức của một nền văn hóa nào đó. Việt Nam là một nước đang phát triển không tránh khỏi việc giao thoa với các nền văn hóa nước ngoài trong đó có Hàn Quốc đã thực sự ảnh hưởng đến giới trẻ Việt. Không còn xa lạ khi những bộ phim Hàn tình cảm lãng mạn tràn ngập trên màn ảnh truyền hình,những gameshow thế giới showbit Việt với các ca sĩ diễn viên bắt trước phong cách thời trang trình diễn của sao Hàn. Mình không nói việc tiếp nhận văn hóa Hàn là sai nhưng ta nên tiếp thu một cách có chọn lọc không tiếp nhận bừa bãi làm ảnh hưởng đến vốn văn hóa Việt. Bây giờ ta có thể hỏi các bạn trẻ về nghệ thuật dân gian Việt như hát xoan,hát trèo,múa rối nước.. thậm chí còn có những bạn không biết trong khi thông tin cập nhật về showbit hàn lại hiểu biết rất rõ đây thực sự nguy hiểm khi mà chính văn 16 hóa có sức ảnh hưởng lâu đời của Việt Nam tồn tại lâu đời dần mai một thay vào đó là một nền văn hóa mới đang làm nhiều điều tiêu cực đến giới trẻ hiện nay.Một số tiêu cực có thể kể đến như hình ảnh học sinh các bạn còn rất trẻ đánh nhau chỉ vì bảo vệ thần tượng là ngôi sao của hàn quốc ( hot boy , hot girl..). Rồi có bạn bỏ học đi xem buổi trình diễn của mấy anh tràng Giang Min cho ,Ho Min Giang gì đấy thật không tốt. Chuyển qua vấn đề về phát triển kinh tế đất nước ,việc giới trẻ chạy theo văn hóa hàn quá nhiều dẫn đến các bộ trang phục,quần áo.. thời trang ăn cắp bản quyền ,từ "phong cách thời trang hàn" xuất hiện với tần số cao ngay cả trên truyền hình mới đây " Xưởng thời trang vtv6" kênh giới trẻ các stylist có hiểu biết về nghệ thuật cũng hay nói phong cách của họ theo phong cách Hàn. Đôi khi những lời nói của họ là ngẫu nhiên không nhằm mục đích gì nhưng thức chất nó đang ảnh hưởng tới tiềm thức của những bạn trẻ vì nó xuất hiện quá nhiều.Việc chạy theo phong cách hàn khiến đồ ngoại quần áo phụ kiện hàn thì bán chạy trong khi vật dụng trong nước thì không được giới trẻ quan tâm. Vậy tại sao chúng ta không làm cho truyền thống văn hóa Việt ảnh có sức ảnh hưởng như Hàn để du khách nước ngoài khi đến Việt Nam họ nghĩ ra "À đó là bản sắc Việt”. Có nhiều sự việc đáng buồn xảy ra khi mà các ngôi sao Hàn đến nước ta bị những fan cuồng cấu xé nắm tóc thần tượng một hành động phản cảm đối với bạn bè quốc tế.Bạn biết không việc người Việt Nam du học hay xuất khẩu lao động ồ ạt sang Hàn khiến người dân họ nghĩ gì cụ thể là dân Hàn Quốc, mình đã từng nghe hay đọc một số comment của họ nói những điều không hay ho đến chúng ta chính xác hơn là fan Việt. Có thể nói hãy tiếp nhận văn hóa hàn một cách có chọn lọc để cùng nhau để giữ vững phát triển văn hóa Việt hơn nữa thể hiện là một người Việt Nam. Suy nghĩ sai lệch của giới trẻ khi tiếp xúc với “Văn hóa Nhật” Nền văn hóa Nhật Bản 3 năm trở lại đây đã và đang được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam chú ý đến và dần bùng nổ thành một trào lưu lớn, tính đến bây giờ, số lượng người xem Anime tại Việt Nam đang tăng lên rất nhiều Otaku 17 Có bao giờ bạn đã nghe qua thuật ngữ “Otaku” ? Otaku: là thuật ngữ Nhật Bản ám chỉ những người quá say mê vào cái gì đó (Manga, Anime, Light Novel, Vocaloid …), họ có sở thích và tính cách khá kỳ lạ. Ở Việt Nam, Anime – Manga – Vocaloid – Light Novel – Visual Novel hay còn gọi là “Nền công nghiệp giải trí” đã không còn quá xa lạ, chắc có lẽ vì nền hình ảnh “hoạt hình” thân thuộc lẫn nội dung phong phú nên độ tuổi tiếp xúc với nét văn hóa này cũng rất rộng, đặc biệt là khoảng 1996 ~ 2003. Và từ đó trào lưu xưng nhau là Otaku cũng được hình thành phổ biến ở Việt Nam. Có lẽ vì Việt Nam chỉ vừa tiếp cận được “nền công nghiệp” này nên nhiều bạn trẻ Việt Nam vẫn chưa nhận biết được Otaku là gì và thật sự mà nói, đây là 1 thuật ngữ không mấy tốt đẹp. Thay vì gọi mình là Fan của các chủ đề trên, nhiều người tự nhận mình là Otaku và rồi nó trở thành 1 phong trào được lang rộng trên khắp các mạng xã hội / diễn đàn. Tự nhận mình là Otaku, đồng nghĩa với việc tự nhận mình là một kẻ lập dị, sở thích khác người, kỳ quái, sống cô độc và luôn nói với mọi người rằng mình có những yếu tố đó để đủ điều kiện trở thành “Otaku”, nhưng trên thực tế việc nhìn nhận sai về nghĩa lẫn hình thức của nhiều Fan Anime-Manga mới chính là điều đáng chú ý ở đây. Với nền giáo dục Việt Nam hiện nay, việc đi học với lịch trình dày đặc và luôn cần giao tiếp để sống thì họ không thể nào sống theo lối cô độc (kể cả khi từ chối giao tiếp với các học sinh cùng lớp), cho dù bạn không đi học hay không tiếp xúc với xã hội, thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải làm việc và giao tiếp vì chẳng ai có thể nuôi bạn suốt đời. Điều này cho thấy bạn sẽ không thể trở thành Otaku. Chỉ ở nhà xem Anime – Manga và chơi các game Nhật Bản không thể là Otaku, vì Otaku là những con người rất khác lạ và họ còn rất nhiều hoạt động khác trong cuộc sống như đi các lễ hội về Anime-Manga-Vocaloid, họ tham gia các buổi trình diễn ca nhạc về Vocaloid – Anime. Hay thậm chí họ tự biến mình thành những nhân vật họ yêu thích (Cosplay) hay bỏ ra hàng đống tiền để mua những Figure (1 dạng mô hình rất đắt tiền) và chỉ để ngắm chúng ở trong góc phòng của mình. Sẽ có bao nhiêu bạn Việt Nam trãi nghiệm những việc trên? Chỉ biết nói vài từ khi xem Anime – Manga rồi mang đi giao tiếp và cho rằng mình là Otaku là điều không chể 18 chấp nhận. Cũng giống như giao tiếp thông thường, chúng ta vẫn hay dùng 1 số từ tiếng nước ngoài để chèn vào câu nói của mình để giúp câu nói thêm phong phú, nên khi ta dùng Tiếng Nhật vào câu nói Tiếng Việt của mình, đó cũng chỉ đơn giản là giúp câu nói thêm phong phú. Với các dẫn chứng trên, hầu hết các bạn tự xưng mình là Otaku đều không đủ điều kiện để nhận mình là Otaku, phải chăng Otaku rồi sẽ giống như các Fan cuồng KPOP trước đây? Đây là 1 trong những vấn đề đáng được lưu ý. Lệch lạc quan điểm và nhận thức Không ít Otaku khi đọc quá nhiều truyện tranh và xem các bộ Anime, vì quá mê những hình tượng dạng “hot boy” trong những cuốn truyện, bộ phim ấy, nên ảnh hưởng tới cả cách yêu của họ. (Bảo sao trai bây giờ nó không ế mới lạ)Họ chỉ thích yêu các anh chàng đẹp trai theo kiểu chỉ có trong Phim – Truyện : lạnh lùng và lãng tử, tính tình cực kỳ cool, là thần tượng của tất cả các cô gái; hay ao ước, mình sẽ tìm được một chàng người yêu kiểu nhóm F4 trong “Con nhà giàu” (Vườn Sao Băng): sành điệu, đẹp trai, và cực kỳ hiểu gái. Ngoài ra còn các vấn đề về suy nghĩ “ảo tưởng” của những người xem là nam, họ hay xem các bộ có những anh hùng về một đề nào đó rồi hoang tưởng bản thân chính là người đó. Hay những người đặc biệt chỉ thích xem những bộ “Hở hang” và được nhiều bạn gái quan tâm (Harem) khiến cho suy nghĩ cũng dần đi theo hướng xấu. Trên thực tế, đã có rất nhiều bộ Anime – Manga rất thành công và đoạt nhiều giải thưởng lớn mang tầm quốc tế (ví dụ như : Spirited Away, My neighbor Totoro,…) Hay nền âm nhạc Vocaloid với cô cả sĩ ảo Miku Hatsune cực kỳ nổi tiếng. Hay thậm chí các đạo diễn phim HollyWood còn mượn ý tưởng của các bộ truyện, phim, tiểu thuyết của Nhật Bản. Không thể phủ nhận rằng lợi ích và giá trị thực tế mà nền công văn hóa Nhật Bản này cho chúng là rất lớn, nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó, nếu chúng ta có thể nhận thức và nhìn nhận tốt nó, điều đó sẽ thật tuyệt vời. Sẽ đến lúc bạn nhận ra rằng, giữa đam mê và sở thích nó luôn có 1 khoảng cách rất lớn, đừng để bản thân mình lạc hướng vì chẳng ai có thể giúp bạn đi trên con đường bằng phẳng mãi mãi. 19 3. Những biểu hiện lệch lạc của giới trẻ Tự do không có văn hóa là thứ tự do hoang dã .Từ những cô gái trẻ khoe thân trên mạng để đổi lấy sự “nổi tiếng” và tiền bạc đến một loạt ống kính phóng viên vây lấy một cô hoa hậu trong phiên tòa bán dâm rồi những vụ đánh kẻ trộm chó đến chết... buộc chúng ta phải có một câu hỏi điều gì khiến xã hội ngày nay liên tục bộc lộ những mặt trái phản cảm một cách công khai như vậy. Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED), cho rằng căn nguyên của những vấn đề đó chính là bởi “sự gãy đổ văn hóa”. Thần tượng quá trớn, lệch lạc và phản cảm. Như một nhà nghiên cứu từng nói, người trẻ mới lớn “luôn được đặc quyền tạo nên sự ngạc nhiên, rắc rối bất tận”. Nhưng đến mức xúm xít hôn cái ghế mà thần tượng ngồi, thậm chí xin được “qua đêm” với bất cứ anh chàng nào chỉ để xin được vé đi xem thần tượng thì… đáng buồn lắm thay! Nhìn cảnh các bạn trẻ rồng rắn vạ vật ở sân bay Nội Bài từ đêm hôm trước hay xếp hàng dài xô đẩy, giẫm đạp trong mưa gió quanh khu vực tòa nhà Lotte Center Hà Nội để đón thần tượng là nhóm nhạc nữ SNSD của Hàn Quốc hôm 2/9, một lần nữa, vấn đề văn hóa thần tượng trong giới trẻ Việt vốn từng “gây bão” dư luận một thời gian trước lại được dịp “nóng” lên. Choáng với nghìn lẻ cách thần tượng của giới trẻ Việt. Đón Tết Độc lập năm nay, nhiều bạn trẻ Thủ đô, thay vì lựa chọn cách vui chơi lành mạnh, hữu ích hay tìm hiểu thêm về lịch sử, ý nghĩa của ngày đặc biệt của Đất nước lại chọn cách rồng rắn nhau lên sân bay Nội Bài từ …đêm hôm trước để chờ đợi thần tượng – nhóm nhạc nữ Hàn Quốc SNSD. Bất chấp trời mưa giông sập sùi, bất chấp cảnh màn trời chiếu đất, những người trẻ cứ ùn ùn kéo nhau đi như một đàn thiêu thân. Họ lại tiếp tục rồng rắn nhau, xô đẩy, chen lấn đến “bao vây” tòa nhà cao thứ hai ở Hà Nội để được ngắm nhìn thần tượng kính đen che kín mặt xuất hiện trong… một tích tắc. Nhóm nhạc không biểu diễn, chỉ giao lưu, chụp ảnh kỉ niệm với người hâm mộ trong vòng 15 phút. Mà cũng chỉ 100 “khách VIP” may mắn được dự buổi giao lưu chớp nhoáng. Tuy nhiên, tất cả những điều ấy chẳng hề hấn gì với các bạn trẻ đang hừng hực cơn sốt thần tượng kia. Nhìn cơn sốt thần tượng của các bạn trẻ lại nhắc nhớ đến nghìn lẻ cách thần tượng “không giống ai” của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ Việt. Dường như việc thể hiện “đẳng cấp” hâm mộ bằng những bộ sưu tập khủng hay sở hữu những vật cá nhân của thần tượng đã “lỗi thời” ở Việt Nam. Với “văn hóa xì tin” hiện nay, “đẳng cấp” ahâm mộ đã được “lên đời” ở cấp độ là phải được chạm vào thần tượng, quỳ lạy họ như thánh sống và thậm chí là săn lùng chiếc ghế thần tượng từng ngồi để ngưỡng mộ, hôn hít, xuýt xoa. Chúng ta hẳn còn nhớ “sự 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất