Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới thiệu về công ty viễn thông viettel....

Tài liệu Giới thiệu về công ty viễn thông viettel.

.DOC
13
262
134

Mô tả:

I. Giới thiệu chung về công ty viễn thông Viettel. Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững! Thời gian qua, Viettel đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành cho các sản phẩm và dịch vụ của mình từ dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178, đến dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet và gần đây nhất là điện thoại di động 098. Viettel đã có trên 20 triệu khách hàng điện thoại di động, hơn một triệu năm trăm khách hàng Internet và điện thoại cố định ….sau chưa đầy 05 năm kinh doanh trên thị trường. Một điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử viễn thông Việt Nam! II. Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp. a. Kinh tế. Việc mở cửa cạnh tranh sau khi gia nhập WTO đồng nghĩa với thị trường sẽ thay đổi nhanh chóng. Viettel đã thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi. Chiến lược kinh doanh thường xuyên thay đổi để bám sát với thực tế thị trường. Đơn cử, năm 2007, kế hoạch doanh thu ban đầu đặt ra khoảng 12.000 1 tỷ đồng/ năm, tuy nhiên hết tháng 6, nhận thấy thị trường vẫn còn nhiều cơ hội nên Viettel đã tăng doanh thu lên 16.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Viettel cũng liên tục tư duy để cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp. Năm 2006, Viettel đã tái cấu trúc Tổng công ty từ 4 lớp (Tổng công ty, công ty dọc, Trung tâm khu vực và tỉnh). Năm 2007, thực hiện chiến lược mạng lưới tập trung (sát nhập 3 công ty khai thác mạng viễn thông), kinh doanh phân tán. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được luân chuyển, kinh qua nhiều vị trí để rèn luyện tính thích ứng nhanh.Sau hội nhập, sẽ có nhiều rủi ro đến với doanh nghiệp khi chỉ tập trung kinh doanh một lĩnh vực. Cách làm của Viettel là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thành lập thêm các công ty kinh doanh bất động sản, truyền thông, đầu tư tài chính, sản xuất thiết bị, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp... Khi đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, Viettel chia sẻ rủi ro ra những lĩnh vực khác nhau và do đó, sự an toàn tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, viễn thông làm ngành chủ đạo của Viettel. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nguy cơ trở thành người làm thuê giá thấp và thiếu nhân lực cấp chuyên gia. Cách làm của Viettel là đào tạo con người để nắm vững về mặt công nghệ, kiến thức kinh doanh để nhân viên chủ chốt của Viettel đảm đương 10%lao động trí tuệ, 90% còn lại sẽ được qui trình hoá dành cho lao động đơn giản và thuê ngoài. Hiện nay, số người thuê ngoài của Viettel đã lên tới gần 5.000 người, chiếm gần 50% lao động của Tổng công ty. Viettel cũng có những chính sách thu hút và gìn giữ nhân tài, tạo ra môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích sáng tạo, nhằm tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa con người và Tổng công ty để tránh nguy cơ chảy máu chất xám khi các công ty viễn thông nước ngoài thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, Viettel cũng nhận thức rất rõ vấn đề phải tuyên truyền, giáo dục cho các cán bộ, công nhân viên trong việc xác định đâu là thời cơ, là thách thức cũng như khó khăn thuận lợi khi trong quá trình hội nhập WTO. Khi viễn thông đã thực sự vào WTO, Về sản xuất kinh doanh, sức ép về cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều vì các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những Tập đoàn viễn thông nươc ngoài rất lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Thị trường viễn thông thay đổi nhanh chóng, sẽ có nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp viễn thông chỉ tập trung kinh doanh một lĩnh vực. 2 Chính vì vậy, Viettel đã xác định: phải phát triển mạnh mạng lưới, áp dụng những công nghệ tiên tiến, thu hút lượng khách hàng lớn để khi các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường, họ sẽ không còn nhiều cơ hội nữa vì thị phần chủ yếu đã bị Viettel nắm giữ. Đặc biệt, Viettel đã chủ trương chủ động hội nhập với các đối tác nước ngoài, tăng cường hợp tác để hiểu hơn về các đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Đây cũng là cách học mót kinh nghiệm từ việc hợp tác với các đối tác nước ngoài. Thời gian qua, Viettel đã mở cửa ngõ quốc tế tại Hồng Công; tham gia vào tuyến cáp quang biển nối liền giữa Châu Á – Châu Mỹ mang tên AAG. Ngoài ra Viettel còn có mối quan hệ đối tác tương đối thân thiện với các công ty viễn thông lớn trên thế giới. Để có kinh nghiệm cọ sát với các đối thủ lớn trong những thị trường cạnh tranh mạnh, Viettel đã chủ động đầu tư ra nước ngoài, mà điển hình là Campuchia, đất nước đã gia nhập WTO từ năm 2004, thị trường viễn thông cạnh tranh tương đối mạnh (với gần 10 giấy phép VoIP, 5 giấy phép di động). Chỉ chưa đầy 6 tháng cuối năm 2006 kể từ khi được cấp giấy phép, Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này. b. Chính trị Cơ quan quản lí nhà nước, cụ thể là Bộ Thông tin truyền thông (TT-TT) cần có những chính sách tạo điều kiện đối với đối với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Bộ TT – TT nên thực hiện sớm quy trình cấp phép một số dịch vụ viễn thông như: Wimax, mạng di động thế hệ thứ 3 – 3G... Đơn cử, các doanh nghiệp viễn thông đã nộp hồ sơ xin cấp phép 3G từ rất lâu nhưng dự kiến phải đến tháng 12 tới, Bộ TT – TT mới tổ chức thi tuyển lựa chọn... Nếu bộ TT – TT đẩy nhanh việc cấp phép thì đến khi thời điểm các doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập 100% vốn tại Việt Nam sẽ phải tính đến phương án hợp tác với nhà khai thác viễn thông trong nước, nguyên do Việt Nam đã hết băng tần. c. Xã hội Dân số Việt Nam gia tăng nhanh là một nhân tố quan trọng giúp cho thị trường của Viettel được mở rộng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống của người dân được nâng cao hơn thì nhu cầu liên lạc 3 và thông tin cũng ngày một thiết yếu hơn. Mặt khác, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, giá cả các mặt hàng công nghệ điện tử ngày một rẻ hơn, do đó giá cả điện thoại cũng không phải là vấn đề nữa. Và hiện nay, điện thoại đã trở thành một phương tiện liên lạc phổ biến và thông dụng ở hầu hết mọi nơi và thậm chí là ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó phong cách sống của người Việt Nam cũng là một điều quan trọng thúc đẩy cho công nghệ di động phát triển nhanh chóng. Người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, luôn có xu hướng đổi mới và theo kịp thời đại. Do vậy, số lượng thuê bao di động tăng nhanh chóng mặt và các loại máy từ những loại máy đơn giản đến hiện đại đều có mặt trên thị trường đáp ứng nhu cầu của khách hàng. a. Công nghệ Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m). Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang. Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế, dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ điện thoại cố định (PSTN), dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ mạng riêng ảo. Cổng vệ tinh quốc tế, cổng cáp quang quốc tế. Hạ tầng truyền dẫn của Viettel: trong nước tổng chiều dài cáp quang là 25000 km phủ rộng đến tuyến huyện và xã, dung lượng cáp quang đường trục 400 Gb/s, quốc tế dung lượng cáp quang quốc tế 5 Gb/s, cuối năm 2007 là 4,5 Gb/s(lớn nhất Việt Nam). III. Phân tích thị trường của doanh nghiệp. a. Đối thủ cạnh tranh 1. Mạng di động MobiFone. 4 Với lợi thế là mạng di động ra đời sớm nhất, MobiFone có chiến lược ngay từ đầu là tập trung vào các thành phố lớn, với khách hàng có thu nhập cao. Song, gần đây hãng này đã tập trung đầu tư nhiều hơn để thu hút khách hàng mới ở khu vực nông thôn bằng cách lắp đặt thêm trạm thu và phát sóng và tung ra gói cước Mobi365. Nhưng, về các chính sách giá cước và khuyến mãi trong thời gian gần đây, dường như MobiFone không còn giữ được sự chủ động như cách đây gần hai năm, khi còn đang ở vị trí số một trên thị trường. Viettel đã thành lập Công ty Viettel Media chuyên cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. MobiFone cũng mới thành lập Trung tâm Giá trị gia tăng với 50 nhân sự. Trung tâm này sẽ quản lý việc cung cấp hơn 30 dịch vụ cho khách hàng, đồng thời nghiên cứu để triển khai thêm các dịch vụ mới. Gần đây, một số “bước đi” của MobiFone khá giống với những gì mà Viettel thực hiện trước đó như gói cước MobiQ (ra đời sau gói Tomato với các cơ chế tương tự như cách tính cước, thời hạn nghe); tặng tiền cho người nhận cuộc gọi; chương trình khuyến mãi vào giờ thấp điểm (từ 23- 6 giờ)... Về dịch vụ giá trị gia tăng, MobiFone đã từng được đánh giá là nhà khai thác đi đầu trong việc đưa ra các dịch vụ mới như GPRS, nhạc chuông chờ, tải biểu tượng, tải nhạc chuông… Nhưng trong một năm trở lại đây, hầu như không thấy xuất hiện những “đột phá” như thế nữa ở nhà cung cấp này. Sẽ có ba nhóm dịch vụ chính được MobiFone cung cấp trong hạ tầng công nghệ 3G là video, thương mại điện tử (thanh toán điện tử) và dịch vụ thông tin xã hội Trong khi đó, thế mạnh lớn nhất của Viettel là tốc độ xây dựng trạm phát sóng mới. Tham gia thị trường sau, nên Viettel xác định chiến lược là “mạng lưới đi trước, kinh doanh đi sau”. Viettel ít nhiều đã tạo những được cảm nhận tốt nơi khách hàng về vùng phủ sóng rộng, dịch vụ ít bị gián đoạn. Bên cạnh đó, ngay từ đầu Viettel đã xác định trở thành mạng di động giá rẻ nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp (chiếm trên 90% dân số Việt Nam). 5 Về chiến lược tiếp cận khách hàng, Viettel đã tìm kiếm những phân khúc thị trường mới như: những khách hàng có nhu cầu nghe nhiều (gói cước Tomato), đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (như gói cước Ciao). Và mạng này đã “bắt” nhanh cơ hội để liên tục đưa ra các dịch vụ mới mang lại doanh thu lớn. Dịch vụ nhạc chuông chờ I-muzik sau một năm rưỡi ra đời đã có tám triệu người sử dụng. Bên cạnh đó, Viettel còn đưa ra nhiều loại dịch vụ như I-share - sẻ chia tài khoản, dịch vụ nhận và gửi thư điện tử trên điện thoại di động… 2. Mạng di động VinaPhone Với VinaPhone, việc theo đuổi chiến lược phủ sóng rộng cũng đã gặt hái được một số thành công. Trước năm 2006, VinaPhone là mạng dẫn đầu về lượng thuê bao. Nhưng gần đây, về mặt kinh doanh VinaPhone lại khá mờ nhạt. Khách hàng chờ đón sự đổi mới toàn diện sau khi mạng này lần đầu tiên thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu vào năm 2007 nhưng đã thất vọng không ít vì bộ máy kinh doanh của VinaPhone vẫn chưa thoát ra khỏi sự cồng kềnh của cơ cấu tổ chức phủ rộng bằng 64 bưu điện tỉnh, thành phố. Tình trạng nhiều khách thuê bao rời mạng cũng là bài toán đau đầu cho mạng di động này. Một chuyên gia nhận xét, hiện tại chiến lược của VinaPhone chưa rõ nét, các bước đi dường như còn gặp lực cản. Chỉ có thể hy vọng sự thay đổi cơ cấu tổ chức mới đang diễn ra tại công ty này sẽ phát huy tác dụng nhanh và họ sẽ lấy lại được đà tăng trưởng như cách đây hai năm. 3. Mạng di động S-Fone S-Fone tham gia thị trường từ năm 2003 với những chiến dịch quảng cáo bài bản, chiến lược tập trung vào khách hàng trẻ, bên cạnh việc định giá dịch vụ thấp, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, khuyến mãi rầm rộ… Cách làm của S-Fone tưởng rằng sẽ tạo ra một sự thay đổi trong thị trường thông tin di động, song, do có vùng phủ sóng hẹp và sự hạn chế về thiết bị đầu cuối nên chưa mấy thành công. Gần đây S-Fone cũng phải tăng cường vùng phủ sóng cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc tạo ra nhiều sự lựa chọn về thiết bị đầu cuối cho khách hàng. 6 4. Các mạng di động khác Còn hai nhà khai thác di động sử dụng công nghệ CDMA khác là EVN Telecom và HT Mobile thì sau khi không tạo được dấu ấn trên thị trường đành phải chuyển hướng chiến lược. EVN tập trung vào điện thoại cố định không dây. Còn HT Mobile đang trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ GSM sau hơn một năm cung cấp dịch vụ CDMA không thành công. Có thể đến giữa năm nay nhà cung cấp này mới tham gia thị trường trở lại. Với mạng Gtel, được cấp giấy phép thành lập vào giữa năm 2008, cũng có thể đến cuối năm nay mới tham gia thị trường. Trong “cuộc chơi 100 triệu” này, ưu thế đang có phần nghiêng về Viettel, bởi theo số liệu về lượng thuê bao mà Bộ Thông tin và Truyền thông công bố và dựa vào sự tăng trưởng của các mạng di động trên thị trường, trong 100 khách thuê bao mới hòa mạng thì Viettel chiếm gần một nửa (45), tiếp đến là MobiFone (khoảng 30-35), VinaPhone và các mạng khác (S-Fone, EVN Telecom, HP Mobile, Gtel) sẽ chiếm khoảng 20-25. Với lợi thế là mạng di động ra đời sớm nhất, MobiFone có chiến lược ngay từ đầu là tập trung vào các thành phố lớn, với khách hàng có thu nhập cao. Song, gần đây hãng này đã tập trung đầu tư nhiều hơn để thu hút khách hàng mới ở khu vực nông thôn bằng cách lắp đặt thêm trạm thu và phát sóng và tung ra gói cước Mobi365. Bên cạnh đó, ngay từ đầu Viettel đã xác định trở thành mạng di động giá rẻ nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp (chiếm trên 90% dân số Việt Nam). Với những bước đi ấy, chỉ sau hơn ba năm hoạt động, Viettel đã dẫn đầu thị trường về lượng thuê bao di động. Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 5/2008 (cuộc điều tra gần đây nhất về lượng thuê bao của các mạng di động), cả nước có hơn 48 triệu thuê bao di động, trong đó, Viettel có 20 triệu, MobiFone 13,5 triệu, VinaPhone hơn 12 triệu và S-Fone hơn 3 triệu... 7 b. Quy mô thị trường Viettel trong 100 thương hiệu di động lớn nhất thế giới Xếp thứ 83/100 và được định giá trị thương hiệu hơn nửa tỷ USD, trong khu vực Viettel vượt qua SingTel, StarHub (Singapore), DiGi (Malaysia), Indosat (Indonesia). Theo danh sách được đăng trên telecoms.com, Viettel là nhãn hiệu di động duy nhất của Việt Nam có trong danh sách với giá trị thương hiệu là 536 triệu USD. Tổng trị giá nhãn hiệu của 100 mạnh di động là 318 tỷ USD. Về giá trị thương hiệu, Viettel xếp thứ 83 nhưng về doanh thu, thứ hạng của Viettel đứng ở vị trí 94. Chính vì vậy, trong danh sách TOP 10 mạng di động có thương hiệu vượt trên cả trọng lượng”, Viettel đứng hạng 7. Viettel cho biết, vào tháng 10/2008, Viettel được đánh giá là 1 trong 4 Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia đang phát triển do tổ chức WCA (World Communication Awards) bình chọn. Ngoài ra, Viettel cũng liên tục thăng hạng trên bảng số liệu xếp hạng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dựa trên số lượng thuê bao do tổ chức WI (Wireless Intelligence) đưa ra: quý I/2008 xếp thứ 53; quý II/2008 xếp thứ 42 và hiện nay Viettel đứng thứ 41 trên tổng số hơn 650 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn thế giới. Như vậy, với thương hiệu Viettel, Việt Nam đã trở thành một quốc gia được xếp hạng và có tên tuổi trên bản đồ viễn thông thế giới. Theo số liệu Viettel công bố, tại thị trường Việt Nam tính đến thời điểm này là hơn 25 triệu thuê bao di động Viettel đang hoạt động. Doanh thu năm 2008 của Viettel dự kiến đạt khoảng 32 nghìn tỷ đồng. Năm 2007 doanh thu 1 tỷ USD, 12 triệu thuê bao, hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet. Viettel cũng đã có những dịch vụ mới với tính năng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như Tomato, Ciao và gần đây nhất là gói cước “Cha và con” đều thể hiện triết lý “Caring – Innovator” (Sẻ chia - Sáng tạo) và nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các khách hàng. Sự phát triển của Viettel không chỉ đạt đến mức cung cấp cái khách hàng cần 8 mà còn tích cực tạo ra nhu cầu của khách hàng, tức là sáng tạo ra những sản phẩm mới và chỉ cho khách hàng biết họ cần sử dụng dịch vụ đó. Ngoài việc “tràn ngập lãnh thổ” điện thoại di động, cuộc “cách mạng” quan trọng nhất mà Viettel thực hiện chính là đưa cạnh tranh thực sự vào thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, thị trường các nước đều giảm sức mua nhưng doanh nghiệp Viettel vẫn tìm thấy những cơ hội kinh doanh mới. Giữ vững thị trường trong nước đồng thời từng bước vươn ra thị trường quốc tế là cách làm hiệu quả cuả Viettel. Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức khai trương mạng di động Metfone tại Cam-pu-chia. Như vậy, cùng mạng di động Viettel trong nước, DN này đã có thêm một mạng di động 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài Sau 2 tháng thử nghiệm, VIETTEL đã đạt con số tăng trưởng nhanh với hơn 100.000 thuê bao di động tại Campuchia và 50.000 thuê bao tại thị trường Lào. c. Quy mô khách hàng 9 Sau một năm hoạt động (15/10/2004-15/10/2005), Viettel Mobile đã có được 1,4 triệu khách hàng - con số mà mạng khác chỉ có được sau nhiều năm hoạt động. Mặc dù có cả yếu tố “thiên thời” nhưng dù sao, việc trở thành mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất ở thị trường Việt Nam cũng đã khẳng định một chiến lược đầu tư và phát triển đúng của Viettel Mobile ngay từ khi bắt đầu đầu tư và phát triển dịch vụ. Và theo số liệu Viettel công bố, tại thị trường Việt Nam tính đến thời điểm năm 2008 là hơn 25 triệu thuê bao di động Viettel đang hoạt động. Mọi người dân, từ người già đến người trẻ, từ cán bộ công nhân viên chức đến người nông dân, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, ai ai cũng dùng điện thoại di động, thậm chí là một người dùng hai, ba chiếc. Thời đại thông tin di động bùng nổ, và Viettel đã chớp được thời cơ ấy. d. Các chiến lược phát triển của Viettel Viettel Mobile ra đời trong bối cảnh khách hàng đang có nhiều chán nản với sự độc quyền còn rơi rớt của 2 mạng Vinaphone và MobiFone, cộng thêm sự thất vọng với mạng di động S-Fone sử dụng công nghệ CDMA. Chính vì vậy, sự xuất hiện của mạng di động Viettel đã ít nhiều tạo cảm hứng mới cho khách hàng và tạo hứng khởi mới cho một thị trường. Bên cạnh đó, trong một năm qua, môi trường thế giới và Việt Nam cũng đã thay đổi theo xu hướng cập nhật công nghệ mới, hướng tới một thế giới số, thế giới của mạng, của 2,5-3G và đặc biệt là điện thoại di động ngày càng rẻ hơn. Môi trường đó đã khuyến khích người dân sử dụng điện thoại di động nhiều hơn và phổ dụng hơn, nhất là giới trẻ. Tất nhiên, sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào yếu tố khách quan mà chủ yếu phụ thuộc vào một chiến lược kinh doanh đúng. Từ bài học kinh nghiệm của S-Fone, Viettel đã quyết định đầu tư phủ sóng toàn quốc 64/64 tỉnh/thành phố ngay từ những ngày đầu hoạt động, cho dù số lượng thuê bao còn ít ỏi. Chưa thể phủ sóng rộng như các mạng khác nhưng việc có mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố và cộng với việc nâng cấp ngay tổng đài lên 4,5 triệu số cũng đã khiến người sử dụng yên tâm hơn khi chọn Viettel Mobile. 10 Bên cạnh đó, yếu tố giá cước rẻ nhất - tính cước theo block 6 giây - cũng đã trở thành nhân tố quan trọng khiến cho khách hàng đổ xô vào đăng ký sử dụng Vietttel Mobile đồng thời cũng tạo ra một làn sóng khách hàng cũ của Vinaphone và MobiFone chuyển đổi thuê bao sang Viettel Mobile hoặc sử dụng cùng lúc 2 máy. Cũng theo nhận định của các chuyên gia, sự thành công của Viettel còn được thể hiện từ một chiến lược marketing hiệu quả. Trong khi các mạng khác chưa thừa nhận thực tế về một thị trường số đẹp thì Viettel Mobile đã biết tận dụng nó để tạo ra một vụ marketing độc đáo và gây tiếng vang lớn. Đó là việc đấu giá số điện thoại đẹp gây quỹ từ thiện trên truyền hình với số tiền lên tới hàng tỷ đồng, những đợt khuyến mại luôn để lại những ấn tượng về “những cái nhất” hoặc “đầu tiên” trên thị trường. Nghiên cứu của Markcom Research & Consulting về thị trường viễn thông VN và động thái cạnh tranh của từng nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường trong ba năm qua cho phép đánh giá 50% thành công của Viettel là do khai thác hiệu quả sự lơi lỏng (nếu không muốn nói là sai lầm) của đối thủ về marketing và 50% là do nỗ lực của đội ngũ nhân viên năng động. Đánh giá về sự sai lầm trong marketing của các đối thủ của Viettel, theo chúng tôi, có ba nguyên nhân và điều này đã tạo lợi thế cho Viettel khi biết tận dụng thời cơ. Đó là sự chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh (thiếu linh hoạt) và xử lý rủi ro chậm (ví dụ vụ nghẽn mạng Vinaphone đầu năm 2005); chăm sóc quyền lợi khách hàng chưa đúng mức; cuối cùng là có sai lầm trong xây dựng hình ảnh. Chính vì vậy việc “đánh bóng” hình ảnh của mình nhân sự lơi lỏng về chiến lược marketing của đối thủ đã là một giải pháp làm nên thành công của Viettel. Tuy nhiên, thành công của thương hiệu Viettel còn do hai nguyên nhân bao trùm khác. Đó là một chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”. Chiến lược định vị: giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là có hẳn sách lược chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh doanh rất đúng đắn. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu nhất cho một 11 mạng di động trong bối cảnh thị trường di động VN cách đây 2 - 3 năm (S-Fone tuy ra trước đã không làm điều này). Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có lợi cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số... thật sự đã góp phần làm cho Viettel thành công hơn. IV. Kết luận Hiện nay trên lĩnh vực thông tin liên lạc, mạng di động Viettel đã chiếm được một thị phần lớn, qua mặt cả các mạng điện thoại đi trước là Vinaphone và Mobiphone. Và có thể thấy công ty viễn thông Viettel (Viettel Telecom), với những chính sách mới, những chiến lược mới, sẽ ngày càng phát triển, không chỉ với thị trường trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế. 12 MỤC LỤC I. Giới thiệu chung về công ty viễn thông Viettel..............................................1 II. Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp............................................1 a. Kinh tế........................................................................................................... 1 b. Chính trị........................................................................................................3 c. Xã hội............................................................................................................ 3 III. Phân tích thị trường của doanh nghiệp......................................................4 a. Đối thủ cạnh tranh.........................................................................................4 b. Quy mô thị trường.........................................................................................8 c. Quy mô khách hàng......................................................................................9 d. Các chiến lược phát triển của Viettel..........................................................10 IV. Kết luận.........................................................................................................12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan