Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới thiệu tác phẩm gia lễ của chu hy ...

Tài liệu Giới thiệu tác phẩm gia lễ của chu hy

.PDF
183
1948
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- PHẠM THỊ HƯỜNG GIỚI THIỆU TÁC PHẨM GIA LỄ CỦA CHU HY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hán Nôm HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- PHẠM THỊ HƯỜNG GIỚI THIỆU TÁC PHẨM GIA LỄ CỦA CHU HY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3 1. Lýdo chọn đề tài ...........................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................4 3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................8 4. Đối tƣợng vàphạm vi tƣ liệu ........................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................8 6. Đóng góp mới của luận văn ..........................................................................9 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................9 NỘI DUNG ................................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: TÁC GIẢ CHU HY VÀ TÁC PHẨM GIA LỄ ...................................... 10 1.1 Chu Hy – vài nét về quan điểm Lễ học của ông ........................................10 1.1.1 Tác giả Chu Hy ..................................................................................10 1.1.2 Vài nét về quan điểm Lễ học của Chu Hy .......................................12 1.2 Bối cảnh vàsự ra đời của tác phẩm Gia lễ ................................................19 1.2.1 Bối cảnh chính trị, kinh tế, xãhội, văn hóa, tôn giáo, học thuật ....19 1.2.2 Sự ra đời của tác phẩm Gia lễ ..........................................................23 1.3 Quátrì nh lƣu truyền vàphát triển trong lịch sử ......................................28 1.3.1 Truyền bản của Gia lễ .......................................................................28 1.3.2 Sự ảnh hƣởng của Gia lễ trong khu vực Đông Á ............................34 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................................ 37 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG ....................................... 39 TÁC PHẨM GIA LỄ ..................................................................................................... 39 2.1 Thông lễ ........................................................................................................44 2.2 Quan lễ .........................................................................................................49 2.3 Hôn lễ ...........................................................................................................51 2.4 Tang lễ ..........................................................................................................54 2.5 Tế lễ ..............................................................................................................62 1 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................................ 65 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LỄ HỌC TRONG TÁC PHẨM GIA LỄ ........ 66 3.1 Đối tƣợng tiếp nhận lễ chế trong Gia lễ .....................................................66 3.1.1 Lễ hạ thứ nhân – điểm nhấn cho Lễ học thời Tống.........................66 3.1.2 Đối tƣợng vàsự phân tầng đối tƣợng trong tác phẩm Gia lễ .........67 3.2 Tông pháp chế trong Gia lễ của Chu Hy ....................................................75 3.2.1 Tông tử - Ngƣời nắm giữ việc kết nối với tổ tiên.............................76 3.2.2 Tông tử cóvị tríchi phối trong các hoạt động lễ nghi của gia tộc .79 3.2.3 tộc Quyền điều hành nghi lễ vàtrách nhiệm của Tông tử đối với gia …………………………………………………………………………………………………………81 3.3 Vấn đề Phục cổ - Tòng tục trong tác phẩm Gia lễ .....................................85 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................................ 91 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 99 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 105 2 MỞ ĐẦU 1. Lýdo chọn đề tài Chu Hi (1130 – 1200), là nhà Lý học uyên bác thời Nam Tống của Trung Quốc. Bình sinh ông trƣớc tác rất nhiều, các tác phẩm của ông cóảnh hƣởng sâu sắc tại Trung Hoa vàở những nƣớc chịu ảnh hƣởng của Nho học khác. Có thể kể đến những tác phẩm nổi bật nhƣ Tứ thư tập chú, Chu Văn công văn tập, Chu tử ngữ loại vàChu tử gia lễ. Trong những trƣớc tác của ông, cuốn sách Gia lễ đƣợc làm ra không chỉ thuần túy theo đuổi học thuật có ảnh hƣởng đến một bộ phận tríthức trong xãhội, đây còn là cuốn sách trực tiếp ảnh hƣởng đến phong hóa của các quốc gia, dân tộc tiếp nhận nódựa trên tinh thần tôn thƣợng Nho gia. Lễ của Nho gia với tinh thần lànhững quy phạm cho hành vi ngoại tại vàlà một trong những nội dung quy định đạo đức của con ngƣời, làvấn đề bức thiết đƣợc các nhàNho quan tâm giải quyết, đặc biệt làtrong những giai đoạn Nho học cần khẳng định vị thế của nó. Chu Hi cũng vậy, trong các trƣớc tác về Lễ của ông, Gia lễ cóthể coi làtác phẩm nổi bật. Làtác phẩm thuộc dòng Lýhọc thời Tống, bị chi phối bởi đặc trƣng học phái, thời đại, với mục tiêu “phục đạo”, “tòng chính”, quảng hạ hóa bộ phận cổ lễ, Gia lễ xuất phát điểm từ Nghi lễthời Tiên Tần đã có những chỉnh lƣợc nhất định trên cơ sở bảo nguyên lễ ý, thành ra quy chuẩn mẫu mực cho các giai tầng thực hành gia lễ sau này. Nó trở thành cuốn sách không thể không tham cứu trong việc nghiên cứu gia lễ nói chung. Chu tử gia lễ tại Trung Quốc làtrung tâm cho rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu xoay quanh, phát huy vàbổ trợ nó với mục tiêu nghiên cứu vàtiếp tục hoàn chỉnh hệ thống gia lễ, chứng tỏ mức độ ảnh hƣởng sâu rộng của sách. Điều này cũng gần nhƣ tƣơng tự xảy ra ở những nƣớc cóảnh hƣởng của Nho giáo, đặc biệt là Tống nho Chu tử. Do việc cuốn sách đƣợc quảng bávàcótầm ảnh hƣởng, bao quát lớn nhƣ vậy, việc nghiên cứu hệ thống gia lễ ở bất kì đâu cũng cần vànên phải lấy nó làm cơ sở triển khai. 3 Việc tiếp nhận sách Gia lễ ở các nƣớc cùng chịu ảnh hƣởng của Nho giáo có thể coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử giao lƣu văn hóa, việc tiến hành nghiên cứu sách này làcông việc không thể bỏ qua đối với những ngƣời nghiên cứu gia lễ nói riêng vànhững ngƣời làm công tác văn hóa nói chung. Chọn tác phẩm Chu tử gia lễ làm trung tâm giải quyết của luận văn, không phải với ý tác phẩm chƣa từng đƣợc giải quyết trƣớc đây. Tại Trung Quốc vànhiều nƣớc khác, tác phẩm này đƣợc nghiên cứu với những hƣớng triển khai hết sức phong phú. Tuy nhiên, nằm trong mảng đề tài về gia lễ, tại Việt Nam hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đi vào chính văn của tác phẩm này, đây có thể coi làmột thiếu xót cho việc nghiên cứu gia lễ ở nƣớc ta. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ thời phong kiến, cụ thể làngay sau khi cuốn sách Gia lễ của Chu Hy xuất hiện, tại Trung Quốc đã có rất nhiều các công trì nh khảo cứu, khảo ngộ, phụ chú, phụ lục,… cho cuốn sách. Tiêu biểu cóthể kể đến nhƣ việc Dƣơng Phục 楊復, học trò của Chu Hy làm sách phụ chú cho chính văn của Gia lễ. Về sau, dựa trên bản phụ chú này, các học giả nhƣ Chu Phục 周復 làm tăng chú, Lƣu Cai Tôn 劉垓孫 làm tập chú, Khâu Tuấn 丘濬(Minh) làm nghi tiết,… Sau khi cuốn sách này đƣợc du nhập, quảng bá đến một số nƣớc chịu ảnh hƣởng của Nho giáo đƣơng thời tại Đông Á, hệ thống các sách lấy Gia lễ làm trung tâm khảo cứu lại càng đƣợc mở rộng hơn, với những mức độ quan chúkhác nhau vàtùy theo bối cảnh cụ thể. Sách Gia lễ của Chu Hi tuy không phải là cuốn sách duy nhất khảo kinh tu lễ, làm ra cuốn sách về những nghi tiết, lễ độ trong gia tộc, nhƣng tầm ảnh hƣởng của nólớn đến mức, khi nhắc đến khái niệm Gia lễ, ngƣời ta thậm chíquy hẳn về cuốn Chu tử gia lễ. Chí nh vìcótầm ảnh hƣởng nhất thành bất biến, lại làmột tác phẩm về lễ, nó kéo theo một hệ thống lớn các trứ tác phong phú, cho nên việc nghiên cứu về cuốn sách nói riêng cũng đã là một công việc phức tạp đối với các nhànghiên cứu hiện đại. 4 Hiện nay, việc nghiên cứu chuyên chú vào cuốn sách Gia lễ của Chu tử tại Trung Quốc vàtrên thế giới rất sôi động vàphong phú với nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Những nghiên cứu cơ bản về Gia lễ của Chu Hi cóthể kể ra một số xu hƣớng nhƣ sau: Nghiên cứu văn bản học, từ lịch sử hình thành, lƣu truyền vàcố định văn bản qua các thời kìvàtại những khu vực khác nhau. Những nghiên cứu nổi bật cóthể kể đến nhƣ các bài nghiên cứu, khảo luận của các học giả nhƣ Trần Lai 陳來 (Chu tử gia lễ chân ngụy khảo nghị 朱子家礼真伪考议), Tiền Mục 錢穆 (Chu Tử tân học án 朱子新學案), Thúc Cảnh Nam 束景南 (Chu Hy “Gia lễ” chân ngụy khảo biện 朱熹家礼真伪考辨), Trƣơng Quốc Phong 张国风(“Gia lễ“ tân khảo 家礼新考),... khảo về tí nh chân ngụy của sách Gia lễ. Hoặc cóthể kể đến các công trì nh nghiên cứu của học giả Nhật Bản, Hàn Quốc khảo sát về sự hình thành tác phẩm này của Chu Hi. Đây là vấn đề màtrong hầu hết các công trì nh nghiên cứu mang tí nh toàn diện về cuốn sách đều có nhắc đến: Có thể kể đến nhƣ công trì nh nghiên cứu của học giả Lƣ Nhân Thục 盧仁淑(“Văn công gia lễ” cập kì đối Hàn Quốc lễ học chi ảnh hưởng 文公家禮及其對韓國禮學之影響); Hay nhƣ Luận văn thạc sĩ của Tôn Hoa 孙华 lấy đề tài Chu Hy “Gia lễ” nghiên cứu 朱熹 “家礼”研究. Những nghiên cứu này, tùy theo cách tiếp cận vàphân loại, đều đƣa ra những khảo cứu về quátrì nh lƣu truyền vàcố định văn bản. Những nghiên cứu của các học giả trên đây đều lànhững nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với luận văn này. Nhiều công trì nh nghiên cứu đã đi sâu tiếp cận vào nội dung sách Gia lễ của Chu Hy hết sức chi tiết. Việc phân tí ch nội dung của sách cũng đƣợc chia ra làm nhiều cấp độ. Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Gia lễ của Tôn Hoa tập trung chủ yếu vào giới thiệu nội dung tác phẩm, trong đó ngƣời viết đƣa ra đối sánh làm rõ sự tƣơng đồng vàdị biệt của nội dung sách Gia lễvới những quan điểm đã từng đƣợc Chu Hy phát biểu. Với mục đích làm rõ tầm ảnh hƣởng của Gia lễ đối với bộ phận Lễ học của Hàn Quốc, học giả Lƣ Nhân Thục cũng có những bƣớc làm rõnội dung cũng nhƣ các quan điểm đặc sắc của tác phẩm này. Tuy nhiên, đa phần để tiếp cận 5 nội dung, các nhànghiên cứu thƣờng đặt tác phẩm Gia lễ trong sự đối sánh với các văn bản nhƣ: Chu Hy – Nghi lễ kinh truyện thông giải 儀禮經傳通解,Tƣ Mã Quang – Tư Mã thị Thư Nghi 司馬氏書儀, hai tác phẩm này vừa cùng thuộc một hệ thống trứ tác nhƣ Gia lễ, bên cạnh đó, một tác phẩm cùng tác giả, vàmột tác phẩm cóảnh hƣởng sâu sách đến cuốn sách. Cóthể kể đến nhƣ những nghiên cứu của Dƣơng Chí Cƣơng 杨志刚(“Tư Mã thị Thư nghi” hòa “Chu tử Gia lễ” nghiên cứu 司马氏书和朱子家礼研究), Thƣợng Sơn Xuân Bình 上山春平(“Gia lễ” và “Nghi lễ kinh truyện thông giải” của Chu tử 朱子の家禮と儀禮經傳通解),... Ngoài những nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận trên, các học giả cũng lấy Gia lễ làm trung tâm trong các nghiên cứu so sánh với những tác phẩm thuộc dòng gia lễ khác: Bành Lâm (Kim Sa Khê“Tang lễ bị yếu” dữ “Chu tử Gia lễ” đích Triều Tiên hóa ), Lee Gil Pyo, Kim In Wook (Khảo sát so sánh văn hiến Tế lễ xuất hiện trong “Chu tử Gia và lễ” “Tứ lễ lãm” tập 朱子家禮와四禮便覽에나타난祭禮의문헌적비교고찰),... Ngoài ra, việc đánh giá tác phẩm trong vị thế là một cuốn sách có tầm ảnh hƣởng lớn đến bộ phận gia lễ tại một số nƣớc trong khu vực, có thể là đặt trong nghiên cứu về lễ nói chung hoặc về gia lễ nói riêng cũng đã có một số những nghiên cứu rất cụ thể: nhƣ cuốn Trung Quốc Lễ học tại cổ đại Triều Tiên đích bá thiên (中国礼学在古代朝鮮的播迁)của học giả Bành Lâm (彭林), Trƣơng Phẩm Đoan 张品端 (“Chu tử gia lễ” dữ Triều Tiên lễ học đích phát triển 朱子家礼与朝鲜礼学的发展), Bành Vệ Dân 彭衛民 (“Gia lễ” Triều Tiên hóa tiến lộ 家禮朝鮮化進路),... Ngoài ra córất nhiều hƣớng nghiên cứu khác đã đƣợc tiến hành. Tác giàNgô Triển Lƣơng 吳展良 trong Chu tử nghiên cứu mục lục tân biên 朱子研究書目新編 (1900 – 2002) đã thống kênhững nghiên cứu về Chu tử vàcác tác phẩm của ông trong hơn 1 thế kỷ. Riêng về mang Gia lễ, ngoài những hƣớng chủ đạo trên, ta thấy cónhiều nghiên cứu theo hƣớng văn hóa, nhân học nhƣ: ảnh hƣởng của Chu tử gia 6 lễ đến gia tộc nhƣ một tác nhân văn hóa, hoặc tác phẩm với vai tròlàsách lễ thông dụng của dân gian,... Có những công trình đƣa ra bản dịch sách Gia lễ ra các thứ tiếng, trong đó phải kể đến tác giả Patricia Buckley Ebrey với bản dịch hoàn chỉnh Chu Hy Gia lễ sang tiếng Anh. Điều này cho thấy sự cần thiết cónhững bản dịch chuẩn xác trong quátrì nh giới thiệu, tiếp nhận vànghiên cứu tác phẩm trên thế giới. Cóthể thấy khánhiều những nghiên cứu về Chu tử gia lễ của học giả không chỉ tại Trung Quốc màcòn ở các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc vàcả phƣơng Tây. Những nghiên cứu này đã đẩy mạnh nghiên cứu về Lễ học, Chu tử học, Lễ học của Chu tử nói chung, về Gia lễ và Gia lễ của Chu tử nói riêng; đồng thời cũng góp phần tăng cƣờng giao lƣu học thuật trên thế giới. Những thành tựu của các nghiên cứu trên vừa gợi mở cho chúng tôi những hƣớng nghiên cứu, bên cạnh đó cũng là nguồn tài liệu không thể thiếu khi chúng tôi thực hiện luận văn này. Tại Việt Nam, Gia lễ của Chu Hy làmột trong những sách cótầm ảnh hƣởng lớn đến bộ phận gia lễ nƣớc ta. Hầu hết các sách mang tên gia lễ nói chung đều lấy Gia lễlàm bản vị, ngoài ra, cũng nhƣ tình hình phát triển sách ở những nƣớc nódu nhập đến, tại Việt Nam, sách này cũng ảnh hƣởng trên nhiều mặt văn hóa, chính trị, xãhội, luật pháp,… Cuốn sách thƣờng đƣợc đề cập vàluận bàn trong hệ thống các sách về gia lễ tại Việt Nam thời phong kiến. Những nghiên cứu đề cập đến Gia lễ của Chu tử tại Việt Nam hiện nay không nhiều, mặc dù khi đề cập đến vấn đề gia lễ vàcác vấn đề về phong hóa có liên quan đến các nghi tiết cótrong sách Chu tử gia lễ, g gần nhƣ không công trình nào không nhắc đến tác phẩm. Một số sách thuộc loại này nhƣ Phong tục Việt Nam – tác giả Phan Kế Bí nh, Gia lễ xưa và nay – tác giả Phạm Côn Sơn,… Đơn cử cóVăn công Thọ Mai gia lễ của tu sĩ Viên Tài - Hà Tấn Phát, tuy nhiên sách này cũng không thể gọi lànghiên cứu về Văn công gia lễ. Hầu hết các công trình trên đều tập trung vào việc nghiên cứu các nghi tiết, hoặc các bộ phận lễ đƣợc dùng trong gia tộc, tuy vậy cũng hết sức bổ í ch cho chúng tôi trong việc nghiên cứu tác phẩm Gia lễ của Chu tử. 7 3. Mục tiêu nghiên cứu Việc giới thiệu cuốn Gia lễ của luận văn một phần cóthể coi nhƣ công việc sơ giản tổng thuật lại nhiều nghiên cứu của các học giả (chủ yếu là nƣớc ngoài) về tác phẩm này. Bƣớc thứ nhất, chúng tôi đi vào làm rõ các vấn đề về tác giả, sự ra đời, quátrì nh truyền bản của tác phẩm. Đây lànhững bƣớc đi cơ bản làm tiền đề cho việc giới thiệu nội dung cuốn sách. Trên cơ sở phiên dịch, chúng tôi hƣớng tới việc giới thiệu nội dung tác phẩm cùng một số quan điểm lễ học của Chu Hi thể hiện qua nội dung của tác phẩm. Phần này hƣớng tới chí nh văn Gia lễ của Chu tử, cũng là nhiệm vụ chí nh của toàn bộ luận văn. 4. Đối tƣợng vàphạm vi tƣ liệu Đối tƣợng: Chúng tôi lấy đối tƣợng nghiên cứu làtác phẩm Gia lễ của tác giả Chu Hy. Phạm vi tƣ liệu: Xoay quanh tƣ liệu chính là văn bản sách Chu tử gia lễ (sử dụng bản Hiệu điểm đƣợc in trong Chu tử toàn thư), chúng tôi còn mở rộng phạm vi tƣ liệu ra các hệ sách cóliên quan, bao gồm những sách thuộc hệ thống gia lễ nói chung vàthuộc chủ đề gia lễ của Chu tử nói riêng. Tiêu biểu lànhững truyền bản của Gia lễ hiện còn màchúng tôi có thể tiếp cận đƣợc nhƣ: Văn bản Gia lễ lƣu trong Tứ khố toàn thư vàTính lý đại toàn; Văn bản Gia lễ đƣợc Hoàng Thụy Tiết phụ lục đƣợc biên trong Chu tử thành thư; Văn bản Gia lễ tập chú của Lƣu Cai Tôn dựa trên bản chú của Dƣơng Phục,… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát sơ lƣợc một số sách cóquan hệ đến tƣ tƣởng về Lễ của Chu tử nhằm góp phần vào việc tì m hiểu một số vấn đề lễ học nổi bật trong nội dung tác phẩm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp vàphân tí ch, tổng thuật các dữ liệu cho bƣớc đầu tì m hiểu về tác phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng các phƣơng pháp liên ngành 8 tổng hợp đƣợc về lịch sử, văn hóa, tƣ tƣởng, triết học,…cho việc nghiên cứu tác phẩm. Các thao tác giải mã văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, là thao tác cơ bản đƣợc giải quyết trong luận văn, nhằm hƣớng tới nghiên cứu nội dung tác phẩm. Chúng tôi tiến hành các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp nội dung của văn bản, xử lý các thông tin của những tài liệu liên quan để đƣa ra những nhận định đánh giá về tác phẩm một cách khách quan vàchí nh xác. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn giới thiệu một cách cóhệ thống những vấn đề cơ bản xung quanh tác phẩm Gia lễ của Chu Hy nhƣ: Tác giả Chu Hy và quan điểm làm lễ của ông; Bối cảnh xãhội, kinh tế, chính trị, văn hóa,… cho sự ra đời của tác phẩm Gia lễ; Tác phẩm Gia lễ vànhững vấn đề về sự ra đời, tí nh chân ngụy, quátrì nh truyền bản và sự phổ cập của tác phẩm ở khu vực Đông Á. Trên cơ sở những giới thuyết đó, chúng tôi giới thiệu kết cấu vànội dung cơ bản của tác phẩm Gia lễ. Kết hợp những yếu tố về quan điểm làm lễ vàphân tí ch nội dung cụ thể của Gia lễ, luận văn đƣa ra tổng kết về một vài quan điểm lễ học đƣợc thể hiện qua tác phẩm. Bên cạnh đó, luận văn cũng đóng góp bản tuyển dịch nội dung Gia lễở những mục lễ quan trọng. 7. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục. Nội dung chí nh của Luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng I: Tác giả Chu Hy vàtác phẩm Gia lễ; Chƣơng II: Giới thiệu về kết cấu vànội dung của Gia lễ; Chƣơng III: Một số quan điểm Lễ học trong tác phẩm Gia lễ 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TÁC GIẢ CHU HY VÀ TÁC PHẨM GIA LỄ 1.1 Chu Hy – vài nét về quan điểm Lễ học của ông 1.1.1 Tác giả Chu Hy Chu Hy 朱熹(1130 – 1200), là ngƣời Vụ Nguyên, Huy Châu, Đông Lộ, Giang Nam, tự làNguyên Hối 元晦, một tên tự nữa làTrọng Hối 仲晦, hiệu làHối Am 晦庵, về già xƣng là Hối Ông 晦翁, còn đƣợc gọi làTử Dƣơng tiên sinh 紫陽先生, Khảo Đình tiên sinh 考亭先生, … Đƣợc ban tên húy là Văn 文, ngƣời đời sau gọi ông là Chu Văn Công 朱文公, tôn xƣng là Chu Tử 朱子. Chu Hy từ nhỏ đã tỏ ra làbậc dĩnh ngộ, gia cảnh nghèo khó nhƣng là ngƣời có chí hƣớng, trúng Tiến sĩ vào niên hiệu Thiệu Hƣng 18 (1148) đời Tống Cao Tông. Nghiệp quan trƣờng của Chu Hy không thể coi làhiển hách, tuy nhiên, Chu Hy là ngƣời ƣu thế, cũng là một bậc hành đạo hữu thực. Sử gia trong Tống sử - Liệt truyện – Đạo học phần về Chu Hy đã dành một phần lớn dung lƣợng cho con đƣờng quan nghiệp ấy, trong đó có chép kĩ các bản tấu dâng vua của ông. Qua các bản tấu này, ta thấy đƣợc hình ảnh một Nho gia mẫn đạo, thông tuệ và cƣơng trực, tuy rằng điều này không phải lúc nào cũng đƣợc bề trên chấp nhận. Về sau vìgặp phải biến cố với Đƣờng Trọng Hữu (1182), ông quay về chuyên tâm mở trƣờng dạy học, củng cố học thuật, cùng với những trƣớc tác của mình, ông đã ghi dấu trong lịch sử tƣ tƣởng của Trung Quốc nhƣ là ngƣời đã xác lập nên hệ thống chủ nghĩa duy tâm khách quan hoàn chỉnh trong triết học cổ đại. Chu Hy theo học thuyết của Chu Đôn Di và Nhị Trì nh thời Tống, xây dựng nên học phong nghiên cứu triết lýthời Tống gọi làLýhọc. Những trƣớc tác thể hiện học thuật của Chu Hy đƣợc kể đến trong Tống sử: Đối với việc học, đại để ông hướng tới việc thấu cùng sự lý để đi đến chỗ rất mực của tri thức, tự ứng dụng vào 10 bản thân để xem thực tiễn của vấn đề, lại lấy việc cư kính làm chủ. Ông cho rằng, sự truyền đạo thống của Thánh hiền tản mạn ở trong sách vở, ýchỉ trong kinh sách ấy không được làm rõnên việc truyền đạo thống mới bị hôn ám đi. Chính vì thế ông dốc hết tinh lực mànghiên cứu kinh huấn của Thánh hiền. Các trứ tác gồm có: Bản nghĩa, Khải mông của Dịch; Thi quái khảo ngộ; Thi tập truyện;Chương cú, Hoặc vấn của Đại học, Trung dung; Tập chú của Luận ngữ, Mạnh tử; Thái cực đồ; Thông thư; Tây minh giải; Tập chú, Biện chứng của Sở từ; Hàn văn khảo dị. Những biên soạn gồm có: Luận Mạnh tập nghĩa, Mạnh tử chỉ nam; Trung dung tập lược; Hiếu kinh san ngộ, Tiểu học thư, Thông giám cương mục, Tống danh thần ngôn hành lục, Gia lễ, Cận tư lục, Hà Nam Trì nh thị di thư, Y lạc uyên nguyên lục. Thảy đều được lưu hành. Chu Hy mất, triều đình lấy những huấn thuyết Đại học, Ngữ, Mạnh, Trung Dung của ông lập thành cái học quan phương. Lại cócuốn Nghi lễ kinh truyện thông giải vẫn còn làbản thảo, cũng đưa vào học quan cả. Khi còn đương thế, ông viết văn tập hợp thành hơn trăm quyển, những lời hỏi đáp với học trò cũng có 80 quyển, chép riêng thành 10 quyển.[88, tr3377] Những năm cuối đời, học thuật của ông bị quy vào ngụy học (năm Tống Ninh Tông niên hiệu Khang Nguyên thứ 4 - 1198) vàbị cấm chỉ, những học tròtheo cái học của ông cũng không đƣợc ra làm quan. Đến năm Gia Thái thứ 2 (1202) cũng đời Tống Ninh Tông ông mới đƣợc ban thụy là Văn, và đến năm Bảo Khánh thứ 3 (1227) đời Tống Lý Tông thì đƣợc tặng ban là Thái sƣ, phong là Tín Quốc công. Đến năm đầu niên hiệu Thuần Hữu (1241), Chu Hy cùng với các vị Chu Đôn Di, Trƣơng Tái, nhị Trình đƣợc đƣa vào tòng tự ở miếu Khổng tử. Tuy lúc sinh thời có khi thăng trầm bất ổn, nhƣng Lý học của Chu Tử về sau đã trở thành thứ triết học quan phƣơng, sau khi nhà Nguyên khôi phục hệ thống khoa cử thìcái học của Chu Tử trở thành chuẩn mực cho khoa trƣờng. Đời Minh, Thanh đƣa Chu học lên hàng Nho học chí nh tông. Về cuối đời Thanh, phái Phản Lýhọc dấy lên, Nhan Nguyên kết nho học của Trình Chu và hàng Hƣ, Tĩnh, bất quá cũng chỉ nhƣ Thiền Tông, Huấn Hỗ, Văn tự màthôi. Tuy nhiên cùng với từng đấy thế kỷ thống trị về mặt tƣ tƣởng, Lýhọc của Chu Hy cótầm ảnh hƣởng rất rộng rãi không chỉ ở Trung Quốc 11 màcòn lan sang cả các vùng lân cận nhƣ Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản, trở thành ý thức hệ ăn sâu đặc biệt đối với những ngƣời theo nghiệp Nho học và có ảnh hƣởng trên nhiều khía cạnh xãhội khác. 1.1.2 Vài nét về quan điểm Lễ học của Chu Hy Trong sự nghiệp trƣớc tác, nghiên cứu cũng nhƣ giáo dục của Chu Hy, điểm sáng xuyên suốt và cũng là những thành tựu mang lại nhiều ảnh hƣởng trên các mặt chí nh trị, văn hóa, xã hội nhất chí nh làsự nghiệp Lễ học. Những năm cuối cuộc đời dù sức khỏe không tốt, Chu Hy vẫn gia công làm sách Nghi lễ kinh truyện thông giải, và cho đến trƣớc khi nhắm mắt, một điều băn khoăn lớn của Chu tử chí nh là việc gửi gắm vàủy thác công cuộc tu Lễ cho các bậc ƣu học mẫn thế đƣơng thời, chứng tỏ mối quan tâm to lớn đối với sự nghiệp này. Một mệnh đề về Lễ nổi tiếng và mang ý nghĩa xuyên suốt của Chu tử mà chúng ta vẫn biết đến là禮者天理之節文,人事之儀則 Lễ giả, thiên líchi tiết văn, nhân sự chi nghi tắc (Lễ làcái hình thức biểu hiện của thiên lý, làkhuân phép của nhân sự)1 [55]. Thiên lý làcác nguyên lý, các quy luật vận hành của vũ trụ, màtheo Chu Hy thì: “Khi một vật đƣợc tạo ra, thìtrong nó có một cái Lý nào đó. Đối với vạn vật đƣợc tạo ra trong vũ trụ, trong mỗi vật cũng đều cómột cái Lý nào đó” [17, tr301]. Và trong đó, Lễ đóng vai trò nhƣ một trong những biểu hiện hữu hình của quy luật vôhình. Lễ của nhàNho làmột loại luật tục thiết lập trên cơ sở lễ nghi vu thuật cổ đại, nó thí ch ứng với một cộng đồng đƣợc xây dựng trên huyết thống. Trong các phạm trù của Nho gia, Lễ làcông cụ để nhàNho hiển hiện mọi mặt về 朱熹四書集注–論語 Chu Hy - Tứ thƣ tập chú– Luận ngữ: 有子曰:“禮之用,和為貴。先王之道,斯為美。小大由之,有所不行。知和而和,不以禮節之,亦不 可行也。”禮者,天理之節文,人事之儀則也。和者,從容不迫之意。蓋禮之為體雖嚴,而皆出於自 然之理,故其為用,必從容而不迫,乃為可貴。先王之道,此其所以為美,而小事大事無不由之也。 Lễ giả, Thiên lý chi tiết văn, nhân sự chi nghi tắc. Hòa giả, thung dung bất bách chi ý. Cái lễ chi vi thể tuy nghiêm, nhi giai xuất ƣ tự nhiên chi lý, cố kìvi dụng, tất thung dung nhi bất bức, nãi vi khả quý. Tiên vƣơng chi đạo, thƣ kì sở dĩ vi mỹ, nhi tiểu sự đại sự vôbất di chi dã. (Lễ làhình thức văn tiết của thiên lý, làkhuân phép trong nhân sự. Hòa, làcái ýthong dong không cógìbức bách. Đại khái là, Lễ tuy tỏ ra lànghiêm ngặt, nhƣng cũng đều xuất phát từ cái Lý tự nhiên màra, cho nên khi dụng công vào nó, tất tự nó thong dong không cógìbức bách hết cả, nên mới bảo là đáng quý. Đạo của bậc Tiên vƣơng lấy đấy làm điều tốt đẹp, cho nên mọi việc từ lớn đến békhông gìkhông từ đấy ra cả) 1 12 đạo đức, quan điểm tƣ tƣởng, phƣơng pháp hành đạo,…. Chính vì lẽ đó, trong mọi hoàn cảnh cần những minh chứng cụ thể cho cái gọi làĐạo, Lễ làcông cụ hữu hiệu đôi khi là duy nhất của họ. Nếu nhƣ thời đại của Khổng tử bổ sung thêm yếu tố Nhân 仁 vào Lễ, biến Lễ trở thành một tiêu chí để cho con ngƣời sở dĩ đƣợc gọi là con ngƣời, thìthời đại của Chu tử đã có nhiều điểm khác biệt. Với những biến đổi về xãhội, chính trị, tƣ tƣởng, tôn giáo to lớn, Nho gia một lần nữa đứng trƣớc thách thức lấy lại vị thế của mì nh. Chu Hy ý thức rõ vai trò của Lễ, đồng thời với nó là những hành động cụ thể nhằm khuếch trƣơng Lễ học. Quan niệm về Lễ của Chu Hy nói riêng và tƣ tƣởng của ông nói chung đƣợc thể hiện khá phong phú qua các sách nhƣ Chu tử ngữ loại hay Chu tử văn tập. Một hình dung chung về Lễ của Chu Hy đƣợc ông trì nh bày khi giảng về bài tựa sáchLễ kýđƣợc chép trong Văn tập quyển 74: 熹聞之,學者博學乎先王六藝之文,誦焉以議其辭,講焉以通其意,而無以約之,則非學也. 故曰:博學而詳說之,將以反說約也.何謂約,禮是也.禮者履也謂其誦而說者,至是可踐而 履也.故夫子曰:君子博學於文,約之以禮 ….禮以極卑為事,故自飲食居處洒掃欬唾之間,皆有儀節 . (Hy văn chi, học giả bác học hồ tiên vương lục nghệ chi vă, tụng yên dĩ nghị kìtừ, giảng yên dĩ thông kì ý, nhi vô dĩ ước chi, tắc phi học dã. Cố viết: Bác học nhi tường thuyết chi, tương dĩ phản thuyết ước dã. Hà vị ước? Lễ thị dã! Lễ giả lýdã, vị kìtụng nhi thuyết giả, chíthị khả tiễn nhi lýdã. Cố Phu tử viết: Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ… Lễ dĩ cực ty vi sự, cố tự ẩm thực, cư xử, sai tảo, khái thóa chi gian, giai hữu nghi tiết.) Hy tôi nghe rằng, bậc học giả học rộng thuyết văn về lục nghệ của Tiên vƣơng, mà chữ nghĩa, ý tứ đều bàn luận với nhau đến thông hiểu cả, thế nhƣng chẳng biết lấy gì mà ƣớc thúc mình để làm theo cho đƣợc hết, thế thì chƣa gọi làhọc đƣợc. Cho nên mới nói: học rộng đến mức hiểu rõ đƣợc cái lýthuyết ấy rồi, lại đem cái thuyết ấy mà ƣớc thúc lại mình. Thế ƣớc thúc ấy làcái gì? Chính làLễ đấy! Lễ là “dẫm lên”, nghĩa là đã đọc thông lýthuyết đến mức cóthể đem ra thực hành ở thực tế để màtrải nghiệm đƣợc. Cho nên Phu tử mới nói rằng: Quân tử học rộng ở văn, ước mì nh bằng Lễ….. Lễ làtừ những việc hết sức nhỏ bé, cho nên từ những lúc ăn uống, cƣ xử, quét dọn, nói năng, đều phải cólễ tiết. 13 Cóthể thấy rằng, Chu tử hết sức coi trọng Lễ, không chỉ làthứ Lễ kinh viện, mà hơn nữa làLễ học thực hành, là phƣơng diện thực tiễn, làkhả năng ứng dụng của Lễ trong đời sống. Chúng ta vẫn có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở, có thể lấy làm vídụ về một khí a cạnh Lễ đã đi vào cuộc sống hàng ngày. Chu Tử muốn đƣa Lễ vào cuộc sống, hay nói cách khác làmuốn tạo dựng một cuộc sống tràn ngập Lễ một cách tự nhiên. Công năng của Lễ, tì nh trạng Lễ học hiện thời cũng nhƣ tầm quan trọng của việc sửa Lễ cóthể cho chúng ta một cái nhìn khái quát đối với quan niệm của Chu tử về Lễ học. Nhắc lại mệnh đề Lễ giả, Thiên lýchi tiết văn, trong sách Ngữ loại, Chu tử cũng từng giải thí ch bản chất hữu hình ấy của Lễ. Trong đó, ông cho rằng vạn vật trong Thiên hạ vốn đều có cái Lý đƣơng nhiên của nó, nhƣng cái Lý đó vô hình vô ảnh, cho nên mới cần đến Lễ để vẽ nên một hình dáng của Thiên lý cho con ngƣời ta cóthể hình dung ra. Đó vừa là thƣớc đo, cũng vừa làchỗ dựa cho cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống của mỗi cánhân trong xãhội Nho giáo làmột cuộc sống đầy tràn đạo đức, Lễ một cách tƣợng trƣng chính là hệ thống biểu mẫu để hiện thực hóa, quản lý hoạt động và đánh giá kết quả đạt đƣợc của cuộc sống đó. Tuy rằng công năng hết sức quan trọng, nhƣng thực tế áp dụng đƣơng thời lại không đạt đƣợc nhƣ mong muốn của Chu Hy. Ngữ loại: 古礼学者是专门名家,始终理会此事,故学者有所传授,终身守而行之。凡欲行礼有 疑者,则就质问。所以上自宗庙朝廷,下至世俗乡党,典礼各各分明。汉唐时犹有此 意,如今直是无人。 (Cổ lễ học giả thị chuyên môn danh gia, thủy chung lýhội thử sự, cố học giả hữu sở truyền thụ, chung thân thủ nhi hành chi. Phàm dục hành lễ hữu nghi giả, tắc tựu chất vấn. Sở dĩ thượng tự tông miếu, hạ chíthế tục hương đảng, điển lễ các các phân minh. Hán Đường thời do hữu thử ý, như lim trực thị vônhân.) Thời xƣa, các nhà Lễ học đều lànhững bậc danh gia chuyên trị về lễ, luôn nắm rất rõviệc này, cho nên khi đƣợc truyền thụ điều gìthảy đều ghi nhận lấy màbiến nóthành cái học thực hành suốt cuộc đời. Phàm khi hành lễ cógìnghi vực, thì đều chất vấn cho rõ. Vậy nên trên thìtừ việc tông miếu triều đình, dƣới đến những việc trong hƣơng đảng thế tục, điển lễ nào cũng đều rõràng mạch lạc. Thời Hán, Đƣờng vẫn còn thấy có, nhƣng nhƣ ngày nay thì chẳng còn ai đƣợc nhƣ vậy nữa rồi! 14 Đây chính là thực trạng ngay cả những đối tƣợng đƣơng nhiên phải am hiểu về Lễ, cả trong trƣờng hợp khắp thiên hạ chẳng còn ai biết Lễ, cũng đang tỏ rõsự yếu kém của mình đối với khối tri thức ấy. Chu Hy đã gay gắt lên án việc các Lễ quan không đủ năng lực để chỉnh đốn những sai lầm trong việc thực hành các nghi tiết: … Chẳng biết trải qua được mấy thời mà các Lễ quan thảy đều không biết đường chấn chỉnh cho đúng. Những nho thần làm việc cầm dây dắt xe giácủa vua cũng chẳng biết việc mì nh làm sai, lại đi khoa trương lấy đó làm vinh dự, thế làlàm sao?[49]2 Từ những trăn trở ấy, một cách gián tiếp, Chu tử chỉ ra rằng: Một khi tầng lớp quan lại chuyên trách về Lễ vànhững nho thần bản thân phải có trách nhiệm gánh vác sự nghiệp phục đạo tòng chí nh còn không biết hành Lễ sao cho đúng, thì tầng lớp sĩ thứ bình dân cũng khó lòng đạt đƣợc thành quả gìtrong công cuộc này. Tình hình thực tế trên đã phác họa nên cục diện “lễ nhạc băng hoại” theo quan điểm của nhà Nho, đồng thời cũng thúc đẩy việc hình thành một mục tiêu lớn trong sự nghiệp của Chu Hy. Bản thân ông dốc không í t tâm huyết vào việc phục dựng và triển khai Lễ học! Chu Hy cũng nhƣ các học giả ƣu tú trƣớc ông và đƣơng thời cùng ông, trăn trở với hào quang của nền Lễ nhạc hƣng thịnh, nhƣng trong nhiều phƣơng cách để đi tới kết quả khôi phục những mỹ phong ấy, tƣ tƣởng của Chu Hy có thể coi là đã dung hòa đƣợc nhiều yếu tố tạo nên thành tựu nhƣ chúng ta đã thấy. Tiền Mục khi bàn về vấn đề này đã đƣa ra kết luận: Khảo cổ để thông kim làtôn chỉ lớn của Chu tử khi biên tập Lễ thư.3[59, tr141] Quan điểm làm Lễ này không thể chỉ hiểu đơn thuần làyêu cầu tinh thâm cổ lễ, dùng những kiến thức sâu rộng ấy để phục hồi thực trạng mờ mịt của lễ nhạc đƣơng thời. Đối với cổ lễ, Chu Hy khẳng định giátrị của các kinh điển cổ lễ, đặc biệt là Nghi lễ, tác giả coi sách này nhƣ cội gốc, còn Lễ kýchí nh làcành lácủa nó. Chu tử từng tỏ rõ sự không đồng lòng với chủ trƣơng đề cao Lễ ký trong khoa cử của Vƣơng An Thạch: Xưa có khoa thi Minh kinh, người ta còn tiện thì đọc những sách này. Từ khi Vương Giới Phủ đưa việc tân kinh ra, bỏ khoa thi Minh kinh học cứu, Văn tập 文集 quyển 71. 朱子新學案第五册 -朱子之禮學, Chu tử tân học án quyển 5: Chu tử chi Lễ học. 2 3 15 mọi người càng chẳng buồn đọc sách nữa. Rốt cục Lễ văn biến đổi màchẳng ai biết được, thành ra một cái hại không nhỏ!4[48] Chúng ta không thể dựng một ngôi nhà kiên cố nếu không có nền móng vững chắc, tuy nhiên, nếu lấy cổ lễ ở thực trạng đƣơng thời làm móng cho ngôi nhà đó sẽ cónhiều điểm bất cập. Chu tử chỉ ra rằng: Thứ nhất, hệ thống cổ lễ quáphiền phức vàphồn tạp; Thứ hai, trải qua lịch đại, hệ thống ấy cũng tản mát vàkhông nguyên vẹn, khiến cho giai tầng hành lễ rất khóđể khảo cứu bồi đắp những chỗ khuyết thiếu đó. Điều này gây ra một số tệ lậu trong việc tập lễ: Lễ học nhiều chỗ không thể khảo cứu được, nói chung là bởi sách vở không còn toàn vẹn, cứ khảo đi khảo lại, rồi ra chẳng đi đến đâu cả, cho nên người học lễ cũng có nhiều chỗ vu khoát5[48]. Đối với bộ phận Lễ còn lƣu giữ đƣợc, ngƣời ta lại quánệ cổ màkhông biết thức thời, hoặc tí ch góp quánhiều kiến thức cổ kim, bác lãm lễ thuyết màkhông cóchắt lọc, lại không tính toán đến khả năng thực thi để đến nỗi việc đến không biết phải làm nhƣ thế nào6 [49] .Việc cóthể tạm gọi là lễ nhạc băng hoại lúc đƣơng thời, một phần lớn làdo sự cồng kềnh không cần thiết của bộ phận cổ Lễ, mà đối với xu hƣớng hiện thời không còn phù hợp nữa. Điều này chính làlído khiến cho thậm chínhững nhàNho tự xƣng là uyên bác còn chƣa chắc đã đọc hiểu Lễ, chứ không nói đến những kẻ sĩ thứ nhân: 三代之際,禮經備矣.然其存於今者,宮廬器服之制,出入起居之節,皆已不宜於世.世之君 子,雖或酌於古今之變,更為一時之法,然亦或詳或略,無所折衷.至或遺於本而務於末,緩 於實而急於文.自有志好禮之士,猶或不能舉其要,而用於貧窶者,尤患其終不能有以及於 禮也. 4 Ngữ loại: 舊來有明經科,便有人去讀這般書,注疏都讀過.自王界甫新經出,廢明經學究科,人更不讀書. 卒有禮文之變 ,更無人曉得,為害不細 5 Ngữ loại:禮學多不可考, 蓋為其書不全, 考來考去, 考得更沒下梢, 故學禮者多迂闊. 6 Chu Hy – Văn tập quyển 69:蓋禮之難行,不外兩事. 一則泥古而不適時, 一則古今累積,卒至於日蘩不勝舉.求能隨時加以修正, 則必深明夫禮之大本,而後始可以從事, 此其所以難也. (Cái lễ chi nan hành, bất ngoại lƣỡng sự. Nhất tắc nêcổ nhi bất thí ch thời, nhất tắc cổ kim lũy tích, tốt chí ƣ nhật phiền bất thắng cử. Cầu năng tùy thời gia dĩ tu chính, tắc tất thâm minh phu lễ chi đại bản, nhi hậu thủy khả dĩ tòng sự, thử kìsở dĩ nan dã) Đại khái lýdo Lễ khó đƣợc thực thi không nằm ngoài hai điều. Một làdo nệ vào cổ lễ màkhông biết thí ch nghi với thời thế, một là tích lũy quá nhiều kiến thức cổ kim, để rốt cục đến khi gặp việc phiền hàthìlại chẳng biết làm gì. Cầu cóthể tùy thời nghi màthêm lấy tu chí nh thìắt phải hiểu rõ đƣợc cái gốc lớn của Lễ đã, rồi sau mới cóthể ứng dụng vào việc đƣợc, điều này vốn rất khó. 16 (Tam đại chi tế, Lễ kinh bị hỹ. Nhiên kìtồn ư kim giả, cung lư khí phục chi chế, xuất nhập khởi cư chi tiết, giai dĩ bất nghi ư thế. Thế chi quân tử, tuy hoặc chước ư cổ kim chi biến, cánh vi nhất thời chi pháp, nhiên diệc hoặc tường hoặc lược, vôsở chiết trung. Chíhoặc di ư bản nhi vụ ư mạt, hoãn ư thực nhi cấp ư văn. Tự hữu chíhiếu lễ chi sĩ, do hoặc bất năng cử kìyếu, nhi dụng ư bần lũ giả, vưu hoạn kìchung bất năng hữu dĩ cập ư lễ dã.)Từ thời Tam đại đã có Lễ kinh rất đầy đủ rồi. Thế nhƣng, tồn tại có đến ngày nay, thìnhững chế độ về cung lƣ khí phục, những môn về xuất nhập đứng ngồi, đều đã không còn hợp với đời nữa. Ngƣời quân tử ở đời, tuy có khi châm chƣớc đến sự thay đổi cổ - kim, màxây dựng các pháp độ theo thời, thế màvẫn cóchỗ rõchỗ không; chẳng biết chất chính nghi ngờ vào đâu. Đến nỗi, có kẻ thìbỏ mất gốc màvụ vào ngọn, chậm ở thực màcấp ở văn, kể cả bậc sĩ có chí hiếu Lễ, vẫn có kẻ không thể giơ cao đƣợc cái điều cốt yếu; thìkhi dùng với những ngƣời nghèo không thể theo Lễ cho đủ đƣợc, lại càng e rốt cục họ chẳng biết lấy gìmàtheo kịp Lễ đó.7[41] Vìthế cho nên Chu tử đề xuất phƣơng thức phục cổ - tòng tục, kêcổ - thông kim, tôn cổ - dụng kim. Công việc này không chỉ đến Chu tử mới làm,Văn tập 文集 quyển 64: 溫公之說亦適時宜,不必過泥古禮 .即且從俗 ,亦無害.且從溫公之說,庶幾寡過. (Ôn công chi thuyết diệc thích thời nghi, bất tất quánêcổ lễ. Tức thả tòng tục, diệc vôthậm hại. Thả tòng Ôn công chi thuyết, thứ cơ quả quá) Thuyết của Ôn công cũng thích ứng với thời nghi, bất tất phải quánệ vào cổ lễ. Vừa theo thói tục, lại cũng không hại đến lễ. Theo thuyết của Ôn công, cơ hồ cũng ít mắc sai lầm.8 諸家之禮, 惟韓魏公司馬溫公之法適時中易行. (Chư gia chi lễ, duy Hàn Ngụy công, Tư Mã Ôn công chi pháp thí ch thời trung dị hành). Lễ của các nhà, chỉ có phép độ của Hàn Ngụy công và Tƣ Mã Ôn công là thích hợp với thời thế, dễ dàng thực hành theo.9 Ủng hộ cách làm lễ của Ngụy công và Ôn công, cũng là khẳng định xu hƣớng làm lễ của mì nh. Phục cổ để tòng tục làhiểu mình có gì để biết mì nh cần phải làm gì. Chu Tử cảm nhận sâu sắc việc phồn tạp trong tra cứu Lễ thƣ, và coi công việc tập hợp di ýcủa các bậc danh gia chuyên môn về lễ học xưa10[48]làsứ mệnh của 7 Chu Hy - Gia lễ - Gia lễ tự 家禮 - 家禮序 Trả lời thƣ của Quách Tử Tòng, nói về Tang lễ. 9 Trả lời thƣ của Thừa Nhân Phụ luận về các tiết trong Tế lễ. 10 Ngữ loại:hội ư cổ nhân lễ học chuyên môn danh gia chi di ý. 8 17 những kẻ học lễ, nhƣng trên phƣơng diện thực hành thìcần phải xác lập lại một hệ thống khả thi hơn. Tòng tục, thông kim, dụng kim không nằm ngoài hai việc: giản hóa bộ phận cổ lễ: 禮,時為大.有聖人者作,必將因今之禮而裁酌其中,取其簡易易曉而可行.必不至復取古人繁縟之 禮而施之於今也(Lễ thời vi đại. Hữu Thánh nhân giả tác, tất tương nhân kim chi lễ nhi tài chước kìtrung, thùkìgiản dị dị hiểu nhi khả hành. Tất bất chi phục thủ cổ nhân phồn nhục nhi thi chi ư kim dã) Lễ, quan trọng ở việc tùy thời màvận dụng. Cóbậc Thánh nhân làm lễ, ắt sẽ nhân lễ ngày nay màgóp nhặt, lựa lấy những điều giản dị dễ hiểu để có thể thực hiện theo. Đƣơng nhiên không thể lại đi lấy thứ lễ phồn tạp của cổ nhân để thi hành ở đời nay đƣợc.11[48] vàvận dụng nómột cách linh hoạt tại đƣơng thời: 禮有密處有疏處, 如弓之有張弛(Lễ hữu mật xứ, hữu sơ xứ, như cung chi hữu trương thỉ) Lễ cóchỗ chặt, chỗ thƣa, nhƣ cung tên có chỗ căng, chỗ trùng. Vínhƣ xét xem cổ lễ ấy cóthể thi hành đƣợc ở đƣơng thời hay không, vànếu cổ lễ không còn chứng tích để khảo thì cũng nên theo thói tục màlàm12. Vận dụng linh hoạt nghĩa là biết cân nhắc giữa cổ vàkim, giản lƣợc chỗ nào, lƣu giữ chỗ nào. Tuy vậy, không thể vìmục tiêu tinh giảm nghi tiết trong cỗ lễ, tòng tục dụng lễ mà tự cho phép mình vƣợt ngoài khuôn khổ đạo đức nhànho, tức làvẫn phải bảo lƣu lễ ý. Tinh giảm nghi tiết không có nghĩa là muốn bỏ gìthìbỏ, ngƣợc lại, bảo lƣu lễ ý cũng không có nghĩa là để nghi tiết muốn ra sao cũng đƣợc: 古禮於今實難行.嘗謂後世有大聖人者作,與他整理一番,令人甦醒,必不一一盡如古人 之繁,但放古之大義. (Cổ lễ ư kim thực nan hành. Thường vị hậu thế hữu đại thánh nhân giả tác, dữ tha chỉnh línhất phiên, kim nhân tôtỉnh, tất bất nhất nhất tận như cổ nhân chi phồn, đãn phóng cổ chi đại nghĩa) Cổ lễ thật khó thực hành ở đời nay. Vẫn thƣờng nhủ rằng, hậu thế nếu nhƣ có đƣợc bậc đại thánh nhân tác lễ, ta cùng ông ấy chỉnh lýmột phen, 11 Chu tử ngữ loại, quyển 84 如今考得禮子細, 一一如古, 固是好. 如考不得, 也只得隨俗,不礙理底行將去 (Nhƣ kim khảo đắc lễ tử tế, nhất nhất nhƣ cổ, cố thị hảo. Nhƣ khảo bất đắc, dãchỉ đắc tùy tục,bất ngại lý để hành tƣơng khứ Nếu nhƣ ngày nay màcó thể khảo lễ cho đƣợc tỷ mỉ, nhất nhất theo đó, đƣơng nhiên là tốt. Nhƣng nếu khảo không đƣợc, thì cũng chỉ cóthể theo thói tục màlàm, không ngại sự xa khác với lý. 12 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan