Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Giới thiệu nguyên nhân bệnh rubella...

Tài liệu Giới thiệu nguyên nhân bệnh rubella

.DOC
17
479
68

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................................2 1. Thực trạng bệnh.................................................................................................................2 1.1. Giới thiệu vài nét về bệnh Rubella.................................................................................2 1.2. Thực trạng của bệnh..................................................................................................4 2. Nguyên nhân/ tác nhân gây bệnh......................................................................................6 3. Những biện pháp phòng chống.........................................................................................7 4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống dịch bệnh nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung...................................................................................................11 PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................15 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................................16 0 PHẦN MỞ ĐẦU Bệnh tật xuất hiện từ khi có sự sống của con người. Cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống tăng cao và lối sống hiện đại dẫn đến bệnh tật và các dịch bệnh ngày càng nhiều. Và bệnh tật đã trở thành một thành phần của cuộc sống. Bên cạnh các bệnh nan y như ung thư, AIDS…thì các bệnh dịch xuất hiện ngày càng nhiều. Hàng năm cứ vào vụ đông xuân, một số bệnh do nhiễm siêu vi như viêm màng não, thủy đậu, rubella... lại quay trở lại. Đây là thời điểm môi trường thuận lợi cho các loại bệnh này phát triển, và nó trở thành như là “chu kỳ” của mỗi năm, khác chăng là, có năm bệnh diễn ra nhiều đều đặn, có năm bệnh bùng phát thành những đợt dịch. Trong khi dịch cúm A/H1N1 đang có chiều hướng giảm và một số dịch bệnh trong mùa hè cũng chỉ ghi nhận một số trường hợp mắc lẻ tẻ thì dịch bệnh Rubella vẫn đang lan rộng và vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Bệnh Rubella lưu hành trên toàn thế giới. Trước khi văcxin phòng Rubella ra đời vào năm 1969, cứ 6 tới 9 năm thế giới lại chứng kiến một nạn dịch Rubella. Thời kỳ đó, trẻ từ 5 đến 9 tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất và có rất nhiều ca bệnh rubella bẩm sinh. Ngày nay, nhờ các chương trình tiêm chủng cho trẻ nhỏ và thiếu niên, số bệnh nhân rubella giảm hẳn. Phần lớn sự lây nhiễm rubella hiện nay lại xuất hiện ở những thanh niên chưa được tiêm phòng. Trên thực tế, giới chuyên môn ước tính hiện có khoảng 10% số thanh niên mắc bệnh rubella, và đe doạ tới sức khỏe của đứa con trong tương lai. Bệnh Rubella xuất hiện từ nhiều năm nay ở Việt Nam, tuy nhiên lâu nay ít được chú ý vì có các triệu chứng và thời điểm bùng phát giống với sởi, và thường được thống kê chung vào bệnh này. Và niện nay, bệnh Rubella đang là mối quan tâm của nhiều người và nhiều trường hợp mắc bệnh đã xảy ra ở miền Bắc cũng như ở miền Nam nước ta, nhất là ở những nơi sống chật chội, đông người như kí túc xá, nhà trọ công nhân… Hiểu biết về bệnh sẽ giúp phòng bệnh tốt hơn. 1 PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng bệnh. 1.1. Giới thiệu vài nét về bệnh Rubella. Rubella là tên xuất phát từ latin, nghĩa là “ nốt đỏ nhỏ”, là một nhiễm trùng chủ yếu ảnh hưởng đến da và bạch huyết. Thoạt tiên, người ta cho đây là một biến thể khác của sởi hay sốt phát ban, nên nó được gọi là “bệnh thứ ba”. Mãi đến năm 1841, lần đầu tiên y văn đức mô tả nó như một căn bệnh độc lập. do đó Rubella còn gọi là “German measles”, nhưng tên German không có nghĩa là nước Đức. Nó xuất phát từ gốc Latin “Germanus”, có nghĩa là “tương tự - similar”, vì rubella và sởi có nhiều triệu chứng giống nhau. Định nghĩa: “Bệnh Rubella là một bệnh sốt phát ban lành tính, nhưng khi xảy ra ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến viêm nhiễm nặng kéo dài ở thai nhi và gây dị dạng”. Bệnh Rubella còn có tên là bệnh Rubêôn hay còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày. Rubella có đặc điểm là hay gây thành dịch và phát ban giống sởi. Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ có thai nhất là vào 3 tháng đầu vì bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi: gây sẩy thai, sanh non hay hội chứng rubella bẩm sinh với nhiều dị tật, 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị hội chứng Rubella bẩm sinh. Trẻ bị nhiễm virus rubella trước khi chào đời dễ bị chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ với các tật như: điếc, đục thuỷ tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não -màng não, thông ống động mạch ( ống Botal ), thông vách ngăn giữa các buồng tim, gan to – lách to, bệnh mềm xương, tiểu đường do Insulin, chậm phát triển tâm thần. Rubella thường lây lan qua dịch từ mũi và cổ họng. Bệnh do virus rubella gây nên, ảnh hưởng tới da và các hạch bạch huyết. 2 Bệnh gây bởi virus rubella (không phải là virus sởi), được phân lập lần đầu tiên vào năm 1962. Nó cũng là một bệnh truyền nhiễm nhưng mức độ không nhiều hơn so với bệnh sởi hay bệnh thuỷ đậu. Giai đoạn ủ bệnh rubella là từ 14 đến 23 ngày, trung bình là 16-18 ngày. Bệnh khởi phát sau 10 ngày đến 15 ngày kể từ lúc tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng thông thường là mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 - 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Tuy nhiên, các hạch bạch huyết có thể tiếp tục sưng trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn, và hiện tượng đau khớp có thể kéo dài hơn nửa tháng. Trẻ bị rubella sẽ bình phục trong 1 tuần, nhưng người lớn thì có thể lâu hơn. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất. Bệnh Rubella khác so với bệnh sởi: Sởi thường gặp ở trẻ từ một tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ 7-10 ngày. Bệnh khởi phát trong 2-3 ngày với các triệu chứng: sốt đột ngột từ 38 0C trở lên, mắt ướt, kèm nhèm, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy…Khi bệnh toàn phát thì sốt cao 38, 5-39 0C, li bì, mệt mỏi, các ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, cổ xuống thân hình, tứ chi trong 1-2 ngày. Bệnh sẽ lui khi hết sốt, ban bay dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da, gây tử vong, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi; viêm tai giữa, viêm xoang, viêm răng lợi; tiêu chảy có thể gây mất nước dẫn đến tử vong; suy dinh dưỡng; viêm loét giác mạc; lao và các bệnh nhiễm trùng khác. 1.2. Thực trạng của bệnh. Thời gian qua bệnh Rubella lan lộng khắp cả nước. 3 Nhiều năm nay, chưa có một đợt dịch Rubella có quy mô rộng, mật độ mắc dày và biến chứng viêm não nhiều như đợt dịch này. Tai bệnh viện nhiệt đới TW, từ đầu vụ dịch tới nay, BV đã khám và điều trị cho gần 7.000 bệnh nhân mắc Rubella. Trong đó có 263 bệnh nhân phải điều trị nội trú, khoảng 70-80 ca bị biến chứng viêm não và 78 ca là phụ nữ mang thai. Không giống như sởi khi hết phát ban mới có biến chứng, ở bệnh Rubella này ngay cả khi vẫn còn ban, bệnh nhân đã có thể xuất hiện các biến chứng, trong đó nặng nhất là biến chứng viêm não, tiếp đến là tiểu cầu giảm nặng, xuất huyết...các trường hợp cụ thể như: bệnh nhân Kiều Văn Tuấn, 16 tuổi khi được đưa vào viện chỉ có triệu chứng sốt, trên người không có các nốt ban nhưng bệnh nhân này nhanh chóng bị chìm vào hôn mê, co giật. Sau khi được làm các xét nghiệm, các bác sĩ khẳng định bệnh nhân đã bị nhiễm virut Rubella và đã biến chứng lên não. Cùng nhập viện với bệnh nhân Tuấn, em Nguyễn Hiền Linh, 9 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội thì may mắn hơn. Mặc dù khi mới nhập viện, Linh đã bị co giật, hôn mê sâu và phải thở máy đến 4 ngày sau tỉnh. Tại huế hàng trăm học sinh phải nghỉ học do bị nhiễm Rubella. Hiện nay, khu vực phía Bắc đã phát hiện gần 600 ca rubella. Đây là bệnh ít được chú ý vì có triệu chứng và thời điểm bùng phát giống với sởi, và thường được thống kê chung vào bệnh này. Với hầu hết mọi người, rubella là một bệnh nhẹ, diễn biến lành tính, tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp. Tuy nhiên, nó lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Tại BV Đa khoa Đà Nẵng, số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh Rubella đã cao gấp 25 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 1/2011 đã có tổng số 154 trường hợp mắc Rubella đến viện, trong đó có 30 ca nặng phải điều trị nội trú. Trong tháng 2/2011, số bệnh nhân mắc Rubella tăng lên 218 trường hợp, trong đó có 92 ca nặng phải điều trị nội trú. Chỉ trong vòng 1 tuần (1-8/3/2011), đã có 29 bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh Rubella, trong đó có 13 ca nặng phải điều trị nội trú, nâng tổng số bệnh nhân từ sau Tết Nguyên đán đến nay hơn 100 trường hợp. Như vậy, số bệnh nhân năm nay so với cùng kỳ năm ngoái tăng gấp hơn 25 lần. 4 Điều đáng nói, số bệnh nhân là người lớn tăng nhanh trong thời gian qua. Có đến 70% bệnh nhân là người lớn đến khám và điều trị, trong đó có một số ca rất nặng. Rubella đã bùng phát ở nhiều điểm trường. Bệnh Rubella xuất hiện tại Trường THCS Vĩnh Hậu (Hòa Bình, Bạc Liêu) vào ngày 24/11/2010. Chỉ trong vòng mười ngày từ 24/11 - 4/12/2010, tại trường học này đã có hơn 70 em học sinh bị mắc bệnh Rubella. Bên cạnh đó, bệnh Rubella lây lan rất nhanh tại các trường Mầm non địa bàn thị xã Bạc Liêu. Từ cuối năm ngoái, hai ngày 27-28/12/2010, trường có 38 cháu bị mắc bệnh Rubella, tăng gấp nhiều lần so với ngày đầu 24/12/2010 chỉ có 4 cháu bị bệnh. Tất cả học sinh bị bệnh, nhà trường cho nghỉ học để tránh lây lan. Tuy nhiên, có gần 200 học sinh trường nghỉ học do phụ huynh sợ con em mình bị lây bệnh. Trong số này, các phụ huynh cho biết nhiều cháu có biểu hiện nóng, sốt nên nghỉ học để chăm sóc tại nhà. Trong khi đó, một tỉnh miền núi Tây Bắc là Yên Bái cũng đã xuất hiện bệnh Rubella, làm hơn 100 cháu nhỏ ở hầu hết các huyện, thị xã bị mắc bệnh, trong đó tập trung nhiều tại thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên. Các cháu bé nhiễm bệnh thường bị sốt nhẹ, sau đó nổi nhiều nốt đỏ trên khắp cơ thể, diễn biến bệnh tật rất nhanh và các cháu quấy khóc, bỏ ăn, kém ngủ... Ngày 18/4/2011, báo cáo với Sở Y tế về tình hình các bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn thành phố, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, một số bệnh truyền nhiễm đã gia tăng đáng kể trong đặc biệt là Rubella. Điều đáng báo động là nguy cơ lây lan của Rubella còn sang cả nhân viên y tế và điều dưỡng tại các bệnh viện. Bên cạnh đó nhiều trường hợp thai phụ mắc bệnh Rubella buộc phải bỏ thai. Thai phụ mang thai dưới 18 tuần mà tiếp xúc với người mới mắc bệnh rất dễ bị lây. Nếu mắc bệnh khi mang thai dưới 12 tuần bắt buộc phải bỏ. Trong vòng 12 – 18 tuần, các bà mẹ sẽ được tư vấn bỏ hay giữ theo tuổi thai và tần suất xuất hiện của bệnh. Nếu thai đã quá 18 tuần thì cần theo dõi tránh nhiễm trùng thai nhi. Chỉ trong ngày 19/5/2011, riêng khoa sản 5 1 của bệnh viện Phụ sản Trung ương tiếp nhận 10 thai phụ mắc rubella có chỉ định bỏ thai. Thời điểm đó, nếu tính cả viện, số thai phụ mắc rubella phải bỏ thai khoảng 50 ca/ngày. 2. Nguyên nhân/ tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh rubella là do virus Rubella gây ra, lây từ người sang người qua ho, hắt hơi, qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của người bệnh hoặc lây từ mẹ sang thai nhi. Bệnh có thể lây từ 1 tuần trước khi phát ban đến 1-2 tuần sau khi đã ban đã lặn hết. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường, sự biến đổi khí hậu, thời tiết không theo một quy luật nào cũng có thể là những yếu tố tác động đến sự lưu hành của các loại virut, vi khuẩn gây bệnh dịch, trong đó có Rubella. Tác nhân gây bệnh Năm 1962, virus gây bệnh Rubella được phân lập từ nuôi cấy tế bào trong dịch mũi họng của người bệnh do công của 2 nhà khoa học Parkman và Weller. Virion Rubella có dường kính từ 60 – 70 mm, là một virus ARN có hình cầu và được phân loại thuộc họ Togaviridae, thuộc giống Rubivirus Rubella không bền vững và bị bất hoạt bởi những dung môi có chứa lipid, trypsin, formalin, tia cực tím, PH thấp, nhiệt độ… 3. Những biện pháp phòng chống. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh này mà chủ yếu là tiêm vắc xin phòng bệnh. Cách phòng chống tốt nhất và đặc hiệu nhất đối với bệnh Rubella là tiêm vắc xin phòng bệnh với các chương trình tiêm chủng mở rộng phòng rubella đóng vai trò quan 6 trọng trong việc kiểm soát bệnh lây lan, giúp ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh do hội chứng rubella bẩm sinh gây nên. Vắc xin rubella thường nằm trong chương trình tiêm chủng MMR (phòng bệnh sởi, quai bị và rubella). Trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi được tiêm mũi MMR thứ nhất. Mũi thứ hai được áp dụng từ 4 đến 6 tuổi, và không quá 11-12 tuổi. Tiêm phòng vắc xin Rubella giảm độc lực, được ứng dụng từ năm 1969 tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời. Tuy nhiên không nên tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ có thể sẽ có thai trong vòng một tháng sau khi tiêm vắc xin. Nếu phụ nữ đang dự định có thai, hãy đảm bảo có miễn dịch với rubella thông qua xét nghiệm máu hoặc tiêm chủng. Nếu không nên tiêm vắc xin ít nhất một tháng trước khi mang thai. Phụ nữ có thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bị bệnh và nên tiêm vắc xin sau đẻ để có miễn dịch cho lần đẻ sau. Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc. Bệnh Rubella này có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao, thở mệt hay co giật, hôn mê vì đây là dấu hiệu của biến chứng. Các trung tâm y tế tiếp tục giám sát ca mắc bệnh mới, yêu cầu các đơn vị xí nghiệp và trường học thực hiện nghiêm chỉnh thời gian cách ly, không để bất cứ trường hợp người bệnh nào đi học hoặc đi làm trở lại khi chưa nghỉ đủ thời gian cách ly. Ngày 14/4/2011, đại diện hãng Aventis (Pháp) - hãng chuyên cung cấp vaccine phòng rubella đã nhập một khối lượng vaccine phòng rubella đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, một mũi vaccine phòng rubella Trimovax có thể phòng 3 loại bệnh: sởi, quai bị và rubella. Vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, phòng ốc phải thông thoáng. 7 Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, mang khẩu trang khi ra đường. Tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra. Nâng cao thể lực: tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, có chế độ dinh dưỡng tốt, cho ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, nước trái cây và hoa quả chín có nhiều vitamin làm tăng sức chống đỡ của cơ thể. Tiêm ngừa bằng thuốc chủng ngừa rubella ở các cơ sở y tế. Phụ nữ chuẩn bị có thai nên kiểm tra tình trạng miễn dịch của bệnh, nếu chưa được miễn dịch thì nên đi chích ngừa. Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bệnh rubella; nếu lỡ tiếp xúc thì nên đi khám bệnh để các bác sĩ cân nhắc và xử trí đúng đắn nhất. Vệ sinh mũi họng hàng ngày. Súc họng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối pha nhạt. Nhỏ mũi dung dịch Natriclorit 0,9% ngày 3 lần. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Lau sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi…của người bệnh bằng nước sát trùng ( nước Javen hoặc dung dịch Cloramin B) sau rửa lại bằng nước sạch. Đối với trẻ nhỏ, nhất là trong những năm đầu đời để phòng bệnh nói chung và các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây nên dù bất kỳ vào mùa nào, ngoài chế độ nuôi dưỡng ra các bậc phụ huynh cần quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh ăn uống cho bé , đặc biệt là những trẻ sau khi bị mắc bệnh do vi rút gây nên trong đó có Rubella thường sức đề kháng rất kém vì thế trẻ thường hay bị mắc các bệnh như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Rubella, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế gửi công văn đến Giám đốc Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh Rubella, không để dịch bùng phát. 8 Theo đó, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống bệnh Rubella; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt do Rubella, đặc biệt các chùm ca bệnh tại cộng đồng như nhà trẻ, trường học. Đồng thời, triển khai các biện pháp phòng chống, cách ly, điều trị kịp thời các trường hợp bị bệnh không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra cộng đồng. Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu các cơ sở điều trị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư để thu dung, điều trị bệnh nhân không để tử vong. Theo đó, trung tâm y tế các quận, huyện, thị trấn phối hợp với ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương triển khai các chiến dịch truyền thông đa dạng thông qua loa truyền thanh; qua họp các đoàn thể, tổ dân phố… Bên cạnh đó, phải tổ chức tốt công tác giám sát, phát hiện, khám và điều trị nhằm hạn chế biến chứng do dịch bệnh gây ra Theo đó, các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức huấn luyện các biện pháp phòng bệnh… Thực hiện tốt công tác vệ sinh khử khuẩn trong trường học và phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý kịp thời, khống chế bệnh không để lây lan trong trường học... Bên cạnh đó tại Thành Phố hồ Chí Minh, thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM, Sở GD&ĐT cũng đã yêu cầu các Phòng giáo dục triển khai công tác vệ sinh trong trường học tại tất cả các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình trên địa bàn vào ngày cuối của tuần. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, nhân viên trong trường khi phát hiện trẻ mắc bệnh phải thông báo ngay để nhà trường cùng với Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện tổ chức xử lý kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được điều trị cách ly tại nhà hoặc tại bệnh viện, không nên tự ý đi học để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. UBND các tỉnh, huyện phải có trách nhiệm chỉ đạo các phường, xã, thị trấn tăng cường công tác truyền thông tại địa phương. Theo đó, phải thực hiện 3 thông điệp phòng 9 bệnh: thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ, người giữ trẻ, vật dụng và đồ chơi của trẻ; lau chùi sạch khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn; phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh Rubella, kịp thời chuyển ngay trẻ đến điều trị tại Bệnh viện Bộ GD&ĐT có công văn yêu cầu các sở Giáo dục, Học viện, ĐH, CĐ triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch rubella. Các đơn vị này phải thông báo ngay những người nhiễm bệnh trên phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh. Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các sở, trường thông báo kịp thời về Bộ tình hình dịch bệnh, và tác hại dịch bệnh gây ra. Khi phát hiện cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh bị nhiễm bệnh, các đơn vị triển khai ngay các biện pháp giám sát, cách ly và phối hợp với cơ quan y tế điều trị kịp thời. Các sở, trường học phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch bệnh do ngành y tế hướng dẫn. Ngoài ra có thể phòng bệnh bằng các biện pháp không đặc hiệu khác như mặc đủ ấm, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, cách ly và thực hiện các biện pháp phòng lây lan vì bệnh truyền nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp. Ngoài ra, mỗi cá nhân cần có một quyển sổ theo dõi tiêm chủng để giúp cho các bác sĩ điều trị loại trừ được những nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân khi nhập viện khám và điều trị. 4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống dịch bệnh nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống dịch bệnh nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung là nhân nhiên phải phối hợp với các ban ngành toàn thể, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, các sở y tế cơ sở trong cộng đồng cùng nhau hỗ trợ và cùng tìm ra các biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề dịch bệnh đang diễn ra. Tuy nhiên các biện pháp đã được đưa ra nhưng để đáp dụng vào trong cộng đồng có dịch một cách có hiệu quả thì phải nhận được sự ủng hộ và tham gia của toàn thể cộng đồng. Mọi thành viên trong cộng đồng, tích cực và chủ động thực hiện các biện pháp 10 phòng chống và trung tâm y tế và các ban ngành đã ngiên cứu và đưa ra, gây ảnh hưởng tốt đến quá trình phòng chống và chia sẻ những hiệu quả đạt được của các biện pháp phòng chống. Nhân viên công tác xã hội có vai trò làm thay đổi thái độ của người dân đối với dịch bệnh từ thái độ thờ ơ, không nhận thức rõ mối nguy hiểm của bệnh đi đến nhận thức rõ mối nguy hiểm của dịch bệnh và tham gia tích cực vào công tác phòng chống. Vì khi thái độ đã chuyển sang hướng tích cực thì việc dịch bệnh lây lan sẽ nhanh chóng được dập tắt. Không ý thức được mối nguy hiểm của dịch bệnh thì công tác phòng chống sẽ không diễn ra hoặc có diễn ra thì cũng chỉ mang tính chất đối phó không mang tính tích cực và tự giác và công tác phòng chống dịch bệnh nói riêng cũng như chăm sóc sức khỏe nói chung sẽ không có hiệu quả, bệnh dịch vẫn hoành hành và lây lan nhanh ảnh hưởng ngiêm trọng đến sức khỏe người dân và quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Và nhân viên công tác xã hội thay đổi thái độ đó bằng cách giảng giải mối nguy hiểm của dịch bệnh đối với họ và đi đến tại sao phải thực hiện các biện pháp phòng chống. Từ đó huy động toàn thể người dân trong cộng đồng cùng nhau hưởng ứng phong trào phòng chống dịch bệnh, để mọi người dân chủ động phát hiện kịp thời dịch bệnh và có biện pháp ngăn chặn kịp thời. vì sức mạnh của cộng đồng là sức mạnh to lớn nhất có thể vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội còn có vai trò huy động sự của các nguồn lực khác trong cộng đồng đó là sức lao động, kinh phí, cơ sở vật chất, kĩ thuật, vắc xin, phương tiện…để công tác phòng chống diễn ra quy mô và hiệu quả nhất. Dạy cho những người trong cộng đồng có dịch bệnh một số hiểu biết cơ bản và các phương pháp ngăn ngừa lây lan bệnh dịch một cách có hiệu quả. Tại những vùng chưa có dịch thì khuyến cáo dịch bệnh đang xảy ra ở nhiều địa phương khác đòi hỏi cộng đồng đó phải đề phòng trước. 11 Phát triển nội quy và thiết lập các biện pháp phòng chống dịch trong thời điểm hiện tại và để phòng chống các bệnh thông thường, trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nói chung. Giáo dục sức khỏe cho mọi người dân trên địa bàn có dịch nói riêng và trong chăm sóc sức khỏe nói chung, với mục đích đem lại những kiến thức cơ bản về y học để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe, tự rèn luyện nâng cao sức khỏe, bỏ tập quán có hại. Truyền thông đến người dân bằng cách nhân viên công tác xã hội trực tiếp xuống tận nơi địa bàn người dân sinh sống để tuyên truyền. Mở các lớp học nâng cao kiến thức về công tác phòng chống bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân. Giúp người dân phát hiện sớm các bệnh, dịch bệnh để có thể chữa trị kịp thời. kiến nghị các cấp chính quyền địa phương xây dựng các khu vực chữa bệnh phổ cập và từng bước phát triển các cơ sở chữa bệnh lâu dài. Để có thể chữa các bệnh thông thường và khi có bệnh dịch xảy ra có thể chữa trị kịp thời, nếu bệnh nặng có thể điều trị tai chỗ. Phát triển chữa bệnh ngoại trú và chữa tại nhà với những trường hợp bệnh không quá nặng. Yêu cầu lãnh đạo chính quyền địa phương tạo điều kiện cho mọi người dân có một sổ theo dõi sức khỏe riêng để có thể dễ tổ chức quản lý và theo dõi sức khỏe cho mọi người dân. Và tổ chức khám định kì cho người dân, khám bệnh nghề nghiệp và khám chữa bệnh có sự theo dõi của cơ sở. Khi có dịch bệnh xảy ra nhân viên công tác xã hội nhanh chóng phối hợp với các nhân viên cơ sở y tế cách hoạt động cách ly những người mắc bệnh và điều trị để tránh dịch bệnh lan rộng trên địa bàn và lan sang các vùng lân cận. Tuyên truyền cho người dân hiểu được nguyên nhân của dịch bệnh và nguyên nhân tại sao dịch bệnh lại có thể lây lan nhanh đến như vậy. Đó là người dân chưa quan tâm nhiều đến môi trường sống vì vậy môi trường ô nhiễm khiến dịch bệnh nảy sinh và 12 lan rộng nhanh chóng. Từ đó, người dân biết cách bảo vệ môi trường sống xung quanh sạch sẽ để các dịch bệnh không thể phát sinh. Huy động người dân trên các địa bàn có dịch bệnh xuất hiện cùng nhau tham gia vào công tác phòng chống bệnh để dập tắt dịch bệnh càng nhanh càng tốt. Huy động sự tham gia của cộng đồng, huy động tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài cộng đồng, đặc biệt huy động được sự tham gia của các thành viên thuộc mọi tầng lớp, mọi thành phần xã hội cùng nhau tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh trên các địa bàn. Ngoài ra, còn có các cộng đồng dịch bệnh phát lây lan nhanh, chưa có thuốc điều trị và chưa có hiểu biết nhiều về dịch bệnh nên mang tâm lý hoang mang, lo sợ vì vậy nhân viên công tác xã hội cần cung cấp những thông tin về bệnh cho bệnh nhân và tư vấn tâm lý cho những người mắc bệnh để họ thoát ra khỏi tâm lý nặng nề đó, để họ yên tâm chữa trị. Phối hợp với các cơ sở y tế theo dõi sát sao tình hình và diễn biến của bệnh để có thể đưa ra các biện pháp phòng chống hiệu quả nhất đối với từng địa bàn dân cư. Đưa mạng lưới điều phối y tế các cơ sở, len lỏi tới từng ngõ xóm, gia đình để mọi người dân có thể tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ y tế. Diến biễn của bệnh Rubella tại địa phương cụ thể. Tại xã Quang lang, Huyện Chi lăng, Tỉnh Lạng sơn cũng xuất hiện một số trường hợp mắc bệnh Rubella. Thực trạng bệnh: Từ mấy tháng đầu năm 2011 thỉnh thoảng lại có một số trường hợp mắc bệnh Rubella. Bệnh nhân thường là các em học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở. 13 Do số lượng mắc bệnh không đáng kể và bên cạnh đó người dân nhầm đó là bệnh sởi do dó hầu hết tự chăm sóc tại nhà nên sở y tế không thống kê được số liệu. Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu lây truyền từ người này qua người khác qua con đường hô hấp. Vì bệnh Rubella lây truyền mạnh trong giai đoạn đầu và giai đoan sau của bệnh nên khi vừa mới mắc bệnh bệnh nhân chưa phát hiện kịp thời vì vậy vẫn đến lớp học bình thường và khi ban lặn bệnh nhân cũng đi học ngay trong khi bệnh Rubella lại lây lan mạnh vào giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của bệnh. Những biện pháp phòng tránh: Khi mắc bệnh bệnh nhân không tiếp xúc với môi trường công cộng, điều trị cách ly ở nhà. Tại địa bàn cũng đã có các chương trình tiêm phòng mở rộng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Vai trò của nhân viên công tác xã hội: Đây là một xã vùng núi nên ít được tiếp cận các thông tin đại chúng về các bệnh và dịch bệnh nên khi có dịch xuất hiện người dân không hiểu được là mình bị làm sao nên không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, công tác xã hội cần chú ý nhiều hơn nữa đến xã để tạo điều kiện cho những người dân trong xã nói riêng và các xã miền núi, vùng sâu vùng xa nói chung có hiểu biết về bệnh và cách phòng bệnh tốt nhất. Để từ đó công tác phòng chống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn cả nước đến tận các thôn bản ngõ xóm. 14 PHẦN KẾT LUẬN Các loại bệnh truyền nhiễm lúc nào cũng xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, trong khi bệnh Rubella vẫn lan rộng thì gần đây lại xuất hiện thêm dịch chân tay miệng đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh như vậy, con người luôn bị động trước các dịch bệnh. Rubella là một dịch bệnh lây qua đường hô hấp và phát triển rất mạnh. Đây là một bệnh lành tính đối với trẻ em nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng Rubella bẩm sinh cho trẻ. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh này mà chủ yếu là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, cần có những kế hoạch và biện pháp cụ thể và hữu hiệu hơn nữa để ngăn chặn dịch bệnh nàynói riêng và các bệnh dịch truyền nhiễm nói chung. 15 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. BV: Bệnh viện. 2. TW: Trung ương. 3. GD & ĐT: Giáo dục và đào tạo. 4. UBND: Ủy ban nhân dân. 5. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh. 6. ĐH: Đại học. 7. CĐ: Cao đẳng. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan