Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới thiệu hệ thống cảng biển việt nam, tìm hiểu cảng vật cách, hải phòng...

Tài liệu Giới thiệu hệ thống cảng biển việt nam, tìm hiểu cảng vật cách, hải phòng

.PDF
25
152
122

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC......................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3 NỘI DUNG....................................................................................................................... 4 I/ Khái quát chung về hệ thống cảng biển Việt Nam.....................................................4 1.Giới thiệu và đặc điểm cảng biển.......................................................................4 2.Phân loại cảng biển.............................................................................................6 2.1Theo mục đích sử dụng:...............................................................................6 2.2Theo năng lực đón tàu 1...............................................................................7 2.3Theo chức năng hệ thống cảng biển.............................................................7 2.4Theo cấp quản lý...........................................................................................7 2.5Theo quy mô và tầm quan trọng...................................................................7 3.Hoạt động cảng biển...........................................................................................8 3.1.Dịch vụ cảng biển........................................................................................8 3.2.Lượng hàng hóa qua cảng............................................................................8 3.3.Phân bố sản lượng hàng hóa......................................................................10 II. Tìm hiểu cảng Vật Cách – Hải Phòng......................................................................11 1.Tổng quan về cảng Vật Cách............................................................................11 1.1.Giới thiệu chung........................................................................................11 1.2Lực lượng lao động:...................................................................................13 1.3Tóm tắt năng lực cảng................................................................................13 1 1.4Các dịch vụ chính của Cảng.......................................................................15 1.5Hệ thống máy vi tính..................................................................................15 2.Giá cước dịch vụ xếp dỡ một số loại hàng hóa ở Cảng Vật Cách....................15 2.1.Hàng bao....................................................................................................15 2.2.Hàng rời xếp dỡ đi thẳng...........................................................................16 2.3.Hàng Sắt Thép các loại..............................................................................16 2.4.Cước lưu kho bãi (tính từ tấn hàng đầu tiên gửi vào kho bãi cảng)..........16 3.Hoạt động khai thác Cảng trong thời gian vừa qua..........................................18 4.Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng....................................20 5.Tổng kết............................................................................................................21 6.Một số kiến nghị...............................................................................................22 KẾT LUẬN.....................................................................................................................23 DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................25 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, vận tải biển là ngành chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối(80% khối lượng) trong việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia và có mức tăng trưởng bình quân 8 – 9%/năm, trong đó các cảng biển có số lượng thông qua lớn nhất nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, có vùng biển nối liền tuyến giao thông vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đặc biệt Biển Đông Việt Nam là tuyến vận tải đầu và container từ các nước khác tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, những nước đang tiêu thụ khối lượng năng lượng khổng lồ. Nhận thức được điều đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Giới thiệu hệ thống cảng biển Việt Nam – Tìm hiểu cảng Vật Cách, Hải Phòng” với chuyến đi thực tế ở cảng Vật Cách giúp bài tiểu luận trở nên sinh động và thông tin chính xác hơn. Bài tiểu luận bao gồm hai phần: I. 1. 2. 3. II. 1. 2. 3. Khái quát chung về hệ thống cảng biển Việt Nam Giới thiệu và đặc điểm của cảng biển. Phân loại cảng biển Việt Nam. Hoạt động cảng biển Việt Nam. a. Dịch vụ cảng biển b. Sản lượng hàng hóa vận chuyển c. Sự phân bổ hàng vận chuyển d. Cơ cấu sản lượng hàng vận chuyển Tìm hiểu cảng Vật Cách – Hải Phòng Tóm tắt năng lực cảng Báo cáo hoạt động khai thác cảng năm 2012 và kế hoạch 2013 Giá dịch vụ và các loại hàng hóa Chúng em rất mong những lời góp ý từ cô cho những thiếu sót mà chúng em mắc phải và kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô, người đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. 3 NỘI DUNG I/ Khái quát chung về hệ thống cảng biển Việt Nam 1. Giới thiệu và đặc điểm cảng biển Việt Nam có bờ biển dài, trải rộng khắp chiều dài đất nước (gần 3.200km) và hệ thống sông ngòi chằng chịt (198.000km)- đây là một lợi thế rất lớn cho ngành vận tải biển phát triển. Vị trí địa lý cũng là một lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của Việt Nam để phát triển lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cảng biển. Khảo sát cho thấy, Vịnh Vân Phong, thuộc tỉnh Khánh Hoà của Việt Nam có những điều kiện tự nhiên để trở thành cảng trung chuyển hàng hóa trên tuyến vận tải biển giữa các khu vực Á-Âu-Phi. Hiện tại, Việt Nam có 140 cảng trong đó có 49 cảng biển (17 cảng loại I, 23 cảng loại II, 9 cảng loại III) và 166 bến cảng nằm rải rác khắp nước, với chiều dài khoảng 22,000 mét-khối và 330 khu vực neo đậu cho các tầu thuyền ra vào cảng với tổng chiều dài gần 40 km. Trong đó, có 25.993 m dài bến hàng tổng hợp, container và 13.958 m dài bến hàng chuyên dụng. Nhìn chung, cảng Việt Nam có 35 luồng vào cảng quốc gia công cộng và 12 luồng vào cảng chuyên dụng.Mật độ cảng tương đối dầy và phần đông là cảng nhỏ nằm sâu trong sông, cách biển từ 30-90 m, luồng lạch khá nông, đa số dưới 10m. Tuy nhiên, các cảng phân phối không đều giữa các vùng: 8 cảng ở miền Bắc, 17 cảng ở miền Trung và 19 cảng ở miền Nam. Các cảng phía Nam có lưu lượng hàng hóa lớn nhất cả nước, chiếm 51% về số lượng cảng và 65% về khối lượng hàng hóa qua cảng. Do đây là khu kinh tế trọng điểm của cả nước, đóng góp gần 100% sản lượng xuất khẩu nông nghiệp và 55% sản lượng sản xuất công nghiệp cả 3 miền mỗi năm. Tại khu vực Miền Bắc, cảng Hải phòng và cảng Cái Lân là 2 cảng đầu mối của khu vực, chiếm khoảng 25% trong tổng số sản lượng hàng hóa giao thương của khu vực mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có cảng Cái Lân có khả năng đón tàu 40,000 DWT. Còn tại cảng Hải Phòng, tàu trọng tải 40,000 DWT muốn ăn hàng hoặc trả hàng phải bốc xếp ở khu vực chuyển tải Lân Hà ngoài biển. Khu vực miền Trung có 4 mật độ cảng cao nhất trong cả nước, trung bình cứ 60km bờ biển lại có 1 cảng . Do nằm sát biển và có luồng lạch khá sâu, các tỉnh Miền Trung có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các cảng nước sâu đón tàu trọng tải trên 40,000 DWT. Cảng Đà Nẵng và Quy Nhơn là 2 cảng lớn nhất khu vực với khả năng đón tàu quốc tế lớn nhất là 30,000 – 35,000 DWT. Tuy nhiên, do sản xuất công nghiệp ở đây phát triển chậm hơn so với 2 khu vực còn lại của đất nước, nên lưu lượng hàng hóa không nhiều. Do đó, dù chiếm tới 30% tổng chiều dài cầu bến của cả hệ thống cảng biển quốc gia nhưng lại chỉ cho lượng hàng hóa bằng khoảng 10% sản lượng hàng hóa qua các cảng trong cả nước. Biểu đồ 1: Cơ cấu sản lượng 3 miền Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam Việt Nam có tổng số 266 cầu cảng lớn nhỏ phân bố trên cả 3 miền Bắc – Trung Nam. Hiện có 9 cảng chính có thể đón tàu quốc tế như Cái Lân, Đình Vũ, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn…. Phần lớn các cảng này do Vinalines quản lý. So với các nước ven biển, mật độ cảng của nước ta tương đối dày. Tuy nhiên, phần đông các cảng thuộc loại nhỏ do nằm sâu trong sông, cách biển từ 30 – 90m, với luồng lạch khá nông, đa số dưới 10m. Do đó, 82% số cầu cảng chỉ cho phép tàu có trọng tải dưới 20,000 DWT vào ăn hàng và được sử dụng chủ yếu cho thương mại địa phương. Trang thiết bị ở các cảng 5 cũng chủ yếu phục vụ làm hàng dời với năng suất bốc xếp thấp ngay cả đối với những cảng chính cũng chỉ bằng khoảng 40 -50% các cảng trong khu vực. Cầu bến chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho tàu trọng tải lớn, đặc biệt là các bến cho tàu container vận hành trên tuyến biển xa. Tuy nhiên, nhà nước đang có những dự án để tăng công suất cảng biển. Cơ sở hạ tầng giao thông sau cảng gồm hệ thống đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không phải theo kịp với tốc độ tăng trưởng hàng hóa. Hiện nay, việc phát triển hệ thống giao thông đi sau việc phát triển cảng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho Bà Rịa – Vũng Tàu dù có các cảng nước sâu đã đi vào hoạt động nhưng sức hấp dẫn và sự cạnh tranh cũng chưa cao so với các cảng biển trong khu vực. Biểu đồ 2 : So sánh năng lực bốc xếp của các cảng khu vực Đông Nam Á Nguồn : www.business-in-asia.net 2. Ph ân loại cảng biển 2.1 Theo mục đích sử dụng: - Cảng quân sự: phục vụ mục đích huấn luyện, chiếnđấu, tiếp viện và sản xuất kinh tế quốc phòng. 6 - Cảng hàng hóa: chủ yếu làm nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa tổng hợp. Cảng hành khách: phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch. Cảng thủy sản (cảng cá): có các kho lạnh chuyên dụng phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng thủy sản. 2.2 Theo năng lực đón tàu 1 - Cảng nước sâu: có khả năng đón trực tiếp tàu mẹ và các tàu lớn chở từ 1500 TEUs trở lên (1 TEU là 1 container tiêu chuẩn dài 20 feet) - Cảng feeder: đón các tàu ăn hàng từ tàu mẹ và các loại tàu bé hơn có trọng tải trung bình khoảng 650-1500 TEUs 2.3 Theo chức năng hệ thống cảng biển - Cảng thương mại tổng hợp: là cảng chủ yếu làm nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa tổng hợp phục vụ cho sự phát triển kinh tế của các vùng và khu công nghiệp tập trung. - Cảng chuyên dụng: chỉ bốc xếp một loại hàng hoặc một vài hàng hoá có cùng tính chất. - Cảng khách: phục vụ vận chuyển hành khách. - Loại khác: cảng quân sự, cảng cá, cảng trú bão. 2.4 Theo cấp quản lý - Cảng Trung Ương: do các đại diện của ngành giao thông vận tải là Cục Hàng Hải Việt Nam và TCT Hàng Hải Việt Nam quản lý . - Cảng chuyên dụng do các đại diện của Bộ Công Nghiệp, Xây Dựng, Thương Mại hoặc liên doanh đầu tư xây dựng và quản lý - Cảng địa phương do các đại diện của tỉnh là Sở Giao Thông Vận Tải, Sở Thủy Sản, v...v 2.5 Theo quy mô và tầm quan trọng - Loại I: Các cảng biển được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng phục vụ các dịch vụ container quốc tế, các dịch vụ container liên vùng và các dịch vụ vận tải quốc tế truyền thống có quy mô lớn. - Loại II: Các cảng biển được sử dụng chủ yếu cho vận tải ven biển và/hoặc XNK quy mô nhỏ. 7 - Loại III: Các cảng biển được sử dụng dành riêng cho công ty hoặc ngành công nghiệp có hàng hóa chính là quặng sắt, than, gỗ, dăm gỗ, hóa chất, dầu hoặc hàng hóa công nghiệp khác. 3. Hoạt động cảng biển 3.1. Dịch vụ cảng biển Dịch vụ cảng biển bao gồm làm 9 nhóm chính : - Hoa tiêu, trợ giúp dẫn đường Lai dắt và hỗ trợ kéo Khai thác kho bãi (lưu kho, thuê bãi) Cung cấp lương thực, nhiên liệu, nước Thu gom rác, hủy bỏ chất thải nặng Chỉ huy cho tàu trong cảng, kiểm đếm, giao nhận hàng hóa Dịch vụ trên bờ với hoạt động của tàu: cung cấp thông tin, điện, nước Phương tiện sửa chữa khẩn cấp Dịch vụ thả neo, bỏ neo và cập bến Dịch vụ khác: Bảo hiểm; đăng kiểm tàu biển; ngân hàng, du lịch; thương mại phục vụ hành khách và thủy thủ… Giá dịch vụ cảng biển: Giá nhân công rẻ, dẫn đến giá dịch vụ của nước ta tương đối thấp so với dịch vụ của các nước khác, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác cảng. 3.2. Lượng hàng hóa qua cảng Sản lượng hàng hóa vận chuyển qua hệ thống cảng Việt Nam 2004 đến 2011 đã tăng lên gấp 2 lần (74,618 triệu tấn lên 157,14 triệu tấn). Đặc biệt, công suất vận chuyển container tăng nhanh từ 1,9 triệu TEUs lên 6,9 triệu TEUs mỗi năm. Bảng 1: Sản lượng hàng hóa qua các cảng của Việt Namtừ năm 2004 - 2011 8 Nguồn: Khối lượng Container (TEUs) 1.922.908 Hiệp Việt hội 2004 (Nghìn tấn) 74.618 biển 2005 85.314 2.293.548 Nam 2006 102.878 2.777.219 2007 133.989 4.287.340 2008 147.172 4.964.066 2009 172.499 5.389.102 2010 151.007 6.429.897 2011 157.140 6.902.630 trưởng thương trong và Năm cảng Tăng là nhờ mại nước ngoại thương cùng phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây trong đó hoạt động xuất nhập khẩu đóng vị trí quan trọng.Hoạt động ngoại thương trong 6 năm từ 2004 đến 2009 luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%, nhập khẩu thậm chí tăng khoảng gần 30%/năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO năm 2006. Tuy nhiên tới năm 2010, sản lượng hàng hóa lại đột giảm lại giảm 12,5% so với năm 2009, từ 172,499 triệu tấn xuống chỉ còn 151,007 triệu tấn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ở châu Âu cũng như trên toàn thế giới. tới năm 2011, lượng hàng hóa có tăng nhưng không đáng kể, chưa vượt qua mức hàng hóa của năm 2009. Biểu đồ 3: Sản lượng hàng hóa qua các cảng Việt Nam 2004 - 2011 Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam 9 3.3. Phân bố sản lượng hàng hóa Do có sự phân bổ không đồng đều giữa các cảng nên sản lượng hàng hóa qua từng cảng khác nhau. Biểu đồ 4: Sản lượng hàng hóa qua các cảng lớn 3 miền Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam Khu vực miền Trung có mật độ cảng cao nhất trong cả nước, trung bình cứ 60km bờ biển lại có một cảng. Do nằm sát biển và có luồng lạch khá sâu, các tỉnh Miền Trung có điều kiện tự nhiênthuận lợi để phát triển các cảng nước sâu đón tàu trọng tải trên 40,000 DWT. Tuy nhiên, do sản xuất công nghiệp ở đây phát triển chậm hơn so với 2 khu vực còn lại nên lưu lượng hàng hóa không nhiều. Do đó, dù chiếm tới 30% tổng chiều dài cầu bến của cả hệ thống cảng biển quốc gia nhưng lại chỉ cho lượng hàng hóa bằng khoảng 10% sản lượng hàng hóa qua các cảng trong cả nước. 10 II. Tìm hiểu cảng Vật Cách – Hải Phòng 1. Tổng quan về cảng Vật Cách 1.1. Giới thiệu chung Công ty cổ phần Cảng Vật Cách nằm ở Km 9, quốc lộ 5, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, trong vùng quản lý hàng hải của cảng vụ Hải Phòng, cảng ra đời và hoạt động theo cơ chế quản lý mới. Vị trí cảng: N: 20 053’16” – E: 106036’48” với điểm lấy hoa tiêu là 20 040’N – 106051’E. Là một cảng ở sâu trong nội địa phía thượng nguồn sông Cấm, Cảng Vật Cách bị hạn chế về điều kiện địa lý, chỉ đón được các tàu cỡ nhỏ dưới 3000 tấn. Cảng nằm cách xa trung tâm thành phố, luồng lạch ra vào còn nhiều hạn chế do độ bồi đắp phù sa lớn, do vậy hàng năm Cảng phải thường xuyên nạo vét khơi thông dòng chảy đế đảm bảo cho tàu ra vào được thuận lợi. Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách bắt đầu được xây dựng từ năm 1965, ban đầu chỉ là những bến cảng thuộc dạng mố cầu có điện tích mặt bến( 8m x 8m ). Xí nghiệp có 5 mố cầu bằng, lúc đầu chỉ có một lượng phương tiện rất thô sơ và lạc hậu, lao động thủ công đánh than, làm các loại hàng rời là chủ yếu. Do tình hình của đất nước ngày càng có nhu cầu cao hơn về xếp dỡ các mặt hàng tại Xí nghiệp, Xí nghiệp đã cơ cấu lại tổ chức và có biện pháp đổi mới mua sắm thêm các thiết bị đế đáp ứng với yêu cầu của chủ hàng và phục vụ đất nước. Trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc( năm 1968- 1975), Xí nghiệp cũng là nơi trung chuyển vũ khí chiến lược, lương thực phục vụ chi viện giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc và góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nằm cách xa trung tâm Cảng Hải Phòng, vì vậy trong công việc đôi lúc Cảng còn gặp rất nhiều khó khăn, phương tiện kỹ thuật lạc hậu. Song với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ công viên trong toàn xí nghiệp, Xí nghiệp đã ngày càng được đổi 11 mới. Xí nghiệp đã đầu tư mua thêm nhiều thiết bị nâng có tính năng tác dụng rất cao trong khâu xếp dỡ hàng hoá, từ đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường, chủ hàng, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước ngày một cao hơn, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo định hướng của Nhà nước. Cảng Hải Phòng đã thực hiện đúng chủ trương đó, tách Xí nghiệp xếp dỡ Vật cách ra khỏi Cảng Hải Phòng. Ngày 03 tháng 07 năm 2002 theo quyết định số 2080/2002/QĐBGTVT, Xí nghiệp xếp dỡ Vật cách được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách. Công ty được thành lập với nguồn vốn điều lệ là 12 tỷ đồng Việt Nam( trong đó có 30% vốn của Cảng Hải Phòng, còn lại 70% vốn do các cổ đông trong Công ty đóng góp ). Kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2002, công ty chính thức đi vào hoạt động . Ban lãnh đạo Cảng gồm: • Giám đốc: Đặng Ngọc Kiển ĐT: 84.31.3850018 • Phó GĐ Khai thác: Nguyễn Văn Phúc ĐT: 84.31.3748574 • Phó GĐ Kỹ thuật: Hoàng Văn Đoàn ĐT: 84.31.3850323 • Phó GĐ Nội chính: Phạm Văn Sơn ĐT: 84.31.3534494 Ngay năm đầu tiên đi vào hoạt động Công ty cổ phần Cảng Vật Cách đã tiến hành đổi mới cơ chế quản lý, tác phong làm việc, tạo nên sức sống mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, mặc dù vẫn với trang thiết bị, cơ sở vật chất cũ, Cảng đã đạt sản lượng tăng gấp 1,5 lần so với trước khi cổ phần. Doanh thu đạt 19 tỷ, tăng gấp 2,5 lần, trả cổ tức cho cổ đông 10%/năm. Để nâng cao năng lực sản xuất, Cảng thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí, đồng thời đầu tư mua mới các trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thời gian qua, Cảng đầu tư 12 tỷ đồng lắp đặt 3 cầu trục bánh lốp, mua mới 1 xe xúc gạt, xây dựng 45m cầu tàu. Cải tạo hệ thống kho bãi chứa hàng, làm dịch vụ đầu trong. Với các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng mới, năng lực thông qua của cảng được nâng 12 lên.Cảng Vật Cách ngày một phát triển không ngừng, sản lượng đạt gấp đôi so với trước khi cổ phần. Doanh thu đạt 23 tỷ, tăng gấp hơn 3 lần thu nhập bình quân người lao động 1,7 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, Cảng đã thu hút thêm hơn 100 lao động là con em cán bộ công nhân vào làm việc. Từ một đơn vị luôn phải bù lỗ đến nay Cảng Vật Cách đã hoạt động đạt hiệu quả cao, đời sống người lao động được đảm bảo, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Kết quả SXKD của công ty trong thời gian qua đã khẳng định hiệu quả của việc đổi mới quản lý ở một đơn vị làm dịch vụ cảng biển. 1.2 Lực lượng lao động: Lúc đầu khi mới thành lập, xí nghiệp chỉ có 30 cán bộ công nhân viên. Đến nay, tổng số lao động hiện có là 275 người. Trong đó: • • •  • • • • •  • • • • Công nhân trực tiếp sản xuất: 120 người Nhân viên trực tiếp: 125 người Cán bộ nhân viên gián tiếp: 30 người Trình độ chuyên môn: Trên đại học: 2 người Đại học: 70 người Cao đẳng: 9 người Trung cấp : 25 người Công nhân kĩ thuật và lao động thủ công: 121 người Độ tuổi lao động: Từ 20 - 30 tuổi: 45 người Từ 30 - 40 tuổi: 122 người Từ 40 - 50 tuổi: 95 người Từ 50 - 60 tuổi: 23 người 1.3 Tóm tắt năng lực cảng + + + + Luồng vào cảng Dài: 12 hải lý Độ sâu luồng: 3.9m – 4.1m Chế độ thủy triều: Nhật triều Chênh lệch b/q: 0.2m 13 + Mớn nước cao nhất tàu ra vào: 6m + Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 3000 DWT - Cẩu bến: Cầu tàu/Số hiệu - Cầu 1 Cầu 2 Cầu 3 Cầu 4 Cầu 5 Cầu 6 Trang thiết bị: Dài (m) Độ sâu (m) 61 96 96 63 62 106 -4.0 -4.5 -4.5 -3.5 -4.0 -4.7 Loại tàu/hàng khai thác Tổng hợp Tổng hợp Tổng hợp Tổng hợp + Lỏng Tổng hợp Tổng hợp Đối với ngành vận tải biển nói chung và các Cảng nói riêng cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng bậc nhất, là điều kiện để đơn vị hoàn thành công việc được theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Phương tiện sản xuất kinh doanh và phục vụ của xí nghiệp bao gồm: kho bãi, thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị khác, công cụ lao động, nhà làm việc, thiết bị văn phòng... Trong những năm qua được sự đầu tư đúng hướng, Cảng Vật Cách đã có một cơ sở vật chất tương đối hiện đại, đầy đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của Cảng. + Hệ thống cầu tàu L= 375 m (Dùng cho sà lan và tàu có trọng tải từ 2.000 đến 3.000 DWT cập bến ). + Tổng diện tích mặt bằng: 145.000 m2, trong đó: Tổng diện tích bãi : S = 130.000m2 Tổng diện tích kho : S = 15.000 m2 (trong đó bãi chứa Cont: 12.000 m2) + Sức chứa tổng cộng: 35.000 tấn + Phương tiện xếp dỡ: Có 06 cần cẩu trên bến, sức nâng từ 5 tấn đến 10 tấn; 07 cần cẩu trong bãi sức nâng từ 25 tấn đến 36 tấn; 04 xe nâng hàng có sức nâng từ 3 đến 7 tấn . + Phương tiện vận chuyển: có 07 ô tô vận chuyển trọng tải 5 đến 10 tấn . 14 + Xe xúc gạt: Có 01 chiếc . Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, chủ hàng, gần đây Hội đồng quản trị công ty tiếp tục đầu tư mở rộng cầu, mua sắm thêm một số thiết bị nâng có công suất lớn, nạo vét luồng, sửa chữa lại bến bãi, kho chứa hàng và đầu tư vào vấn đề đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho Cán bộ công nhân viên. Việc đầu tư này nhằm mục đích thu hút nhiều chủ hàng, nâng cao năng suất xếp dỡ hàng, đảm bảo chất lượng hàng hoá, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. 1.4 Các dịch vụ chính của Cảng - Bốc xếp hàng hóa. Kinh doanh kho bến bãi. Đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá. Vận tải đa phương thức. Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu. Sữa chữa cơ khí, phương tiện cơ giới thủy bộ. 1.5 Hệ thống máy vi tính Hiện tại Cảng có 35 bộ máy tính, được sử dụng cho quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. 2. Giá cước dịch vụ xếp dỡ một số loại hàng hóa ở Cảng Vật Cách Giá cước này được áp dụng từ ngày 15/04/2011: 2.1. Hàng bao a. b. Hàng ngô, thóc: Tàu (sà lan) – Ô tô, bãi (hoặc ngược lại): Tàu (sà lan) – Xà lan, toa (hoặc ngược lại): Tàu (sà lan) – xe vận chuyển – kho bãi (hoặc ngược lại): Tàu (sà lan) – xe vận chuyển – toa, xà lan (hoặc ngược lại): Kho, bãi – Ô tô chủ hàng (hoặc ngược lại): Riêng hàng thóc tăng thêm 20% đơn giá trên Hàng xi măng: 38.500 đồng/tấn 44.000 đồng/tấn 49.500 đồng/tấn 55.000 đồng/tấn 27.000 đồng/tấn 15 - Tàu (sà lan) – Ô tô, bãi, sà lan (hoặc ngược lại): 30.000 đồng/tấn 2.2. Hàng rời xếp dỡ đi thẳng a. - Bã đậu, cám, thức ăn gia súc, nông sản các loại: Tàu (sà lan) – Ô tô, toa, bãi, xà lan (hoặc ngược lại): 22.000 đồng/tấn Riêng hàng Cám cọ, khô cọ, cước tăng thêm 10% theo các phương án xây dựng tương ứng - Đối với phương án Tàu (sà lan) – Ô tô, toa, sà lan (hoặc ngược lại), nếu đảm bảo năng suất xếp dỡ bình quân toàn tàu 250 tấn/máng – ca thì được giảm 10% đơn giá. b. Hàng than đá, Thạch cao mịn, bột đá, đá dăm, Cát, quặng các loại: - Tàu (sà lan) – Bãi, xà lan (hoặc ngược lại): 18.000 đồng/tấn - Tàu (sà lan) – Ô tô, toa (hoặc ngược lại): 20.000 đồng/tấn - Kho, bãi – cẩu thẳng Ô tô, toa: 16.000 đồng/tấn - Tất cả hàng rời dạng cục có kích cỡ từ 15cm đến 20cm tăng thêm 30% đơn giá cước. - Đối với tất cả các loại hàng Rời bị đóng rắn, đóng tảng giá cước tăng thêm 30%. - Tất cả các loại hàng Rời nếu làm bằng thủ công, giá cước tăng gấp 3 lần. 2.3. Hàng Sắt Thép các loại a. b. - Hàng sắt cuộn, tôn cuộn, sắt vòng: Tàu (sà lan) – Ô tô, toa, bãi, sà lan (hoặc ngược lại): 19.000 đồng/tấn Hàng sắt phôi: Tàu (sà lan) – Ô tô, toa, bãi, sà lan (hoặc ngược lại): 16.500 đồng/tấn Yêu cầu chủ hàng phải có gỗ kê lót khi lấy hàng, nếu không có, đơn giá cước tăng thêm 1.000 đồng/tấn hoặc từ chối làm hàng. c. Hàng sắt ống lớn để rời: - Tàu (sà lan) – Ô tô, toa, bãi, sà lan (hoặc ngược lại): 26.500 đồng/tấn d. Hàng tôn sắt tấm, sắt hình (U, V, I,…), sắt XD (sắt cây). Sắt ống đóng kiện, bó: - Tàu (sà lan) – Ô tô, toa, bãi, sà lan (hoặc ngược lại): 21.000 đồng/tấn 2.4. Cước lưu kho bãi (tính từ tấn hàng đầu tiên gửi vào kho bãi cảng) + + + Bãi tiền phương: Hàng phải kê tẩn, che bạt, sắt thép: 1.000 đồng/tấn-ngày Hàng gỗ, máy, thiết bị, ống các loại: 1.500 đồng/tấn-ngày Hàng các loại khác: 850 đồng/tấn-ngày - Kho, bãi hậu phương: + Hàng các loại: 800 đồng/tấn-ngày + Hàng Gỗ, máy, thiết bị, ống các loại: 1.200 đồng/tấn-ngày - Hàng để lưu kho quá 1 tháng (từ ngày thứ 31 trở đi), cước tăng thêm 50% đơn giá. 16 Các đơn giá cước trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăngVAT 17 3. Hoạt động khai thác Cảng trong thời gian vừa qua Bảng 2: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG NĂM 2012 VÀ KẾ HOẠCH 2013 (Theo công văn số 2912/HHVN-KHĐT, ngày 03 tháng 12 năm 2012) KH TH ƯỚC TH NĂM NĂM NĂM 2012 2011 2012 58.000 65.312 69.000 50.730 54.000 Tr.đồn g 8.418 9.000 gTr.đồn -Doanh thu khai khác cầu bến -Doanh thu từ các hoạt động khai thác Tr.đồn g 1.125 1.000 5.039 5.000 7.218 TT I 1 CHỈ TIÊU VỊ Các chỉ tiêu tài chính Tổng doanh thu hoạt động khai Tr.đồn thác cảng biển g -Doanh thu từ hoạt động bốc xếp hàng Tr.đồn hóa -Doanh thu khai thác kho bãi 2 ĐƠN cảng khác g Lãi, lỗ hoạt động khai thác cảng 7.000 TH NĂM 2012 KH TH 2012 NĂM 119 105.6 8.460 120.9 117.2 111.6 103.4 II biển lượng Sản 1 Tổng sản lượng hàng thông qua Tấn 1.450.000 1.564.663 1.618.000 Xuất khẩu Tấn 10.000 Nhập khẩu Tấn Nội địa Tấn 11.227 SO SÁNH ƯỚC KH NĂM 2013 62.000 1.500.00 0 48.000 427.5 1.553.436 1.560.000 100.4 18 2 Chi tiết sản lượng hàng thông qua 2.1 Xuất khẩu Tấn 2.2 Nhập khẩu Tấn 2.3 Nội địa 2.3. Xuất nội 1 -Xi măng Tấn 10.000 - - 1.450.000 1.553.436 1.560.000 107.6 100.4 Tấn 550.000 558.440 630.000 114.5 112.8 Tấn 1.000 38.541 10.000 1.000 25.9 -Sắt thép Tấn 100.000 86.179 98.000 98 113.7 -Cao lanh + Clinker Tấn 200.000 234.008 270.000 135 115.4 -Phân bón Tấn 100.000 148.277 110.000 110 74.2 -Hàng khác Tấn 149.000 51.435 142.000 95.3 276.1 Tấn 900.000 994.996 930.000 103.3 93.5 Tấn 420.000 485.575 400.000 95.2 82.4 -Sắt thép Tấn 60.000 117.721 100.000 166.7 84.9 -Phân bón Tấn 300.000 225.908 240.000 80 106.2 -Muối rời Tấn 70.000 61.213 65.000 92.9 106.2 -Hàng khác Tấn 50.000 104.579 125.000 250 119.5 2.3. Nhập nội 2 -Nông sản 700.000 800.000 19 4. Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Theo số liệu ghi trên bảng ta có: - Tổng doanh thu từ hoạt động khai thác cảng biển là năm 2012 là 69 tỷ đồng, so với kế hoạch năm 2012 thì bằng 105.6% và doanh thu của năm 2011 là trên 65 tỷ đồng thì đạt 119%, tức là trong năm 2012 Cảng đã thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra đầu năm. Tuy không đáng kể nhưng với bối cảnh khó khăn chung của cả nước thì con số này cũng thực sự đáng khích lệ và nói lên những nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên chức của Cảng. Mặt khác, theo Tổng công ty hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng thông qua cảng trong năm 2012 vừa qua đạt 68 triệu tấn, tăng 5% so với thực hiện năm 2011 và 1% so với kế hoạch năm 2012; tổng doanh thu đạt trên 21.200 tỷ đồng, bằng 99% kế hoạch năm 2012, trong đó khối cảng đạt 4.430 tỷ đồng. Như vậy, Cảng Vật Cách, với những trang thiết bị cùng với quy mô còn khiêm tốn hiện có, đã đóng góp vào doanh thu chung của toàn khối cảng 69 tỷ đồng, chiếm 1.6%. So sánh các mặt hàng thông qua của Cảng năm 2012 với năm 2011, ta thấy: + Lượng hàng nhập khẩu của năm 2012 đạt 48.000 tấn, tăng tuyệt đối so với 2011 là 36.773 tấn, tương ứng với 327.5%. + Lượng hàng nội địa của năm 2012 đạt 1.560.000 tấn, tăng tuyệt đối so với 2011 là 6.564 tấn, tương ứng với 0.42%. Cụ thể, trong số hàng xuất nội thì tăng nhanh nhất là mặt hàng sắt thép, cao lanh và clinker, tuy nhiên tốc độ tăng không cao và so với kế hoạch đề ra đầu năm 2012 thì sản lượng sắt thép lại giảm. Các mặt hàng còn lại đều giảm so với năm 2011. Đối với hàng nhập nội, chỉ có phân bón và muối rời là có sản lượng trong năm 2012 tăng so với 2011, tương ứng 6.2%. Các hàng hóa khác như nông sản, sắt thép đều giảm so với năm 2011 và thậm chí giảm so với kế hoạch đề ra. Duy chỉ có sản lượng của loại hàng khác là tăng đáng kể trong thời gian vừa rồi. Nguyên nhân làm giảm sản lượng kể trên có thể nhắc đến: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất