Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giới thiệu chung về tổ chức lực lượng các quân, binh chủng. ...

Tài liệu Giới thiệu chung về tổ chức lực lượng các quân, binh chủng.

.PDF
22
230
74

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH PHÊ DUYỆT Ngày...tháng....năm 2018 PHÓ GIÁM ĐỐC TS. Lê Xuân Tài BÀI GIẢNG Học phần 4: Hiểu biết về quân, binh chủng Bài 1: Giới thiệu chung về tổ chức lực lượng các quân, binh chủng Đối tượng: Sinh viên năm thứ nhất (Khóa 60) Năm học: 2018 – 2019 Ngày ....tháng ....năm 2018 TRƯỞNG BỘ MÔN TS. Lê Xuân Tài Bài 1 KHÁNH HÒA, THÁNG 10 NĂM 2018 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CÁC QUÂN, BINH CHỦNG MỞ ĐẦU Quân đội nhân dân Việt Nam là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt của các lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức quân đội do chức năng, nhiệm vụ chính trị của quân đội quy định, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc và truyền thống của dân tộc qua từng giai đoạn. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam ở những giai đoạn khác nhau có những quy mô, hình thức tổ chức lực lƣợng khác nhau bao gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng, bộ đội biên phòng, có lực lƣợng thƣờng trực và lực lƣợng dự bị động viên, đƣợc tổ chức thành cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trƣờng theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, nghiêm ngặt từ toàn quân đến cơ sở. Mỗi quân, binh chủng trong hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam có vị trí, tổ chức biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. I. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ QUÂN, BINH CHỦNG A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ QUÂN CHỦNG 1. Quân chủng Hải quân a) Vị trí: Quân chủng Hải quân là lực lƣợng tác chiến chủ yếu trên chiến trƣờng biển và đại dƣơng. Có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân, binh chủng khác khi tiến công đối phƣơng trên biển và trong căn cứ biển, cắt đứt giao thông trên biển của đối phƣơng, bảo vệ giao thông trên biển của ta, yểm trợ bộ binh và các binh chủng khác của Lục quân trên chiến trƣờng lục địa, đổ bộ đƣờng biển, vận chuyển tàu biển. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt tàu địch ở hải phận và thềm lục địa, bảo vệ các đảo, lãnh thổ Việt Nam. b) Tổ chức biên chế: Bộ tƣ lệnh Hải quân chỉ huy toàn bộ lực lƣợng Hải quân nhân dân Việt Nam. Bộ Tƣ lệnh có Tƣ lệnh và các Phó Tƣ lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần. Hải quân nhân dân Việt Nam có 5 vùng Hải quân (1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc. Lực lƣợng chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nƣớc, pháo - tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo. Hải quân nhân dân Việt Nam đã đƣợc tăng cƣờng lực lƣợng và phƣơng tiện để làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn. Trong tƣơng lai, Hải quân nhân dân Việt Nam đƣợc tăng cƣờng trang bị vũ khí hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm 2 vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. 2. Quân chủng Phòng không – Không quân a) Vị trí: Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phòng không quốc gia và của không quân. Quân chủng PK-KQ là lực lƣợng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân; đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. b) Tổ chức biên chế: Quân chủng PK-KQ đƣợc tổ chức thành Bộ tƣ lệnh Quân chủng, các đơn vị chiến đấu; khối bảo đảm; khối nhà trƣờng và các đơn vị kinh tế. Bộ Tƣ lệnh quân chủng có Tƣ lệnh và các Phó Tƣ lệnh; Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần và các đơn vị trực thuộc. Quân chủng có các sƣ đoàn không quân, sƣ đoàn phòng không và một số đơn vị không quân trực thuộc là các đơn vị chiến đấu chủ yếu. Quân chủng PK-KQ từng bƣớc đƣợc trang bị các loại máy bay, tên lửa, pháo phòng không và các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại khác trong đó có máy bay tiêm kích đa năng, tên lửa phòng không tầm xa, rađa thế hệ mới… Quân chủng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đồng thời quản lý vùng trời của Tổ quốc và tham gia tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai. B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ BINH CHỦNG 1. Binh chủng Bộ binh a) Vị trí: Binh chủng Bộ binh là lực lƣợng đột kích chính của Lục quân và là lực lƣợng chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chiến đấu. b) Tổ chức biên chế: Binh chủng Bộ binh đƣợc tổ chức biên chế từ cấp tiểu đội đến quân đoàn. Từ cấp tiểu đoàn xuống cấp đại đội, trung đội, tiểu đội, chỉ tổ chức hệ thống chỉ huy, không tổ chức cơ quan, cấp tiểu đoàn có trợ lý giúp việc nhƣ: Trợ lý tác chiến, trợ lý hậu cần,... Từ cấp trung đoàn trở lên đƣợc tổ chức thành các cơ quan giúp việc. Cụ thể: Ở cấp trung đoàn có các ban giúp việc nhƣ: Ban tham mƣu, ban chính trị, ban hậu cần, ban kỹ thuật,... ở cấp sƣ đoàn có các phòng giúp việc nhƣ: Phòng tham mƣu tác chiến, phòng chính trị, phòng hậu cần, phòng kỹ thuật,... Ở cấp quân đoàn có các cục giúp việc nhƣ: Cục chính trị, cục hậu cần, cục kỹ thuật,... Biên chế của tiểu đội bộ binh gồm có 9 ngƣời, trong đó có 1 tiểu đội trƣởng và 8 chiến sĩ. Biên chế của trung đội bộ binh có 3 tiểu đội, trong đó có 1 trung đội trƣởng, 1 3 phó trung đội trƣởng, 3 tiểu đội trƣởng và 24 chiến sĩ. Biên chế của đại đội bộ binh gồm 3 trung đội bộ binh, 2 tiểu đội hỏa lực (cối, đại liên) và cán bộ đại đội, trong đó có 1 đại đội trƣởng, 1 phó đại đội trƣởng, 1 chính trị viên, 1 chính trị viên phó, cán bộ chỉ huy cấp trung đội và tiểu đội. Biên chế của tiểu đoàn bộ binh gồm 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội hỏa lực, trung đội thông tin, trung đội súng máy phòng không 12,7mm, trung đội DKZ, trung đội phục vụ. Biên chế của trung đoàn bộ binh gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và các trung đội, đại đội trực thuộc (có thể biên chế thành 4 tiểu đoàn bộ binh). Hình 1: SƠ ĐỒTỔ CHỨC BIÊN CHẾ TIỂU ĐOÀN BỘ BINH d Bộ binh 350(26-19-305) d bộ 9(2-6-1) b Ph.vụ 17(0-4-13) a Tr. sát 7(0-0-7) b Th.tin 18(1-0-17) aVTĐ 11 aHTĐ 6 b Cối 82 13(0-0-13) bSMPK 12,7 6 9 c. Bộ binh 94(6-3-85) 4 cBB 94 (6-3-85) bBB 29(1-1-27) aCo60 aĐliên 9 Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BIÊN CHẾ ĐẠI ĐỘI BỘ BINH bBB 29 (1-1-27) aBB 9 aBB 9 aBB 9 Hình 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BIÊN CHẾ TRUNG ĐỘI BỘ BINH 5 2. Binh chủng Pháo binh a) Vị trí: Binh chủng là một binh chủng chiến đấu, hỏa lực chính của Lục quân, đồng thời là hỏa lực chính ở mặt đất của Quân đội nhân dân Việt Nam đƣợc trang bị các loại pháo, tên lửa, súng cối. b) Tổ chức biên chế: Binh chủng Pháo binh đƣợc tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là khẩu đội. Cụ thể: Tổ biên chế của một khẩu đội pháo tổng số là 10 ngƣời, trong đó có 2 lái xe (1 chính, 1 phụ), 1 khẩu đội trƣởng, 7 pháo thủ đƣợc quy định từ số 1 đến số 7. Binh chủng Pháo binh biên chế cấp trung đội, đại đội,tiểu đoàn pháo, cối, tên lửa, các lữ đoàn. Tùy thuộc vào tính chất, nhiệm vụ, đối tƣợng địch,... để tổ chức pháo binh cấp chiến thuật, chiến dịch. 3. Binh chủng Tăng – Thiết giáp a) Vị trí: Binh chủng Tăng – Thiết giáp là binh chủng chiến đấu, là lực lƣợng đột kích quan trọng của Lục quân và Hải quân đánh bộ, đƣợc trang bị xe tăng, xe thiết là loại trang bị kỹ thuật hiện đại, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, khả năng tự vệ tốt. b) Tổ chức biên chế: Binh chủng Tăng – Thiết giáp đƣợc tổ chức ở đơn vị cấp cơ sở là xe (Xe tăng hoặc xe thiết giáp). Cụ thể: Tổ chức biên chế của một xe tăng gồm có 4 ngƣời, trong đó có 1 trƣởng xe, 1 lái xe, 2 pháo thủ (pháo thủ số 1, pháo thủ số 2). Ngoài ra Binh chủng Tăng – Thiết giáp còn có biên chế cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn tăng – thiết giáp. Một trung đội xe tăng có 3 xe, có 1 trung đội trƣởng phụ trách chung, quân số 12 ngƣời. Một đại đội xe tăng có 3 trung đội, trong đó có 1 đại đội trƣởng, 1 chính trị viên, 1 phó đại đội trƣởng kỹ thuật. Quân số một đại đội từu 43 đến 47 ngƣời, số xe: 10 xe,... 4. Binh chủng Đặc công a) Vị trí: Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu, binh chủng triong Quân đội nhân Việt Nam đƣợc tổ chức trang bị và huấn luyện đặc biệt, trở thành lực lƣợng đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân. Có 2 loại đặc công: Đặc công và đặc công nƣớc. b) Tổ chức biên chế: Binh chủng Đặc công đƣợc biên chế ở cấp đơn vị là mũi đặc công. ở các cấp nhƣ đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn đƣợc tổ chức biên chế nhƣ Binh chủng Bộ binh. 5. Binh chủng Công binh a) Vị trí: 6 Binh chủng Công binh là binh chủng bảo đảm chiến đấu trong tiến công và phòng ngự, binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam đƣợc trang bị phƣơng tiện công binh, có thể trực tiếp chiến đấu. b) Tổ chức biên chế: Binh chủng Công binh đƣợc tổ chức biên chế ở cấp đại đội công binh có 90 ngƣời, nằm trong đội hình trung đoàn bộ binh, có 3 trung đội công binh. Chỉ huy ở cấp trung đội công binh gồm: 1 đại đội trƣởng, 1 chính trị viên, 1 phó đại đội trƣởng kỹ thuật. Ngoài ra Binh chủng Công binh còn biên chế cấp tiểu đoàn công binh. 6. Binh chủng Hóa học a) Vị trí: Binh chủng Hóa học là binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có thể trực tiếp chiến đấu. b) Tổ chức biên chế: Binh chủng Hóa học đƣợc biên chế ở đơn vị cơ sở là tiểu đội. Cụ thể: Tổ chức biên chế của 1 tiểu đội tiêu độc gồm có 6 ngƣời, trong đó có 1 tiểu đội trƣởng và 5 chiến sĩ. Tổ chức biên chế của 1 trung đội hóa học gồm có 4 tiểu đội, trong đó có 2 tiểu đội trinh sát hóa học 10 ngƣời, 2 tiểu đội tiêu độc 12 ngƣời, 4 tiểu đội trƣởng và 1 trung đội trƣởng. 7. Binh chủng Thông tin liên lạc a) Vị trí: Binh chủng Thông tin liên lạc là binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, đƣợc trang bị các phƣơng tiện liên lạc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. b) Tổ chức biên chế: Binh chủng Thông tin liên lạc đƣợc biên chế nhƣ Binh chủng Bộ binh. Cụ thể: Tổ chức biên chế 1 đại đội thông tin có 69 ngƣời, có 3 trung đội: Trung đội thông tin bằng sóng ngắn, trung đội thông tin bằng sóng cực ngắn, trung đội thông tin hữu tuyến. Ban chỉ huy đại đội gồm có: 1 đại đội trƣởng, 1 chính trị viên, 1 phó đại đội trƣởng quân sự. Có các bộ phận phục vụ đƣợc biên chế trong đại đội thông tin. II. NHIỆM VỤ A. NHIỆM VỤ CÁC QUÂN CHỦNG 1. Quân chủng Hải quân Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích 7 quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thƣờng của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lƣợng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lƣợc trên hƣớng biển. 2. Quân chủng Phòng không – Không quân a) Nhiệm vụ chung: Quân chủng Phòng không – Không quân có nhiệm vụ bảo đảm cho toàn lực lƣợng luôn sẵn sàng chiến đấu cao trong đánh trả địch. Thực hiện vận chuyển đƣờng không, đổ bộ đƣờng không. Tham gia tác chiến Phòng không – Không quân trong những chiến dịch hiệp đồng quân chủng, binh chủng. Độc lập thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo yêu cầu của chiến dịch, chiến đấu. b) Nhiệm vụ cụ thể: Lực lƣợng bộ đội Phòng không kết hợp cùng với các lực lƣợng của các quân chủng khác, có nhiệm vụ tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, máy bay trinh sát, quân nhảy dù, đổ bộ đƣờng không,...của địch. Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ các cơ sở kinh tế, các mục tiêu quan trọng (cầu cống, kho tàng,...) bảo vệ các sở chỉ huy cấp chiến dịch, các cơ quan lãnh đạo trong thời bình cũng nhƣ trong thời chiến, bảo vệ đội hình chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành. Lực lƣợng Không quân tham gia cùng với các lực lƣợng của các quân chủng khác, tiêu diệt các loại máy bay địch ở các tầng cao mà pháo cao xạ không kiểm soát đƣợc. Tham gia hỏa lực chuẩn bị và chi viện cho các chiến dịch tiến công, chiến dịch phòng ngự,...Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ tập kích vào các mục tiêu trọng yếu của địch nhƣ sân bay, bến cảng, kho tàng, các vị trí trận địa tập kết xuất phát tiến công của địch, bảo vệ vùng trời của ta,... B. NHIỆM VỤ CÁC BINH CHỦNG 1. Binh chủng Bộ binh Nhiệm vụ của Binh chủng Bộ binh là trực tiếp tiêu diệt sinh lực của đối phƣơng, đánh chiếm hoặc giữ đất đai, có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng và các lực lƣợng khác. 2. Binh chủng Pháo binh a) Nhiệm vụ chung: Dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh, xe tăng và các binh chủng hoàn thành nhiệm vụ (trong các hình thức chiến đấu cấp chiến dịch, chiến thuật khi hiệp đồng quân, binh chủng). Dùng hỏa lực đánh các mục tiêu đƣợc phân công riêng cho pháo binh để thực hiện đƣợc ý định chiến đấu nào đó nằm trong kế hoạch chung của binh chủng hƣợp thành. b) Nhiệm vụ cụ thể: 8 Chế áp và tiêu diệt các trận địa pháo, cối, trận địa tên lửa của địch. Diệt xe tăng, xe cơ giới, các phƣơng tiện đổ bộ đƣờng biển, đƣờng không. Chế áp và sát thƣơng sinh lực, hỏa lực địch tập trung, chú trọng các hỏa điểm chống tăng và phá hủy có trọng điểm công trình phòng ngự của địch. Chi viện kịp thời liên tục, có hiệu quả cho bộ binh và xe tăng của ta trong chiến đấu phòng ngự, chiến đấu tiến công và phản công. Đánh phá vào hậu phƣơng, các con đƣờng giao thông tiếp tế, các căn cứ hậu cần, các mục tiêu trong hậu phƣơng của địch. Ngoài các mục tiêu trên mặt đất, Binh chủng Pháo binh còn đảm nhận nhiệm vụ sử dụng các loại pháo, tên lửa và súng cối để chế áp và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nƣớc. 3. Binh chủng Tăng – Thiết giáp a) Nhiệm vụ chung: Binh chủng Tăng – Thiết giáp kết hợp cùng các binh chủng khác tạo thành sức mạnh tổng hợp kết thúc trện chiến đấu. b) Nhiệm vụ cụ thể: Sử dụng hỏa lực, sức cơ động cao, khả năng tự vệ tốt để nhanh chóng tiêu diệt quân địch. Đột phá và đánh chiếm địa hình, phần đất đai có giá trị chiến thuật, thọc sâu, đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu bên trong (Ví dụ: Sở chỉ huy, trận địa cối, trận địa pháo, tên lửa của địch,...). Tham gia phối hợp với các lực lƣợng khác ngắm bắn trực tiếp. Một xe tăng thực hiện theo nhiệm vụ của trung đội xe tăng (có thể thực hiện đồng thời các nhiệm vụ hoặc một nhiệm vụ). Ngoài ra các loại xe thiết giáp có nhiệm vụ chở bộ đội và các phƣơng tiện, vũ khí hành quân, làm nhiệm vụ theo kế hoạch chiến đấu. 4. Binh chủng Đặc công Binh chủng Đặc công sử dụng các phƣơng pháp tác chiến đặc biệt để tiến công những mục tiêu hiểm yếu, sâu trong hậu phƣơng và trong đội hình đối phƣơng. 5. Binh chủng Công binh a) Nhiệm vụ chung: Bảo đảm công trình trong tác chiến và xây dựng công trình quốc phòng. b) Nhiệm vụ cụ thể: Bảo đảm chiến đấu cho các binh chủng khác nhƣ: Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Binh chủng Pháo binh,... kết hợp cùng với các lực lƣợng địa phƣơng làm kho, đƣờng, sở chỉ huy phục vụ chiến đấu. Trƣớc, trong và sau trận đánh phải khắc phục hậu quả chiến đấu. Khi tham gia chiến đấu lực lƣợng công binh dùng thuốc nổ đánh phá một số mục tiêu đƣợc phân công, phá bom nổ chậm. Các công trình đảm bảo trong chiến đấu nhƣ: Hầm hào các loại, trận địa pháo, ngụy trang, nghi trang trong trận đánh. 6. Binh chủng Hóa học 9 Binh chủng Hóa học có chức năng bảo đảm hóa học cho hoạt đông tác chiến. Làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn (vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí lửa,.. ). Có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa. Ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng và nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. 7. Binh chủng Thông tin liên lạc a) Nhiệm vụ chung: Binh chủng Thông tin liên lạc có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy quân đội trong mọi tình huống. b) Nhiệm vụ cụ thể: Thông tin liên lạc bảo đảm chỉ huy tác chiến và hợp đồng tác chiến. Thông tin liên lạc bảo đảm hiệp đồng hbinh chủng. Thông tin liên lạc bảo đảm hậu cần và kỹ thuật. Bảo đảm thông báo, báo động. Bảo đảm quân bƣu và dẫn đƣờng. Bảo đảm đối phó thông tin với thông tin địch (chống các thủ đoạn phá hoại của địch, phá rối không cho địch làm việc). KẾT LUẬN Việc nghiên cứu, học tập để có hiểu biết chung về tổ chức lực lƣợng các quân, binh chủng trong hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam là rất cần thiết. Qua đó, sinh viên thấy đƣợc sự chặt chẽ, thống nhất về mặt tổ chức, biên chế để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng quân, binh chủng. Quan trọng hơn, đó còn là sự tin yêu của thế hệ trẻ vào Đảng, vào Quân đội để từ đó xây dựng ý thức sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU 1. Quân đội nhân dân Việt Nam đƣợc tổ chức thành những quân, binh chủng nào? 2. Nêu vị trí, tổ chức biên chế và nhiệm vụ của các quân, binh chủng? Ngày 13 tháng 10 năm 2018 NGƯỜI BIÊN SOẠN GIẢNG VIÊN CN. Trịnh Đức Minh 10 TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH PHÊ DUYỆT Ngày...tháng....năm 2018 PHÓ GIÁM ĐỐC TS. Lê Xuân Tài BÀI GIẢNG Học phần 4: Hiểu biết về quân, binh chủng Bài 2: Lịch sử, truyền thống quân, binh chủng Đối tượng: Sinh viên năm thứ nhất (Khóa 60) Năm học: 2018 – 2019 Ngày ....tháng ....năm 2018 TRƯỞNG BỘ MÔN TS. Lê Xuân Tài KHÁNH HÒA, THÁNG 10 NĂM 2018 11 Bài 2 LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN, BINH CHỦNG MỞ ĐẦU Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lƣợng nòng cốt của lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên đƣợc thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trƣởng thành Quân đội ta luôn giữ đƣợc bản chất truyền thống, cách mạng, anh hùng xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta. Có đƣợc thành quả đáng tự hào đó phải kể đến sự đóng góp của các quân, binh chủng trong lịch sử cũng nhƣ trong giai đoạn hiện nay. I. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN CHỦNG A. QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN Hải quân nhân dân Việt Nam có truyền thống rất vẻ vang, lập công lớn trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Không quân và Hải quân Mỹ, nhất là thành tích chống phong toả đƣờng biển và các nhiệm vụ đƣợc giao trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trƣởng thành gắn với từng giai đoạn phát triển. Hình 1: Hải quân nhân dân Việt Nam hôm nay + Giai đoạn 1955 - 1964: HQND Việt nam ra đời, gần 10 năm vừa xây dựng, vừa hoạt động trong điều kiện hoà bình - HQND Việt Nam ra đời 7/5/1955 và lập nên chiến thắng trận đầu ngày 02 và 05/8/1964. 12 Chiến thắng ngày 02 và 05/8/1964 là thắng lợi có ý nghĩa về chính trị, có tiếng vang lớn trên thế giới của quân và dân Việt Nam. Ngày 2 và 5/8/1964, mãi mãi trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của HQND Việt Nam và của quân, dân miền Bắc. + Giai đoạn 1964 - 1975: Hải quân nhân dân Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc vĩ đại của dân tộc, cùng quân dân cả nƣớc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc XHCN. + Giai đoạn 1976 - nay: Hải quân nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế và tập trung xây dựng Quân chủng, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1979 - 1989) và giúp đỡ Lào. B. QUÂN CHỦNG PHÕNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN Hình 2: Thực hành bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu - Ngày thành lập bộ đội Phòng không nhân dân Việt Nam: Ngày 1 tháng 4 năm 1953, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng, Tổng tƣ lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định số 06/QĐ thành lập Trung đoàn pháo phòng không 367. Với quyết định thành lập này, lực lƣợng nòng cốt của một binh chủng chiến đấu mới, binh chủng pháo cao xạ của Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức ra đời. Sự ra đời của bộ đội pháo phòng không đánh dấu một bƣớc trƣởng thành của Quân đội ta trên con đƣờng tiến lên chính quy, hiện đại. Từ đây trở thành ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội Phòng không nhân dân Việt Nam. - Ngày truyền thống của Không quân nhân dân Việt Nam: Căn cứ vào nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng từ đầu năm 1955, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng xác định nhiệm vụ của quân đội ta trong bƣớc đi đầu tiên của 13 công cuộc xây dựng chính quy, hiện đại về tổ chức, xây dựng lực lƣợng không quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội trông giai đoạn mới. Ngày 3 tháng 3 năm 1955 Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 15/QĐA, từ đó đánh dấu sự ra đời và đƣợc xác định là ngày truyền thống hằng năm của Không quân nhân dân Việt Nam. - Ngày truyền thống binh chủng Rađa: Ngày 1 tháng 3 năm 1959 tất cả các đài Ra đa trên toàn mạng chính thức phát sóng, các bộ dây trời quay những vòng đầu tiên, mở đầu giai đoạn mới trong lịch sử bộ đội phòng không nói riêng và lịch sử chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nói chung – giai đoạn quân và dân ta có khả năng quan sát phát hiện địch xâm phạm vùng trời Tổ quốc từ xa bằng khí tài. Một lực lƣợng chiến đấu mới sử dụng kỹ thuật trinh sát hiện đại, luôn luôn đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu đối không đã ra đời. Ngày 1 tháng 3 hằng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội Ra đa Quân đội nhân dân Việt Nam. - Ngày thành lập Quân chủng Phòng không – Không quân nhân dân Việt Nam: Quân chủng Phòng không – Không quân nhân dân Việt Nam đƣợc thành lập ngày 20/10/1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tƣ lệnh phòng không và Cục Không quân. Trƣớc đó, Bộ Tƣ lệnh phòng không đƣợc thành lập theo quyết định số 047/ND ngày 2/3/1958 và Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mƣu đƣợc thành lập ngày 24/01/1959. Ngày 16 tháng 5 năm 1977, Chủ tịch nƣớc Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh số 34/1 CT tách Quân chủng Phòng không – Không quân thành Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân. Đến ngày 3 tháng 3 năm 1999 hai Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân lại sáp nhập thành Quân chủng Phòng không – Không quân nhƣ hiện nay. II. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG BINH CHỦNG A. BINH CHỦNG PHÁO BINH Ngày 29/6/1946, tại sân Vệ Quốc đoàn Trung ƣơng, Tổng Tham mƣu Trƣởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc quyết định thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 trung đội: Pháo Đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh. 20 giờ 30 phút ngày 19/12/1946, Pháo đài Láng nổ phát súng đầu tiên, mở đầu tiếng súng toàn quốc kháng chiến. Ngày 29/6/1946 với việc thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô đã trở thành ngày truyền thống của Binh chủng Pháo binh Anh hùng. 14 Hình 3: Pháo đài Láng nhận lệnh chiến đấu ngày 19/12/1946 Ngày 27/3/1951, Đại đoàn công pháo 351 đƣợc thành lập, đánh dấu bƣớc trƣởng thành lớn của bộ đội pháo binh. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 07/9/1954, Bộ trƣởng Quốc phòng ký Nghị định số 33/NĐ lâm thời thành lập Bộ Chỉ huy Pháo binh. Theo Nghị định này, Bộ Chỉ huy Pháo binh thành lập 3 đại đoàn pháo binh mới, củng cố đại đoàn hiện có, thành lập 1 đại đoàn pháo cao xạ. Ngày 28/5/1955, theo Quyết định số 880/G6 của Bộ Tổng Tham mƣu, Bộ Chỉ huy Pháo binh đổi tên thành Bộ Tƣ lệnh Pháo binh với nhiệm vụ giúp Tổng Tƣ lệnh trực tiếp chỉ huy, huấn luyện, xây dựng các đơn vị pháo binh mặt đất, pháo cao xạ trực thuộc Bộ chỉ đạo các quân khu, các sƣ đoàn bộ binh huấn luyện và sử dụng pháo binh trong biên chế. Từ chỗ chỉ có pháo mang vác, đến lúc này, quân đội ta đã có nhiều pháo tầm xa, uy lực lớn, đánh dấu bƣớc nhảy vọt cả về số lƣợng và chất lƣợng của bộ đội pháo binh của quân đội ta. Ngày 13/4/1967, Bác Hồ gửi thƣ khen ngợi bộ đội pháo binh đã lập công xuất sắc bắn cháy nhiều tàu chiến Mỹ và bắn trả pháo binh địch ở Cồn Tiên - Dốc Miếu… và Bác tặng 8 chữ vàng truyền thống “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”. Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975, Bộ đội Pháo binh đã tham gia nhiều trận đánh hay, đạt hiệu suất chiến đấu cao với các nhiệm vụ bắn chi viện cho các cánh quân, bắn chặn đƣờng rút quân của địch, bắn phá các trận địa pháo binh địch, chế áp các sở chỉ huy địch, bắn phá các kho tàng, sân bay, bến cảng, đập tan ý đồ co cụm, lập tuyến phòng thủ mới và kế hoạch chi viện của địch, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc. 15 Trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc, lực lƣợng pháo binh của bộ đội chủ lực và lực lƣợng pháo binh địa phƣơng đƣợc huy động với số lƣợng lớn pháo, cối các loại tiến hành tác chiến binh chủng, chi viện hỏa lực cho bộ binh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nƣớc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, trƣớc yêu cầu nhiệm vụ của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cùng với lực lƣợng vũ trang nhân dân, bộ đội pháo binh đã có những bƣớc phát triển mới cả về tổ chức, biên chế trang bị. Nhiều đơn vị pháo binh mới đƣợc thành lập với trang bị hiện đại, tăng sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội pháo binh. Trải qua lịch sử hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trƣởng thành, pháo binh đã phát triển không ngừng, từ không đến có, từ ít đến nhiều, từu đơn giản thô sơ đến hiện đại, ngày càng hoàn thiện cả về số lƣợng, chất lƣợng, đặc biệt về quy mô, lực lƣợng đáp ứng yêu cầu tác chiến của quân đội ta. B. BINH CHỦNG TĂNG – THIẾT GIÁP Trƣớc tình hình nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Tổng Quân ủy đã có Nghị quyết cụ thể. Trên tinh thần đó, ngày 5/10/1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập trung đoàn xe tăng đầu tiên mang phiên hiệu Trung đoàn xe tăng 202 trực thuộc Bộ Tổng Tƣ lệnh, với quân số ban đầu là 202 cán bộ và chiến sỹ, biên chế thành 3 tiểu đoàn xe tăng chiến đấu, một đại đội sửa chữa, 1 đại đội công binh, 1 đại đội vệ binh, 1 đại đội huấn luyện, 1 đại đội thông tin và các cơ quan: tham mƣu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Sự ra đời của Trung đoàn xe tăng 202 là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bƣớc phát triển mới của quân đội ta trong quá trình xây dựng một lục quân cách mạng, chính quy, hiện đại. Ngày 05/10/1959 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội Tăng Thiết giáp. Hình 4: Bộ đội Tăng Thiết giáp luyện tập hiệp đồng chiến đấu. Ngày 22/6/1965, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 100/QĐ-QP thành lập Trung đoàn Xe tăng 203 và ra Quyết định số 101/QĐ-QP thành lập Bộ Tƣ lệnh Tăng thiết giáp. Nhiệm vụ của Bộ Tƣ lệnh Tăng thiết giáp là lãnh đạo, chỉ huy, xây dựng và quản lý 16 các đơn vị xe tăng, thiết giáp dự bị của Bộ và làm tham mƣu cho Bộ về Binh chủng Tăng thiết giáp. Sự ra đời của Binh chủng đã đánh dấu bƣớc phát triển mới của Bộ đội Tăng thiết giáp và sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chủ trƣơng đúng đắn của Quân ủy Trung ƣơng và Bộ Tổng Tƣ lệnh nhằm tăng cƣờng sức mạnh của quân đội để có đủ khả năng làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Binh chủng Tăng thiết giáp đƣợc Quốc hội và Chính phủ tuyên dƣơng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, Bộ đội Tăng thiết giáp tiếp tục phát huy truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng”, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Từ cơ quan binh chủng đến các đơn vị Tăng thiết giáp toàn quân đều đƣợc xây dựng vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giành thắng lợi trong điều kiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc tƣơng lai (nếu xảy ra). C. BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đƣợc tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phƣơng pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thƣờng dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phƣơng của địch. Hình 5: Bộ đội Đặc công luyện tập tiếp cận mục tiêu Tháng 11/1949, Bộ Tƣ lệnh Quân khu 7 tổ chức hội nghị chuyên đề về đánh tháp canh với sự tham gia của các cán bộ, chiến sỹ đã từng tham gia đánh tháp canh và đƣa ra cách đánh tháp canh mới. Đêm 21 rạng sáng ngày 23/3/1950, trên chiến trƣờng Biên Hòa, 50 tổ chiến đấu đồng loạt đánh vào 50 tháp canh, gây hoang mang lớn cho địch. Từ trận đánh này, Tỉnh đội Biên Hòa và Phòng Tham mƣu Quân khu 7 tổ chức hội 17 nghị rút kinh nghiệm và đặt tên cho cách đánh này là công đồn đặc biệt, gọi tắt là đặc công. Thực hiện chủ trƣơng và phƣơng châm tác chiến của Đảng, Trung ƣơng Cục giao cho đặc công nhiệm vụ: làm nòng cốt trong việc tiêu diệt hệ thống đồn bốt nhỏ, phối hợp với các lực lƣợng phát triển khác tiến công các chi khu, quận lỵ, trại, lực lƣợng đặc biệt, diệt tề, phá “Ấp chiến lƣợc”; đánh phá phƣơng tiện chiến tranh, tiêu diệt sinh lực quý của Mỹ - Ngụy. Những trận đánh giành thắng lợi của bộ đội đặc công đã khẳng định vị trí của cách đánh đặc công, cũng nhƣ sự cần thiết phải thành lập một binh chủng chuyên về tác chiến du kích đã đƣợc hình thành. Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ƣơng và chỉ đạo của Bộ Tƣ lệnh Đặc công, lực lƣợng đặc công trên chiến trƣờng đƣợc bố trí ở các vùng chiến lƣợc và các mục tiêu chiến lƣợc ở những địa bàn trọng điểm, tạo đƣợc thế tiến công mới. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lực lƣợng đặc công đã cùng với các lực lƣợng vũ trang khác mƣu trí dũng cảm bảo vệ vững chắc biên cƣơng của Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống: “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”. Ngày thành lập: 19/3/1967. D. BINH CHỦNG CÔNG BINH Ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34-SL về việc thành lập Công chính Giao thông Cục thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ tổ chức và thi hành vận tải, thông tin, vẽ bản đồ và tổ chức công binh dùng vào việc chuyên môn nhƣ cầu cống, đƣờng sá, máy móc… Ngày 25/3/1946 đánh dấu sự ra đời của ngành công binh Quân đội nhân dân Việt Nam và trở thành ngày truyền thống của Bộ đội Công binh Việt Nam. Hình 6: Bộ đội Công binh bảo đảm vượt sông trong luyện tập hiệp đồng chiến đấu. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ đội Công binh đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đƣợc giao: sửa chữa và làm mới hàng trăm km đƣờng, hàng trăm cây cầu để vận chuyển hàng hóa và làm đƣờng kéo pháo phục vụ hiệu quả cho phƣơng châm “đánh chắc, tiến chắc”, làm các trận địa pháo lựu và pháo phòng không theo yêu cầu của Bộ. 18 Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng Tham mƣu chỉ đạo công binh bảo đảm cầu đƣờng trên một diện rộng, gồm nhiều trục đƣờng phục vụ cuộc hành quân thần tốc của các quân đoàn và binh khí kỹ thuật. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Công binh Việt Nam, một lực lƣợng lớn công binh gồm 2 sƣ đoàn, 3 lữ đoàn, 20 trung đoàn, 30 tiểu đoàn làm nhiệm vụ bảo đảm đƣờng, cầu cho các quân đoàn chủ lực và các đơn vụ binh khí, kỹ thuật với hàng nghìn km vào tham gia chiến dịch. Trên các hƣớng tiến công, lực lƣợng công binh đã làm tốt công tác bảo đảm công trình chiến dịch, bảo đảm cơ động cho các binh đoàn chủ lực. Ngày nay, trƣớc yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhiệm vụ của Binh chủng có sự phát triển; cùng với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, Bộ đội Công binh còn tham gia có hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, BĐCB luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, đảm nhận các công trình trên các địa bàn chiến lƣợc, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thực hiện có hiệu quả hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh trên các địa bàn cả nƣớc. Trên các địa bàn đứng chân và hoạt động, các đơn vị công binh còn tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tích cực làm tốt công tác chính sách xã hội... góp phần làm sáng đẹp phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. E. BINH CHỦNG HÓA HỌC Trƣớc thực tiễn sử dụng và phát triển những loại vũ khí giết ngƣời hàng loạt trong các cuộc chiến tranh thế giới, việc thực dân Pháp đã sử dụng bom cháy napan, phốt pho ở Việt Nam, Đảng và Bác Hồ đã thấy rõ nguy cơ đất nƣớc phải đối mặt với một cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí hủy diệt lớn khi Mỹ thay Pháp nhảy vào Việt Nam. Từ nhận định đánh giá nhạy bén, chính xác này, Tổng Quân ủy đã tích cực làm công tác tổ chức, chấn chỉnh các đơn vị quân, binh chủng đã đƣợc xây dựng từ trƣớc và chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời một số quân, binh chủng mới, trong đó có Bộ đội Hóa học. 19 Hình 7: Bộ đội Hoá học trong buổi ra quân huấn luyện Ngày 19/4/1958, đánh dấu sự phát triển đầy đủ, yếu tố cần thiết cho sự ra đời Binh chủng Hóa học Quân đội nhân dân Việt Nam và đƣợc, Bộ Tổng Tham mƣu quyết định lấy làm ngày truyền thống của Bộ đội Hóa học (1973). Ngày 9/5/1966, theo Quyết định số 34/QĐ-QP, Phòng Hóa học - Nguyên tử đƣợc phát triển thành Cục Hóa học thuộc Bộ Tổng Tham mƣu. Ngày 17/7/1976, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp - Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 224/QĐ-QP phát triển Cục Hóa học thành Bộ Tƣ lệnh Hóa học. Trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ đội Hóa học đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: Biên chế tổ chức, trang bị vũ khí khí tài mới, huấn luyện thƣờng xuyên kỹ chiến thuật, nghiên cứu các loại vũ khí mới của địch, các cách phòng chống các loại vũ khí hoá học của địch. Chiến công đầu tiên của Bộ đội Hóa học là đã tổ chức thả khói ngụy trang Nhà máy Điện Yên Phụ trƣớc các đòn tiến công bằng bom đạn có điều khiển của Không quân Mỹ và đã bảo vệ mục tiêu an toàn. Hiện nay, Bộ đội Hóa học tiếp tục phát huy thành tích trƣớc đây, tích cực thực hiện các nhiệm vụ xác định đánh giá các khu vực bị nhiễm chất độc trên các khu vực của miền Trung, miền Nam, tiến hành các biện pháp tiêu, tẩy độc, phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong điều kiện mới. G. BINH CHỦNG THÔNG TIN LIÊN LẠC Binh chủng Thông tin Liên lạc (TTLL) là một binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng tham mƣu, đề xuất với Quân uỷ Trung ƣơng, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin quân sự, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nƣớc đối với hệ thống thông tin quân sự; huấn luyện, đào tạo, xây dựng lực lƣợng, bảo đảm trang bị kỹ thuật nhằm bảo 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan