Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình Thuế

.PDF
322
100
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG GIÁO TRÌNH THUẾ ĐỖ HỮU TÀI LÊ THU THỦY TRẦN VĂN QUYỀN Tháng 8 năm 2016 74 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, thuế không chỉ đơn thuần là nguồn thu ngân sách nhà nước, sức lan tỏa và mức độ ảnh hưởng của thuế ngày càng sâu, rộng đến mọi thành phần của xã hội. Đối với sinh viên thuộc khối ngành kinh tế, thuế là môn học rất cần thiết. Tuy nhiên việc nghiên cứu môn thuế của sinh viên thường gặp khó khăn khi các giáo trình thuế nhanh chóng bị lỗi thời do sự thay đổi thường xuyên của chính sách thuế. Cuốn giáo trình này ra đời với mục đích hệ thống hóa kiến thức về thuế, cập nhật và chỉnh lý thường xuyên chính sách thuế, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên một cách thuận tiện với chi phí tham khảo tài liệu hợp lý nhất. Mặc dù tập thể tác giả đã cố gắng, song trong quá trình biên soạn không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên, các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp để lần chỉnh lý sau được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn sự quan tâm của quý bạn đọc. Thư góp ý xin gửi về địa chỉ: Khoa Tài chính – Kế toán trường Đại học Lạc Hồng Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0613. 952 .923 - 0919.571.988 Email: [email protected] ii MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................................II MỤC LỤC ................................................................................................................... III CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ ...................................................................... 1 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA THUẾ. ..................................... 2 1.1.1 Khái niệm. .......................................................................................................... 2 1.1.2 Các đặc trƣng cơ bản của thuế . ...................................................................... 2 1.1.2.1 Tính chất bắt buộc. .................................................................................... 2 1.1.2.2 Tính chất không bồi hoàn trực tiếp, riêng biệt........................................ 2 1.1.2.3 Chỉ dùng cho chi tiêu công. ....................................................................... 3 1.2 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÕ CỦA THUẾ. .............................................................. 3 1.2.1 Bản chất của thuế. ............................................................................................. 3 1.2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng................................................ 3 1.3 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ........................................ 3 1.4 PHÂN LOẠI THUẾ ................................................................................................ 4 1.4.1 Phân theo phƣơng thức huy động của thuế .................................................... 4 1.4.2 Phân theo đối tƣợng của thuế .......................................................................... 5 1.4 3 Phân theo tính chất của thuế ............................................................................... 5 1.5 CÁC TIÊU THỨC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ. ........................................ 5 1.5.1 Công bằng. ......................................................................................................... 5 1.5.2 Hiệu quả ............................................................................................................. 6 1.5.3 Ổn định và linh hoạt ......................................................................................... 6 1.5.4 Nhất quán, phù hợp với thực tiễn và thông lệ Quốc tế ................................. 6 1.6 TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THUẾ. ..................................................................... 6 1.6.1 Tác động đến giá cả và sản lƣợng cung - cầu ................................................. 6 1.6.2 Tác động đến thƣơng mại Quốc tế .................................................................. 7 1.6.3 Tác động đến thu nhập và phân phối lại thu nhập ........................................ 7 1.7 HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. .............................................................................................................. 7 1.7.1 Các loại thuế doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp phải nộp ........................ 8 1.7.2 Các loại thuế doanh nghiệp khai thác tài nguyên phải nộp .......................... 8 1.7.3 Các loại thuế doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa rồi bán trong nƣớc phải nộp ............................................................................................................................... 9 1.7.4 Các loại thuế doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác phải nộp ............... 9 CHƢƠNG 2 THUẾ XUẤT KHẨU VÀ THUẾ NHẬP KHẨU ........................................... 10 2.1 KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ ............................................................ 11 2.1.1 Khái niệm......................................................................................................... 11 2.1.2 Đặc điểm .......................................................................................................... 12 2.1.3 Vai trò ............................................................................................................. 12 2.1.3.1 Thiết lập hàng rào thuế quan nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc 12 2.1.3.2 Góp phần kiểm soát hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. .................... 13 2.1.3.3 Góp phần thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. ............................................. 13 2.1.3.4 Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc. ............................................... 13 2.2 NGƢỜI NỘP THUẾ, ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ ........................................... 13 2.2.1 Ngƣời nộp thuế ................................................................................................ 13 2.2.2 Đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế ...................... 14 iii 2.3 CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ .................................................... 18 2.3.1 Đối với thuế xuất khẩu ................................................................................... 19 2.3.1.1 Phƣơng pháp tính thuế ............................................................................ 19 2.3.1.2 Căn cứ tính thuế ....................................................................................... 19 2.3.2 Đối với thuế nhập khẩu .................................................................................. 19 2.3.2.1 Phƣơng pháp tính thuế ............................................................................ 19 2.3.2.2 Căn cứ tính thuế ....................................................................................... 20 2.4 XÉT MIỄN, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ ........................................................ 27 2.4.1 Xét miễn thuế .................................................................................................. 27 2.4.2 Giảm thuế. ....................................................................................................... 28 2.4.3. Hoàn thuế........................................................................................................ 28 2.4.3.1 Hoàn thuế nhập khẩu .............................................................................. 28 2.4.3.2 Hoàn thuế xuất khẩu ................................................................................ 31 2.5 TRUY THU THUẾ ............................................................................................... 32 2.6 HƢỚNG DẪN KÊ KHAI THUẾ, NỘP THUẾ: ................................................ 32 2.6.1 Kê khai: ............................................................................................................ 32 2.6.2 Nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu: ................................................................... 35 2.7 BIỆN PHÁP TỰ VỆ .............................................................................................. 36 CHƢƠNG 3 THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ......................................................... 40 3.1 KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ ........................................................... 42 3.1.1 Khái niệm......................................................................................................... 42 3.1.2 Đặc điểm .......................................................................................................... 43 3.1.3 Vai trò .............................................................................................................. 43 3.2 ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ, NGƢỜI NỘP THUẾ ............................................ 43 3.2.1 Đối tƣợng chịu thuế ........................................................................................ 43 3.2.2 Đối tƣợng không chịu thuế ............................................................................. 44 3.2.3 Ngƣời nộp thuế ................................................................................................ 48 3.3. Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế ...................................................................... 49 3.3.1 Phƣơng pháp tính thuế ................................................................................... 49 3.3.2 Căn cứ tính thuế .............................................................................................. 49 3.3.2.1 Số lƣợng hàng hóa tính thuế đƣợc quy định nhƣ sau: ......................... 49 3.3.2.2 Thuế suất ................................................................................................... 50 3.3.2.3 Thời điểm tính thuế .................................................................................. 51 3.4 HƢỚNG DẪN KÊ KHAI THUẾ, NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ. ....................... 51 3.4.1 Hƣớng dẫn kê khai thuế ................................................................................. 51 3.4.1.1 Việc khai thuế, nộp thuế đƣợc thực hiện theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng, Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế cụ thể nhƣ sau: ..................................................................... 51 3.4.1.2 Kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trƣờng trong một số trƣờng hợp cụ thể đƣợc thực hiện nhƣ sau: ...................................................................................... 52 3.4.2 Hoàn thuế ........................................................................................................ 55 CHƢƠNG 4 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIẾT ............................................................. 56 4.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ ........................................................... 58 4.1.1 Khái niệm......................................................................................................... 58 4.1.2 Đặc điểm .......................................................................................................... 58 4.1.3 Vai trò .............................................................................................................. 58 4.2 ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ, NGƢỜI NỘP THUẾ ........................................... 59 iv 4.2.1 Đối tƣợng chịu ................................................................................................. 59 4.2.1.1 Hàng hoá ................................................................................................... 59 4.2.1.2 Dịch vụ....................................................................................................... 59 4.2.2 Đối tƣợng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ................................................ 59 4.2.2.1 Đối với hàng hoá xuất khẩu .................................................................... 59 4.2.2.2 Đối với hàng hoá nhập khẩu trong những trƣờng hợp sau: ................ 61 4.2.2.3 Hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất trong nƣớc thuộc các trƣờng hợp sau: ......................................................................................................................... 63 4.2.3 Ngƣời nộp thuế ................................................................................................ 65 4.3. CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ................................................... 65 4.3.1 Phƣơng pháp tính thuế ................................................................................... 65 4.3.2 Căn cứ tính thuế .............................................................................................. 66 4.3.2.1 Giá tính thuế ............................................................................................. 66 4.3.2.2 Thuế suất ................................................................................................... 73 4.3.2.3 Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu ................................... 75 4.4 XÉT MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ............................ 76 4.4.1 Xét miễn, giảm thuế ........................................................................................ 77 4.4.2 Hoàn thuế ......................................................................................................... 78 4.4.2.1 Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm: ...................................... 78 4.4.2.2 Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu: ...................................................................................................................... 79 4.4.2.3 Cơ sỡ có số thuế TTĐB nộp thừa khi quyết toán. ................................. 80 4.4.2.4 Hoàn thuế TTĐB trong các trƣờng hợp khác: ...................................... 80 4.5. HƢỚNG DẪN ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NÔP VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ ...... 80 4.5.1 Đăng ký thuế.................................................................................................... 80 4.5.2 Kê khai thuế. ................................................................................................... 80 4.5.3 Nộp thuế . ......................................................................................................... 75 4.5.4 Quyết toán thuế. .............................................................................................. 75 CHƢƠNG 5 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ............................................................... 80 5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ .......................................................... 80 5.1.1 Khái niệm và lịch sử hình thành ................................................................... 80 5.1.2 Đặc điểm .......................................................................................................... 80 5.1.3 Vai trò .............................................................................................................. 80 5.2 ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ, NGƢỜI NỘP THUẾ ........................................... 80 5.2.1 Đối tƣợng chịu thuế ........................................................................................ 81 5.2.2 Đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng ................................ 81 5.2.3 Ngƣời nộp thuế: .............................................................................................. 89 5.3 CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ .................................................... 89 5.3.1 Phƣơng pháp khấu trừ: .................................................................................. 89 5.3.1.1 Thuế GTGT đầu ra:. ................................................................................ 89 5.3.1.2 Thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ:...................................................106 5.3.1 Phƣơng pháp trực tiếp: ................................................................................125 5.3.1.1 Đối tƣợng áp dụng: ................................................................................125 5.3.1.2 Phƣơng pháp tính ...................................................................................125 5.4 HƢỚNG DẪN ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP, HOÀN THUẾ GTGT. ...........125 5.4.1 Hƣớng dẫn đăng ký thuế ..............................................................................126 5.4.2 Hƣớng dẫn kê khai thuế GTGT ..................................................................127 v 5.4.3 Nộp thuế giá trị gia tăng ..............................................................................134 5.4.4 Hoàn thuế .......................................................................................................139 5.4.4.1 Đối tƣợng và trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế GTGT ...............................139 5.4.4.2 Hồ sơ hoàn thuế GTGT .........................................................................142 5.4.5 Giảm thuế ......................................................................................................146 CHƢƠNG 6 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ............................................ 160 6.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ ...............................................................159 6.1.1 Khái niệm.......................................................................................................159 6.1.2 Đặc điểm: .......................................................................................................159 6.1.3 Vai trò: ...........................................................................................................159 6.2 ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ, THU NHẬP CHỊU THUẾ ...................................159 6.2.1 Đối tƣợng nộp thuế: ......................................................................................159 6.2.2 Thu nhập chịu thuế và thu nhập miễn thuế. ..............................................160 6.2.2.1 Thu nhập chịu thuế. ...............................................................................160 6.2.2.2 Thu nhập miễn thuế. ..............................................................................161 6.3. CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ .................................................162 6.3.1 Phƣơng pháp tính thuế .................................................................................162 6.3.1.1 Thuế thu nhập DN phải nộp: ................................................................162 6.3.1.2 Thu nhập tính thuế: ...............................................................................162 6.3.1.3 Thu nhập chịu thuế: ...............................................................................163 6.3.2 Căn cứ tính thuế ...........................................................................................163 6.3.2.1 Doanh thu tính thuế ...............................................................................163 6.3.2.2 Chi phí đƣơc trừ và không đƣợc trừ. ...................................................166 6.3.2.3 Thu nhập khác: .....................................................................................175 6.3.2.4 Thu nhập miễn thuế: .............................................................................189 6.3.2.5 Khoản lỗ kết chuyển: ............................................................................190 6.3.2.6 Quỹ khoa học công nghệ: .....................................................................191 6.3.2.7 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: .............................................192 6.4. HƢỚNG DẪN KÊ KHAI, NỘP, QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN...................192 6.4.1 Hƣớng dẫn kê khai .......................................................................................192 6.4.2 Nộp thuế .........................................................................................................203 6.4.3 Quyết toán thuế .............................................................................................204 6. 5. ƢU ĐÃI THUẾ, XÉT GIẢM THUẾ TNDN ...................................................207 6.5.1 Ƣu đãi thuế ....................................................................................................207 6.5.1.1 Điều kiện: ................................................................................................207 6.5.1.2 Nguyên tắc: . ..........................................................................................207 6.5.1.3 Ƣu đãi về thuế suất.................................................................................208 6.5.2 Miễn, giảm thuế đối với một số trƣờng hợp ...............................................210 6.5.3 Thủ tục thực hiện ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.............................212 CHƢƠNG 7 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ......................................................... 224 7.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ ...............................................................223 7.1.1 Khái niệm. ......................................................................................................223 7.1.2 Đặc điểm. .......................................................................................................223 7.1.3 Vai trò. ...........................................................................................................223 7.2 NGƢỜI NỘP THUẾ, THU NHẬP CHỊU THUẾ .............................................223 7.2.1 Ngƣời nộp thuế. .............................................................................................223 7.2.1.1 Cá nhân cƣ trú: ......................................................................................223 vi 7.2.1.2 Cá nhân không cƣ trú. ..........................................................................224 7.2.1.3 Phạm vi phát sinh thu nhập: .................................................................224 7.2.2 Các khoản thu nhập chịu thuế. ....................................................................224 7.2.2.1 Thu nhập từ kinh doanh ........................................................................224 7.2.2.2 Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công và các khoản có tính chất tiền lƣơng, tiền công: .................................................................................................225 7.2.2.3 Thu nhập từ đầu tƣ vốn .........................................................................225 7.2.2.4 Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn .........................................................226 7.2.2.5 Thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản ..........................................226 7.2.2.6 Thu nhập từ trúng thƣởng ....................................................................226 7.2.2.7 Thu nhập từ bản quyền .........................................................................227 7.2.2.8 Thu nhập từ nhƣợng quyền thƣơng mại .............................................227 7.2.2.9 Thu nhập từ nhận thừa kế.....................................................................228 7.2.2.10 Thu nhập từ nhận quà tặng ................................................................228 7.2.3 Thu nhập đƣợc miễn thuế. ...........................................................................229 7.3 CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƢ TRÖ .....................................................................................................................................230 7.3.1 Thu nhập từ kinh doanh ..............................................................................230 7.3.1.1 Thu nhập chịu thuế trong kỳ. ..................... Error! Bookmark not defined. 7.3.1.2 Các khoản đƣợc giảm trừ. ........................... Error! Bookmark not defined. 7.3.1.3 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh: .................................................................................... Error! Bookmark not defined. 7.3.2 Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công ...............................................................231 7.3.2.1 Thu nhập chịu thuế ................................................................................231 7.3.2.2 Các khoản đƣợc giảm trừ : ...................................................................231 7.3.2.3 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công ......................................................................................................................232 7.3.3 Thu nhập từ đầu tƣ vốn. ..............................................................................234 7.3.4 Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn và chuyển nhƣợng chứng khoán .......234 7.3.4.1 Đối với thu nhập tính thuế từ chuyển nhƣợng vốn góp. .....................234 7.3.4.2 Đối với thu nhập tính thuế từ chuyển nhƣợng chứng khoán. ............234 7.3.5 Thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản. ..............................................235 7.3.6 Thu nhập từ bản quyền và nhƣợng quyền thƣơng mại: ...........................236 7.3.7 Thu nhập từ trúng thƣởng, nhận thừa kế, quà tặng. ................................236 7.4.CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƢ TRÖ. .....................................................................................................................237 7.4.1 Thu nhập từ kinh doanh ..............................................................................237 7.4.2 Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công ...............................................................237 7.4.3 Thu nhập từ đầu tƣ vốn ...............................................................................237 7.4.4 Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn ................................................................237 7.4.5 Thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản ................................................237 7.4.6 Thu nhập từ bản quyền, nhƣợng quyền thƣơng mai ................................238 7.4.7 Thu nhập từ bản quyền, nhƣợng quyền thƣơng mai ................................238 7.5 HƢỚNG DẪN KÊ KHAI, NỘP, QUYẾT TOÁN THUẾ ...............................238 CHƢƠNG 8 CÁC LOẠI THUẾ KHÁC.................................................................. 257 8.1 THUẾ TÀI NGYÊN ............................................................................................251 8.1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ ........................................................251 vii 8.1.1.1 Khái niệm. ...............................................................................................251 8.1.1.2 Đặc điểm. .................................................................................................251 8.1.1.3 Vai trò. .....................................................................................................251 8.1.2 ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ ..........................251 8.1.2.1 Ngƣời nộp thuế .......................................................................................251 8.1.2.2 Đối tƣợng chịu thuế ................................................................................252 8.1.3 CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ...........................................252 8.1.3.1 Phƣơng pháp tính thuế ..........................................................................252 8.1.3.2 Căn cứ tính thuế .....................................................................................253 a. Sản lƣợng tài nguyên tính thuế .....................................................................253 b. Giá tính thuế ...................................................................................................254 c. Thuế suất thuế tài nguyên .............................................................................255 8.1.4 XÉT MIỄN, GIẢM THUẾ ...........................................................................255 8.1.4.1 Các trƣờng hợp đƣợc miễn thuế tài nguyên ........................................255 8.1.4.2 Các trƣờng hợp đƣợc xét miễn giảm thuế tài nguyên ........................255 8.1.5 Đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên........................................................256 8.1.5.1 Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên có trách nhiệm ......................256 8.1.5.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế ....................256 8.2 THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP .........................................................257 8.2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ ........................................................257 8.2.1.1 Khái niệm. ...............................................................................................257 8.2.1.2 Đặc điểm ..................................................................................................257 8.2.1.3 Vai trò ......................................................................................................258 8.2.2. ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ .........................258 8.2.2.1 Ngƣời nộp thuế .......................................................................................258 8.2.2.2 Đối tƣợng chịu thuế ................................................................................259 8.2.2.3 Đối tƣợng không chịu thuế ....................................................................259 8.2.3 PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ...................................................................259 8.2.3.1 Trong hạn mức .......................................................................................259 8.2.3.2 Thuế bổ sung do vƣợt hạn mức qui định .............................................260 8.2.4 CĂN CỨ TÍNH THUẾ .................................................................................260 8.2.4.1 Diện tích đất tính thuế ...........................................................................260 8.2.4.2 Định suất thuế ........................................................................................260 8.2.4.3 Giá thóc tính thuế ...................................................................................261 8.2.5 XÉT MIỄN, GIẢM THUẾ ...........................................................................262 8.2.5.1 Miễn thuế ................................................................................................262 8.2.5.2 Giảm thuế ................................................................................................262 8.2.6 HƢỚNG DẪN KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ ................................................263 8.2.6.1 Kê khai tính thuế, lập sổ thuế ...............................................................263 8.2.6.2 Thu nộp thuế ...........................................................................................263 8.2.6.3 Xử lý vi phạm .........................................................................................264 8.3. THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP ................................................264 8.3.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM ...........................................................................264 8.3.1.1 Khái niệm. ...............................................................................................264 8.3.1.2 Đặc điểm .................................................................................................264 8.3.2 ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ .........................264 8.3.2.1 Ngƣời nộp thuế .......................................................................................264 viii 8.3.2.2 Đối tƣợng chịu thuế ................................................................................265 8.3.2.3 Đối tƣợng không chịu thuế ....................................................................265 8.3.3 CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ...........................................265 8.3.4 ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NÔP THUẾ ...........................................................267 8.3.5 MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ .....................................................................268 8.3.5.1 Miễn thuế ................................................................................................268 8.3.5.2 Giảm thuế ...............................................................................................269 8.4 THUẾ MÔN BÀI .................................................................................................269 8.4.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÕ ...............................................................................269 8.4.1.1 Khái niệm. ...............................................................................................269 8.4.1.2 Vai trò. .....................................................................................................270 8.4.1.3 Đặc điểm. .................................................................................................270 8.4.2 ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƢỢNG TÍNH THUẾ .........................270 8.4.2.1 Đối tƣợng tính thuế ................................................................................270 8.4.2.2 Ngƣời nộp thuế .......................................................................................270 8.4.3 CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ...........................................270 8.4.3.1 Nhóm đối với các tổ chức kinh tế, bao gồm: ........................................270 8.4.3.2 Nhóm các đối tƣợng khác .....................................................................271 8.4.4 XÉT MIỄN, GIẢM, THỜI HẠN NỘP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....271 8.4.4.1 Xét miễn, giảm thuế ...............................................................................271 8.4.4.2 Thời gian nộp thuế môn bài ..................................................................271 8.4.4.3 Tổ chức thực hiện ...................................................................................272 8.5 CÁC LOẠI PHÍ VÀ LỆ PHÍ ..............................................................................272 8.5.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ ...............................................................................272 8.5.1.1 Khái niệm ................................................................................................272 8.5.1.2 Vai trò .............................................................................................................273 8.5.2 NỘI DỤNG CƠ BẢN ....................................................................................273 8.5.2.1 Một số quy định về phí và lệ phí ..................................................................273 CHƢƠNG 9 THUẾ NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI ………………………………………286 9.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÕ......................................................................................280 9.1.1 Khái niệm.......................................................................................................280 9.1.2 Vai trò ............................................................................................................280 9.2 ĐỐI TƢỢNG ÁP DỤNG VÀ KHÔNG ÁP DỤNG .....................................280 9.2.1 Đối tƣợng áp dụng ........................................................................................280 9.2.2 Đối tƣợng không áp dụng .............................................................................281 9.2.3 Các thuật ngữ liên quan ...............................................................................283 9.3 NGƢỜI NỘP THUẾ VÀ CÁC LOẠI THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI ........................................................................................................................283 9.3.1 Ngƣời nộp thuế ..............................................................................................283 9.3.2 Các loại thuế áp dụng ...................................................................................284 9.3.3 Đối tƣợng chịu thuế ......................................................................................285 9.3.3.1 Đối tƣợng chịu thuế GTGT ...................................................................285 9.3.3.2 Thu nhập chịu thuế TNDN ....................................................................286 9.4 PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ..........................................................................287 9.4.1 Phƣơng pháp kê khai ....................................................................................287 9.4.1.1 Đối tƣợng và điều kiện áp dụng ............................................................287 9.4.1.2 Cách tính thuế ........................................................................................288 ix 9.4.2 Phƣơng pháp ấn định tỷ lệ ..........................................................................288 9.4.2.1 Đối tƣợng và điều kiện áp dụng ............................................................288 9.4.2.2 Cách tính thuế ........................................................................................288 9.4.2 Phƣơng pháp hỗn hợp ..................................................................................299 9.4.3.1 Đối tƣợng và điều kiện áp dụng ............................................................299 9.4.3.2 Cách tính thuế ........................................................................................299 9.5 KÊ KHAI, NỘP THUẾ .......................................................................................299 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................301 000 x CHƢƠNG TỔNG QUAN VỀ 1 THUẾ Nội dung chương này chủ yếu cung cấp những vấn đề cơ bản về thuế bao gồm các nội dung sau: ○ Khái niệm và đặc trưng cơ bản của thuế; ○ Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành; ○ Phân loại thuế; ○ Các yếu tố cấu thành một sắc thuế; ○ Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế; ○ Tác động của chính sách thuế đến hoạt động kinh tế. 1 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA THUẾ. 1.1.1 Khái niệm. Tùy thuộc vào mỗi giác độ khác nhau mà các nhà kinh tế học có cách tiếp cận khác nhau về thuế. Theo Adam Smith: “Các công dân của mỗi nước đóng góp cho chính phủ theo tỷ lệ khả năng của mỗi người, nghĩa là tỷ lệ với lợi tức mà họ thụ hưởng do sự bảo vệ của nhà nước”. Với cách tiếp cận này, thuế là khoản đóng góp bắt buộc và có tỷ lệ với thu nhập của công dân. Theo David Ricardo: “Thuế được cấu thành từ sản phẩm của chính phủ, xét cho cùng thuế lấy từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”.Với cách tiếp cận này, thuế được coi như một phần tài sản hoặc thu nhập mà người chịu thuế phải trả cho việc sử dụng dịch vụ công cộng gián tiếp của chính phủ. Theo Karl Marx: “Khoản đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng nhà nước pháp quyền... chính phủ mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồng nhất”. Cách tiếp cận này nhấn mạnh chức năng khởi thủy của thuế là duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền. Theo từ điển Tiếng Việt: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp bắt buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định”. Từ những tiếp cận nói trên, thuế có thể được khái niệm như sau: Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà Nhà nước quy định thành luật, nhằm huy động một phần nguồn lực kinh tế từ người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, phục vụ cho duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô. 1.1.2 Các đặc trƣng cơ bản của thuế . Thuế có nhiều đặc trưng riêng, từ những khái niệm về thuế đã cho thấy những đặc trưng đó. Dưới đây chúng tôi trình bày một số đặc trưng cơ bản. 1.1.2.1 Tính chất bắt buộc. Tính chất bắt buộc của thuế xuất phát từ những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất: việc thu thuế không thể trông chờ vào sự tự nguyện tuyệt đối của người nộp thuế, để đảm bảo tính ổn định nguồn thu ngân sách thì cần thiết phải bắt buộc. Thứ hai: thuế thể hiện quan hệ kinh tế - chính trị giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân mà trong đó Nhà nước là thể chế chính trị có quyền lực tối cao. Nói cách khác thuế thể hiện quyền lực của Nhà nước đối với người dân. Thứ ba: sự bắt buộc chung đem lại sự công bằng tương đối cho mọi người dân có mức thu nhập chịu thuế như nhau và mức độ thụ hưởng phúc lợi xã hội như nhau. 1.1.2.2 Tính chất không bồi hoàn trực tiếp, riêng biệt. Mục đích chính của việc thu thuế là huy động nguồn lực kinh tế từ dân chúng nhằm duy trì hoạt động của Nhà nước từ đó cung cấp dịch vụ công gián tiếp và chung của toàn xã hội. Như vậy Nhà nước không bồi hoàn trực tiếp nhưng có 2 bồi hoàn gián tiếp bằng cách tạo điều kiện cho người dân được sống trong một xã hội có trật tự và an toàn tương đối. 1.1.2.3 Chỉ dùng cho chi tiêu công. Tiền thuế thu được là tài sản chung của toàn dân nên chỉ được phép chi tiêu vào việc công. Những người không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hoặc dùng tiền thuế cho mục đích riêng tư đều bị chế tài bởi pháp luật. 1.2 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÕ CỦA THUẾ. 1.2.1 Bản chất của thuế. Thuế thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước, thuế thể hiện quan hệ tái phân phối thu nhập. Tiền thuế thu được là lực lượng sản xuất nhưng bản thân thuế thể hiện quan hệ sản xuất xét trên bình diện toàn xã hội. 1.2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng. Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước. Đây là vai trò khởi đầu của thuế, quan trọng nhất, gắn liền với sự ra đời của thuế. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tính quan trọng của vai trò này vẫn không hề giảm. Thứ hai, thuế là công cụ góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô. Do việc thu thuế tác động đến giá cả và sản lượng cung cầu của thị trường, tiền nộp thuế là một khoản chi phí của cá nhân và doanh nghiệp vì vậy thuế có tác động đến hoạt động kinh tế. Nhờ sự tác động này, Nhà nước sử dụng thuế như là một công cụ để điều tiết nền kinh tế theo hướng tích cực. Thứ ba, thuế là công cụ kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Thông qua quá trình quản lý kê khai và nộp thuế, Nhà nước có thể thu thập thông tin và kiểm soát hoạt động kinh tế một cách hiệu quả, đặc biệt là các hoạt động buôn bán hàng quốc cấm, hoạt động rửa tiền... Thứ tư, thuế là công cụ góp phần điều tiết thu nhập và tạo sự công bằng tương đối trong xã hội. Nhà nước sử dụng tiền thuế thu được từ những người có thu nhập cao, tài sản lớn vào việc gia tăng phúc lợi xã hội và hỗ trợ người nghèo. Việc làm này khiến cho thu nhập được phân phối lại, khoảng cách giàu nghèo giảm bớt, từ đó đem lại sự công bằng tương đối trong xã hội. 1.3 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ● Tên gọi của thuế: tên gọi của một luật thuế được xác định theo đối tượng tính thuế hoặc nội dung và tính chất của các hoạt động làm phát sinh điều kiện pháp lý để áp dụng, tên gọi của luật thuế nào thường phản ánh nội dung của luật thuế đó. ● Người nộp thuế: người nộp thuế là các pháp nhân và thể nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước khi có các điều kiện được dự liệu trong luật thuế. Người 3 nộp thuế bao gồm người nộp thuế và người gánh chịu khoản thuế phải nộp. ● Đối tượng chịu thuế: đối tượng chịu thuế hay không chịu thuế được quy định cụ thể theo từng loại, nhóm thu nhập, tài sản, hàng hóa trong từng luật thuế. ● Căn cứ và phương pháp tính thuế: trong các luật thuế đều có các quy phạm quy định thuế được tính dựa trên căn cứ nào. Tùy thuộc nội dung, tính chất của từng loại thuế mà các căn cứ tính thuế được quy định cụ thể. Các căn cứ tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng tính thuế và thuế suất. Ngoài ra trong một số loại thuế, căn cứ tính thuế còn được quy định bao gồm một số yếu tố khác như số lượng hàng hoá, giá tính thuế, thuế suất. Tùy theo từng tiêu chí, thuế suất được chia thành nhiều loại, thuế suất tương đối, thuế suất tuyệt đối; thuế suất lũy tiến, thuế suất lũy thoái. Phương pháp tính thuế là cách thức tính toán các khoản thuế phải nộp. 1.4 PHÂN LOẠI THUẾ 1.4.1 Phân theo phƣơng thức huy động của thuế Theo phương thức phân loại này, thuế được chia ra là thuế trực thu và thuế gián thu. ● Thuế trực thu. Động viên trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế, vì vậy thuế trực thu luôn tạo cảm giác gánh nặng thuế cho người nộp thuế một cách rõ ràng. Một đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là người nộp thuế chính là người phải gánh chịu khoản thuế phải nộp, thuế trực thu thỏa mãn tiêu chí công bằng tương đối theo chiều dọc và có khuynh hướng lũy tiến. ● Thuế gián thu. Thuế gián thu huy động gián tiếp thông qua giá trị tiêu thu hàng hóa, dịch vụ. Thuế gián thu làm gia tăng giá cả của hàng hóa, dịch vụ. Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu là người nộp thuế không phải là người phải gánh chịu thuế. Ưu điểm của thuế gián thu là đơn giản, che lấp cảm giác gánh nặng thuế nhưng nhược điểm là tạo ra sự công bằng chiều ngang, không tạo ra công bằng theo chiều dọc và có xu hướng lũy thoái. Khái niệm về thuế trực thu và thuế gián thu chỉ mang tính tương đối, trên thực tế có những loại thuế khó phân biệt được trực thu hay gián thu. Ưu và nhược điểm của từng loại thuế phân theo tiêu thức này được thể hiện qua bảng dưới đây: Loại thuế Ƣu điểm Nhƣợc điểm Thuế trực thu Thuế gián thu Phù hợp với nguyên tắc công Đơn giản, thu nhanh, thu dễ, bằng theo chiều dọc. Ít gây phản ứng tâm lý của người tiêu dùng. Dễ gây phản ứng tâm lý gánh Không phù hợp với nguyên tắc công nặng thuế của người chịu thuế, bằng theo chiều dọc (phân biệt các Phức tạp, khó thu. tầng lớp dân cư). 4 1.4.2 Phân theo đối tƣợng của thuế Phân loại thuế theo đối tượng của thuế bao gồm thuế thu nhập, thuế tài sản và thuế tiêu thu. ● Thuế thu nhập Huy động từ một phần thu nhập của người chịu thuế trong một khoảng thời gian nhất định như; thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. ● Thuế tài sản Huy động từ tài sản hoặc nguồn vốn của người chịu thuế như: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,thuế môn bài... ● Thuế tiêu thụ Huy động từ giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ của người chịu thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường... Nhóm thuế thu nhập Nhóm thuế tiêu thụ Nhóm thuế tài sản Thuế thu nhập cá Thuế giá trị gia tăng, thuế Thuế sử dụng đất phi nông nhân, thuế thu nhập tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ nghiệp, thuế môn bài, thuế doanh nghiệp. môi trường,thuế xuất khẩu – sử dụng đất nông nghiệp. thuế nhập khẩu. 1.4 3 Phân theo tính chất của thuế Theo tính chất của thuế chúng ta có thể phân ra thuế lũy tiến và thuế lũy thoái. ● Thuế lũy tiến: thuế suất trung bình tỷ lệ thuận với thu nhập tính thuế. Phần lớn thuế trực thu mang tính chất lũy tiến như thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân…, một số ít mang tính chất lũy thoái như thuế thu nhập doanh nghiệp… ● Thuế lũy thoái: thuế suất trung bình tỷ lệ nghịch với thu nhập tính thuế. Thuế gián thu thường mang tính chất lũy thoái vì thu nhập tính thuế tăng nhưng thuế suất trung bình không đổi. 1.5 CÁC TIÊU THỨC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ. Các tiêu thức dưới đây được coi như kim chỉ nam để cơ quan lập pháp làm tiêu chí để xây dựng luật thuế. Tuy vậy một luật thuế không thể thỏa mãn cùng lúc các tiêu chí này do bản thân của các tiêu chí mâu thuẫn nhau. 1.5.1 Công bằng. Công bằng là một yếu tố quan trọng của xã hội, là mục tiêu hướng đến của các quốc gia, xây dựng chính sách thuế đòi hỏi phải thỏa mãn tiêu chí này dù bản chất của công bằng không bao giờ tuyệt đối. Tính công bằng của hệ thống thuế được xem xét và đánh giá trên hai giác độ sau đây: 5 ● Công bằng theo chiều dọc: là đối xử về thuế khác nhau đối với các cá nhân và tổ chức kinh doanh có hoàn cảnh, khả năng nộp thuế khác nhau. Ví dụ thuế thu nhập cá nhân có mức thuế suất tăng dần theo mức thu nhập của người chịu thuế... ● Công bằng theo chiều ngang: là đối xử về thuế như nhau đối với các cá nhân và tổ chức kinh doanh có hoàn cảnh, khả năng nộp thuế khác nhau nhưng đối tượng chịu thuế như nhau. Ví dụ thuế giá trị gia tăng áp dụng mức thuế suất như nhau cho một loại hàng hóa, dịch vụ đối với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hoàn cảnh và thu nhập khác nhau. 1.5.2 Hiệu quả Việc xây dựng hệ thống thuế hiệu quả sẽ điều tiết, kích thích nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nếu xây dựng hệ thống thuế thiếu khoa học và không phù hợp với thực tiễn. Hiệu quả trong hệ thống thuế cũng thể hiện ở chỗ chi phí hành thu phải thấp hơn số tiền thuế thu được. 1.5.3 Ổn định và linh hoạt Khi xây dựng hệ thống thuế cần xem xét đến tính ổn định, áp dụng được qua một thời gian tương đối dài mà không bị sửa đổi quá nhiều hoặc bị hủy bỏ. Tính ổn định của hệ thống thuế cũng thể hiện qua việc tạo nguồn thu tương đối ổn định nhằm tránh bị động và bất ngờ thâm hụt ngân sách.Tính linh hoạt của hệ thống thuế thể hiện ở chỗ luật thuế ban hành sử dụng được trong điều kiện kinh tế - xã hội vận động, chỉ cần bổ sung hoặc sửa đổi một số điều khoản là có thể phù hợp với tình hình mới. 1.5.4 Nhất quán, phù hợp với thực tiễn và thông lệ Quốc tế Nhất quán trong xây dựng hệ thống thuế là tránh để xảy ra tình trạng văn bản pháp luật về thuế này mâu thuẫn với văn bản pháp luật, văn bản pháp quy khác. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật sẽ gây khó khăn cho người thực thi. Hệ thống thuế không phù hợp thực tiễn sẽ dẫn đến không thực thi được một cách hiệu quả. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc xây dựng hệ thống thuế cần xem xét đến thông lệ Quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho thương mại Quốc tế. Nếu hệ thống thuế của quốc gia có mâu thuẫn với thông lệ Quốc tế thì ưu tiên theo thông lệ Quốc tế. 1.6 TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THUẾ. Do có sự tác động đến nền kinh tế nên thuế được các quốc gia sử dụng để làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 1.6.1 Tác động đến giá cả và sản lƣợng cung - cầu 6 Nguồn:[3] Sơ đồ 1.1 Tác động của thế đến giá cả và sản lượng cung - cầu Tại nền kinh tế phi thuế quan, đường cung và cầu giao nhau tại điểm E tương ứng với mức sản lượng cân bằng Q và mức giá cả cân bằng P. Khi nền kinh tế có thuế, giá cả được đẩy từ P lên P’, sản lượng giảm từ Q xuống Q’ tạo một điểm cân bằng mới E’. Như vậy việc đánh thuế lên hàng hóa sẽ làm cho giá cả hàng hóa tăng, sản lượng cân bằng cung cầu giảm. 1.6.2 Tác động đến thƣơng mại Quốc tế Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế thu vào hàng hóa nhập khẩu tạo nên hàng rào thuế quan tác động đến kim ngạch xuất, nhập khẩu. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các nước mong muốn tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu nên ký các hiệp định thương mai song phương và đa phương, từng bước gỡ bỏ hàng rào thuế quan. 1.6.3 Tác động đến thu nhập và phân phối lại thu nhập Việc đánh thuế vào thu nhập cá nhân làm cho thu nhập sau thuế của người lao động trực tiếp giảm xuống. Các loại thuế tiêu dùng làm tăng giá cả hàng tiêu dùng từ đó làm giảm thu nhập khả dụng của người lao động. Ngân sách Nhà nước được hình thành chủ yếu từ thu thuế, sử dụng ngân sách cho các chương trình hỗ trợ người nghèo là phân phối lại thu nhập. 1.7 HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau sẽ có những loại thuế phải nộp khác nhau. Các sơ đồ dưới đây mô phỏng các sắc thuế phải nộp của mỗi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt. 7 1.7.1 Các loại thuế doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp phải nộp SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TIÊU THỤ NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN THUẾ XUẤT KHẨU Nguồn: Tác giả có tham khảo bài giảng của TS. Ung Thị Minh Lệ Sơ đồ 1.2. Các loại thuế doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp phải nộp 1.7.2 Các loại thuế doanh nghiệp khai thác tài nguyên phải nộp Tài nguyên, khoáng sản là nguồn lực sẳn có trong thiên nhiên, tuy nhiên nguồn lực này sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt nếu việc khai thác quá mức hoặc không có kế hoạch. Việc khai thác một số loại tài nguyên khoáng sản cũng có thể gây ô nhiễm môi trường vì vậy xuất hiện thuế tài nguyên với mục đích hạn chế khai thác quá mức. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THUẾ TÀI NGUYÊN TIÊU THỤ TÀI NGUYÊN XUẤT KHẨU THUẾ XUẤT KHẨU TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THUẾ GTGT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Nguồn: Tác giả có tham khảo bài giảng của TS. Ung Thị Minh Lệ Sơ đồ 1.3. Các loại thuế doanh nghiệp khai thác tài nguyên phải nộp 8 1.7.3 Các loại thuế doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa rồi bán trong nƣớc phải nộp NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THUẾ NHẬP KHẨU THUẾ NHẬP KHẨU VÀ THUẾ GTGT BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THUẾ NHẬP KHẨU, THUẾ BVMT, THUẾ GTGT THUẾ NHẬP KHẨU, THUẾ BVMT, THUẾ TTĐB,THUẾ GTGT BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THUẾ GTGT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Nguồn: Tác giả có tham khảo bài giảng của TS. Ung Thị Minh Lệ Sơ đồ 1.4. Các loại thuế doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải nộp 1.7.4 Các loại thuế doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác phải nộp SẢN XUẤT KINH DOANH KHÁC XUẤT KHẨU THUẾ XUẤT KHẨU TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THUẾ GTGT THUẾ TBVMT, THUẾ GTGT THUẾ TTĐB, THUẾ GTGT THUẾ TBVMT, THUẾ TTĐB THUẾ GTGT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Nguồn: Tác giả Sơ đồ 1.5. Các loại thuế doanh nghiệp nhập kinh doanh khác phải nộp 9 CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƢƠNG 1 Câu 1.1: Dựa trên khái niệm và đặc trưng hãy trình bày sự khác biệt cơ bản giữa thuế và phí ? Câu 1.2: Anh/Chị hãy kể tên các sắc thuế hiện nay của Việt Nam? Câu 1.3: Anh/Chị hãy phân biệt thuế gián thu và thuế trực thu? Cho ví dụ minh họa? Câu 1.4: Hãy trình bày ưu điểm, nhược điểm của thuế gián thu và thuế trực thu ? Câu 1.5: Anh/Chị hãy trình bày các tiêu chuẩn để đánh giá một hệ thống thuế, phân tích mâu thuẫn giữa các tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống thuế ? Câu 1.6: Có quan điểm cho rằng: “nghệ thuật đánh thuế giống như việc nhổ lông ngỗng vậy, làm sao có thể nhổ được nhiều lông với ít tiếng kêu của ngỗng là tốt nhất”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về quan điểm trên ? Câu 1.7: Vai trò bảo hộ của thuế thay đổi như thế nào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ? Câu 1.8: Có ý kiến cho rằng: thuế là một khoản thu vô lý nhất, Anh/chị hãy phân tích câu nói trên ? DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Quang Cường (2012), kỹ thuật khai báo thuế, NXB Lao Động. 2. Võ Thế Hào (Chủ biên)(2009), Giáo trình thuế, NXB Tài Chính. 3. Bộ Tài Chính(2008), Thuế , NXB Tài Chính 4. Kim Ngân (2011), chính sách thuế mới năm 2011, NXB Lao động. 5. Khánh Nam (2013), Luật quản lý thuế và chế độ kế toán năm 2013, NXB Tài chính. 6. Tổng cục hải quan (2013), Biểu thuế suất thuế xuất – nhập khẩu 2013, NXB Tài chính. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan