Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Giáo trình Nguyên lý và thực hành bảo hiểm...

Tài liệu Giáo trình Nguyên lý và thực hành bảo hiểm

.PDF
249
104
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM VÕ THỊ HỒNG PHÖC LÊ THÙY TRANG Tháng 04/2014 1 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, ở bất kỳ nơi đâu và thời đại nào, con người đều phải đồng hành với rủi ro. Rủi ro và an toàn là hai thuộc tính song hành trong cuộc sống chúng ta. Như vậy làm thế nào để giảm thiểu rủi ro? Làm thế nào để làm chủ được rủi ro? Đó là câu hỏi muôn thuở của mỗi cá nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội. Vậy là một ngành kinh tế đã ra đời, không chỉ giúp chúng ta giải đáp bài toán trên, mà còn trở thành một trong những động lực kích thích sự phát triển của mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Đó chính là Bảo hiểm. Ngày nay, ở Việt Nam, bảo hiểm đang là lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đã, đang và sẽ có hàng loạt các công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế ra đời, nhiều công ty bảo hiểm hiện nay đang dần hình thành những tập đoàn tài chính bảo hiểm lớn với phạm vi hoạt động bao trùm lên nhiều lĩnh vực: bảo hiểm, ngân hàng, quản lý quỹ đầu tư, chứng khoán, cho thuê tài sản và có mặt ở khắp mọi nơi. Bạn đừng lo ngại về công việc, nếu bạn thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc, bạn sẽ trở thành mục tiêu đắt giá của nhiều hãng bảo hiểm trong nước và quốc tế. Do đó là sinh viên ngành kinh tế thì không thể nào không biết đến vị trí cũng như là tầm quan trọng của bảo hiểm trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Vì vậy giáo trình Nguyên lý và thực hành bảo hiểm này sẽ cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản nhất nhằm góp phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về môn học bảo hiểm. 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Danh sách các công ty bảo hiểm ..................................................................... 6 Bảng 3.1: Kết quả tung đồng xu (10 lần) ...................................................................... 57 Bảng 3.2: Kết quả tung đồng xu (100 lần) .................................................................... 58 Bảng 3.3: Kết quả tung đồng xu (1000 lần) .................................................................. 58 Bảng 4.1: Dữ liệu đề bài ví dụ 4.2 ................................................................................. 67 Bảng 4.2: Dữ liệu đề bài ví dụ 4.3 ................................................................................. 69 Bảng 4.3: Phân chia trách nhiệm về STBH của ví dụ 4.3: ............................................ 70 Bảng 4.4: Phân chia PBH gốc và số tiền bồi thường của ví dụ 4.2: .............................. 70 Bảng 4.5: Bảng dữ liệu đề bài ví dụ 4.4 ........................................................................ 71 Bảng 5.2: Bảng tỷ lệ tính phí bảo hiểm ......................................................................... 89 Bảng 5.3: Bảng tỷ lệ tính phí bảo hiểm ngắn hạn ......................................................... 90 Bảng 5.4: Ví dụ về bảng phí bảo hiểm tai nạn thân thể ................................................ 91 Bảng 7.1: Bảng dự phòng phí theo phương pháp 1/24 ................................................ 123 Bảng 7.2: Dữ liệu đề bài ví dụ ..................................................................................... 124 Bảng 7.3: Bảng so sánh dự phòng toán học của hợp đồng tử kỳ ................................ 146 Bảng 7.4: Bảng so sánh dự phòng toán học của hợp đồng tử kỳ ................................ 150 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 7.1: phí san bằng (phí quân bình) và phí tương ứng rủi ro mỗi năm (phí tự nhiên) của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. .......................................................................... 117 Biểu đồ 7.2: Dự phòng sản phẩm tử kỳ ....................................................................... 117 Biểu đồ 7.3: Dự phòng phí theo phương pháp 36%. .................................................. 122 Biểu đồ 7.4: Đồ thị trích lập dự phòng phí theo phương pháp 1/24 ............................ 124 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các yếu tố cấu thành môi trường ngành bảo hiểm ........................................ 9 Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa nguy cơ, rủi ro và tổn thất. .............................................. 25 Sơ đồ 2.2: Các phương thức xự lý rủi ro ....................................................................... 33 Sơ đồ 2.3: Mô phỏng phương thức chấp nhận rủi ro..................................................... 34 Sơ đồ 2.4: Qui trình quản trị rủi ro ................................................................................ 37 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ đồng bảo hiểm ........................................................................................ 59 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tái bảo hiểm........................................................................................ 59 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ trong đồng bảo hiểm. ...................................... 65 Sơ đồ 4.2: Mối quan hệ trong tái bảo hiểm ................................................................... 67 Sơ đồ 4.3: Các phương thức tái bảo hiểm ..................................................................... 69 Sơ đồ 4.4: Sự kết hợp trong đồng – tái bảo hiểm ...................................................... 76 Sơ đồ 7.1: Dự phòng phí chưa được hưởng trong công ty bảo hiểm phi nhân thọ ..... 118 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BH Bảo hiểm BHXH Bảo hiểm xã hội BH TNCN Bảo hiểm Tai nạn con người DN Doanh nghiệp DPBT Dự phòng bồi thường DPDĐL Dự phòng dao động lớn DPP Dự phòng phí HĐBH Hợp đồng bảo hiểm PBH Phí bảo hiểm SMCN Sinh mạng cá nhân STBH Số tiền bảo hiểm STBT Số tiền bồi thường TBH Tái bảo hiểm WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) 6 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1:.................................................................................................................11 THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHỦ YẾU .....................................................................................................................11 1.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm. ..............................................................11 1.1.1 Trên thế giới: .................................................................................................11 1.1.2 Tại Việt Nam: ................................................................................................ 14 1.2 Môi trƣờng ngành bảo hiểm: ............................................................................19 1.2.1 Môi trường vĩ mô. ..........................................................................................19 1.2.2 Môi trường vi mô. ..........................................................................................21 1.3 Một số nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu: ................................................................ 22 1.3.1 Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải: .......................................................................22 1.3.2 Bảo hiểm tài sản ........................................................................................28 1.3.3 Bảo hiểm kỹ thuật ....................................................................................30 1.3.4 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba. ....................31 1.3.5 Bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm du lịch............................................................32 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO VÀ PHƢƠNG THỨC QUẢN TRỊ RỦI RO .................................................................................................................................35 2.1 Một số thuật ngữ cơ bản về bảo hiểm. .............................................................35 2.1.1 Tổn thất: .........................................................................................................35 2.2 Các phƣơng thức xử lý rủi ro: ..........................................................................43 2.2.1 Tránh né rủi ro ...............................................................................................43 2.2.2 Chấp nhận gánh chịu rủi ro ............................................................................44 2.2.3 Giảm thiểu nguy cơ, giảm thiểu tổn thất ......................................................45 2.2.4 Hoán chuyển rủi ro ........................................................................................46 2.2.5 Bảo hiểm : ......................................................................................................46 2.3 Quy trình quản trị rủi ro ...................................................................................47 2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro: ..............................................................................47 2.3.2 Qui trình quản trị rủi ro: [3] ...........................................................................47 CHƢƠNG 3:.................................................................................................................51 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM ........................................51 3.1. Tổng quan về bảo hiểm: ...................................................................................51 7 3.1.1 Khái niệm về bảo hiểm: .................................................................................51 3.1.2 Đặc điểm và sự cần thiết của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế - xã hội. ...52 3.1.3 Vai trò – tác dụng của bảo hiểm. ..................................................................53 3.1.4 Phân loại bảo hiểm: ......................................................................................55 3.2 Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thƣơng mại .......................................56 3.2.1 Hệ thống bảo hiểm xã hội. ............................................................................56 3.2.2 Hệ thống bảo hiểm thương mại: ...................................................................57 e) Căn cứ vào tính chất pháp lý ...............................................................................64 g) Căn cứ vào lịch sử ra đời của các nghiệp vụ bảo hiểm .........................................66 3.3 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm .........................................................67 3.3.1 Nguyên tắc số đông .....................................................................................67 3.3.2 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối ..................................................................70 3.3.4 Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro ......................................................71 3.4 Về kỹ thuật bảo hiểm[4] ....................................................................................72 3.5 Về tài chính: .......................................................................................................72 CHƢƠNG 4: ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM .........................................75 4.1 Đồng bảo hiểm ...................................................................................................75 4.1.1 Định nghĩa: ...................................................................................................75 4.1.2 Thủ tục: .........................................................................................................75 4.2 Tái bảo hiểm .....................................................................................................76 4.2.1 Khái niệm:....................................................................................................76 4.2.2 Sự cần thiết của tái bảo hiểm: .......................................................................78 4.2.3 Tác dụng của tái bảo hiểm: ............................................................................78 4.2.4 Phương thức tái bảo hiểm: .............................................................................79 4.3 Sự kết hợp giữa đồng – tái bảo hiểm:...............................................................86 CHƢƠNG 5: BẢO HIỂM TAI NẠN CON NGƢỜI ................................................92 5.1 Tổng quan về bảo hiểm tai nạn con ngƣời: .....................................................92 5.1.1 Vị trí của Bảo hiểm tai nạn con người trong hệ thống Bảo hiểm thương mại. ................................................................................................................................ 92 5.1.2 Các loại hình Bảo hiểm tai nạn con người.....................................................92 5.1.3 Đặc điểm cơ bản: ...........................................................................................94 5.2 Nội dung của bảo hiểm tai nạn con ngƣời: ......................................................95 5.2.1 Người được bảo hiểm ....................................................................................95 5.2.2 Đối tượng bảo hiểm .......................................................................................97 8 5.2.3 Phạm vi bảo hiểm ..........................................................................................98 5.2.4 Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm................................................................100 5.2.5 Số tiền bồi thường........................................................................................102 5.2.6 Thủ tục trả tiền bảo hiểm .............................................................................104 CHƢƠNG 6: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM ..........................................................................................................................109 6.1 Hệ thống pháp luật bảo hiểm ..........................................................................109 6.1.1 Khái quát sự ra đời hệ thống pháp luật bảo hiểm ........................................109 6.1.2 Pháp luật bảo hiểm chính tắc .......................................................................109 6.1.3. Pháp luật bảo hiểm thông luật ....................................................................109 6.2 Hợp đồng bảo hiểm ........................................................................................110 6.2.1 Khái niệm....................................................................................................110 6.2.2 Tính chất: ....................................................................................................111 6.2.3 Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm: ................................................................112 6.2.4 Thiết lập hợp đồng bảo hiểm. [2] ................................................................113 6.2.5 Trách nhiệm của các bên .............................................................................114 6.3 Một số nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm. .......................................115 6.3.1 Giá trị bảo hiểm- Số tiền bảo hiểm ..............................................................115 6.3.2 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm : ................................................................116 6.3.3 Phạm vi bảo hiểm : ......................................................................................116 6.3.4 Phí bảo hiểm : ..............................................................................................117 6.3.5 Bồi thường hoặc chi trả bởi nhà bảo hiểm. ..................................................117 6.3.6 Các chế độ đảm bảo bảo hiểm: Có 3 chế độ:...............................................118 6.4 Sự cần thiết phải có kiểm tra của nhà nƣớc ..................................................118 6.4.1 Các nguyên tắc kiểm tra ..............................................................................119 6.4.2 Nội dung kiểm tra ........................................................................................120 6.4.3 Sự cần thiết của các chê định pháp lý riêng biệt chi phối các hoạt động kinh doanh bảo hiểm .....................................................................................................121 6.4.4 Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm .................................................122 6.5 Tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo hiểm: ..................................................123 CHƢƠNG 7:...............................................................................................................126 DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TY BẢO HIỂM ...............................126 7.1 Mục tiêu hoạt động của công ty bảo hiểm. .......................................................126 7.2 Khái niệm về dự phòng nghiệp vụ. [1] ..............................................................126 9 7.3 Phân loại quỹ dự phòng nghiệp vụ và các phương pháp trích lập quỹ:[1] ........129 7.3.1 Các loại quỹ dự phòng nghiệp vụ: ...............................................................129 7.3.2 Phương pháp trích lập quỹ dự phòng nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: .........130 7.3.3 Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường cho các công ty bảo hiểm nhân thọ: ........................................................................................................................147 PHỤ LỤC 10 CHƢƠNG 1: THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHỦ YẾU 1.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm. 1.1.1 Trên thế giới: Nhu cầu an toàn với con người là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách để bảo vệ bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro, bất hạnh. Ngay từ thời tiền sử đã xuất hiện các ý tưởng, các tổ chức gần giống với bảo hiểm. Từ thời Trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã được hình thành, song phải đến thế kỷ XIX thì bảo hiểm mới phát triển toàn diện, mạnh mẽ kéo theo sự ra đời, tồn tại và phát triển của tất cả các loại hình bảo hiểm: bảo hiểm thương mại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ... Các nhà khả cổ học đã tìm được các vết tích chứng minh ở Ai Cập cổ đại từ 4500 năm trước Công nguyên những người thợ đẽo đá đã hình thành Quỹ tương trợ để giúp đỡ các nạn nhân trong các vụ tai nạn. Những người Ba – bi – lon, những người Trung Hoa cổ đại đã biết bảo nhau khi được mùa, mỗi gia đình góp vài hộc thóc vào một kho chung phòng khi mất mùa, thiên tai, đói kém. Hoặc những nhà buôn khi ấy chủ yếu dựa vào các đội thương thuyền đi biển, song đi biển thường gặp nhiều rủi ro, nếu chẳng may gặp nạn thì họ sẽ trắng tay. Để phòng vệ, họ đã tự san bớt hàng hoá của mình sang nhiều thuyền buôn khác nhau, khi gặp bất trách họ chỉ mất một phần hàng hoá. Đến thời Trung cổ ở Châu Âu, các thợ thuyền, nhà buôn, kỹ nghệ gia đã biết cách tổ chức đoàn kết các thành viên của mình để khắc phục các tổn thất khi tai nạn lao động, hoả hoạn, ốm đau xảy ra thông qua quỹ cứu hộ do các thành viên đóng góp. Tiếp đó là những người Hy Lạp, La Mã tổ chức cho các thương gia vay nặng lãi. Cơ chế cho vay lúc đó khác với hiện nay ở chỗ: nếu các nhà buôn đi biển cần vay nhiều tiền, họ rất sẵn sàng; nếu bị đắm, người đi vay không phải trả gì cả, trái lại nếu việc buôn bán thành công người cho vay không những được hoàn trả số vốn mà họ còn được hưởng thêm một khoản chia lời rất lớn. Khoản lãi có khi lên tới 40%, thậm chí là 50%. Tuy nhiên, tình trạng trên dần dần đã bị lạm dụng về lãi suất, cá biệt có những trường hợp người đi vay phải trả lãi suất là 300%. Chính vì vậy, năm 1234, Giáo Hoàng Grégeire IX đã thông qua sắc lệnh nghiêm cấm việc cho vay nặng lãi và từ đó loại hình cho vay này đã không còn tồn tại. 11 Cần phải tìm một phương thức mới giúp những người cho vay lấy lại được số vốn của mình đã bỏ ra và người đi vay không còn phải chịu cảnh lãi suất cắt cổ. Phương thức đó đã ra đời, đó là Bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy tại cảng Gênes vào năm 1347 trước Công nguyên.. Bản hợp đồng sẽ bị huỷ ngay khi con tàu cập bến, có nghĩa là những cam kết về bảo hiểm đã kết thúc. Cũng chính tại Gênes (nước Italy ngày nay) công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên đã ra đời. Từ thế kỷ XIII, các văn bản luật liên quan đến buôn bán đường biển và bảo hiểm hàng hải liên tục ra đời, đó là các quy phạm của Orleron năm 1266, luật Wisby của Thuỵ Điển năm 1288, các chiếu chỉ Barcelon 1435; các quy định của phòng bảo hiểm Bruges năm 1310. Như vậy trong lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm bảo hiểm hàng hải là loại hình bảo hiểm thương mại ra đời đầu tiên. Tiếp đó, một số loại hình bảo hiểm thương mại khác đã nhanh chóng ra đời và rất phát triển. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ký vào năm 1583 tại nước Anh, sau vụ hoả hoạn này 2/9/1866, các công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời tại London. Năm 1846, công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên đã ra đời tại CHLB Đức ... Trong suốt thế kỷ XIX, các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại mà ngày nay đang triển khai cũng đã ra đời như: Bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm trộm cắp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm kỹ thuật ... thế kỷ XX, ngành bảo hiểm thương mại có bước phát triển vượt bậc và đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển và tăng trưởng của các nền kinh tế. Chẳng hạn, năm 1997 trong cơ cấu GDP của Hàn Quốc ngành bảo hiểm thương mại đóng góp 15,42%, con số này ở Nhật Bản là 11,87%, Anh là 11,22%, Mỹ là 8,94%, Thái Lan 2,44%, Malaysia là 4,37% và Việt Nam là 0,46% năm 2000, tổng phí bảo hiểm thương mại toàn cầu đạt 2.444 tỷ USD, trong đó phí bảo hiểm nhân thọ là 1.521 tỷ chiếm 62,3%, phí bảo hiểm phi nhân thọ là 923 tỷ chiếm 27,7%. Bảo hiểm xã hội ra đời vào những năm giữa thế kỷ XIX, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu. Từ năm 1883, nước Phổ (nước Đức ngày nay) đã ban hành Luật Bảo hiểm y tế. Ở Pháp, ý tưởng về bảo hiểm tai nạn lao động cho những công nhân ngành đường sắt đã được Marestaing đề xuất năm 1850 nhưng lại bị giới thương lưu từ chối, bác bỏ. Đến năm 1860, ông buộc phải thành lập một công ty của mình là Preservatrice tại Bỉ. Trong một thời gian ngắn, lợi ích của bảo hiểm tai nạn lao động đem lại cho những người làm công ăn lượng là rất lớn, đến nỗi công ty ông phải chuyển trụ sở chính về Paris vào năm 1898, bảo hiểm tai nạn lao động trở thành bắt buộc đối với giới chủ Pháp. Sau này công ty ông trờ thành độc quyền của nhà nước Pháp vào năm 1945. Những năm đầu của thế kỷ XX, bảo hiểm xã hội đã được triển khai ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt sau Công ước số 102 năm 1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hầu hết các 12 nước trên thế giới đều tổ chức cho mình hệ thống bảo hiểm xã hội phù hợp. Loại hình bảo hiểm này có đối tượng là thu nhập của người lao động và đối tượng tham gia là người lao động và người sử dụng lao động. Hầu hết các nước khi mới triển khai bảo hiểm xã hội đều thực hiện trước hết đối với người làm công ăn lương. Ngày nay, bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm rất ổn định và phát triển, nó đã được Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc ghi nhận: Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Thực chất bảo hiểm y tế mang tính chất của bảo hiểm xã hội và là một trong hai hình thức bảo hiểm sức khoẻ của con người được các nước quan tâm phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên. Để chủ động về tài chính, con người cũng đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, có những nước triển khai kết hợp với bảo hiểm xã hội và coi bảo hiểm y tế như là chế độ chăm sóc y tế nằm trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp lần đầu tiên ở Châu Âu trong một nghề khá phổ biến và phát triển, đó là nghề sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh ở Thuỵ Sỹ. Nghề này rất cần nữhng thợ lành nghề và tổ chức trong phạm vi nhỏ hẹp khoảng 20-30 công nhân. Để giữ được những công nhân có tay nghề bậc cao gắn bó với mình, năm 1893 các nhà doanh nghiệp loại hình này ở Thuỵ Sỹ đã lập ra quỹ doanh nghiệp để trợ cấp cho những người thợ phải nghỉ việc vì lý do thời vụ sản xuất. Sau đó nhiều nghiệp đoàn ở châu Âu cũng đã lập quỹ công đoàn để trợ cấp cho những đoàn viên của minh trong trường hợp phải nghỉ việc, mất việc. Khi thấy rõ vai trò và tác dụng cảu loại quỹ này, nhiều chính quyền địa phương đã tập hợp các nghiệp đoàn, các chủ doanh nghiệp vận động thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp. Quỹ trợ cấp thất nghiệp tự nguyện ra đời lần đầu tiên tại Béc – nơ (Thụy Sỹ) vào cuối năm 1893. Đến năm 1900 và 1910, Na Uy và Đan Mạch ban hành đạo luật quốc gia về bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó là nước Anh và Cộng hòa liên ban Đức cũng ban hành những đạo luật riêng về bảo hiểm thất nghiệp. Sau cuộc Tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nhiều nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ ban hành luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, một loạt nước đã triển khai bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, kể cả bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện. Cũng như bảo hiểm y tê, bảo hiểm được nhiều nước triển khai độc lập và cũng có những nước triển khai kết hợp với bảo hiểm xã hội và đó chính là chế độ trợ cấp thất nghiệp nằm trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. 13 1.1.2 Tại Việt Nam: Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của ngành bảo hiểm thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, hiện nay, ngành bảo hiểm đang dần dần bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm trong khu vực và quốc tế và ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của mình đối với nền kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi theo dõi quá trình phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam từ những ngày đầu đến nay. 1.1.2.1 Giai đoạn trƣớc năm 1986: Hoạt động bảo hiểm ở nước ta ít nhiều cũng đã có những bước phát triển ngay từ thời thực dân Pháp. Cho tới khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển dưới chế độ Ngụy quyền. Ở miền Nam trước năm 1975, có hơn 52 công ty trong và ngoài nước đã triển khai các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động... Các công ty hoạt động khá mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về bảo hiểm trên toàn thị trường miền Nam. Các công ty bảo hiểm trong nước thường được thành lập dưới dạng Hội vô danh và Hội tương hỗ. Các công ty nước ngoài thành lập ở Việt Nam dưới hình thức công ty chi nhánh. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn. Mạng lưới trung gian bảo hiểm là môi giới và đại lý bảo hiểm được sử dụng phổ biến để kinh doanh bảo hiểm trên phạm vi toàn miền Nam. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy, cạnh tranh lành mạnh, các công ty bảo hiểm đã sớm thành lập hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm của mình. Hiệp hội có chức năng thông tin tư vấn, đào tạo, tạo ra một môi trường hợp tác. Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua Bộ Tài chính. Các văn bản pháp luật điều chỉnh như Luật bảo hiểm cũng sớm ra đời. Ngoài ra, Hội đồng tư vấn bảo hiểm quốc gia cũng đóng vai trò khá quan trọng. Ở miền Bắc trước năm 1975, hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi có sự ra đời của Bảo Việt. Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương, ngày 17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam, gọi tắt là Bảo Việt. Đến ngày 15/01/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là công ty bảo hiểm Nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Từ ngày thành lập cho đến trước năm 1975, do những điều kiện khó khăn của chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển. Lúc bấy giờ, Bảo Việt chỉ có trụ sở ở Hà Nội và chi nhánh ở Hải Phòng thực hiện chủ yếu 3 nghiệp vụ: 14 bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và tái bảo hiểm. Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan lúc đó cũng tương đối cao. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc hữu hoá. Công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam được thành lập để thực hiện tiếp trách nhiệm của các công ty cũ đối với những người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp đồng. Đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài, công ty có trách nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng hợp đồng. Năm 1976, khi hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, công ty được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ này, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán kế toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm. Có thể nói, thời gian này, hoạt động bảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển. 1.1.2.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến khi gia nhập WTO: Năm 1986 đánh dấu một bước ngoạt trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diến ra vào năm này đã đưa ra chính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia, khu vực. Hoạt động sản xuất - kinh doanh từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi ngành bảo hiểm cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu, thích hợp với hoàn cảnh mới. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài... sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển bảo hiểm ở nước ta. Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc dù vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO... và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,... Ngoài ra, với khoảng 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn 70.000 đại lý bảo hiểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển ngày một sôi động. 15 Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty mới đã tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các công ty liên tục hoàn thiện những sản phẩm cũ, đồng thời nghiên cứu và giới thiệu những loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới đa dạng và hấp dẫn. Người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa chọn người bảo hiểm, loại hình dịch vụ bảo hiểm với mức phí cạnh tranh nhất. Trong tương lai, nhu cầu bảo hiểm sẽ ngày càng đa dạng hơn và số lượng, chủng loại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được rộng mở. Không chỉ có vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, công tác chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được chú trọng. Bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một thị trường vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển. 1.1.2.3 Giai đoạn sau khi gia nhập WTO đến nay: Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế_WTO. Từ đó dịch vụ bảo hiểm nói riêng, thị trường tài chính nói chung đã trở thành lĩnh vực đi hàng đầu trong việc hội nhập kinh tế thế giới. Kết quả đàm phán gia nhập WTO thì Việt Nam phải thực hiện một số cam kết như: cam kết đa phương, cam kết về thuế nhập khẩu, cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ... Với những cam kết này, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục mở cửa rộng hơn và sâu hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh bảo hiểm. Điều này gây sức ép cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam không ngừng cải tiến và nâng cao hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Từ đó người tiêu dùng càng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngày càng đa dạng hơn cả về số lượng và cả về chất lượng. Tính đến năm 2013, Việt Nam hiện có 57 công ty bảo hiểm, gồm 29 DN bảo hiểm phi nhân thọ, 14 DN bảo hiểm nhân thọ, 2 DN tái bảo hiểm và 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Số lượng đại lý bảo hiểm đạt khoảng 283.593 đại lý. Bảng 1.1: Danh sách các công ty bảo hiểm STT Tên công ty Năm thành lập Vốn điều lệ(tỷ đồng) CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ: 29 1 Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) 1964 1,500 2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994 755 3 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 1995 709 4 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 1995 336.345 5 Tổng công ty bảo hiểm PVI (PVI) 1996 1,500 6 Công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Việt – Tokio Marine (BảoViệt – Tokio Marine) 1996 300 16 7 Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997 300 8 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu đ iện (PTI) 1998 450 9 Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama) 2001 388.906 10 Công ty TNHH 1 thành viên bảo hiểm Ngân hàng công thương V iệt Nam (Bảo Ngân) 2002 500 11 Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina) 2002 300 12 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 400 13 Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) 2005 660 14 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) 2005 675 15 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ Chartis (Việt Nam) 2005 375 16 Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam) (QBE) 2005 300.322 17 Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC) 2006 380 18 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2006 400 19 Công ty cổ phần bảo hiểm Phú Hưng 2006 300 20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 2006 994.872 21 Công ty TNHH bảo hiểm ACE (ACE) 2006 337.455 22 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) 2007 400 23 Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không (VNI) 2008 500 24 Công ty cổ phần bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC) 2008 300 25 Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương ( B H V ) 2008 300 26 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIG) 2008 300 27 Công ty TNHH bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon) 2008 300 28 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành) (*) 2009 300 29 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ Cathay (Việt Nam) (Cathay) 2010 305.976 CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ: 14 30 Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ (Bảo Việt Nhân thọ) 2004 1,500 31 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) 1999 1,136 32 Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) (Manulife) 1999 800 33 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) (AIA) 2000 970 34 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Ace (Ace Life) 2005 606 35 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam 2005 600 17 (Prévoir) 36 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Daiichi) 2007 1,141 37 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (CathayLife) 2007 966 38 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam (Great Eastern) 2007 830 39 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc (Việt Nam) (KLI) 2008 960 40 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI) 2008 600 41 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Fubon (Việt Nam)( F ubon Life) 2008 600 42 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali (Việt Nam) (Generali) 43 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietinbank – Aviva(Vietinbank – Aviva) CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM: 2 44 Tổng công (VINARE) ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia 45 Công ty tái bảo hiểm PVI (PVI Re) Việt Nam 1994 1,008 2011 460 CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM: 12 46 Công ty TNHH Aon Việt Nam 1993 8 47 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc 2001 8.05 48 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Á Đông 2003 8 49 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt 2003 6 50 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Gras Savoye Willis ViệtNam 2003 8 51 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam 2004 8.746 52 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương 2005 24.75 53 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Cimeco 2006 30 54 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Sao Việt 2008 4 55 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine Loyld Thompson Việt Nam 2008 30.675 18 56 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Nam Á 2010 8 57 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Toyota-Tsusho 2011 4.81 Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính Việt Nam 1.2 Môi trƣờng ngành bảo hiểm: Sơ đồ 1.1: Các yếu tố cấu thành môi trƣờng ngành bảo hiểm Nguồn: Giáo trình “Nguyên lý và thực hành bảo hiểm” [2] 1.2.1 Môi trƣờng vĩ mô. 1.2.1.1 Môi trƣờng pháp lý: - Thị trường bảo hiểm của bất kỳ quốc gia nào cũng được vận hành dưới sự kiểm soát của nhà nước. Đa số các quốc gia được điều hành bởi nhà nước pháp quyền, thị trường bảo hiểm được kiểm soát trong khuôn khổ lập pháp lập quy chính xác. - Sự phát triển của thị trường bảo hiểm sẽ chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của các chính sách như: chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, chính sách an sinh xã hội và chính sách thuế của nhà nước. Nếu chính sách an sinh xã hội được đảm bảo ở mức cao thì nhu cầu đảm bảo cho rủi ro con người ở bảo hiểm thương mại sẽ giảm đi. Chính sách thuế sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo hiểm ở một lĩnh vực nào đó. - Tiếp theo là sự phát triển của thị trường cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của các chính sách sách mở cửa hay chính sách bảo hộ thương mại nội địa. Mậu dịch quốc tế được khuyến khích thì nhà đầu tư nước ngoài càng được thu hút nhiều hơn thì nhu cầu bảo hiểm càng tăng, và ngược lại. 19 - Và sau cùng thì cơ chế quản lý kinh tế chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường như: làm đa dạng hóa các yếu tố cung cầu của thị trường, tạo động lực cạnh tranh phát triển nhưng cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu không được quản lý chặt chẽ.  Môi trường pháp lý càng hoàn thiện thì càng tạo điều kiện đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ và phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích cho bên mua bảo hiểm. 1.2.1.2 Môi trƣờng kinh tế: - Chúng ta cũng biết rằng ngoài tài sản và nguồn thu nhập phải bảo hiểm ra, người ta cũng muốn bỏ ra một khoản tiền từ thu nhập của mình để trả cho phí bảo hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng thanh toán phí bảo hiểm đó để đảm bảo sự an toàn cho mình, nhưng không lẽ vì như vậy mà chỉ có ai đủ khả năng tài chính mới có thể mua bảo hiểm. Nên điều quan trọng là tìm ra biện pháp để phát triên bảo hiểm ngay cả những nơi nguồn thu nhập thấp đó. - Sự phát triển của thị trường bảo hiểm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quy mô và cơ cấu các ngành của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy mà nước nào có tỷ trọng nông nghiệp lớn thì thị trường sẽ kém phát triển hơn so với những nước có ngành sản xuất dịch vụ phát triển. - Lạm phát vừa ảnh hưởng trực tiếp đến già trị của cải của các tổ chức bảo hiểm, vừa tác động trực tiếp đến sức mua của bên mua bảo hiểm. - Độ nhạy cảm tài chính: lãi suất tiền gửi, sự ổn định của thị trường chứng khoán… ảnh hưởng đến cung và cầu bảo hiểm, làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng –tiết kiệm-đầu tư, danh mục đầu tư làm thay đổi lượng cầu dịch vụ bảo hiểm (đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ). 1.2.1.3 Môi trƣờng xã hội: - Dân số: là yếu tố đảm bảo cho cơ sở kỹ thuật của kinh doanh bảo hiểm. Số dân, tuổi thọ trung bình, trình độ dân trí tác động làm thay đổi cung-cầu thị trường bảo hiểm. - Văn hóa, tôn giáo: niềm tin, sự tín ngưỡng, tập quán, lối sống sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đảm bảo bảo hiểm của con người, ảnh hưởng đến cách thức mà các tổ chức bảo hiểm triển khai các sản phẩm trên thị trường. 1.2.1.4 Môi trƣờng công nghệ: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan