Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo trình mỹ học xã hội học nghệ thuật...

Tài liệu Giáo trình mỹ học xã hội học nghệ thuật

.PDF
233
13
91

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ NỘI THẤT CAFÉ – BAR CHỦ BIÊN: THS. BÙI THỊ THANH HOA HÀ NỘI - 2020 MỤC LỤC DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ ......................................... 1 CHƢƠNG I : KHÁI NIỆM CƠ BẢN DỊCH VỤ CAFÉ – BAR................. 2 A. Ý NGHĨA , ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT MÔN HỌC ......................... 2 B. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ. 4 1.1 Khái niệm Café – Bar .......................................................................... 5 1.2 Phân loại : ............................................................................................. 9 1.2.1 Theo gốc (rượu và các nước uống khác) ................................... 9 1.2.2 Theo chức năng kết hợp : ......................................................... 18 1.2.3 Phân loại theo phong cách ý tưởng : ....................................... 21 1.2.4 Trong môi trường các không gian công cộng ......................... 25 1.3 Đặc điểm của quán cafe. ................................................................... 25 CHƢƠNG II : CÁC THÀNH PHẦN CÔNG NĂNG, KỸ THUẬT VÀ VẬT LIỆU TRONG KHÔNG GIAN CAFÉ – BAR.................................. 28 2.1. Tổ chức không gian trong Cafe - bar ................................................ 28 2.1.1. Tổ chức không gian trong Cafe - bar........................................... 28 2.1.2. Các thành phần công năng trong quán cafe ............................... 31 2.1.3. Các thành phần công năng trong quán Bar - vũ trường ............ 36 2.2. Phƣơng pháp sử dụng vật liệu ........................................................... 43 2.2.1. Vật liệu kết cấu ............................................................................... 44 2.2.2. Vật liệu hoàn thiện bề mặt ............................................................. 49 2.2.3. Vật liệu trang trí ............................................................................. 53 2.3. Nguyên lý cách âm cho quán bar vũ trƣờng .................................... 58 2.4. Kích thƣớc cho các hoạt động riêng biệt .......................................... 64 2.4.1. Kích thước tiêu chuẩn hoạt động của con người ........................... 64 4.4.2. Kích thước bàn ghế ........................................................................ 67 4.4.3. Kích thƣớc cho các hoạt động ở Bar .............................................. 70 CHƢƠNG III : CÁC YẾU TỐ THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN CAFÉ – BAR................................................................................................... 74 3.1. Các hình thức trang trí trong không gian ........................................ 74 3.1.1. Các quy luật cơ bản trong thiết kế không gian Bar café ............. 74 3.1.2. Các hình thức trang trí trong không gian quán cafe ..................... 85 3.1.3. Các hình thức trang trí trong không gian quán Bar ...................... 90 3.2. Phƣơng pháp sử dụng ánh sáng......................................................... 96 3.2.1. Nguyên tắc sử dụng các loại ánh sáng .......................................... 96 3.2.2. iải pháp chiếu sáng trong quán cafe ......................................... 103 3.2.3. Nguyên tắc sử dụng ánh sáng trong quán Bar ............................ 106 3.3. Phƣơng pháp sử dụng màu sắc trong thiết kế Cafe - bar ............. 108 3.3.1. Các nguyên tắc sử dụng màu sắc chung ...................................... 108 3.2.2. Các nguyên tắc sử dụng màu sắc trong Cafe - bar...................... 112 CHƢƠNG V : PHƢƠNG PHÁP SÁNG TÁC ........................................... 121 MỘT ĐỒ ÁN CAFE - BAR ......................................................................... 121 5.1. Nội dung, phƣơng pháp và yêu cầu khi thiết kế nội thất Cafe bar .............................................................................................................. 121 5.1.1. Nội dung nhiệm vụ của thiết kế nội thất Bar – café..................... 121 5.1.2. Trình tự thiết kế ............................................................................ 121 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 123 5.1.1. Nghiên cứu đối tượng ................................................................... 124 5.1.2 . Nghiên cứu hình thức của công trình.......................................... 125 5.1.2.1. Phân tích hiện trạng. ................................................................. 125 5.1.2.2. Tổ chức mặt bằng công năng theo yêu cầu thiết kế .................. 126 5.1.3. Xây dựng yêu cầu và nhiệm vụ thiết kế ........................................ 127 5.1.4. Nghiên cứu ý tưởng ...................................................................... 129 5.3. Quy trình thực hiện đồ án bar cafe ................................................. 139 5.3.1. Chọn hồ sơ kiến trúc .................................................................... 139 5.3.2. Nghiên cứu ý tưởng và các tài liệu liên quan .............................. 142 5.3.3. Nghiên cứu sơ đồ công năng và không gian ................................ 144 5.3.4. Bố trí mặt bằng nội thất, mặt bằng trần ...................................... 145 5.3.5. Vẽ chi tiết các mặt cắt .................................................................. 148 5.3.6. Vẽ chi tiết đồ................................................................................. 151 5.3.7. Các bản vẽ phối cảnh ................................................................... 152 5.4. Các yêu cầu khi chấm đồ án ................... Error! Bookmark not defined. 5.4.1. Yêu cầu về tiến độ và khối lượng ................................................. 223 5.4.1.1. Yêu cầu về tiến độ ..................................................................... 223 5.4.1.2. Yêu cầu về khối lượng ............................................................... 224 5.4.2. Yêu cầu về trình bày và thể hiện .................................................. 225 5.4.2.1. Yêu cầu đồ án : .......................................................................... 225 5.4.2.2. Quy mô của đồ án : ................................................................... 225 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 223 LỜI MỞ ĐẦU Đồ án thiết kế nội thất Café – Bar là một trong những môn học của chương trình đào tạo Cử nhân nghệ thuật chuyên ngành Nội thất của Khoa Tạo dáng công nghiệp Trường Đại học Mở Hà Nội. Đây là môn học có vai trò hỗ trợ tích cực với các môn học khác mục đích giúp cho sinh viên tiếp cận với phương pháp sáng tác nội thất công trình công cộng có tính chất kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đồ án này yêu cầu cao về tính khả thi, hình thức, chất lượng sử dụng, nắm bắt các giải pháp xử lý nội thất để đáp ứng cho yếu tố marketing trên thị trường thương mại có không gian dịch vụ ăn uống, giải trí ở mức độ quy mô lớn, trung bình, nhỏ. Hiện nay có khá nhiều tài liệu tham khảo nói về Thiết kế nội thất Cafe - bar tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu là các tài liệu hình ảnh hoặc phục vụ cho sinh viên chuyên ngành kiến trúc. Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu dạy và học cho chuyên ngành Thiết kế nội thất, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sau khi tham khảo các tài liệu có liên quan đến Thiết kế nội thất Café – Bar và yêu cầu thực tế của sinh viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất với thời lượng cụ thể, chúng tôi đã cố gắng rút kinh nghiệm, biên soạn giáo trình môn Thiết kế nội thất Café – Bar. Giáo trình này được chia làm 2 phần chính : phần lý thuyết và phần thực hành Phần lý thuyết - Khái niệm chung về Café – Bar - Phân loại Café – Bar - Đặc điểm của Café – Bar - Tổ chức không gian và một số loại hình Café – Bar. - Các nguyên tắc sử dụng màu sắc ánh sáng - Các yếu tố kỹ thuật sử dụng trong Café – Bar Phần thực hành - Phương pháp nghiên cứu - Quy trình thực hiện đồ án Café – Bar - Các yêu cầu khi chấm đồ án Với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên có tài liệu học tập, đồng thời để nghiên cứu, tham khảo, tự học, ngoài phần kiến thức cơ bản, tác giả đã cố gắng trình bày và hướng dẫn một cách dễ hiểu, có yêu cầu từ thấp đến cao để vừa trang bị kiến thức lý thuyết, vừa hướng dẫn thực hành và ứng dụng thực tế. Cách viết đan xen giữa diễn giải, trình bày thông qua các hình vẽ minh hoạ nhằm giúp sinh viên nắm bắt, thực hiện và thấy thích thú với môn học. Người biên soạn DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ Ths Thạc sĩ KTS Kiến trúc sư GV Giảng viên SV Sinh viên Nxb Nhà xuất bản TKNT Thiết kế nội thất Trg Trang WC Vệ sinh XD Xây dựng TM Thương mại 1 CHƢƠNG I : KHÁI NIỆM CƠ BẢN DỊCH VỤ CAFÉ – BAR Mục tiêu của chƣơng : Chương 1 giới thiệu tới sinh viên thông tin một cách khái quát về sự hình thành loại hình dịch vụ Café – Bar, khái niệm cơ bản về công trình Café – Bar, phân loại được các loại hình Café – Bar và các đặc điểm chung của Café – Bar. Từ đó sinh viên hiểu được thông tin lý thuyết khái nhất về loại hình công trình văn phòng. A. Ý NGHĨA , ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT MÔN HỌC 1. Ý nghĩa, đặc điểm Cuộc sống của chúng ta chủ yếu diễn ra trong không gian nội thất. Những không gian này chuẩn bị đầy đủ những điều kiện về khung cảnh vật chất để con người có thể sáng tạo và và làm cho công trình có nội dung và hình thức sinh động. Từ thời nguyên thủy con người đã biết dựa vào thiên nhiên để tạo ra không gian sống với mục đích che chắn và bảo vệ. Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đi kèm với đó là đời sống tinh thần ngày một nâng cao dẫn đến nhu cầu sinh hoạt trong không gian nội thất có sự biến chuyển nhằm đáp ứng được nhu cầu của con người. Loại hình công trình dịch vụ trong đó có dịch vụ Bar – café là loại công trình mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của con người. Một công trình nội thất Bar – café khi thiết kế không chỉ đáp ứng công năng vật chất là sự tiện dụng, khi sử dụng mà còn phải đáp ứng được công năng tinh thần với sự thoải mái, thư giãn. Nghiên cứu đặc điiểm loại hình công trình dịch vụ nói chung và công trình dịch vụ bar café nói riêng nhằm nêu bật được những đặc điểm về tổ chức không gian và đặc thù về các hình thức trang trí để có những lưu ý cần thiết 2 cho việc tìm kiếm những giải pháp thiết kế hiệu quả phù hợp với hình thức của công trình. Trình độ thẩm mỹ. Do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển cùng với nhu cầu của xã hội, các nguồn thông tin đại chúng đa dạng nên trình độ thẩm mỹ của con người ngày càng được nâng cao. Không gian nội thất Cafe - bar phải thỏa mãn nhu cầu sử dụng vì sự phát triển toàn diện của con người và sự tiến bộ của xã hội. Không gian nội thất Cafe - bar phải thỏa mãn nhu cầu tinh thần và mỹ cảm của con người đối với xã hội. Việc tổ chức không gian hài hòa, có nghĩa là tạo thành không gian kiến trúc, nội thất phải được coi là những công việc theo trình tự thiết kế trang trí nội thất phù hợp với kiến trúc. Đặc biệt với loại hình không gian có tính chất giải trí, thư giãn rất cần thiết phải chọn một ý tưởng sáng tạo và hình tượng nghệ thuật để làm nổi bật , gây sự chú ý và thu hút cho tổng thể công trình, Ngoài ra, đối với các công trình có tính chất giải trí cao như Bar, vũ trường thì còn cần tới sự tham gia của các yếu tố kỹ thuật nhằm tối ưu các công năng và tạo sự thoải mái tiện ích cho người sử dụng mà còn góp phần tạo nên nhiều yếu tố thẩm mỹ cho công trình. 2. Tính chất a. Yếu tố kỹ thuật Yếu tố kỹ thuật là thành phần quan trọng góp phần tạo ra hình ảnh công trình. Kỹ thuật thi công, kết cấu, cụ thể là các loại vật liệu hiện đại đã tạo ra những công trình Café – Bar hiện đại có giá trị thẩm mỹ cao. Những phương tiện, vật liệu mới, công nghệ, máy móc mới đã tác động đến quá trình sáng tạo ra các hình thức trang trí trong các công trình dịch vụ đặc biệt là các quán Bar - vũ trường, góp phần tạo ra các không gian không chỉ đẹp mắt mà còn có nhiều công năng hiện đại nhằm đảm bảo hoạt động của con người. 3 Ngày nay có thể thấy rất nhiều không gian café có hình khối kiến trúc rất đặc biệt. Có thể thấy kỹ thuật mới tác động tích cực đến kiến trúc thông qua phương pháp xây dựng.. Tuy nhiên, phải kết hợp kỹ thuật mới với những kỹ thuật xây dựng truyền thống, kỹ thuật xây dựng địa phương để tạo nên được những công trình đặc sắc. b. Yếu tố nghệ thuật Những ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật không ngừng tác động vào việc thay đổi hình thức kiến trúc và không gian nội thất ngày một rõ nét hơn. Ở mỗi thời kỳ khác nhau lại có nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, mỗi hình thức kiến trúc mang một sắc thái, một vẻ đẹp của riêng mình. Sự đa dạng của vật liệu, màu sắc giúp cho việc sáng tạo ra những không gian linh hoạt, tươi vui, đầy truyền cảm cho không gian nội thất một công trình. Kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kết hợp hài hòa với nhau, sự hòa hợp và tương phản về màu sắc, sự phong phú của sắc độ, của bề mặt công trình đã tạo nên sức hấp dẫn cho công trình. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH B. DỊCH VỤ. Công trình dịch vụ là các loại công trình phục vụ cho công việc thông thương các loại hàng hoá qua hoạt động trao đổi mua bán. Công trình thương mại và dịch vụ1 bao gồm: * Dịch vụ mua bán - Trung tâm thương mại; - Siêu thị; - Chợ; Theo quy định tại Phụ lục A ban hành kèm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành 4 1 - Cửa hàng bán lẻ; * Dịch vụ ăn uống - Nhà hàng ăn uống, giải khát...; * Dịch vụ vui chơi giải trí - Trung tâm logistic. - Khu vui chơi giải trí : game, vui chơi trẻ em… - Quán Bar, vũ trường, karaoke… * Dịch vụ làm đẹp - Spa, massage - Thẩm mỹ viện Nói chung, về chức năng sử dụng công trình công cộng có sự thay đổi, bổ sung theo xu hướng phát triển của xã hội… Do vậy, sự phân loại chỉ là tương đối, khi nghiên cứu thiết kế phải luôn linh hoạt, sáng tạo, để công trình thực sự đáp ứng được nhịp sống của xã hội hiện đại và thoả mãn được nhu cầu sử dụng ngày càng phức tạp của con người. Ngày nay loại hình công trình dịch vụ đang rất phát triển do nhu cầu ăn - mặc - ở - làm đẹp... tăng cao trong xã hội phát triển. Loại hình Cafe - bar nằm trong nhóm dịch vụ ăn uống. Với sự phát triển của xã hội hiện nay có rất nhiều dịch vụ Bar – café với nhiều hình thức trang trí đẹp mắt và công năng sử dụng độc đáo với nhiều chức năng kết hợp nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của con người. C. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LOẠI HÌNH CAFÉ – BAR 1.1 Khái niệm Café – Bar 1.1.1 Khái niệm quán cafe Quán cafe là một địa điểm được thiết kế xây dựng hoặc hình thành chủ yếu phục vụ cho khách hàng các món cà phê đã được chế biến hoặc đồ uống nóng khác. Quán cafe vừa có một số đặc điểm của một quán bar kết hợp với một số đặc điểm của một nhà hàng, tuy nhiên nó hoàn toàn khác với một quán 5 ăn tự phục vụ. Quán cafe là nơi tập trung bán cafe, trà các thức uống nóng, và các món ăn nhẹ, đối với các quán Bar thì còn có thêm các hình thức vui chơi giải trí khác. Quán cafe là một địa điểm sinh hoạt xã hội, một nơi để các thành phần xã hội trò chuyện, viết lách, đọc, thư giãn... có thể là cá thể hoặc các nhóm từ 2-3 người trở lên.  Sự hình thành quán café trên thế giới. Quán cafe đầu tiên ra đời ở thành phố Damascus, Istanbul dưới thời Đế chế Ottoman ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1530. Ở Châu Âu, quán cafe đầu tiên xuất hiện muộn hơn vào thế kỷ 17 (vào năm 1645), thuộc Đế chế Hungary (là quốc gia ở giữa Đế chế Roma và Đế chế Ottoman). Tại Anh, cụ thể là ở Oxford, quán cafe đầu tiên do một người Do Thái tên là Jacob mở vào năm 1650, ngày nay vẫn còn tồn tại dưới tên gọi "The Grand Café". Sau đó, quán cafe nhanh chóng trở lên phổ biến ở châu Âu, trở thành nơi hội họp của các tầng lớp, không phân biệt giai cấp, giới tính.… Một quán cafe điển hình ở Paris vào năm 1700, đàn ông treo mũ trước khi vào quán, ngồi trên một chiếc bàn dài có giấy và viết. Một chiếc bình cafe được bắc trên bếp. Một người phụ nữ duy nhất (bồi bàn) ở trong phòng phía sau chiếc rèm ngăn cách, rót cafe vào những chiếc cốc cao. Quán cafe tại Mỹ đầu tiên do dân Ý nhập cư lập nên. Các quán cafe Mỹ từ năm 1960 còn là nơi biểu diễn nhạc folk của nhiều ca sĩ hát với cây đàn ghita. Espresso Bar là loại quán cafe bắt nguồn từ Ý, du nhập vào Mỹ (điển hình là Starbucks) và phát triển với ít nhiều thay đổi khi đến các nước khác.  Sự hình thành quán café tại Việt Nam. Điều đặc biệt làm nên văn hóa cafe ở Việt Nam chính là niềm đam mê và gu thưởng thức độc đáo. Có thể thấy, hiếm có nơi nào trên thế giới lại xuất hiện nhiều quá café như ở Việt Nam. Quán cafe với đủ loại phong cách có mặt ở khắp mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn với những cách phục vụ và thưởng thức đa dạng, mang đậm phong thái của từng vùng miền… đã dần tạo 6 nên nét đặc sắc trong văn hóa cafe, định hình nên những làn sóng cafe của riêng đất “An Nam” một thời mà nay cả thế giới đang dần biết đến và ngưỡng mộ. Du nhập vào Việt Nam từ năm 1857, cafe là sản vật được người Pháp đem trồng ở đất Tây Nguyên vì thổ nhưỡng phù hợp. Cách thưởng thức cafe theo lối pha Phin kiểu tây kết hợp với phong cách Á Đông đã tạo nên một thuật ngữ rất dễ hiểu “cà phê Phin”. Lịch sử cafe thế kỷ 17-18 cho thấy người Pháp sau khi du nhập café từ Ả Rập đã phát minh ra lối pha chế bằng vợt (vải) sau đó là thêm sữa vào cafe để có Café au lait – cafe sữa như ngày nay. Hình 1: Quán café tại Sài òn trước năm 1975 (nguồn: cafenguyenchat.vn) Trong khi miền Bắc phổ biến các quán cafe mậu dịch phục vụ theo tinh thần bao cấp, hay những quán cafe gia đình do ông chủ tự pha chế và phục vụ rồi lấy tên mình làm tên quán như cafe Giảng, cafe Nhân, cafe Lâm… Thì ở miền Nam Việt lại hình cafe như một sản phẩm xa xỉ và bị cấm kinh doanh. Có rất ít quán cafe ở những thành những quán cafe sang trọng vừa gợi văn hóa Mỹ, vừa chứa đựng tinh thần phóng khoáng của con người Nam Bộ. Sau 7 giải phóng, ở thời kỳ bao cấp, nơi sang trọng mà chủ yếu là các quán được bày bán ở vỉa hè. Hiện nay với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người về các loại hình dịch vụ trong đó có Bar – café ngày càng cao. Điều này thúc đẩy loại hình công trình này phát triển rất nhanh chóng. Ngoài các không gian café truyền thống thì hiện nay ở các thành phố lớn còn du nhập rất nhiều loại hình Bar – café với nhiều phong cách phục vụ khác nhau theo kiểu Âu – Mỹ như café mang đi (take away) hay các không gian quán Bar, pub phục vụ theo cá tính và sở thích của từng đối tượng. 1.1.2 Khái niệm quán Bar Quán Bar là một cơ sở kinh doanh phục vụ các loại đồ uống có cồn. Tùy theo chính sách ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia thì khách đến các Bar thường ở độ tuổi được phép uống rượu trở lên. Ngoài ra, thuật ngữ “bar” cũng dùng để đề chỉ quầy và khu vục nơi đồ uống được phục vụ hay còn gọi là quầy pha chế, quầy bar. Thuật ngữ "bar" xuất phát từ thanh kim loại hoặc thanh gỗ (rào chắn) thường nằm dọc theo chiều dài của quầy bar. Quầy bar hay quán bar là một cái bàn hẹp dài hoặc ghế dài được thiết kế để pha chế bia hoặc đồ uống có cồn khác. Ban đầu bàn cao ngang ngực, và một phần thanh thường bằng đồng, chạy theo chiều dài của bàn, ngay trên chiều cao sàn, để khách hàng đặt chân lên, đặt tên cho cái bàn. Trong nhiều năm, chiều cao của các thanh được hạ xuống, và phân cao được thêm vào và thanh bằng đồng thau vẫn còn cho đến ngày nay. Tên gọi bar trở nên đồng nhất với công việc kinh doanh, (còn được gọi là một saloon hay một tửu quán hoặc đôi khi là một pub hay club, đề cập đến cơ sở thực tế, như trong pub bar hoặc club bar v.v.) là một cơ sở kinh doanh bán lẻ phục vụ đồ uống có cồn, như bia, rượu vang, rượu mùi, cocktail cùng các loại đồ uống khác như nước khoáng và nước ngọt. 8 Trong lịch sử phát triển của quán Bar đã có nhiều tên khác nhau cho các không gian uống rượu công cộng. Trong thời kỳ thuộc địa của Hoa Kỳ, các tửu quán là một nơi gặp gỡ quan trọng. Thế kỷ 19, các "saloon"2 có vai trò quan trọng đối với thời gian giải trí của tầng lớp lao động. Ngày nay, ngay cả khi một cơ sở sử dụng tên khác, chẳng hạn như "tavern" (tửu quán) hay "saloon" hoặc ở Vương quốc Anh một "pub", khu vực nơi người pha chế rót hoặc pha chế đồ uống trong cơ sở thường được gọi là "quầy bar". Việc bán hoặc tiêu thụ đồ uống có cồn đã bị cấm trong nửa đầu thế kỷ 20 tại một số quốc gia, bao gồm Phần Lan, Iceland, Na Uy và Hoa Kỳ. Tại Mỹ, các quán bar bất hợp pháp trong thời kỳ cấm rượu được gọi là các "speakeasy", "blind pig" và "blind tiger". 1.2 Phân loại : Quán café hay quán bar là một công trình dịch vụ, là nơi phục vụ uống với các loại đồ uống khác nhau và các đặc tính khác nhau phục vụ nhu cầu của con người. Uống cafe rất cần một không gian phù hợp. Nhiều quán cafe ra đời với những phong cách khác nhau. Các quán cafe được biết đến với nhiều sự tiện dụng và phổ biến tới mức xuất hiện hầu hết trong cuộc sống thường nhật của người dân: đãi khách, bàn công việc, gặp gỡ bạn bè, muốn có một không gian tĩnh để chiêm nghiệm về bản thân, cuộc sống, hay đơn giản chỉ là muốn thư giãn đều được thực hiện ở quán cafe. Vài năm trở lại đây khi công nghệ thông tin phát triển thì quán cafe lại trở thành nơi làm việc lý tưởng. Dựa trên cách thức phục vụ và địa điểm đặt quán mà quán café được phân loại như sau: 1.2.1 Theo gốc (rượu và các nước uống khác) 1.2.1.1. Pub Pub, hay public house là một địa điểm công cộng bán các loại nước uống chủ yếu là có cồn. Chúng được hình thành rất sớm trong văn hóa của 2 John M. Kingsdale, "Câu lạc bộ của người nghèo": Chức năng xã hội của Saloon cho tầng lớp lao động thành thị", trong cuốn American Quarterly, Vol. 25, No. 4. (Oct. 1973) 9 người Anh, Ireland, Australia, Canada và New Zealand. Trong đó, văn hóa pub ở Anh có vẻ phong phú và nổi trội hơn cả. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội đến mức được gọi là "trái tim nước Anh". Ở nhiều ngôi làng, pub cũng là địa điểm tập trung đông nhất trong cộng đồng. Bia rượu đã xuất hiện từ rất sớm, nhưng chỉ với sự xuất hiện của những địa điểm công cộng phục vụ những đồ uống này, chúng mới trở nên phổ biến đến chóng mặt, không chỉ đưa ngành công nghiệp sản xuất bia rượu sang một tầm phát triển mới, mà còn góp phần viết nên lịch sử. Chính bởi vì những lý do trên mô hình “pub” càng ngày càng thu hút khách, càng ngày càng đông, thậm chí quá tải. Hiện nay có rất nhiều pub, tập trung đông nhất là ở khu phố Tây, mỗi nơi một sắc màu khác nhau, có nơi chỉ đơn thuần bật nhạc, nhưng biết tận dụng không gian ngoài trời, có nơi chơi nhạc sống, nhạc acoustic (do người nước ngoài thể hiện/ do ca sĩ nổi tiếng trong nước thể hiện..). Hình 2: Không gian trong Pub (Nguồn: Printerest) Pub khác những nơi như quán cà phê, quán bar, nhà hàng... Quán 10 rượu hay pub là nơi chuyên thực hiện việc bán và tiêu thụ đồ uống có cồn, và hầu hết pub cung cấp một loạt các loại bia, rượu vang, rượu mạnh phục vụ cho bữa tiệc và nước ngọt. Loại hình quán này được kiểm soát bởi các nhà máy bia, bia bán ở đây thường tốt hơn giá trị hơn so với rượu vang và rượu mạnh. Bia được phục vụ tại một quán rượu có thể là thùng rượu bia, hay bia chai, bia lon. Tất cả các quán rượu cũng có săn một loạt các đồ uống không cồn. Theo truyền thống, cửa sổ của pub làm từ thủy tinh mờ để khách hàng được che khuất khỏi sự dòm ngó của những người đi trên đường phố. Chủ sở hữu, người thuê nhà hoặc người quản lý (cấp phép) của pub được gọi là "chủ quán rượu". 1.2.1.2. Tửu quán Quán rượu hay tửu quán hay quán bia, quán nhậu là một địa điểm kinh doanh nơi mọi người tụ tập để uống đồ uống có cồn (rượu, bia) và có thể được phục vụ thức ăn (mồi nhậu), và trong một số trường hợp, nơi thực khách có thể được ngủ lại vì đã say bí tỉ không thể ra về. Ở Phương Tây, một quán trọ có thể là một quán rượu và có cấp giấy phép. Từ này xuất phát từ tiếng Latinh là taberna và tiếng Hy Lạp quán rượu, có ý nghĩa ban đầu là một nhà kho hoặc nhà xưởng. Trong tiếng Anh, các quán rượu là những cơ sở phục vụ rượu vang trong khi các quán trọ phục vụ bia, rượu nói chung. Theo thời gian, từ quán rượu và quán trọ trở nên hoán đổi cho nhau và đồng nghĩa với nhau. Người Mỹ uống rất nhiều rượu rum là giá rẻ. Bên trong quán là những dãy bàn ghế gỗ, ghế mây được mô phỏng theo các không gian quán xá ngày xưa... và rất đông thực khách. Bây giờ, ở Hà Nội, cùng với bia hơi thì rượu dân tộc dường như đã trở thành một cái "mốt" của tầng lớp 20-40 tuổi. Người ta uống rượu vì bất cứ lý do gì: buồn, vui, sinh nhật, lâu lâu gặp nhau, mừng thắng lợi sau một phi vụ làm ăn, hay chỉ đơn giản là đang mưa gió không biết đi đâu, làm gì... 11 Bar là nơi trực tiếp bán và phục vụ các loại đồ uống có cồn, chủ yếu là bia, rượu, rượu vang, cocktail… đồ uống không có cồn, như nước khoáng, các loại nước giải khát… và cả đồ ăn nhanh, những trò chơi tiêu khiển, như bida, trò chơi điện tử, phi tiêu hay các chương trình nhạc sống có mời ca sĩ, vũ công biểu diễn… cho thực khách từ đủ 21 (có nơi quy định 18) tuổi trở lên. Bar mang đặc trưng của sự sôi động, mở nhạc với âm lượng lớn nhưng được cách âm với bên ngoài. Hình 3: Không gian trong Quán rượu (Nguồn: Printerest) 1.2.1.3. Quán Bar Trong nhà hàng - khách sạn có quy mô, bar được dùng để chỉ những quầy, khu vực chuyên phục vụ đồ uống nên còn được gọi là quầy bar hay quầy pha chế. Tại đây, bàn ghế được đặt cố định hoặc chỉ có ghế tại khu vực quầy bar để khách hàng ngồi. - Các loại hình Bar 12 Tùy thuộc vào các loại hình dịch vụ kèm theo, nhóm đối tượng khách hàng hướng đến mà Bar được phân chia thành nhiều loại. Tại Việt Nam, Bar hiện phổ biến với 3 kiểu cơ bản sau đây:  Bar bình dân: là loại hình phổ biến nhất dành cho các nhóm khách địa phương hoặc khu vực xung quanh, khách quen; tại đây, thực khách có thể thoải mái giao lưu, trò chuyện hoặc cùng nhau thưởng thức rượu, chơi bi-da, phóng phi tiêu,…  Bar thể thao: là loại hình dành cho giới thượng lưu, có điều kiện về kinh tế và có chung sở thích, niềm đam mê với thể thao; tại đây sẽ được bố trí bàn ghế đơn giản, được trang bị nhiều màn hình tivi lớn để truyền hình trực tiếp các trận thi đấu thể thao nổi tiếng; phục vụ thức uống chủ yếu là bia, ngoài ra còn có các món ăn nhẹ như pizza, hambuger…  Bar đặc biệt: là loại hình chủ yếu chỉ xuất hiện ở các khu dân cư cao cấp, diện tích nhỏ, nằm ở những vị trí khá yên tĩnh; thực khách đến đây sẽ cảm nhận được không gian ấm cúng, hoài niệm với các loại thức uống phục vụ thường là cocktail hay rượu chuyên biệt được pha chế theo từng công thức riêng. Ngoài ra, tại nhiều quốc gia khác trên thế giới còn có các loại hình bar phục vụ các đối tượng khác như Bar sinh viên… 13 Hình 4: Không gian quầy Bar trong Quán Bar (Nguồn: Printerest) Hình 5: Trong các quán Bar thường thiết kế thêm các khu vực giải trí khác như khu vực chơi nhạc, sàn nhảy (Nguồn: internet) 14 1.2.1.4. Club (Beer Club) Club là một nơi đặc trưng khi phần lớn diện tích gần 75% là sàn trống hoặc các bàn để phục vụ các hoạt động vừa ăn uống, vừa nhảy múa và vừa thưởng thức theo các chương trình giải trí. Beer Club là câu lạc bộ bia tươi được mở từ trưa tới tối dành cho những người thích thưởng thức bia . Khác với Bar Club, Beer Club không chỉ phù hợp với thanh thiếu niên hiện đại mà còn phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả dân văn phòng. Beer Club thông thường phục vụ 3 thứ. Đó là các đồ ăn, đồ uống và âm nhạc sôi động từ DJ và Dancer. Tại các quán Beer club thường thiết kế theo phong cách hiện đại, sử dụng nhiều đèn led. Không gian thường mở với những bộ bàn ghế ngồi cao và được bố trí linh hoạt để giúp khách có thể giao lưu một cách dễ dàng. Quầy Bar được thiết kế lớn với những thùng chứa bia của nhiều thương hiệu. Hình 6: Không gian trong Beer clob Sparta - Hà Nội (Nguồn: Printerest) 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan