Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU HỮU CƠ...

Tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU HỮU CƠ

.PDF
20
439
104

Mô tả:

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU HỮU CƠ
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU HỮU CƠ MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: TRỒNG RAU HỮU CƠ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2013 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau hữu cơ cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau hữu cơ. Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau hữu cơ” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau hữu cơ tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng rau hữu cơ. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị trước gieo trồng 2) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống 3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc rau hữu cơ 4) Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại 5) Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản sản phẩm 6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ nhóm rau hữu cơ – xóm Mòng huyện Lương sơn, Trại sản xuất rau hữu cơ trường cao đẳng nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau hữu cơ, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ 4 sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Giáo trình “Trồng và chăm sóc rau hữu cơ” giới thiệu khái quát về kỹ thuật trồng một số loại rau chính ra ruộng sản xuất với các xử lý hạt giống, gieo hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, tưới nước, làm cỏ, làm giàn cho các giai đoạn sinh trưởng của cây rau, luân canh và xen canh. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. 2. 3. 4. Phạm Thanh Hải (Chủ biên ) Trần Thị Thanh Bình Đồng Văn Quang Phùng Trung Hiếu MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU BẮP CẢI HỮU CƠ ................................... 2 1. Luân canh ............................................................................................................ 2 2. Thời vụ ................................................................................................................ 3 3. Mật độ, khoảng cách ........................................................................................... 4 4. Trồng rau, trồng xen ............................................................................................ 4 4.1 Trồng rau ........................................................................................................... 4 4.2 Trồng xen .......................................................................................................... 7 5. Lượng phân bón cho cây bắp cải ......................................................................... 8 5.1 Nhu cầu dinh dưỡng: lượng phân, thời gian bón ................................................ 9 5.2. Lượng phân bón lót cho cây bắp cải ............................................................... 10 5.3. Các bước thực hiện bón phân chuồng cho cây bắp cải .................................... 11 6. Chăm sóc ........................................................................................................... 13 6.1. Giai đoạn hồi xanh ......................................................................................... 13 6.2. Giai đoạn hồi xanh – trải lá ............................................................................. 15 6.4. Giai đoạn cuốn – thu hoạch ............................................................................ 19 Bài 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU DƯA CHUỘT HỮU CƠ ........................ 21 1. Luân canh .......................................................................................................... 22 2. Thời vụ .............................................................................................................. 23 3. Mật độ, khoảng cách ......................................................................................... 23 4. Trồng rau, trồng xen .......................................................................................... 23 4.1 Trồng dưa chuột .............................................................................................. 23 4.2. Trồng xen ....................................................................................................... 30 5. Lượng phân bón ................................................................................................ 31 5.1. Lượng phân bón lót cho cây dưa chuột ........................................................... 31 5.2. Lượng phân bón thúc cho cây dưa chuột ........................................................ 31 5.3. Các bước thực hiện bón .................................................................................. 32 6. Chăm sóc ........................................................................................................... 34 6.1. Giai đoạn cây con: .......................................................................................... 34 6.2. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: ................................................................ 35 6.3: Giai đoạn ra hoa: ............................................................................................ 40 6.4 Giai đoạn quả: ................................................................................................. 41 Bài 3: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐẬU CÔ VE HỮU CƠ..................................... 45 1. Luân canh .......................................................................................................... 46 2. Thời vụ .............................................................................................................. 46 3. Mật độ, khoảng cách ......................................................................................... 46 4. Trồng rau, trồng xen .......................................................................................... 47 4.1 Trồng đậu cô ve ............................................................................................... 47 2 4.2 Trồng xen ........................................................................................................ 50 5. Lượng phân bón ................................................................................................ 51 5.1. Lượng phân bón lót ........................................................................................ 51 5.2. Liều lượng bón phân thúc cho cây đậu cô ve: ................................................. 51 5.3. Các bước khi thực hiện bón phân thúc cho cây đậu cô ve ............................... 52 6. Chăm sóc ........................................................................................................... 54 6.1. Giai đoạn nảy mầm và hình thành lá thật: ....................................................... 55 6.2 Giai đoạn sinh cành và phát triển thân lá nhanh: .............................................. 56 6.3: Giai đoạn ra hoa và hình thành quả ................................................................ 60 6.4. Giai đoạn quả đầy và chín .............................................................................. 62 6.5. Giai đoạn thu hoạch: ....................................................................................... 63 Bài 4: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÀ CHUA HỮU CƠ ........................................ 66 1. Luân canh .......................................................................................................... 67 2. Thời vụ .............................................................................................................. 68 3. Mật độ, khoảng cách ......................................................................................... 68 4. Trồng cà chua, trồng xen ................................................................................... 69 4.1 Trồng cà chua .................................................................................................. 69 4.2 Trồng xen ........................................................................................................ 74 5. Lượng phân bón ................................................................................................ 75 5.1. Lượng phân bón lót cho cây cà chua ............................................................... 75 5.2. Lượng phân bón thúc cho cây cà chua: ........................................................... 76 5.3. Các bước bón phân cho cây cà chua ............................................................... 77 6. Chăm sóc ........................................................................................................... 78 6.1. Giai đoạn cây con ........................................................................................... 79 6.2. Giai đoạn ra hoa ............................................................................................. 84 6.3. Giai đoạn quả ................................................................................................. 90 6.4. Giai đoạn thu hoạch ........................................................................................ 91 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................... 95 5.1. Bài 1: Trồng và chăm sóc bắp cải hữu cơ ....................................................... 96 5.2. Bài 2: Trồng và chăm sóc dưa chuột hữu cơ ................................................... 96 5.3. Bài 3: Trồng và chăm sóc đậu cô ve hữu cơ.................................................... 96 5.4. Bài 4: Trồng và chăm sóc cà chua hữu cơ....................................................... 96 1 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU HỮU CƠ Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun trồng và chăm sóc rau hữu cơ cung cấp cho học viên: Các công thức luân canh, xen canh khi trồng cây rau. Biết được các kiến thức cơ bản, xác định được thời vụ trồng, xử lý hạt giống trước khi trồng, lượng phân và thời điểm bón phân hữu cơ cho cây rau và các công việc chăm sóc cho từng thời điểm sinh trưởng của cây rau. 2 Bài 1: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU BẮP CẢI HỮU CƠ Mã bài: MĐ03 – 01 Mục tiêu: - Xác định được các thời vụ, các giai đoạn chăm sóc bắp cải; - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rau bắp cải theo hình thức hữu cơ; - Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc rau bắp cải theo hình thức hữu cơ; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Giới thiệu về quy trình - Hạt giống CHUẨN BỊ - Hố trồng - Phân bón TIẾN HÀNH TRỒNG - Xác định mật độ, khoảng cách - Gieo hạt CHĂM SÓC - Tưới nước - Làm cỏ - Bón phân Sơ đồ quy trình trồng và chăm sóc bắp cải B. Các bước tiến hành 1. Luân canh Ở những vùng khác nhau thì có các công thức luân canh cây trồng khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về các công thức luân canh trên một số chân đất khác nhau ở Việt Nam. Bảng 4.1.1: Công thức luân canh cho cây cà chua Chân đất Công thức Cây trồng và thời gian 3 Bắp cải Đậu cô ve T7 - T11 1 T11 – T2 Đậu cô ve Vùng chuyên rau T11 – T3 Bắp cải 2 3 bắp cải/cải bao/su hào T9 – T11 ngô/khoai tây/đậu tương/thuốc lá T12 – T3 su hào T2 – T5 mướp T5 – T7 Mướp T3 – T5 su hào T7 – T10 T3 – T6 Vùng chuyên bán chuyên canh 1 Lúa xuân - củ đậu/một số loại rau mùa hè Đậu cô ve ngắn ngày T4 – T6 T1 – T4 lúa mùa sớm Càchua/bắp cải T6 – T10 T10 – T12 2. Thời vụ Thời vụ trồng ( dương lịch) T7 T10-T11-T12 T1-2 Hè thu Đông xuân muộn Đông xuân Ở các tỉnh phía bắc có 3 vụ trồng bắp cải chủ yếu : - Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12. - Vụ chính: gieo tháng 9-10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau. - Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2- 3 năm sau. Ở Tây nguyên, có thể gieo vụ 9-10 và vụ tháng 11 4 3. Mật độ, khoảng cách - Mật đô, khoảng cách: Mật độ và khoảng cách trồng bắp cải thay đổi tuỳ theo thời vụ. - Trồng đúng mật độ (900 – 1200 cây/ sào Bắc bộ hay 25.000 – 33.000 cây/ha). - Khoảng cách cây và hàng: + Vụ hè thu: Cây cách cây 35 cm – Hàng cách hàng 40 cm + Vụ đông xuân: Cây cách cây 40 cm – Hàng cách hàng 45 cm 4. Trồng rau, trồng xen 4.1 Trồng rau Bước 1: Lên luống - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Mặt luống: 1- 1,2 cm + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 1 – 1,2 cm + Rãnh: 30 – 40 cm Mặt luống 1 – 1,2 m Độ cao 15 – 25 cm Rãnh( 30- 40 cm) Hình 3.1.1: Kích thước luống trồng bắp cải Bước 2: San phẳng mặt luống 5 - Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt Hình 3.1.2: San phẳng mặt luống trồng rau Bước 3: Cuốc hố, rạch hàng Cuốc hố: Cuốc các hố để trồng theo khoảng cách đã định - Khoảng cách hố + Vụ hè thu: 35 – 40 cm + Vụ đông xuân: 40 – 45 cm Hình 3.1.3: Cuốc hố trồng rau - Rạch hàng: + Rạch hàng trên luống, rạch 2 hàng trên một luống + Khoảng cách hàng Hàng cách hàng 40 – 45 cm Hình 3.1.4: Rạch hàng trồng rau 6 Bước 4: Bón lót: - Dùng phân chuồng hoai mục bón lót cho cây bắp cải trước khi gieo trồng - Lượng bón: 7 tấn/sào Bắc Bộ 15 Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh Hình 3.1.5: Bón lót phân chuồng Bước 5: Trồng cây - Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc buổi tối - Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước - Bắp cải thường được mang trồng ra ruộng sau 3-4 tuần khi cây có 4-5 lá thật. - Lớp một lớp đất bột lên phân bón lót sâu đó trồng bắp cải hoặc trồng cây bắp cải cách hố phân bón lót 3- 4 cm. Hình 3.1.6: Cây bắp cải đủ tiêu chuẩn đem trồng Hình 3.1.7: Trồng bắp cải 7 Dùng dây nilon hoặc dây gai căng thẳng thành hai hàng làm mốc để trồng cây theo dây Hình 3.1.8: Căng dây trồng thẳng hàng Lưu ý: - Trước khi trồng vài giờ nên tưới đẫm nước, khi đào bứng cả bầu có lẫn đất để rễ không bị tổn thương và không bị chột. - Cây được trồng trên ruộng thường có thân không thẳng; những cây như vậy cần được trồng cao tới những lá đầu tiên để dảm bảo cho cây cứng cáp và sẽ không bị đổ khi lớn. Tưới thường xuyên sau khi trồng trong suốt giai đoạn khô. Cây mới trồng rất mẫn cảm với rối loạn nước. 4.2 Trồng xen - Xen canh có nghĩa là trồng cùng một lúc hai hoặc nhiều hơn 2 loại cây trên cùng một ruộng. Cũng có thể gọi nó là trồng hỗn hợp hai hay nhiều loại cây. Khi cây thuộc các họ khác nhau được trồng cùng với nhau thì sâu bệnh hại khó truyền lan từ cây này sang cây tiếp theo. Hình: 3.1.9. Trồng xen bắp cải với xà lách - Sâu bệnh hại sẽ khó tìm thấy cây chủ hơn nhiều khi chúng bị cây khác họ ngăn cản trên đường di chuyển đi tìm nguồn thức ăn. Các bào tử nấm có thể rơi trên cây không phải là cây kí chủ của nó. Đồng thời, thiên địch của sâu hại có cơ hội để ấn trốn ở những cây trồng khác. Khi cây trồng xen mọc cao hơn cây bắp cải, chúng có thể làm thành một rào chắn và vì vậy làm giảm khả năng lây truyền sâu và bệnh hại 8 - Công thức xen canh bắp cải- đậu vàng, hành hoa hay một số cây gia vị khác: Trong công thức xen canh bắp cải - đậu vàng cả 2 cây sẽ được trồng trên cùng một luống. Bắp cải sẽ được trồng trước đậu vàng khoảng 10-15 ngày. Còn nếu xen canh giữa bắp cải và các cây gia vị khác thì cả 2 loại cây trồng được gieo trồng cùng một thời gian Hình 3.1.10: Trồng xen bắp cải với cây hành và su hào Lưu ý: Một số các loại cây trồng xen bài tiết ra các hoá chất hoặc mùi khó chịu ngăn ngừa các côn trùng của cây khác, ví dụ như cây hành và tỏi. Mùi hăng toát ra từ các cây này xua đổi một số loài sâu hại, sâu hại sẽ bay đi và không tấn công các cây khác ở xung quanh cây hành hoặc câ tỏi này nữa. 5. Lượng phân bón cho cây bắp cải - Các loại phân hữu cơ như phân gia súc, phân gia cầm, phân bùn hoặc các vật liệu hữu cơ hoai mục đều là những nguồn cung cấp dinh dưỡng cho đất. Các loại phân hữu cơ đều có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp và quá trình phân giải các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho đất chậm. Hàm lượng trung bình các chất dinh dưỡng của cây trồng chứa trong các loại phân hữu cơ tự nhiên như sau: Bảng 4.1.2: Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong các loại phân hữu cơ Tỷ lệ % Nguồn Đạm Lân Kali Vôi Phân gia súc 1,5 1,0 0,94 0,2 Phân gia cầm 4,0 1,9 2,32 1,6 Phân than bùn 2,7 1,0 9 Hình 3.1.11: Phân chuồng đã xử lý dùng để bón cho cây rau 5.1 Nhu cầu dinh dưỡng: lượng phân, thời gian bón - Bắp cải là cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng lại có một khối lượng sản phẩm(năng suất, sản lượng) rất cao từ 20-60tấn/ha, do vậy bắp cải đòi hỏi phải được bón nhiều phân. Sự cung cấp này phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng trong đất và nguồn phân bón bổ sung. Nhu cầu đó vượt quá khả năng cung cấp của đất, kể cả các loại đất màu mỡ, nên biện pháp bón phân bổ sung cho rau là cần thiết. - Lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây chủ yếu do phân bón đưa vào đất bao gồm cả phân hữu cơ lẫn các loại phân vô cơ và phân khoáng. Lượng phân bón cho bắp cải ngoài việc dựa vào nhu cầu của cây con còn phải dựa vào điều kiện đất đai từng vùng, tình hình thời tiết mùa vụ. Bảng 4.1.3: Lượng phân bón khuyến cáo cho cây bắp cải Lượng bón (/ha) Thời gian bón Bón lót Loại phân Đất phù sa, đất rau lâu năm Phân chuồng ủ 20-30 tấn Đất bạc nghèo dưỡng màu, dinh 30 -40 tấn 10 5.2. Lượng phân bón lót cho cây bắp cải 5.2.1. Lượng phân bón lót: Bảng 4.1.4: Lượng phân bón lót cho cây bắp cải Lần bón Lượng ( kg/360 m2) Loại phân Bón lót ( trước khi trồng 3 -7 ngày) - Phân chuồng ủ 700 - 800 Cách bón - Trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh ` 5.2.2. Lượng phân bón thúc: Bảng 4.1.5: Lượng phân bón thúc cho cây bắp cải ( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m2) Lượng Lần bón Loại phân Cách bón ( kg/Bắc bộ) Bón thúc lần 1 Phân hữu cơ ủ hoai mục 100 (Sau khi cấy 3 ngày) Bón thúc lần 2 Phân hữu cơ ủ hoai mục Bón xung 100 – 150 quanh gốc rồi lấp đất Phân hữu cơ ủ hoai mục Bón xung 200 – 250 quanh gốc rồi lấp đất Phân hữu cơ ủ hoai mục Bón xung 300 – 400 quanh gốc rồi lấp đất (Sau khi cấy 10 -15 ngày) Bón thúc lần 3 (Khi cây sắp trải lá bàng) Bón thúc lần 4 (Khi cây bắt đầu cuộn) Bón xung quanh gốc rồi lấp đất Chú ý: - Phân dùng bón lót, bón thúc phải được ủ hoai mục 11 5.3. Các bước thực hiện bón phân chuồng cho cây bắp cải Bước 1: Sử dụng phân chuồng được ủ hoai mục Hình 3.1.12: Lấy phân chuồng hoai mục Bước 2: Lượng phân bón cho cây 100 – 150 g/gốc Hình 3.1.13: Bón phân chuồng cho từng cây 12 Bước 3: Bới đất xung quanh gốc, cách gốc 35cm Hình 3.1.14: Bới đất quanh gốc chuẩn bị bón phân Bước 4: Lấy một lượng phân chuồng 0,3 – 0,5 kg/gốc Hình 3.1.15: Lấy phân chuồng bón cho bắp cải Bước 5: Bón phân đều quanh gốc Hình 3.1.16: Bón phân chuồng hoai mục rồi lấp đất cho bắp cải 13 6. Chăm sóc 6.1. Giai đoạn hồi xanh 6.1. Những công việc cần làm giai đoạn hồi xanh Trồng dặm: - Kiểm tra và trồng bổ sung những cây bị chết bị sâu bệnh, chết Hình 3.1.17: Trồng dặm đảm bảo mật độ Tưới nước: - Sau khi trồng trước hồi xanh phải tưới nước giữ ẩm tưới đẫm cách gốc 7- 10 cm, số lần tưới 1-2 lần/ngày, thường xuyên thăm đồng, Hình 3.1.18: Tưới nước phun mưa Xới phá váng: - Sau trồng 10 -15 ngày xới phá váng, xới sâu, xới rộng làm cho đất tơi xố và trừ cỏ dại Hình 3.1.19: Xới phá váng sau trồng 14 Làm cỏ: - Tiến hành làm cỏ xung quang gốc và toàn bộ mặt luống - Dùng cuốc hoặc dùng tay Hình 3.1.20: Làm cỏ sau trồng Trồng cây dẫn dụ: - Sử dụng các cây dẫn dụ có mầu sắc sặc sỡ hoặc xua đuổi có màu vị xua đuổi côn trùng Ví dụ: cây cúc vạn thọ - Được trồng tại đầu luống và giữa luống Hình 3.1.21: Trồng cây dẫn dụ Bón thúc: sử dụng phân chuồng hoai mục bón thúc phân lần 1 và phân lần 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan