Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình luật thi hành án dân sự việt nam chủ biên nguyễn công bình,...

Tài liệu Giáo trình luật thi hành án dân sự việt nam chủ biên nguyễn công bình,

.PDF
400
249
130

Mô tả:

394-2018/CXBIPH/53-188/CAND 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Giáo trình (Tái bản lần thứ 3 có sửa đổi, bổ sung) NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2018 3 Chủ biên TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH TS. BÙI THỊ HUYỀN Tập thể tác giả 1. TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH Chương I & III 2. TS. NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG Chương IV 3. TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ Chương VII 4. TS. BÙI THỊ HUYỀN Chương II 5. TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO Chương VI 6. PGS.TS. TRẦN ANH TUẤN Chương V 4 LỜI GIỚI THIỆU Thi hành án dân sự là một trong những nội dung cơ bản của tư pháp dân sự, có tác động trực tiếp tới hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thông qua hoạt động tư pháp. Vì vậy, thi hành án dân sự luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm. Thời gian qua, cùng với những thành tựu của công cuộc cải cách tư pháp, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở nước ta cũng đã có nhiều tiến bộ và ngày càng có hiệu quả. Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự, ngày 14 tháng 11 năm 2008 tại kì họp thứ 4 Quốc hội Khoá XII đã thông qua Luật thi hành án dân sự và ngày 25 tháng 11 năm 2014 tại kì họp thứ 8 Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự. Việc Nhà nước ban hành Luật thi hành án dân sự Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam và kịp thời đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ phát sinh trong thi hành án dân sự. Trong chương trình đào tạo cử nhân luật, Luật thi hành án dân sự Việt Nam là môn học giáo dục chuyên nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật thi 5 hành án dân sự của các sinh viên, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn pháp luật, tập thể giảng viên Bộ môn luật tố tụng dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn cuốn Giáo trình luật thi hành án dân sự Việt Nam. Nội dung cuốn Giáo trình này bao gồm bảy chương trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về luật thi hành án dân sự như khái niệm luật thi hành án dân sự, nguồn của luật thi hành án dân sự, quan hệ pháp luật thi hành án dân sự, xã hội hoá thi hành án dân sự v.v.. Ngoài ra, còn phân tích làm rõ các quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành về thời hiệu, thẩm quyền và nguyên tắc thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thi hành án dân sự; đối tượng, thẩm quyền và thủ tục thi hành án dân sự v.v.. Hi vọng cuốn Giáo trình này sẽ đáp ứng được yêu cầu của các độc giả quan tâm đến luật thi hành án dân sự. Mặc dù tập thể tác giả đã cố gắng trình bày các vấn đề về luật thi hành án dân sự trong cuốn Giáo trình một cách rõ ràng và có hệ thống nhưng vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 6 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BPKCTT BLTTDS Biện pháp khẩn cấp tạm thời Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự LCT Luật cạnh tranh LTHADS Luật thi hành án dân sự LSĐBSLTHADS Luật sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự LTCTAND Luật tổ chức toà án nhân dân LTCVKSND LTTTM Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân Luật trọng tài thương mại PLTHADS Pháp lệnh thi hành án dân sự TANDTC Toà án nhân dân tối cao VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao 7 8 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH VÀ NGUỒN CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM 1. Khái niệm luật thi hành án dân sự Việt Nam Quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Việc giải quyết vụ việc dân sự tại toà án tuy rất quan trọng nhưng thực ra mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong giai đoạn này, toà án mới chỉ làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự và áp dụng các quy phạm pháp luật quyết định quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đã được toà án, trọng tài, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh quyết định muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua việc thi hành án. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án. Do vậy, theo nghĩa chung thì thi hành án dân sự là 9 thực hiện bản án, quyết định dân sự của toà án, trọng tài, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh. Thi hành án dân sự xuất phát và gắn liền với hoạt động xét xử của toà án, trọng tài, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh. Tuy vậy, theo nghĩa một thuật ngữ pháp lí thì còn có các ý kiến khác nhau về thi hành án dân sự.(1) Ý kiến thứ nhất cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành mà điều hành và chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính. Mặt khác, thi hành án dân sự ở nước ta lại không do toà án - cơ quan tư pháp tổ chức. Ý kiến thứ hai cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính-tư pháp vì thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành quyết định của toà án - cơ quan tư pháp, trọng tài, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh. Hơn nữa, trong quá trình thi hành án dân sự còn phải tiến hành các hoạt động mang tính hành chính như chứng thực bản sao giấy tờ, việc uỷ quyền thi hành án dân sự, trước bạ chuyển quyền sở hữu nhà cho người được thi hành án v.v.. Ý kiến thứ ba lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy ý kiến này là có cơ sở khoa học hơn cả. (1).Xem: Công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” do Viện nghiên cứu khoa học pháp lí thuộc Bộ tư pháp chủ trì thực hiện năm 2003, tr. 13; Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Những quan điểm cơ bản về BLTTDS Việt Nam” do Viện nhà nước và pháp luật thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia chủ trì thực hiện năm 2001, tr. 63 và Tạp chí luật học, số 2/2001, tr. 22. 10 Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp vì xét xử, giải quyết tranh chấp và thi hành án dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử, giải quyết tranh chấp là tiền đề của thi hành án dân sự, không có xét xử thì không có thi hành án dân sự. Ngược lại, thi hành án dân sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử. Thi hành án dân sự mang tính tài sản - đặc trưng của quan hệ dân sự. Trên thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề về tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng v.v.. Thông qua thi hành án dân sự, người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản. Thi hành án dân sự mang tính độc lập - đặc trưng của hoạt động tư pháp. Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án dân sự thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để bảo đảm hiệu quả của thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự. Vì vậy, khác với các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thi hành án dân sự được ban hành trước, Pháp lệnh thi hành án dân sự (PLTHADS) năm 2004 và Luật thi hành án dân sự (LTHADS) đã quy định cơ quan thi hành án dân sự tách khỏi các cơ quan tư pháp địa phương, không phụ thuộc về tổ chức và quản lí của các cơ quan này. Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan 11 tư pháp tổ chức thực hiện. Việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước do nhiều cơ quan tư pháp thực hiện và toà án chỉ là một trong các cơ quan đó. Cơ quan thi hành án dân sự có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước cho nên cơ quan thi hành án dân sự là một trong các cơ quan tư pháp. Để xã hội hoá thi hành án, các văn phòng thừa phát lại cũng được tổ chức thi hành án đối với một số bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Tuy vậy, việc tổ chức thi hành án dân sự của văn phòng thừa phát lại trong một số trường hợp vẫn chịu sự kiểm soát của cơ quan thi hành án dân sự như trường hợp cưỡng chế thi hành án dân sự.(1) Ngoài ra, để thực hiện các bản án, quyết định được đưa ra thi hành thì trong quá trình thi hành án dân sự đôi khi các chủ thể tham gia thi hành án còn phải tiến hành các hoạt động như yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ, việc uỷ quyền thi hành án, trước bạ chuyển quyền sở hữu nhà cho người được thi hành án v.v.. Tuy vậy, những hoạt động này không phải là hoạt động cơ bản, chỉ mang tính bổ trợ cho việc thi hành bản án, quyết định dân sự. Thi hành án dân sự là nhằm mục đích đưa bản án, quyết định dân sự ra thực hiện trên thực tế. Do vậy, đối tượng thi hành án dân sự trước hết phải là các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, sau đó là các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự, hành chính của toà án. Hiện nay, (1).Xem: Nghị định của Chính phủ số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định của Chính phủ số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. 12 nhìn chung pháp luật về thi hành án dân sự của các nước trên thế giới đều quy định đối tượng thi hành án dân sự theo hướng này. Tuy vậy, pháp luật về thi hành án dân sự của một số nước lại quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả các quyết định giải quyết tranh chấp về tài sản của cơ quan, tổ chức khác như quyết định của cơ quan thuế (Thuỵ Điển), quyết định của trọng tài (Pháp, Đức và Thuỵ Điển) hoặc các thoả thuận về quyền, nghĩa vụ dân sự của các đương sự (Pháp, Nhật Bản). Sở dĩ ở nhiều nước pháp luật về thi hành án dân sự quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác và các thoả thuận về quyền, nghĩa vụ dân sự của các đương sự vì theo pháp luật về thi hành án dân sự của các nước này toà án là cơ quan có quyền hạn, nhiệm vụ quản lí thi hành án và ra quyết định thi hành án. Mặt khác, đây đều là các quyết định giải quyết tranh chấp về tài sản hay thoả thuận về quyền, nghĩa vụ đối với tài sản và trước khi ra quyết định thi hành án toà án đã xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của chúng. Do vậy, về hình thức tuy là thi hành quyết định của các cơ quan, tổ chức khác hoặc sự thoả thuận của các đương sự nhưng về nội dung thực chất vẫn là thi hành quyết định dân sự của toà án. Ở Việt Nam, trước ngày 01/7/2003, đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự của toà án.. Tuy vậy, từ ngày 01/7/2003, đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại Việt Nam (Điều 57 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003). Sau đó, Điều 67 Luật trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM), Điều 2 PLTHADS năm 2004 và Điều 121 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định quyết định của trọng tài thương 13 mại, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh cũng được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Kế thừa các quy định này, Điều 1 LTHADS năm 2008 tiếp tục quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lí vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của toà án, bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được toà án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh và quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam. Vì vậy, theo nghĩa pháp lí thì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động tư pháp trong việc thực hiện bản án, quyết định dân sự của toà án và các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật. Quá trình thi hành án dân sự có sự tham gia của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức nên đã phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác liên quan đến việc thi hành án. Trong đó, mỗi chủ thể tham gia vào quá trình này với những động cơ, mục đích riêng. Mặt khác, thực tế thi hành án dân sự cũng cho thấy nhiều người phải thi hành án đã chây ỳ, không chịu thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ làm cho cơ quan thi hành án dân sự buộc phải tổ chức cưỡng chế thi hành án nên dễ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người liên quan đến thi hành án. Để bảo đảm việc thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thi hành 14 án dân sự Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự như thời hiệu yêu cầu thi hành án, thẩm quyền thi hành án, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia thi hành án, trình tự, thủ tục yêu cầu thi hành án, thụ lí đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, khiếu nại, tố cáo và kháng nghị về thi hành án v.v.. Trước đây, hoạt động thi hành án dân sự được xem là một dạng của hoạt động tố tụng dân sự cho nên tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự được coi là chế định cơ bản của luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển của khoa học pháp lí ở Việt Nam các ngành luật ngày càng được chia nhỏ hơn, theo đó tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong một lĩnh vực nhất định cũng có thể trở thành ngành luật độc lập. Thi hành án dân sự có sự độc lập tương đối và có nhiệm vụ khác với việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong thi hành án dân sự, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại vụ việc dân sự, không ra quyết định giải quyết lại nội dung vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tổ chức thực hiện các quyết định trong bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành. Các hành vi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia thi hành án dân sự cũng chỉ nhằm thực hiện các quyết định trong bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành và không có mục đích làm sáng tỏ vụ việc như trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân 15 sự, văn phòng thừa phát lại với đương sự, cá nhân, cơ quan và tổ chức phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự có thể thành một ngành luật - Luật thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự nhằm bảo đảm việc thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 2. Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam Tham gia vào quá trình thi hành án dân sự ngoài cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại, các đương sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Vì vậy, các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự khá đa dạng, bao gồm: Các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với đương sự; các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành án dân sự; các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với toà án, viện kiểm sát, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh và trọng tài; các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với nhau và các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với cơ quan quản lí công tác thi hành án. Ngoài ra, để thực hiện bản án, quyết định của toà án trong một số trường hợp còn phát sinh các quan hệ khác như quan hệ giữa các đương sự với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan. 16 Tuy vậy, để bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án dân sự, luật thi hành án dân sự Việt Nam chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ mà việc thực hiện có ý nghĩa trực tiếp đối với việc thi hành bản án, quyết định được đưa ra thi hành. Đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ mà việc thực hiện tuy có ý nghĩa đối với việc thi hành án nhưng không mang tính trực tiếp như quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với cơ quan quản lí công tác thi hành án dân sự, quan hệ giữa đương sự với các cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện một số công việc như công chứng, chứng thực việc uỷ quyền, bản sao giấy tờ liên quan đến thi hành án, việc đăng kí trước bạ, sang tên, công nhận quyền sở hữu nhà ở của nguyên đơn tại cơ quan quản lí nhà đất sau khi toà án xử chấp nhận yêu cầu được sở hữu nhà ở của nguyên đơn v.v. thì không do luật thi hành án quy định. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự. Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam là tiêu chí cơ bản để phân biệt luật thi hành án dân sự với các ngành luật khác. Tuy cũng là các quan hệ phát sinh giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác như quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nhưng các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh luật thi hành án dân sự Việt Nam có một số đặc trưng cơ bản sau đây: - Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành 17 án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự, từ khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu thi hành án đến khi kết thúc thi hành án. Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chủ động thi hành án, quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự phát sinh từ khi toà án chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự. - Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự có tác dụng trực tiếp đối với việc thi hành bản án, quyết định được đưa ra thi hành. - Một bên chủ thể của quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án dân sự hoặc văn phòng thừa phát lại còn bên kia là đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các mối quan hệ này có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự thành ba nhóm: - Nhóm thứ nhất bao gồm các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với các đương sự. - Nhóm thứ hai bao gồm các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với các cá nhân, cơ quan và tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự. - Nhóm thứ ba bao gồm các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với toà án, trọng tài, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh và viện kiểm sát. Trong các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự thì nhóm quan hệ giữa cơ quan thi hành 18 án dân sự, văn phòng thừa phát lại với các đương sự mang tính phổ biến, bởi đương sự là người có quyền hoặc nghĩa vụ thi hành án dân sự còn cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thi hành án dân sự. Để bảo đảm việc thi hành án nhanh chóng, đúng đắn, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước hết pháp luật phải điều chỉnh quan hệ này. Đối với các quan hệ khác, cũng có thể phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự nhưng không phải trường hợp nào cũng có. Tuy vậy, để nâng cao được hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, pháp luật thi hành án dân sự phải điều chỉnh cả các quan hệ này. 3. Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án dân sự là tổng hợp những cách thức mà luật thi hành án dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Do đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự khá đa dạng và trong thi hành án dân sự các đương sự vẫn có quyền quyết định quyền lợi của họ nên luật thi hành án dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bằng hai phương pháp là mệnh lệnh và định đoạt. Luật thi hành án dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bằng phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở chỗ quy định địa vị pháp lí của cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại hoàn toàn khác với địa vị pháp lí của các chủ thể khác. Trong quá trình thi hành án dân sự, các chủ thể khác đều phải phục tùng cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại. Quyết định của cơ quan thi 19 hành án dân sự được đưa ra trong quá trình thi hành án dân sự các chủ thể khác đều phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Sở dĩ pháp luật thi hành án dân sự quy định các chủ thể khác phải nghiêm chỉnh thực hiện quyết định của cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại là xuất phát từ yêu cầu của công tác thi hành án dân sự. Trong thi hành án dân sự, việc can thiệp của cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại là rất cần thiết, là yếu tố bảo đảm cho việc thi hành án dân sự được thực hiện. Thực tế đã chứng minh, trong nhiều trường hợp, nếu không có sự can thiệp của cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại thì việc thi hành án dân sự sẽ không thể thực hiện được. Ngoài ra, cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước, văn phòng thừa phát lại là tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án dân sự và được thực hiện quyền lực của Nhà nước để tổ chức thi hành án dân sự. Để các cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại thực hiện được chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao thì các cơ quan này phải có những quyền lực pháp lí nhất định đối với các chủ thể khác. Do đó, ở các quan hệ do luật thi hành án dân sự điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với các chủ thể khác. Ngoài phương pháp mệnh lệnh, luật thi hành án dân sự Việt Nam cũng điều chỉnh các quan hệ phát sinh quá trình thi hành án dân sự bằng phương pháp định đoạt. Theo đó, trong quá trình thi hành án dân sự, các đương sự vẫn được tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của họ và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Khi bản án, quyết định được thi hành, các đương sự có quyền tự quyết định việc thi hành án dân sự như yêu cầu đương sự bên kia hoặc cơ quan thi hành án dân sự 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146