Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình luật cạnh tranh nguyễn thị vân anh ...

Tài liệu Giáo trình luật cạnh tranh nguyễn thị vân anh

.PDF
423
157
100

Mô tả:

1 394-2018/CXBIPH/63-188/CAND 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI GIÁO TRÌNH LUẬT CẠNH TRANH (Tái bản lần thứ sáu có sửa đổi, bổ sung) NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2018 3 Chủ biên PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH Tập thể tác giả 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH Chƣơng 1, 3 (mục 1) 2. TS. TRẦN THỊ BẢO ÁNH Chƣơng 5 3. ThS. HOÀNG MINH CHIẾN Chƣơng 7 4. TS. LƢU HƢƠNG LY Chƣơng 2, 3 (mục 2) 5. ThS. ĐOÀN TỬ TÍCH PHƢỚC Chƣơng 6 6. TS. NGUYỄN NGỌC SƠN Chƣơng 4 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao... và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh. Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đối về phía mình”.(1) Theo Từ điển tiếng Việt, “cạnh tranh” là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”.(2) Trong khoa học kinh tế, đến nay các nhà khoa học dƣờng (1).Xem: CUTS - All About Competition Policy& Law For the advanced learner, 2000, page 1. (2).Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb. Đà Nẵng, 1997, tr. 108. 5 nhƣ chƣa thoả mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ, cạnh tranh là hiện tƣợng kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh và gắn với mọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thị trƣờng. Do đó, cạnh tranh đƣợc nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào ý định và hƣớng tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học.(1) Với tƣ cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cuốn “Các hoạt động hạn chế cạnh tranh và hoạt động thƣơng mại không lành mạnh” của Tổ chức thống nhất, tín thác vì ngƣời tiêu dùng (Ấn Độ) đã diễn tả: “Cạnh tranh trên thị trường là quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng ganh đua để giành khách hàng bằng các phương thức, biện pháp khác nhau”.(2) Theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì "cạnh tranh" đƣợc hiểu là "sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích cạnh tranh theo nghĩa kinh tế là: Hoạt động tranh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng có lợi nhất. (1).Xem: Trƣờng đại học kinh tế-luật, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật cạnh tranh, 2010, tr. 10. (2).Xem: CUTS Centre for Competition, Investment & Economic Regulation, Restrictive and Unfair Trade Practices, 2003, page 5. 6 Mặc dù đƣợc nhìn nhận dƣới các góc độ khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh song nhìn chung theo các cách giải thích trên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh đƣợc hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng. Cạnh tranh có thể xuất hiện giữa những ngƣời bán hàng và cũng có thể xuất hiện giữa những ngƣời mua hàng nhƣng cạnh tranh giữa những ngƣời bán hàng là phổ biến. Dƣới giác độ kinh tế, cạnh tranh có bản chất sau: - Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để giành giật khách hàng Trong kinh tế học, thị trƣờng đƣợc xác định là cơ chế trao đổi đƣa ngƣời mua và ngƣời bán của một loại hàng hoá hay dịch vụ đến với nhau. Đó đơn giản là giao dịch chứ không phải là địa điểm nhƣ mọi ngƣời thƣờng nghĩ, nó hình thành khi ngƣời mua đồng ý trả một mức giá cho sản phẩm mà nhà cung cấp bán ra. Trên thị trƣờng, giữa khách hàng và nhà cung cấp, luôn luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau. Khách hàng mong muốn mua đƣợc sản phẩm phù hợp nhất với giá rẻ nhất có thể, trong khi đó, nhà cung cấp mong muốn bán đƣợc sản phẩm càng nhanh càng tốt để đầu tƣ phát triển sản xuất thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Khuynh hƣớng này là nguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh, sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng để lôi kéo khách hàng về phía mình. Để ganh đua với nhau, các chủ thể kinh doanh phải sử dụng các phƣơng thức, thủ đoạn kinh doanh đƣợc gọi là các hành vi cạnh tranh của 7 doanh nghiệp. Kết quả của cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng làm cho ngƣời chiến thắng mở rộng đƣợc thị phần, tăng lợi nhuận, kẻ thua cuộc mất khách hàng và phải rời khỏi thị trƣờng. Quá trình cạnh tranh, ganh đua buộc các chủ thể kinh doanh phải xem xét lại mình để làm sao sử dụng tất cả các nguồn lực một cách hiệu quả. Chủ thể của cạnh tranh là các tổ chức, cá nhân kinh doanh có tƣ cách pháp lí độc lập. Cạnh tranh chỉ diễn ra khi có sự ganh đua của ít nhất hai chủ thể trở lên và phần lớn là đối thủ của nhau. Nếu không có đối thủ hay nói cách khác là tồn tại tình trạng độc quyền thì cạnh tranh không thể diễn ra. - Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ diễn ra trên thị trường Các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trƣờng luôn ganh đua nhau, giành cơ hội tốt nhất để mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên, cạnh tranh thƣờng chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung lợi ích nhƣ cùng tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào giống nhau hoặc cùng tìm kiếm thị trƣờng để bán những sản phẩm tƣơng tự nhau. Điều đó làm cho các doanh nghiệp có chung lợi ích tranh giành trở thành đối thủ của nhau. Chúng ta khó có thể thấy có sự cạnh tranh giữa một doanh nghiệp sản xuất xi măng với một doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn uống hoặc cũng khó có cạnh tranh giữa hai nhà sản xuất quần áo ở hai quốc gia chƣa hề có quan hệ thƣơng mại. Bởi vậy, lí thuyết cạnh tranh xác định sự tồn tại của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh khi chúng là đối thủ của nhau và sự 8 cạnh tranh, ganh đua giữa các đối thủ đó đƣợc thể hiện trên thị trƣờng. Đặc biệt, đối với nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh, để xác định có hành vi này xảy ra hay không thì phải xác định chủ thể thực hiện hành vi đó hoạt động trên thị trƣờng liên quan nào và những ai là đối thủ cạnh tranh của nó. Theo pháp luật của các nƣớc trên thế giới và theo Luật cạnh tranh của Việt Nam thì thị trƣờng liên quan là thị trƣờng của tất cả các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế cho nhau trong khu vực địa lí riêng biệt nhất định. - Cạnh tranh diễn ra gay gắt trong điều kiện của cơ chế thị trường Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trƣờng, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh doanh nên cạnh tranh diễn ra gay gắt trong cơ chế thị trƣờng khi mà công dân có quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp, tự do tìm kiếm cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh. Trong thời kì phong kiến, nhà nƣớc phong kiến luôn chủ trƣơng hình thành và phát triển các phƣờng, hội, các công xã nông thôn mang tính khép kín, tự cung tự cấp, do đó cạnh tranh không có điều kiện để phát triển. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung - nơi mà nhà nƣớc là nhà đầu tƣ duy nhất nắm quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế nên không thể nói đến kinh tế thị trƣờng, không thể tồn tại quyền tự do kinh doanh của cá nhân, do đó cạnh tranh cũng không thể tồn tại với tính chất là sự ganh đua kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng. Trong khoa học pháp lí, các nhà nghiên cứu cũng rất khó 9 có thể đƣa ra khái niệm chuẩn chung cho hiện tƣợng cạnh tranh với tƣ cách là mục tiêu điều chỉnh của pháp luật. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các chủ thể kinh doanh tự do cạnh tranh, tự do sáng tạo ra các phƣơng thức để ganh đua giành phần thắng về phía mình, do đó khái niệm cạnh tranh đƣợc pháp luật của rất ít nƣớc định nghĩa. Trong cuốn “Tài liệu tham khảo luật về cạnh tranh và chống độc quyền của một số nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới” do Bộ Thƣơng mại ấn hành năm 2001 phục vụ cho việc xây dựng Luật cạnh tranh của Việt Nam có giới thiệu luật về cạnh tranh của 9 nƣớc và vùng lãnh thổ trong đó chỉ có Luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ và Luật thƣơng mại lành mạnh của Đài Loan đƣa ra khái niệm cạnh tranh. Điều 3 Luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ quy định: Cạnh tranh có nghĩa là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ để quyết định các vấn đề kinh tế một cách độc lập. Điều 4 Luật thƣơng mại lành mạnh của Đài Loan quy định: “Cạnh tranh” là từ chỉ những hành động theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng mức giá, số lƣợng, chất lƣợng, dịch vụ ƣu đãi hơn hoặc những điều kiện khác nhằm giành cơ hội kinh doanh. Khái niệm về cạnh tranh theo quy định tại Luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc có thể thấy tƣơng tự cách hiểu về cạnh tranh dƣới giác độ kinh tế đã đƣợc trình bày ở phần trên. Luật cạnh tranh của Việt Nam ban hành năm 2004 cũng nhƣ luật về cạnh tranh của nhiều nƣớc trên thế giới (Trung Quốc, Hàn Quốc, Bungari, Nhật Bản…), tuy đều không đƣa ra 10 khái niệm cạnh tranh nhƣng bao gồm các quy phạm nhằm tạo lập và duy trì môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, đảm bảo sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh diễn ra theo trật tự và trong khung khổ đƣợc pháp luật quy định. 1.2. Các hình thức cạnh tranh Để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc xây dựng chính sách cạnh tranh, các nhà kinh tế cũng nhƣ các luật gia đƣa ra nhiều cách phân loại cạnh tranh khác nhau. 1.2.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước 1.2.1.1. Cạnh tranh tự do Cạnh tranh tự do là hình thức cạnh tranh thoát khỏi mọi sự can thiệp của nhà nƣớc. Trong thời kì đầu của chủ nghĩa tƣ bản (khoảng thế kỉ XVIII) cùng với chủ nghĩa tự do trong thƣơng mại, lí thuyết tự do cạnh tranh đã ra đời chống lại những nguy cơ can thiệp từ phía công quyền vào đời sống kinh doanh, để tạo môi trƣờng cho chủ nghĩa tƣ bản phát triển. Các quan điểm về tự do cạnh tranh ra đời vào thời kì giá cả tự do lên xuống theo sự chi phối của quan hệ cung cầu, của các thế lực thị trƣờng, nó đã khuyến khích và tạo điều kiện cho sự sáng tạo của con ngƣời trong kinh doanh chống lại những quan điểm cổ hủ của tƣ tƣởng phong kiến trọng nông. Lí thuyết về cạnh tranh tự do đƣa ra mô hình cạnh tranh mà 11 ở đó các chủ thể kinh doanh tham gia cuộc tranh đua hoàn toàn chủ động, tự do ý chí trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc, các kế hoạch kinh doanh của mình.(1) Cạnh tranh tự do cùng với quan điểm bàn tay vô hình do nhà kinh tế học ngƣời Scotland - Adam Smith (1723 - 1790) đƣa ra. Theo ông, sự phát triển kinh tế phải tuân thủ quy luật kinh tế khách quan tự phát và luôn có sự điều tiết của bàn tay vô hình vào hoạt động của thị trƣờng. Adam Smith cho rằng sự tự do, tự nó đã sản sinh ra hệ thống điều tiết các quan hệ và các lợi ích thị trƣờng. Trong khi chạy theo lợi ích cá nhân của mỗi nhà kinh doanh thì có “bàn tay vô hình” buộc con ngƣời phải thực hiện nhiệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội. Bởi vậy, cạnh tranh tự do tự nó đã tạo ra những quyền lực cần thiết để điều tiết và phân bổ các nguồn lực một cách tối ƣu, do đó nhà nƣớc không cần can thiệp sâu vào đời sống thị trƣờng. Việc nhà nƣớc can thiệp vào hoạt động kinh tế sẽ không có lợi cho sự phát triển của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa và làm giảm bớt sự tăng trƣởng của cải của nền kinh tế quốc dân. Lí thuyết về cạnh tranh tự do của Adam Smith đƣợc các nhà kinh tế học nhƣ Erich Hopmann, Schumpeter, Milton Friedman phát triển thành các trƣờng phái khác nhau.(2) Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội cho thấy các quan hệ kinh doanh ngày càng có sự đan xen của nhiều dạng lợi ích (1).Xem: Trƣờng đại học kinh tế-luật, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sđd, tr. 17. (2).Xem: Trƣờng đại học ngoại thƣơng, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 21. 12 nên quan điểm về bàn tay vô hình trong việc điều tiết cạnh tranh trên thƣơng trƣờng ngày càng trở nên khó đƣợc chấp nhận. Mô hình tự do cạnh tranh ngày nay đã không còn là mô hình lí tƣởng đƣợc áp dụng trong thực tế. 1.2.1.2. Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nƣớc là hình thức cạnh tranh đƣợc can thiệp bằng các chính sách cạnh tranh của nhà nƣớc để điều tiết, hƣớng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển theo trật tự nhất định, bảo đảm tạo lập và duy trì môi trƣờng kinh doanh bình đẳng. Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì những thủ pháp cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú. Chúng giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, xã hội phát triển hơn. Tuy nhiên, bên cạnh ƣu thế của cạnh tranh thì quá trình cạnh tranh cũng làm nảy sinh không ít các hành vi làm hạn chế cạnh tranh, dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh. Do đó, xã hội và thị trƣờng cần phải có “bàn tay hữu hình”, có quyền lực đứng trên các chủ thể kinh doanh sử dụng các công cụ và chính sách hữu hiệu để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trƣờng, để bảo vệ cạnh tranh. Để ngăn chặn, trừng phạt những hành vi xâm hại đến trật tự công bằng của thị trƣờng, khôi phục lợi ích chính đáng bị xâm hại bởi hành vi phản cạnh tranh, từ những năm đầu của thế kỉ XIX, các nhà nƣớc tƣ bản đã có quy định để xử lí các hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh. Sau đó, khi nền kinh tế tƣ bản chuyển sang giai đoạn phát triển tƣ bản độc 13 quyền thì lí thuyết về cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nƣớc đƣợc các nhà kinh tế học và luật học phát triển thêm một bƣớc. Đến nay, đa số các nƣớc đều thừa nhận tính đúng đắn của mô hình cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nƣớc. Một vấn đề quan trọng của mô hình cạnh tranh này là nhà nƣớc phải xác định chính xác mức độ, công cụ và phƣơng pháp can thiệp của mình vào môi trƣờng cạnh tranh để vừa bảo vệ cạnh tranh vừa khắc phục những khuyết tật của cạnh tranh đồng thời không can thiệp thô bạo vào thị trƣờng, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể. 1.2.2. Căn cứ vào đặc tính, cấu trúc của thị trường (bao gồm số lượng người mua và bán, loại hàng hoá được sản xuất, bản chất của rào cản gia nhập thị trường), các nhà kinh tế học chia cạnh tranh thành cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm 1.2.2.1. Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition) Cạnh tranh hoàn hảo (còn đƣợc gọi là cạnh tranh thuần túy (Pure Competition) là hình thức cạnh tranh diễn ra trên thị trƣờng có những đặc tính sau: - Có sự tham gia của nhiều ngƣời bán và nhiều ngƣời mua trên thị trƣờng, thị phần của ngƣời bán và khả năng tiêu thụ của ngƣời mua đều nhỏ đến mức không ai có đủ sức mạnh tác động tới giá cả sản phẩm. - Sản phẩm do những ngƣời bán cung ứng không có sự khác biệt dẫn đến các sản phẩm trên thị trƣờng đƣợc bán ở cùng một mức giá. Giá cả sản phẩm trên thị trƣờng đƣợc hình 14 thành khách quan thông qua quan hệ cung cầu và không chịu sự tác động của các chủ thể tham gia thị trƣờng. Trong hình thức cạnh tranh này, các chủ thể kinh doanh là ngƣời tiếp nhận giá chứ không phải là ngƣời đặt giá và có thể bán bất cứ lƣợng sản phẩm nào họ muốn tại mức giá thị trƣờng hiện tại. - Các chủ thể kinh doanh tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trƣờng. Trên thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo không có rào cản của việc gia nhập cũng nhƣ rời bỏ khỏi thị trƣờng. Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trong mô hình thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo và là thị trƣờng lí tƣởng cho cạnh tranh. Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo mang tính lí thuyết do các nhà kinh tế đƣa ra dựa trên những điều kiện giả định và không tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, có thể tìm thấy hình thức cạnh tranh gần nhƣ hoàn hảo trên thị trƣờng rau tƣơi, sữa bò tƣơi… 1.2.2.2. Độc quyền (Monopoly) Độc quyền tồn tại trên thị trƣờng có những đặc trƣng sau: - Chỉ có chủ thể duy nhất cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng mà không có sản phẩm thay thế cùng loại gần giống với nó. Trên thị trƣờng độc quyền chỉ có chủ thể kinh doanh duy nhất tồn tại mà không có đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền có thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu (độc quyền mua). Trong hai trƣờng hợp độc quyền này, trên thị trƣờng doanh nghiệp độc quyền đều có sức mạnh thị trƣờng và có khả năng khống chế ý chí của khách hàng, tƣớc bỏ khả năng lựa chọn của khách hàng 15 buộc họ phải giao dịch với doanh nghiệp độc quyền. - Doanh nghiệp độc quyền là ngƣời quyết định giá sản phẩm đối với loại mặt hàng nhất định. Họ có thể nâng giá hoặc hạ giá sản phẩm để thu đƣợc lợi nhuận độc quyền lớn nhất. - Rào cản gia nhập thị trƣờng rất lớn làm cho các doanh nghiệp khác rất khó khăn hoặc không thể tham gia thị trƣờng đƣợc.(1) Ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, các tiện ích công cộng nhƣ thị trƣờng điện, nƣớc sinh hoạt, vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đƣờng sắt là những ví dụ về thị trƣờng độc quyền vì chỉ có một doanh nghiệp là chủ thể cung ứng duy nhất trên địa bàn nhất định và không có những sản phẩm thay thế gần nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến độc quyền, đó là: 1) Độc quyền hình thành từ quá trình cạnh tranh (độc quyền tự nhiên). Với tƣ cách là kết quả của quá trình cạnh tranh, độc quyền đƣợc tạo ra bởi sự tích tụ dần theo cơ chế lợi nhuận và các nguồn lực thị trƣờng cứ tích tụ dần vào doanh nghiệp đã chiến thắng. Cứ nhƣ thế, sự bồi đắp qua thời gian cho doanh nghiệp chiến thắng, và sự ra đi của những doanh nghiệp thất bại đã hình thành nên thế lực độc quyền; 2) Độc quyền hình thành từ yêu cầu của công nghệ sản xuất hoặc yêu cầu về quy mô tối thiểu của ngành kinh tế kĩ thuật. Theo đó, trong những ngành kinh tế nhất định, tồn tại các yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật (1).Xem: David Begg, Staley Fisher and Rudiger Dauburch, Kinh tế học, Tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995, tr. 207. 16 hoặc yêu cầu về quy mô đầu tƣ, mà chỉ những nhà đầu tƣ nào đáp ứng đƣợc yêu cầu về công nghệ hoặc về số vốn đầu tƣ tối thiểu đó mới có thể đầu tƣ kinh doanh có hiệu quả. Những điều kiện về công nghệ và về vốn tối thiểu đã loại bỏ dần những ngƣời không đủ khả năng, rút cuộc chỉ có một nhà đầu tƣ nào đó có thể đáp ứng đƣợc và thị trƣờng đã trao cho ngƣời đủ điều kiện vị trí độc quyền. Trong trƣờng hợp này doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất mức sản lƣợng đủ cho thị trƣờng với chi phí thấp nhất. Một ví dụ tiêu biểu cho việc hình thành độc quyền theo cách này là ở thị trƣờng cung cấp nƣớc sạch của nhiều nƣớc trên thế giới. Để cung cấp nƣớc cho dân cƣ ở một địa phƣơng, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống mạng lƣới ống dẫn trong toàn bộ địa phƣơng đó. Do đó, nếu hai hay nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong cung cấp dịch vụ này, thì mỗi doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí cố định để xây dựng mạng lƣới ống dẫn. Mặt khác, với mức sản lƣợng nƣớc nhất định cung cấp cho dân cƣ ở địa phƣơng đó thì việc tồn tại nhiều doanh nghiệp sẽ dẫn đến mức sản lƣợng của mỗi doanh nghiệp thấp hơn, chi phí sản xuất cao hơn chỉ một doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng; 3) Độc quyền hình thành từ sự bảo hộ của nhà nƣớc (bao gồm bảo hộ bằng các quyết định hành chính cho các doanh nghiệp của nhà nƣớc và bảo hộ các đối tƣợng thuộc sở hữu công nghiệp); 4) Độc quyền do sự tích tụ tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế diễn ra thông qua việc sáp nhập, hợp nhất mua lại hoặc liên doanh và những hình thức khác có thể hình thành 17 doanh nghiệp độc quyền. Sự tồn tại của doanh nghiệp độc quyền tạo ra những ƣu điểm đồng thời cũng gây thiệt hại cho nền kinh tế. Bởi doanh nghiệp độc quyền có tiềm lực kinh tế nên có khả năng tập trung mọi nguồn lực thị trƣờng để đầu tƣ, phát triển, nghiên cứu công nghệ, thực hiện các dự án đầu tƣ đòi hỏi vốn lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của độc quyền làm triệt tiêu cạnh tranh và gây hậu quả xấu cho xã hội nhƣ: 1) Doanh nghiệp độc quyền rất dễ đặt ra mức giá cao để bóc lột ngƣời tiêu dùng; 2) Độc quyền có thể là nguyên nhân gây lãng phí cho xã hội bằng các chi phí mà doanh nghiệp đặt ra để củng cố và duy trì độc quyền; 3) Độc quyền tạo ra sức ỳ cho bản thân doanh nghiệp độc quyền, điều này thể hiện khá rõ trên thị trƣờng mà doanh nghiệp nhà nƣớc giữ vị trí độc quyền. 1.2.2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition) Cạnh tranh không hoàn hảo diễn ra trong thị trƣờng có sự khuyết đi của một trong các yếu tố của cạnh tranh hoàn hảo. Trong thực tế, cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trƣờng, ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế. Trong thị trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo, do thiếu điều kiện để sự hoàn hảo tồn tại nên mỗi thành viên của thị trƣờng đều có sức mạnh nhất định đủ để tác động đến giá cả của sản phẩm theo những mức độ nhất định. Kinh tế học chia cạnh tranh không hoàn hảo thành 2 loại: Cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm. Cạnh tranh mang tính độc quyền (Monopolistic Competition) 18 Là hình thức cạnh tranh tồn tại trên thị trƣờng có những đặc trƣng sau: - Có số lƣợng lớn ngƣời bán và ngƣời mua - Các sản phẩm của ngƣời bán về cơ bản là giống nhau và có thể thay thế cho nhau song những sản phẩm này có sự khác biệt về hình dáng, kích thƣớc, chất lƣợng, nhãn mác. - Trên thị trƣờng tồn tại một số mức giá do doanh nghiệp đƣa ra bởi mỗi doanh nghiệp có sức mạnh đối với sản phẩm của mình bằng sự dị biệt hoá về sản phẩm. Trên thị trƣờng cạnh tranh mang tính độc quyền, doanh nghiệp không tham gia cạnh tranh về giá trên thị trƣờng này bởi ảnh hƣởng đến cầu của một công ti có mức giá thấp là không đáng kể. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện các chiến lƣợc cạnh tranh phi giá cả bằng cách dị biệt hoá sản phẩm để thu hút khách hàng. - Không có rào cản tham gia thị trƣờng. Các doanh nghiệp tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trƣờng. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, những thị trƣờng hàng hoá tiêu dùng quay vòng nhanh nhƣ xà phòng, thuốc đánh răng, mĩ phẩm, sản phẩm may mặc, đồ gia dụng… là những thị trƣờng cạnh tranh mang tính độc quyền vì trên thị trƣờng này tồn tại nhiều sản phẩm có thể thay thế cho nhau trong quá trình sử dụng. Độc quyền nhóm (Oligopolistic Competition) Là hình thức trung gian giữa cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền, tồn tại trên thị trƣờng có đặc trƣng sau: - Chỉ có một số ít doanh nghiệp bán hoặc sản xuất sản 19 phẩm nào đó, nên họ chiếm hầu hết các nguồn cung trên thị trƣờng. Đây là thị trƣờng mang tính tập trung cao. - Các doanh nghiệp trong thị trƣờng này đều có thể biết các đối thủ cạnh tranh có thể phản ứng nhƣ thế nào trƣớc chiến lƣợc kinh doanh của mình. Do đó, các doanh nghiệp trên thị trƣờng này, thƣờng có khả năng đồng thuận về giá và sản lƣợng. - Các doanh nghiệp trong thị trƣờng này có xu hƣớng sản xuất số lƣợng lớn hàng hoá có nhãn hiệu để đa dạng dòng sản phẩm nên cạnh tranh dƣới hình thức phi giá cả (nhƣ tạo ra sự trung thành của khách hàng đối với một nhãn hiệu) và củng cố cạnh tranh với chi phí quảng cáo cao. - Sự tham gia thị trƣờng của đối thủ cạnh tranh là khó khăn do rào cản gia nhập thị trƣờng là rất lớn. Độc quyền nhóm thƣờng gây ra những ảnh hƣởng đáng kể đến giá cả thị trƣờng và sự quyết định giá của doanh nghiệp khác. Trong thị trƣờng độc quyền nhóm, hoạt động của mỗi công ti phụ thuộc vào động thái của các công ti khác và phải xem xét kĩ lƣỡng hành động của các công ti khác trên thị trƣờng trƣớc khi đƣa ra bất cứ hành động nào. Trong thị trƣờng độc quyền nhóm, cạnh tranh có thể bị suy yếu vì các doanh nghiệp có thể thấy trƣớc đƣợc lợi thế khi họ cấu kết để hành động nhƣ doanh nghiệp độc quyền. Tình trạng độc quyền nhóm thƣờng xuất hiện tại những thị trƣờng chỉ có một số lƣợng nhỏ doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và khả năng công nghệ mới có thể tham gia đầu tƣ, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146