Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Chụp ảnh - Quay phim Giáo trình Kỹ thuật chup ảnh...

Tài liệu Giáo trình Kỹ thuật chup ảnh

.PDF
163
2271
75

Mô tả:

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CHỤP ẢNH (Dành cho sinh viên ngành Đồ họa) 1 MỤC LỤC BÀI 1: MÁY ẢNH CƠ BẢN ......................................................................................................... 5 1 Nhiếp ảnh là gì?........................................................................................................................ 5 1.1 Định nghĩa: ......................................................................................................................... 5 1.2 Đặc trưng của nhiếp ảnh:.................................................................................................... 6 2 Phân loại máy ảnh .................................................................................................................... 6 3 Các thuật ngữ nhiếp ảnh: ........................................................................................................ 15 4 Các bộ phận chính: ................................................................................................................. 15 5 Các bộ phận phụ: .................................................................................................................... 16 6 Chức năng quay phim: ........................................................................................................... 16 7 Bảo quản máy ảnh: ................................................................................................................. 16 8 Lựa chọn máy ảnh: ................................................................................................................. 16 BÀI 2: BỐ CỤC CĂN BẢN ........................................................................................................ 18 1 Khái niệm về bố cục: .............................................................................................................. 18 2 Phân tích bối cảnh: ................................................................................................................. 19 3 Nguyên tắc 1/3 - Đường mạnh, điểm mạnh: .......................................................................... 19 4 Vùng mạnh – vùng tựa: .......................................................................................................... 22 5 Đường nét, hình dạng: ............................................................................................................ 24 5.1 Bố cục cân đối .................................................................................................................. 26 5.2 Bố cục không cân đối ....................................................................................................... 27 5.3 Sự gợi cảm bằng đường nét .............................................................................................. 29 5.4 Một vài ví dụ minh họa: ................................................................................................... 31 6 Hướng nhìn – hướng chuyển động: ........................................................................................ 34 7 Chiều sâu không gian ảnh: ..................................................................................................... 35 8 Sự tương phản: ....................................................................................................................... 36 9 Khung viền: ............................................................................................................................ 39 10 Phá bố cục .............................................................................................................................. 40 BÀI 3: ỐNG KÍNH ...................................................................................................................... 42 1 Khái niệm ống kính ................................................................................................................ 42 2 Các thông số kỹ thuật ............................................................................................................. 42 2.1 Hãng sản xuất ................................................................................................................... 42 2.2 Tiêu cự ống kính............................................................................................................... 43 2.3 Khẩu độ ............................................................................................................................ 43 3 Những hằng số của ống kính .................................................................................................. 43 4 Thành phần cấu tạo ................................................................................................................ 49 4.1 Cấu tạo bên trong ống kính .............................................................................................. 49 5 Phân loại ................................................................................................................................. 51 5.1 Ống kính tiêu cự trung bình F=50mm (Normal lens) ...................................................... 51 5.2 Ống kính tiêu cự ngắn F<7-35mm (widephoto lens) ....................................................... 52 5.3 Ống kính tiêu cự dài F>70-1000mm (telephoto lens) (32o-2o) ........................................ 52 6 Các thuật ngữ thường gặp ...................................................................................................... 53 6.1 Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống Canon:............................................................................... 53 6.2 Thuật ngữ và ký hiệu trên ống Nikon............................................................................... 55 7 Bảo quản ................................................................................................................................. 61 Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 2 BÀI 4: NGUỒN SÁNG ................................................................................................................ 63 1 Nguồn sáng thiên nhiên .......................................................................................................... 63 1.1 Khái niệm ......................................................................................................................... 63 1.2 Phân loại ........................................................................................................................... 63 1.2.1 Ánh sáng khuếch tán – nguồn sáng tản ................................................................... 63 1.2.2 Ánh sáng chiếu thẳng – nguồn sáng tụ .................................................................... 64 2 Nguồn sáng nhân tạo .............................................................................................................. 65 2.1 Khái niệm ......................................................................................................................... 65 2.2 Phân loại ........................................................................................................................... 65 2.2.1 Nguồn sáng liên tục ................................................................................................. 65 3 Hướng sáng ............................................................................................................................ 67 3.1 Sáng thuận ........................................................................................................................ 67 3.2 Hướng sáng 450 (Xiên, bên, chếch) – mặt trời ở góc 450 ................................................. 68 3.3 Trái sáng (mặt trời ở sau lưng chủ đề) ............................................................................. 69 BÀI 5: ẢNH CHÂN DUNG ........................................................................................................ 71 1 Khái niệm ............................................................................................................................... 71 2 Yếu tố tạo ảnh ........................................................................................................................ 71 2.1 Kỹ thuật ............................................................................................................................ 71 2.2 Sắc độ ( tông màu, gam màu) ........................................................................................... 72 3 Phân loại ................................................................................................................................. 72 4 Các phương pháp chụp ảnh chân dung................................................................................... 73 5 Các phương tiện kỹ thuật trong ảnh chân dung ...................................................................... 75 6 Các góc độ .............................................................................................................................. 75 7 Ánh sáng trong ảnh chân dung ............................................................................................... 76 BÀI 6: ẢNH PHONG CẢNH ...................................................................................................... 81 1 Khái niệm ............................................................................................................................... 81 2 Phân loại ................................................................................................................................. 81 2.1 Ảnh phong cảnh thiên nhiên: ........................................................................................... 81 2.2 Ảnh phong cảnh kiến trúc: ............................................................................................... 82 2.3 Ảnh phong cảnh sinh hoạt ................................................................................................ 82 3 Đặc điểm ................................................................................................................................ 83 3.1 Loại ảnh ............................................................................................................................ 83 3.2 Lớp cảnh ........................................................................................................................... 84 4 Kỹ thuật .................................................................................................................................. 86 5 Phương pháp chụp .................................................................................................................. 87 BÀI 7: ẢNH SẮC ĐỘ NẶNG NHẸ ............................................................................................ 89 1 Khái niệm ............................................................................................................................... 89 2 Ảnh sắc độ nặng (low-key lighting) ....................................................................................... 89 3 Ảnh sắc độ nhẹ (high-key lighting) ........................................................................................ 92 BÀI 8: KÍNH LỌC MÀU............................................................................................................. 95 1 Nguyên lý hoạt động .............................................................................................................. 95 2 Cấu tạo.................................................................................................................................... 95 2.1 Filter ................................................................................................................................. 95 2.2 Filter cokin ....................................................................................................................... 96 3 Phân loại ................................................................................................................................. 96 Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 3 3.1 UV Filter .......................................................................................................................... 96 3.2 ND Filter ( Neutral Density Filter ) .................................................................................. 98 3.3 GND Filter (Graduated Neutral Density Filter ) ............................................................ 100 3.4 Graduated Filter: ............................................................................................................ 101 3.5 Polarizers Filter: ............................................................................................................. 102 3.6 Linear Polarizers Filter: .................................................................................................. 103 3.7 Circular Polarizer Filter - CPL: ...................................................................................... 104 3.8 Color Correction Filter ................................................................................................... 106 3.9 Infrared Filter ................................................................................................................. 109 3.10 Effect filter - Kính lọc hiệu ứng ..................................................................................... 111 BÀI 9: ĐỊNH DẠNG FILE ẢNH .............................................................................................. 121 1 Giới thiệu .............................................................................................................................. 121 2 Định dạng tập tin .................................................................................................................. 121 2.1 JPEG (JOIN PHOTOGRAPHIC EXPERT GROUP): ................................................... 121 2.2 RAW............................................................................................................................... 122 2.3 TIFF ................................................................................................................................ 124 BÀI 10: TẠO DÁNG ................................................................................................................. 125 1 Khái niệm ............................................................................................................................. 125 2 Nguyên tắc cơ bản ................................................................................................................ 125 3 Tư thế của chủ đề ................................................................................................................. 126 3.1 Tư thế của cơ thể ............................................................................................................ 126 3.2 Tư thế của đầu và gương mặt ......................................................................................... 129 4 Những điều cần lưu ý ........................................................................................................... 132 4.1 Ngoại khổ ....................................................................................................................... 132 4.2 Thời trang ....................................................................................................................... 133 4.3 Thể thao .......................................................................................................................... 134 4.4 Áo tắm ............................................................................................................................ 135 BÀI 11: CHỤP ẢNH TRẺ CON VÀ TRẺ SƠ SINH ................................................................ 137 1 Đối tượng chụp ..................................................................................................................... 137 2 Nguyên tắc chung ................................................................................................................. 138 BÀI 12: CHỤP ẢNH ĐÁM ĐÔNG ........................................................................................... 140 1 Kịch bản ............................................................................................................................... 140 2 Chọn nền .............................................................................................................................. 143 2.1 Phá vỡ những quy tắc chung .......................................................................................... 143 2.2 Thời gian chụp................................................................................................................ 143 2.3 Ánh sáng ......................................................................................................................... 144 2.4 Hậu cảnh ......................................................................................................................... 144 2.5 Hãy đổi góc chụp ............................................................................................................ 145 BÀI 13: CHỤP ẢNH ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN ĐỘNG ............................................................ 148 1 Tốc độ chụp .......................................................................................................................... 148 2 Phóng sự thể thao ................................................................................................................. 150 2.1 Thiết bị cần mang theo ................................................................................................... 150 2.2 Chân dung hay phong cảnh ............................................................................................ 151 2.3 Hiểu biết về lĩnh vực thể thao bạn muốn chụp ............................................................... 151 2.4 Hiểu biết về con người bạn muốn chụp.......................................................................... 152 Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 4 2.5 Motion blur ..................................................................................................................... 153 BÀI 14: CHỤP ẢNH BAN ĐÊM .............................................................................................. 154 1 Sử dụng phim nhạy sáng ...................................................................................................... 154 2 Hiệu ứng chụp đêm .............................................................................................................. 154 3 Thời lượng sáng.................................................................................................................... 155 BÀI 15: CHỤP ẢNH ĐỘNG VẬT ............................................................................................ 157 1 Thiết bị ................................................................................................................................. 157 1.1 Ống kính ......................................................................................................................... 157 1.2 ISO ................................................................................................................................. 158 1.3 Chân máy........................................................................................................................ 158 2 Chọn góc .............................................................................................................................. 158 2.1 Tìm hiểu về loài vật ........................................................................................................ 159 2.2 Âm thanh của loài vật ..................................................................................................... 160 2.3 Đừng lại gần quá ............................................................................................................ 160 2.4 Đừng dùng đèn flash ...................................................................................................... 160 2.5 Kiên nhẫn ....................................................................................................................... 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 162 Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 5 BÀI 1: MÁY ẢNH CƠ BẢN Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: - Trang bị kiến thức về máy ảnh. - Phân biệt các nhóm máy ảnh. - Nguyên tắc chọn máy ảnh. Nội dung chính: 1 Nhiếp ảnh là gì? 1.1 Định nghĩa: - Hình ảnh của máy ảnh khác với hình ảnh của thị giác con người như thế nào hình ảnh cũng khác với mọi hình thức tạo hình và các bức ảnh cũng khác với thế giới thực đã tạo ra chúng như vậy. Nhiếp ảnh phụ thuộc vào ánh sáng. Ngay cái từ “Photography” – do nhà khoa học Anh Quốc Sir John Herscherl sử dụng lần đầu tiên năm 1839, theo gốc la-tinh cũng có nghĩa là “vẽ bằng ánh sáng”. - Trong nhiếp ảnh, ánh sáng “vẽ” bằng cách làm biến đổi một số yếu tố nào đó của các vật liệu nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng do đó chính là tác động vật lý để sáng tạo hoặc tái tạo hình ảnh và bởi vì cần phải có các chất liệu cảm quang, cả hai yếu tố này sẽ cùng tác động đến những đặc tính quan trọng của nhiếp ảnh. - Điều quan trọng nhất trong những đặc tính ấy là sự liên tục của sắc độ. Sự liên tục của sắc độ trong nhiếp ảnh là khả năng ghi nhận những thay đổi từ nhạt đến đậm – từ trắng qua đen – mà không làm lộ bước chuyển tiếp. Nói cách khác nhiếp ảnh có thể tạo ra một số hầu như vô hạn các giá trị hay sắc độ xám nhờ cách phản ừng với ánh sáng của mọi chất liệu nhiếp ảnh. Giống như bản thân hình ảnh, dải sắc độ liên tục này được hình thành tức thì, trừ video ra thì không có loại phương tiện tạo hình nào có thể sánh được nhiếp ảnh ở phương diện này. Hình ảnh của máy thường được tạo bằng một ống kính; ống kính này dùng để thug om và hội tụ các tia sáng. Các ống kính có thể tạo ra hình ảnh hết sức chi tiết, và các đặc tính này của máy ảnh đã đóng góp cho ngôn từ của chúng ta một thành ngữ. Khi ta nói một bức tranh hay bức vẽ nào đó “giống như ảnh chụp” là chúng ta đã đề cập tới cái ấn tượng về chi tiết vô hạn. Đặc tính này đương nhiên biến nhiếp ảnh trở thành phương tiện hữu hiệu và quý giá để chuyển tải thông tin hình ảnh. - Một đặc tính quan trọng khác của nhiếp ảnh, nó phát xuất từ tính chất của tiến trình tạo hình là khả năng sao chép vô hạn. Khả năng sao chép vô hạn của nhiếp ảnh là một đặc tính quan trọng đến mức nó không những đã cách mạng hóa việc truyền thông và giáo dục mà còn làm biến đổi toàn bộ nền văn hóa của chúng ta. Nhà văn Pháp Andre Malraux(1901-1976) đã khẳng định rằng việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật trong thực tế chính là việc nghiên cứu các tác phẩm mỹ thuật có thể chụp ảnh được. Andre Malraux nêu Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 6 rõ: “ Chúng ta chẳng mấy ai có khả năng tiếp xúc với tác phẩm mỹ thuật nguyên bản, chúng ta thường biết về chúng giống như nhiều thứ khác là nhờ các phiên bản sao chép bằng phương tiện nhiếp ảnh”. Tuy nhiên, mãi đến khi những cải tiến trong lĩnh vực nhiếp ảnh màu trở nên phổ biến thì người ta có thể tái hiện được đúng đắn những sắc độ tinh tế của những cửa sổ kính màu và những tranh thảm của nền văn hóa Byzantine thế kỷ thứ IV.  Nói cách khác, nhiếp ảnh là nghệ thuật cố định hình ảnh của các vật thể trên một bề mặt cảm quang như: kính, phim, giấy… bằng tác dụng của ánh sang( theo từ điển Larousse). Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng, bằng cách căn thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình. 1.2 Đặc trưng của nhiếp ảnh: - Lưu giữ( ký ức): cụ thể, trực tiếp, chính xác. - Thông tin: nhanh chóng, rộng rãi, gọn gàng, phổ cập toàn cầu hóa… - Xã hội: giúp con người dễ dàng cảm thông gần gũi, vượt qua khoảng cách địa lý. - Ngôn ngữ quốc tế: ngôn ngữ không lời. 2 Phân loại máy ảnh  Nguyên lý hộp đen: Ghi ảnh bằng hộp đen: Hộp đen là một chiếc hộp được thiết kế như một hình lập phương kín, một bề mặt đục lỗ tròn nhỏ và mặt đối diện được dán một lớp giấy kiếng mờ hoặc gắn mộ miếng kính đục. Khi ánh sáng đi từ chủ đề sẽ chui qua lỗ tròn và ảnh của chủ đề sẽ hiện trên kính mờ của mặt đối diện. Căn cứ vào cấu tạo và hoạt động của “ hệ thống khung ngắm”, máy ảnh được chia thành 4 nhóm: A- NHÓM I - MÁY ẢNH CÓ KHUNG NGẮM THẲNG( RANGE FINDER CAMERA): Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 7 Máy ảnh RangeFinder ( RF ) , nói nôm na theo tiếng Việt là máy ảnh ngắm thẳng ( khác với máy SLR ngắm phản xạ , có dùng thiết bị trắc viễn (tìm khoảng cách - RangeFinder ) để hỗ trợ việc lấy nét. Điểm dễ nhận biết nhất của một máy RF là khi chụp ảnh, bạn nhìn thấy chủ thể thẳng qua khung ngắm , không thông qua ống kính. Ngày nay, mặc dù thị trường máy ảnh đã bị thống trị bởi các dòng máy SLR, nhưngg với những ưu điểm nhất định , các dòng máy RF vẫn tồn tại, phát triển và có một số lượng nười dùng đông đảo. Thương hiệu máy ảnh RF nổi tiếng nhất là Leica và các thương hiệu quen thuộc khác như Canon, Nikon , Zeiss, Voigtlander v.v... Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung Máy ảnh RF đa số dùng một thiết bị trắc viễn để hỗ trợ việc lấy nét. Thiết bị trắc viễn RangeFinder ( hay còn gọi là Telemeter ) này xác định khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể. Có nhiều phương pháp để xác định khoảng cách: chủ động ( dùng sóng âm, sóng radar , laser ) hoặc thụ động ( hệ thống quang học dùng hệ thức lượng trong tam giác để tính toán khoảng cách ) . Phổ biến nhất với máy ảnh RF là thiết bị trắc viễn quang học sử dụng hệ thức lượng trong tam giác. Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 8 Sơ đồ cấu tạo hoạt động của thiết bị trắc viễn dùng trong máy RF Beamsplitter: kính chia tách hình ảnh Rotating mirror: gương xoay Linkage to lens focusing: cơ cấu liên kết đến phần lấy nét của ống kính Thiết bị trắc viễn hoạt động bằng cách kết hợp hai hình ảnh từ hai cửa sổ (khung ngắm và một ô cửa sổ phụ ) vào thành một hình ảnh bạn sẽ thấy trong khung ngắm sử dụng kính chia tách hình ảnh. Thành phần gương xoay sẽ xoay khi ta điều chỉnh thiết bị trắc viễn, làm cho hình ảnh thứ hai từ ô cửa sổ phụ di chuyển. Khi chụp ảnh, bạn ngắm qua khung ngắm ( viewfinder ), bạn xoay ống kính sao cho hai ô hình nhỏ trong khung ngắm chập lại làm một. Khung ngắm của máy ảnh RF Độ chính xác của thiết bị trắc viễn trong máy ảnh RF tương đối cao, nhất là trong khoảng 10-15m đổ lại, thường là chính xác hơn các màn ngắm có hỗ trợ lấy nét của máy SLR ( màn ngắm có nét cắt, vòng vi lăng kính… - cũng là một hình thức thiết bị trắc viễn ) . Độ chính xác này phụ thuộc vào độ dài cơ bản hiệu dụng Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 9 của thiết bị trắc viễn ( Effective Base Length of Rangefinder - EBL ) . Độ dài cơ bản của thiết bị trắc viễn chính là khoảng cách giữa hai ô cửa sổ nhận hình ảnh. Đa số các máy RF hiện tại có 1 ô cửa sổ trắc viễn tích hợp trong khung ngắm, nên độ dài cơ bản là khoảng cách giữa khung ngắm và ô cửa sổ phụ. Mà khung ngắm thường có độ phóng đại nhỏ hơn 1 ( khi ta nhìn qua khung ngắm thấy chủ thể nhỏ hơn khi nhìn bình thường ) để phù hợp với các ống kính góc rộng , nên độ dài cơ bản hiệu dụng bằng độ dài cơ bản nhân với độ phóng đại. Độ dài hiệu dụng cơ bản EBL càng dài thì độ chính xác của thiết bị trắc viễn càng cao. VD: Máy Leica M3 có Base Length là 68.5mmm và khung ngắm có độ phóng đại 0.91x nên EBL của Leica M3 là 62.33 mm , cao nhất trong các dòng máy RF. Máy Leica M6 0.72 có Base Length là 69.25mmm và khung ngắm có độ phóng đại 0.72x nên EBL của Leica M6 là 49.86 mm. Máy Cosina Voightlander Bessa R có Base Length là 37mm và khung ngắm có độ phóng đại 0.68x nên EBL của CV R là 25.16 mm. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy là máy Leica M3 cho độ chính xác trong lấy nét gấp hơn 2 lần so với máy Cosina Voightlander Bessa R. Ưu điểm: Máy ảnh RF nhìn chung cho chất lượng hình ảnh tốt hơn máy SLR, đặc biệt là với các ống kính góc rộng. Đấy là bản chất tự nhiên của máy RF. Vì thiết kế không có gương lật nên phần thấu kính cuối của ống kính có thể vào sát mặt film, do đó ống kính RF vừa đẹp hơn, vừa dễ thiết kế chế tạo hơn. Ống kính RF góc rộng có tiêu cự là tiêu cự thật, không phải như ống kính SLR góc rộng là ống retro-focus ( ống tele lật ngược lại ), nên chất lượng cao hơn hẳn, ít bị méo, tối 4 góc… Thiết bị trắc viễn trên máy RF cho kết quả tốt nhất với ống kính góc rộng. Lấy nét với ống kính góc rộng trên máy RF chính xác hơn máy SLR rất nhiều. Lấy nét trong điều kiện thiếu sáng với máy RF dễ dàng hơn so với máy SLR, đặc biệt là khi dùng các ống kính độ mở nhỏ hoặc sử dụng gắn chồng nhiều các filter giảm sáng trên ống kính. Do không dùng gương lật, nên máy RF không bị rung máy do lật gương. Có thể chụp máy RF với tốc độ chậm mà vẫn cho ảnh nét. Do không có gương lật và lăng kính phản xạ nên máy RF nhỏ gọn hơn máy SLR. Ống kính RF cũng nhỏ gọn hơn ống kính RF rất nhiều. Do không dùng gương lật nên máy RF êm hơn máy SLR nhiều . Một số hoàn cảnh chỉ có thể chụp được bằng máy RF. Do không dùng gương lật nên máy RF có độ trễ khi chụp ảnh ( shutter lag ) ngắn hơn máy SLR. Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 10 Do khi chụp bạn ngắm chủ thể trực tiếp qua khung ngắm mà không thông qua cơ cấu gương phản xạ, nên bạn nhìn được toàn bộ khoảnh khắc bạn chụp khung ngắm sẽ không bị che đi trong khoảnh khắc chụp như khung ngắm của máy SLR ( viewfinder blackout ). Bạn có thể ngắm chụp bằng cả hai mắt. Với những máy ảnh RF có khung ngắm có độ phóng đại ( gần ) bằng 1 , và với đôi mắt tốt đồng đều, bạn sẽ cảm nhận được hiệu ứng “stream of consciousnes” : bạn sẽ thấy cái khung ngắm to bằng cửa sổ hiện ra trong tầm nhìn của bạn. Nhược điểm: Bạn sẽ không nhìn được hình ảnh bạn chụp được. Bạn ngắm chủ thể trực tiếp qua khung ngắm, nhưng hình ảnh lại được ghi nhận bằng ống kính . Ống kính và khung ngắm của máy RF tách biệt hoàn toàn với nhau. Trong khung ngắm chỉ có một khung viền ( frameline ) thể hiện góc nhìn tương đối của tiêu cự ống kính đang sử dụng. Do ống kính nằm các khung ngắm một khoảng vài cm nên điều này sẽ dẫn đến hiện tượng thị sai, nhất là khi chụp các chủ thể ở gần: bạn chụp 1 cái bình hoa, bạn ngắm vào bông hoa nhưng bạn lại chụp ra cái bình hoa. Một số máy RF đời mới có khung viền di chuyển theo mức độ lấy nét xa hay gần, giúp hạn chế thị sai. Với máy RF, qua khung ngắm bạn sẽ nhìn thấy cả ống kính , nhất là các ống kính lớn , có dùng loa che nắng. Các ống kính này đôi khi che mất phần lớn khung ngắm. Điều này thực sư gây khó chịu. Máy RF chỉ có một khung ngắm duy nhất trên máy cho tất cả các ống kính. Mỗi ống kính tiêu cự khác nhau yêu cầu một khung viền ngắm khác nhau. Trong khung ngắm có sẵn vài ( 3 đến 6 ) khung viền ngắm khác nhau cho các ống kính nhưng không đủ. Các tiêu cự rộng hơn 28mm phải dùng đến khung ngắm gắn ngoài. Hoặc máy bạn chỉ có khung viền ngắm cho ống kính 50mm mà bạn lại muốn gắn ống kính 40mm. Khung viền ngắm cho ống tiêu cự dài ( >50mm ) rất nhỏ. Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng. Thiết bị trắc viễn kém hiệu quả với ống kính tiêu cự dài ( >50mm ). Ống kính tele dài nhất cho máy RF là 135mm và khó lấy nét chính xác. Cộng với thị sai khi chụp chủ thể ở gần, máy RF không thích hợp để chụp cận cảnh hay chụp chủ thể ở xa. Do bạn không nhìn thấy được hình ảnh thu nhận qua ống kính, nên bạn không nhìn thấy được độ rõ mờ của các đối tượng trong ảnh, qua khung ngắm bạn thấy tất cả đều rõ nét nhưng hình chụp ra lại mờ. Và bạn cũng không nhìn thấy được kết quả khi sử dụng các kính lọc hiệu ứng ( polariser, ND , GND … ) Đa số các máy RF là lấy nét tay, một vài dòng máy RF có hỗ trợ lấy nét tự động như Contax G1, G2 , Konica Hexar AF … nhưng độ chính xác cũng như tốc độ lấy nét tự động của máy RF kém xa máy SLR. Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 11 Cuối cùng, quan trọng nhất là, bạn không nhìn thấy được ảnh sẽ chụp, bạn lấy nét thông qua cơ cấu trắc viễn có trong máy RF, mà cơ cấu trắc viễn này rất dễ bị sai lệch ( rangefinder misaligned ) trong quá trình sử dụng ( do va chạm ) . Cơ cấu này phải được căn chỉnh lại thường xuyên để cho kết quả chính xác nhất. Một số máy RF cho phép bạn căn chỉnh lại dễ dàng, một số khác lại rất khó khăn để căn chỉnh. Đây chính là điều gây mất tự tin nhất khi sử dụng máy ảnh RF. Bạn lấy nét cho hai hình chập vào nhau và chắc mẩm hình đã nét, nhưng do cơ cấu trắc viễn không chính xác, hình bạn chụp ra toàn bị mờ. B- NHÓM II – MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ PHẢN XẠ ỐNG KÍNH ĐƠN (DSLR-DIGITAL SINGLE LENS REFLEX CAMERA): Máy ảnh DSLR (tiếng Anh: Digital Single-lens reflex camera, viết tắt DSLR; tạm dịch Máy ảnh kỹ thuật số ống kính đơn phản xạ ) là thuật ngữ để chỉ dòng máy ảnh kỹ thuật số sử dụng hệ thống gương cơ học và hệ thống gương phản xạ để đưa ánh sáng từ ống kính tới ống ngắm ở phía sau máy ảnh. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc hoạt động cơ bản của DSLR là: với mục đích căn hình, gương sẽ phản xạ ánh sáng đến từ ống kính một góc 90 độ. Sau đó ánh sáng được phản xạ 2 lần bởi hệ thống phản xạ điều chỉnh sao cho mắt của người chụp ảnh có thể thấy được. Trong quá trình phơi sáng, gương sẽ được nâng lên và khẩu độ đóng lại(khi khẩu được thiết lập nhỏ hơn khẩu độ tối đa của ống kính), và cửa sập mở, cho phép ánh sáng đi qua ống kính vào cảm biến ảnh. Tiếp theo cửa sập sẽ đóng lại, che cảm biên, kết thúc quá trình phơi sáng, và gương hạ xuống. Thời gian gương nâng lên được gọi là khoảng thời gian tối ở ống ngắm. Hệ thống gương và cửa sập hoạt động nhanh được sử dụng cho việc chụp ảnh với tốc độ cao. Tất cả các quy trình trên tự động xảy ra trong khoảng thời gian của phần trăm giây, với mật độ từ 3-10 lần trên giây Các máy ảnh DSLRs thường được sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bởi chúng cho phép ngắm khung hình trên thời gian thực và bởi DSLRs cho phép người dùng sử dụng các ống kính khác nhau. Phần lớn các máy ảnh DSLRs đều có tính năng xem trước độ sâu của ảnh. Các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chọn DSLR bởi kích thước chíp cảm biến ảnh lớn hơn máy ảnh nhỏ(máy ảnh du lịch). Máy ảnh DSLRs có kích thước chíp cảm Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 12 biến gần với kích thước của kích thước phim của máy ảnh phim mà họ đã quen sử dụng. Cho hiệu quả giống nhau về Độ sâu của ảnh và khung ảnh. Thuật ngữ DSLR thường được gọi là máy ảnh kích thước 35 mm, mặc dù một số máy ảnh có kích thước sensor lớn về mặt kỹ thuật cũng là DSLR. Nguyên tắc cấu tạo của máy DSLR Mặt cắt ngang hệ thống DSLR. 1 - Hệ thấu kính 2 - Gương phản xạ 3 - Cửa sập mặt phẳng lấy nét 4 - Sensor (cảm biến) 5 -Màng mờ 6 - Ống kính condenser 7 - Lăng kính 5 cạnh 8 - Lỗ ngắm (OVF) Khi ta ngắm chụp, ánh sáng phản chiếu từ vật thể sẽ đi qua ống kính (1) vào bên trong thân máy. Tại đây, nó bị chắn lại bởi gương lật nằm nghiêng 1 góc 45o (2) và phản xạ lên lăng kính ngũ giác (7) phía trên theo một góc thẳng đứng, xuyên qua kính mờ (5) và thấu kính hội tụ (6). Ánh sáng tiếp tục bị phản xạ 2 lần bên trong lăng kính ngũ giác trước khi đi ra bên ngoài tại kính ngắm quang (OVF – 8). Như vậy, bất kể máy có bật hay tắt, ta luôn nhìn thấy hình ảnh phía trước ống kính qua OVF bởi nó sử dụng cơ chế phản xạ ánh sáng tự nhiên hoàn toàn thông qua các lăng kính cơ học. Khi ta bấm nút chụp, gương lật (2) được nâng lên theo chiều mũi tên trong hình, màn trập (3) cũng mở ra. Ánh sáng lúc này không còn bị cản lại nữa, sẽ đi thẳng vào cảm biến (4) và ghi lại hình ảnh, OVF bị tối đi trong giây lát do không còn ánh sáng phản xạ đi qua. Màn trập sau đó đóng lại, gương lật hạ xuống, tất cả chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc rất ngắn từ lúc ta bấm nút chụp cho tới khi nhả nút chụp ra. Khi chụp, động cơ đẩy nhẹ gương theo chiều mũi tên trên hình làm cho ánh sáng chiếu trực tiếp lên sensor, tạo ra tín hiệu điện, truyền qua bộ chuyển đổi A/D thành tín hiệu số, khuếch đại rồi được xử lý tại bộ xử lý hính ảnh (image processor) cuối cùng được lưu trên bộ nhớ chính.Sau đó cửa sập sẽ đóng lại, gương phản xạ trở lại góc 45 độ chờ đến lần chụp tiếp theo. Xung quanh lỗ ngắm có 1 lớp vật liệu mềm bao quanh, nhằm mục đích giảm tác động khi gương sập và ngăn không cho ánh sáng đi vào qua lỗ ngắm. Một số loại máy ảnh cao cấp còn thực hiện việc gắn liền cơ cấu cửa sập với lỗ ngắm để ngăn ngừa triệt để hơn nữa ánh sáng từ lỗ ngắm. Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 13 Như vậy có thể thấy, gương lật đóng một vai trò rất quan trọng trong máy ảnh DSLR. Nếu không có nó (và lăng kính ngũ giác), chúng ta không thể có hình ảnh trong OVF. Và vì hình ảnh này truyền tới mắt ta hoàn toàn theo các định luật quang học, nên thứ ta nhìn thấy trong OVF cũng chính là thứ ta có thể nhìn thấy ở bên ngoài. Ngoài ra, do hoàn toàn hoạt động dựa trên các cơ chế cơ học, nên ngắm chụp bằng OVF khiến tuổi thọ pin sau mỗi lần sạc trên DSLR thường rất cao, lên đến 4-500 kiểu. Cá biệt với dòng máy chuyên nghiệp cao cấp. con số này lên tới cả nghìn. Rất nhiều người yêu thích DSLR một phần lớn là bởi chiếc kính ngắm quang này. Ở mặt ngược lại, gương lật chính là một trong những nguyên nhân khiến chiếc máy ảnh DSLR trở nên to béo cồng kềnh. Ngoài ra, cơ chế mở ra – đóng lại màn trập sau mỗi lần chụp cũng là một chuyển động thuần túy cơ học, đòi hỏi thời gian để thực hiện và ổn định lại sau mỗi lần thực hiện (khái niệm “shutter lag” cũng từ đây cũng sinh ra), nên tốc độ chụp liên tiếp cho đến giờ vẫn là một vấn đề đối với các nhà sản xuất DSLR (ở đây ta tạm bỏ qua các nguyên nhân khác như tốc độ xử lý của bộ vi xử lý bên trong máy, tốc độ đọc ghi của thẻ nhớ). Trừ các mẫu máy chuyên chụp thể thao tốc độ cao, tốc độ chụp liên tiếp trung bình ở các mẫu DSLR phổ thông thường chỉ rơi vào khoảng 3-5 kiểu/giây. Những mẫu máy chụp được trên 6 kiểu/giây đã được tung hô vô cùng. Khái niệm về “tuổi thọ màn trập” cũng ra đời do những lo ngại về sự mài mòn theo thời gian của màn trập chuyển động cơ học. Ưu điểm: - Cho phép chụp cận được. Không bị hiện tượng thị sai. Hỗ trợ quay phim. Cho phép thay đổi ống kính. Nhược điểm: - Thiết kế lớn, trọng lượng nặng, giá thành đắt. - Phân khúc thị trường:  Máy ảnh bán chuyên nghiệp (Semi-Pro)  Máy ảnh nhà nghề (Professional Camera) - Không quan sát được hoạt động của “đèn chớp điện tử” (Flash). - Gương lật 450 dễ hư (trên lý thuyết phục thuộc vào tốc độ chụp nếu ta chụp liên tục ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian dài). VD: đối với Canon 5D Mark II nhà sản xuất khuyến cáo với 350000 lần, với Canon 600D khoảng 150000 lần ( khi chụp ở tốc độ lớn hơn 1/1000s). C- NHÓM III – MÁY ẢNH PHẢN XẠ ỐNG KINH ĐÔI(TLR – TWIN LENS REFLEX): Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 14 TLR camera là máy ảnh gương lật ống kính đôi. Ống kính đôi sử dụng hai ống kình, một để ngắm và một để cho ánh sáng lọt qua để ghi lên mặt phim. Ánh sáng sẽ qua kính ngắm, phản chiếu qua gương lật để người chụp có thể nhìn thấy qua khung ngắm – View finder. Máy ảnh phản xạ ống kính đôi sử dụng film trung bình - Medium format film: 6x4.5 cm; 6x6 cm; 6x7 cm; 6x9 cm. D- NHÓM IV –VIEWER CAMERA Viewer camera là nhóm máy ảnh ngắm trực tiếp qua kính mờ. Nhược điểm của nhóm này là cồng kềnh, nặng nề và khó xoay trở. Khung ngắm bằng kính mờ, lấy hình trực tiếp qua ống kính và khi ngắm nét xong phải tháo ra và lắp hộp chứa phim vào mới chụp được. Thường máy phải gắn vào chân nên việc di chuyển máy rất nặng nề. Dùng cho các phòng chụp chân dung nhà nghề và cá nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc, có khi cả ảnh thời sự, chính trị. Chất lượng kỹ thuật của ảnh những loại máy này rất cao. Nhóm này sử dụng film cỡ lớn( Large Format Film): 10x12.5 cm đến 20x25cm Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 15 3 Các thuật ngữ nhiếp ảnh: - Tốc độ (Shutter speed): là cơ chế điều tiết ánh sáng đi vào mặt phim( cảm biến - sensor) theo yếu tố thời gian. - Khẩu độ ( Cửa điều sáng – Aperture, f/stop): độ mở ống kính, là cơ chế điều tiết ánh sáng đi qua ống kính vào mặt phim theo không gian( khi bấm máy các lá thép sẽ đóng lại và mở ra). - Các thông số khẩu đổ của ống kính. - Đèn Flash. Chân đèn. Lỗ gài chân máy ảnh ( tripod hole) Đế gắn pin tiểu AA( battery Grip) Bộ phận phát hiện và lấy nét tự động( AF: auto focus) Đĩa điều chỉnh các “chế độ thời chụp” (Mode dial) Bộ phận rung rũ bụi cho cảm biến(Self Cleaning Sensor) 4 Các bộ phận chính: - - - Thân máy (body): mặt sau của gương 45o là film điện tử. Ống kính (Lens). Nút tháo ống kính (Lens release) Đồng hồ chỉ số kiểu files đã chụp( Files counter dial): kiểm tra, điều tiết, số kiểu ảnh. Đồng hồ đặt “độ nhạy” của film điện tử. ASA: America Standards Association. ISO: International Standards Organization. Chất lượng của hình ảnh: Độ nhạy thấp: ảnh mịn hạt. Độ nhạy cao: ảnh bị “noise” Đồng hồ hẹn giờ (Self-timer): để tự chụp. Màn hình tinh thể lỏng(LCD monitor) hiển thị kết quả. Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 16 - Live view: màn hình xem trước kết quả. Nắp đậy màn hình tinh thể lỏng(Monitor cover). Đèn trên nóc máy ảnh( Built-in Flash) Lỗ ngắm(Viewfinder eyepieces) để quan sát hình ảnh. Đồng hồ chỉnh thị lực( optical adjustment control): -2 -1 0 +1 +2… 5 Các bộ phận phụ: - Kính bảo vệ (protect filter) che chở cho ống kính không bị trầy xước, không bám bụi. Có 2 loại: o Skylight 1A (màu trà lợt) o Ultra violet UV (màu trắng) - Nắp đậy ống kính( Lens cap) - Loa che sáng (Lens hood) lắp trước kính bảo vệ ống kính, ngăn cản bớt tia sáng có hại lọt vào ống kính. - Hiệu quả của loa che sáng: cản bớt một phần các tia sáng có hại lọt vào ống kính. - Giá 3 chân đỡ máy ảnh( chụp ảnh với tốc độ phơi sáng chậm). 6 Chức năng quay phim: - Full HD 1080 (High Definition): là một dạng hiển thị đặc biệt vượt trội về chất lượng và độ sắc nét của hình ảnh gốc ở định dạng cao. Canon 5D Mark II, 7D, 6D, 60D, 600D, 650D, 500D… Nikon D3, D3s, D4,D90( có giáo trình hướng dẫn). 7 Bảo quản máy ảnh: - Không đánh rơi, va chạm quá mạnh. - Không cho bất kỳ dầu nhớt nào vào máy ảnh. - Phải bảo quản máy ảnh, ống kính trong tủ đựng khô ráo, có chất hút ẩm hoặc dùng nhiệt sấy khô. - Không dán keo cho máy ảnh kỹ thuật số(KTS). - Muốn nâng cấp phần mềm cần nhờ hãng bảo hành. - Nếu máy ảnh KTS gặp sự cố bất ngờ nên “off” máy khoảng 10s sau đó khởi động lại. - Nếu thời gian sử dụng máy ảnh và đèn flash kéo dài hơn 2 tuần nên tháo “pin” ra ngoài. 8 Lựa chọn máy ảnh: Có 2 dòng máy ảnh DSLR: - Máy ảnh DSLR chuyên nghiệp ( Digital SLR Pro camera) – Full frame 1:1 sử dụng cỡ film( sensor 24x36mm): Nikon: D4s, D3, D3s, D600, D700, D800 Canon: 1D, 1Dx, 5D Mark, 5D Mark II, 5D Mark III, 6D…  Khổ phim DX và FX: Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 17  DX image circle  FX image circle  Cảm biến 24x36mm (Full Frame) - Máy ảnh DSLR bán chuyên nghiệp ( Digital SLR Semi-Pro Camera) sử dụng film(sensor) ≤ 16x24mm: Nikon: D300s,D300,D200,D100,D90,D80,D70s,D5200… Canon: 650D, 600D,50D,40D,30D,20D,10D… Sony: R1,R2… Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 18 BÀI 2: BỐ CỤC CĂN BẢN Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: - Trang bị kiến thức, nguyên tắc về bố cục. Nội dung chính: 1 Khái niệm về bố cục: Khi nhắc tới hai từ “bố cục” trong nhiếp ảnh, rất nhiều người ngay lập tức nghĩ tới “quy tắc 1/3”. Không sai khi nói rằng “quy tắc 1/3” là bố cục phổ biến và kinh điển trong nhiếp ảnh, nhưng cần lưu ý không đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Thậm chí, nói “quy tắc 1/3” là một thể loại bố cục trong nhiếp ảnh cũng không đúng, bởi thực chất đó chỉ là một phần rất nhỏ (nhưng đơn giản, dễ áp dụng nên trở thành phổ biến) trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình mà thôi. Để dễ hình dung hơn, có thể xem bảng sau: Theo Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Bình (Thạc sỹ Nhiếp ảnh truyền thông – Đại học Northeastern, Mỹ) thì “bố cục hình ảnh trong nhiếp ảnh là việc sắp xếp hay sắp đặt các thành tố hình ảnh trong một không gian giới hạn để thể hiện được ý tưởng của nhiếp ảnh gia.” Nhiều người vẫn thường cho rằng “tôi chụp hình cho vui là chính”, hoặc là “tôi ghét bị ràng buộc trong khuôn khổ” để trốn tránh việc tìm hiểu về bố cục trong nhiếp ảnh. Cũng có nhiều người hoang tưởng rằng mình là... thiên tài nhiếp ảnh, nên cố vặn vẹo người sao cho ra những tư thế và góc chụp thật kỳ quặc rồi tự gán những tấm hình đó hai chữ “phá cách”. Thực chất, bố cục trong nhiếp ảnh là một khái niệm quá rộng và bao gồm quá nhiều “tập con” mà không phải ai – ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp – có thể khẳng định rằng mình biết được hết, Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 19 bởi vậy đa phần những gì chúng ta nghĩ rằng mình đang “phá cách”, thực chất chỉ đang nằm trong một vùng tối mà mắt mình chưa nhìn thấy. Một tấm hình không có bố-cục-theo-chủ-đích (để phân biệt với bố cục vô tình tạo ra trong quá trình tìm tòi... phá cách nói tới ở trên) cũng giống như một căn phòng lộn xộn ngổn ngang. Đôi khi, chỉ đôi khi thôi, chúng tạo ra đôi chút ấn tượng đối với người xem. Nhưng trong đa số trường hợp, người ta sẽ đặt câu hỏi “Rốt cuộc tấm hình này có ý nghĩa gì?” Căn phòng này có gì đặc biệt, đâu là những vật dụng quan trọng được sử dụng, chúng nằm ở đâu mất rồi? Bố-cục-theochủ-đích khi đó là công cụ để loại bỏ những chi tiết thừa, sắp xếp lại những gì cần thiết theo một trật tự nào đó để bất kỳ một người khách nào khi mở cửa bước vào phòng cũng dễ dàng nhận ra chúng, và đoán biết được phần nào tính cách của chủ nhân căn phòng. Ngay cả với người sử dụng máy ảnh du lịch để chụp một tấm hình cho cả gia đình (hoặc nhóm bạn) khi đi du lịch, việc sắp đặt người cao đứng giữa, thấp dần về hai bên hay nam nữ xen kẽ, khuỵu gối xuống hất máy lên để lấy được cả mái nhà hay ngọn cây phía sau,... cũng là một kiểu bố cục trong nhiếp ảnh. Vậy có gì là không tốt nếu chúng ta nắm được phần nào đó kiến thức về chúng và áp dụng để có được những tấm hình đẹp hơn? Như vậy, bố cục là giới hạn một khoảng không gian trước ống kính thông qua khung ngắm – đóng khung – sắp xếp chủ đề và bối cảnh. 2 Phân tích bối cảnh: Bối cảnh bao gồm: đề tài, chủ đề, bối cảnh. a. Đề tài: là hiện tượng khách quan, chủ định, phản ánh cuộc sống. b. Chủ đề( đề mục chính): là cốt lõi, nội dung của đề tài( chân dung, phong cảnh, kiến trúc…) c. Bối cảnh( đề mục phụ): là phụ họa làm rõ nghĩa và tôn vinh chủ đề… 3 Nguyên tắc 1/3 - Đường mạnh, điểm mạnh: Bố cục trong nhiếp ảnh là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều thể loại như bố cục ánh sáng, bố cục màu sắc, bố cục vị trí các vật thể trong khung hình. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết này, GenK chỉ xin được giới thiệu tới bạn đọc “quy tắc 1/3”, một “tập con” trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình. Quy tắc 1/3 tạo bởi 2 đường cắt ngang và 2 đường cắt dọc, chia khung hình ra thành 9 phần bằng nhau: Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan