Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính. tập ii. phần kỹ năng...

Tài liệu Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính. tập ii. phần kỹ năng

.PDF
176
141
57

Mô tả:

TRƯÒNG ĐÀO TẠO C Á C CHỨC DANH TỪ PHÁP TẬ P II Phẩn kỹ nâng .THƯ VIỆN lẢO TẠO CẤC CHỨC DANH Tư PHÁP NHẰ XUẮT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN 15/929-CXB 34 (V) 1 ---------------CAND - 2001 TRƯỜN(; ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH T ư PHÁP GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ■ Tập 2 - P h ầ n k ỳ n ă n g i !!! ' (• L \ vLlvf2^5_ NHÀXUẤTBẢNCÒNGANNHẢN DÂN HÀNÔI - 2001 Chủ biên: NGUYỄN THANH BÌNH TẬP THỂ TÁC GIẢ 1.NGUYẺN THANH BÌNH Chương 2. NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH Chương 3. VŨ KHẮC XƯƠNG Chương 4. THS. NGUYỄN VĂN HUYÊN Chương 1, 2, 3 2 ,4 1, 3 4, 5, (i Chương 1 XÁC MINH, THU THÂP CHỨNG cứ TRONG VỤ ÁN HẰNH CHÍNH ■ 1. LÝ THUYẾT. Xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính là một giai đoạn tô" tụng cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho các giai đoạn tô" tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hành chính. Xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính do vậy có mổi liên hệ mật thiết vối việc khởi ớện, khởi tô" và thụ lý vụ án hành chính. Vì khi có việc khởi kiện mới dẫn đến việc xem xét để thụ, lý hay không thụ lý vụ án, đòi hỏi phải xác minh, thu thập chứng cứ. Đặc biệt, sau khi đã thụ lý vụ án cho đến khi đưa vụ án ra xét xử thì hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ phải được tiến hành với nhiều hoạt động cụ thê khác nhau nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án, hệ thông và đánh giá chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Vì vậy, để nắm vững kỷ nẳng xác mmh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính, cần phải nghiên cứu những nội dung sau: 5 1.1. Khởi k iện , k h ở i t ố và t h ụ lý vụ án 1.1.1. K hởi kiện, k h ở i tô vu á n h à n h ch ín h 1.1.1.1. Khởi kiện Quyền khiếu nại, tô" cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 74). Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước, tô chức. Dựa vào cơ sở pháp lý này, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) ngay tại Điều 1 đã quy định: “Cá nhân, cơ quan nhà nước, tô chức theo th ủ tục do pháp luật quy định có quyền khỏi kiện vụ án h ành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quỊ^ền, lợi ích hỢp pháp của mình”. Tuy nhiên, việc khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nưỚQ^ tô chức không phái là chung chung, tràn lan mà có giới h ạn phạm vi nh ất định. Phạm vi khởi kiện vụ án hành chính theo pháp luật hiện hành chỉ có thể là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Các quyết định, hành vi này được định nghĩa một cách rõ ràng tại khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Cụ thể hơn nữa, các quyết định, hành vi trên là đốì tượng của việc khởi kiện vụ án hành chính cũng chỉ được giới hạn trong một số lĩnh vực cụ thể và đưỢc ghi nh ận trong Điều 11 6 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: - Quyết định xử phạt VI phạm hành chính; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cô" khác; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính với một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chê hành chính; - Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuông; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu thuế, truy thu thuế; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí; - Các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật. 7 Do vậy, các quyết định hành chính, hành VI hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức là một trong những nội dung cơ bàn của điều tra, xác minh trong vụ án hành chính. Một nội dung quan trọng khác của khởi kiện vụ án hành chính là chủ thê khởi kiện. Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, chủ thể của quyền khởi kiộn vụ án hành chính là cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, ợi ích hỢp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. - Đối với cá nhân', bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và ngưòi không quổc tịch cho rằng quyền, lợi ích hỢp pháp của họ bị vi phạm do các quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật buộc thôi việc gây nên. Người khởi kiện phải có năng lực chủ thể, nếu hạn chế hoặc thiếu năng lực chủ thể thì thực hiện quyển khởi kiện thông qua ngưòi đại diện hoặc thông qua quyền khởi tô" vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân. - Đối với cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nưốc là những cơ quan trong bộ máy nhà nước dưỢc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có tư cách pháp nhân. 8 Người khởi kiện là “cơ quan nhà nước” thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện thông qua đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền. Người đại diện theo pháp luật (còn gọi là người đại diện đương nhiên) là người đứng đầu cơ quan nhà nước. Người đứng đầu cơ quan nhà nưốc có thê uỷ quyền cho cấp phó của mình hoặc người khác tham gia tô" tụng trong phạm vi được uỷ quyền. - Đối với tổ chức. Tổ chức gồm nhiều loại khác nhau như các đơn vị cơ sở, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp của nhà nước; các tô chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tô chức xã hội...Các tô chức này được thành lập và hoạt động trèn nhiều lĩnh vực khác nhau, có tư cách pháp nhân hoặc có đủ các dấu hiệu của một tô chức (có cơ cấu tổ chức, trụ sở, con dấu...) và phù hỢp với pháp luật. Cũng như “cơ quan nhà nước”, ngưòi khởi kiện là tô chức thực hiện quyền khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền. Người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hỢp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định -cỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức gây nên chứ không phải quyền, lợi ích của ngưòi khác. Để thực hiện quyền khởi kiện, người khởi kiện phải đảm bảo một số điều kiện sau: Điều kiện về thủ tục tiền tô'tụng Đã khiếu nại vối người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 Luật Khiếu nại tô cáo nhưng hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 Luật Khiếu nại, tô" cáo mà khiếu nại không điíực giải quyết và cũng không tiếp tục khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu bao gồm: * Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trân (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan thuộc ư ỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phô" thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. * Chủ tịch u ỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phô” thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đốì với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; + Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch ư ỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cđ quan thuộc u ỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. * Thủ trưởng cơ quan thuộc Sd và cấp tứdng đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đốì với quyết định hành chính, hành vi hành chính của 10 mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp. * Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc u ỷ ban nhân dân tỉnh, thành phô" trực thuộc trung ương có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đôi với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương giải quyết nhưng còn có khiếu nại. * Chủ tịch u ỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố’ trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đôi với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; + Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch u ỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; + Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc u ỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của ư ỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định này là quyết đinh giải quyết khiếu nại cuối cùng. * Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan 11 ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đôi với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. * Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hàĩih chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc cơ quan ngang Bộ... đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. + Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch ư ỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu, khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc ư ỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình. Quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Đã khiếu nại với người có thẩm quyển giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các Điều từ Điều 19 đến Điều 25 của Luật Khiếu nại tô' cáo nhưng không đồng ý vối quyết định giải quyết khiếu nại và cũng không khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo; 12 - Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuông theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khỏi kiện vụ án hành chính về quyết định kỷ luật buộc thôi việc đỗi với mình, nếu đã khiếu nại vởi ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đẩu nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Điều kiện về thời hiệu và thủ tục tố tụng Theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, để khởi kiện vụ án hành chính, ngưòi khởi kiện phải đảm bảo các điều kiện sau; - Người khởi kiện đốì với quyết định hành chính, hành vi hành chính phải làm đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thòi hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thòi hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật Khiếu nại, tô" cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý vói quyết định giải quyết khiếu nại đó. Cán bộ công chức khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải làm đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thòi hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyêt định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý vối quyêt định giải quyết khiếu nại đó. 13 - Đôi vối vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khàn thì các thòi hạn khởi kiện nói trên là 45 ngày. - Trường hỢp vì ôm đau, thiên tai, dịch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định trên đây thì thòi gian có trở ngại đó không tính vào thòi hiệu khởi kiện. - Đơn kiện phải có các nội dung chính sau đây; + Ngày, tháng, năm làm đơn; + Toà án đưỢc yêu cầu giải quyết vụ án hành chính; + Tên, địa chỉ của người khởi kiện, ngưòi bị kiện; + Nội dung quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính; + Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); + Cam đoan không khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo; + Các yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết. - Đơn kiện phải do ngưòi khởi kiện ký; nếu ngưòi khởi kiện là ngưòi chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải do người đại diện của họ ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của ngưòi khởi kiện. 14 1.1.1.2. Khởi tố Việc khởi tô vụ án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân thực hiện. Điều 18 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định: “ Đốĩ vối các quyết định hành chính, hành vi hành chính iên quan đến quyền và lợi ích hỢp pháp của người chưa thành niên, người có nhưỢc điểm về thể chất, tâm thần, nếu không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tô" vụ án hành chính và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ”. Như vậy, quyền khởi tô vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân chỉ được thực hiện trong các trường hỢp: người khởi kiện là ngưòi chưa thành niên, ngưòi có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không có ai khởi kiện cho họ. Khi thực hiện quyền khởi tô" vụ án hành chính, Viện kiểm sát cũng phải tuân thủ, đảm bảo các điều kiện về thủ tục tiền tô" tụng, điều kiện về thòi hiệu và thủ tục tô" tụng hành chính như các điều kiện, yêu cầu khởi kiện. Qua trình bày trên đây, ngay trong giai đoạn khởi kiện, khởi tô" vụ án hành chính cũng đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần điều tra xác minh và thu thập chứng cứ. Do vậy, kết hỢp xem xét, nghiên cứu các quy định của pháp luật về khởi kiện cùng với các quy định về điều tra, xác minh vụ án hành chính có tác dụng tích cực, đảm bao chất lượng hoạt động trong các giai đoạn tô tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hành chính. 15 1.1.2. T h ụ lý vụ á n h à n h c h ín h Sau khi xem xét việc khởi kiện, nếu gặp một trong các trường hỢp sau thì Toà án trả lại đơn kiện: - Ngưòi khởi kiện không có quyền khởi kiện; - Thòi hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng; - Chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; - Đã hết thời hiệu khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điểu 31 Luật Khiếu nại, tố cáo mà không khiếu nại; - Chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc; - Đã có quyết định giải quyết khiếu nại của ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo; - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án; - Việc đưỢc khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Những trường hỢp khác đủ điều kiện, đảm bảo yêu cầu của việc khởi kiện và nhận thấy việc khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án thông báo cho ngưòi khởi kiện biết để họ 16 nộp tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hỢp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Thời điểm thụ lý vụ án hành chính được tính từ ngày người khỏi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hỢp ngưòi khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì thòi điểm trê n được tính từ ngày Toà án nhận đưỢc đơn kiện. Như vậy, vấn đề xem xét, xác minh trong giai đoạn thụ lý vụ án hành chính chủ yếu ở một sô" nội dung như: Đơn khởi kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Toà án hay không, bao gồm thẩm quyền theo loại việc (Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính), thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) hoặc có sự tranh chấp về thẩm quyền... Một nội dung có ý nghĩa quan trọng đốì với hoạt động điều tra, xác minh trong việc thụ lý vụ án hành chính là sau khi đã thụ lý vụ án hành chính các đương sự có quyền làm đơn yêu cầu Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thòi để bảo vệ lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm việc thi hành án; Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụn biện pháp khấn cạp tạm thò n h ư : ỉ l!U VILN piiÒn í; M iiO V vU 17 - Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu kiện; - Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện những hành vi nhất định nếu xét thây cần thiết cho việc giải quyết vụ án hành chính hoặc để đảm bảo cho việc thi hành án. Do vậy, trước khi ra các quyết định nêu trên cần phải có sự điều tra, xác minh kịp thời để xem có đủ căn cứ, cơ sở, điều kiện... hay không cho việc ra các quyết định đó. Cùng với việc nghiên cứu vấn đề khởi kiện, vấn đề phân tích các nội dung của việc thụ lý vụ án giúp cho việc xác định những vấn đề cần xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án hành chính. 1.2. Xác minh, thu thập chứng cứ 1.2.1. K h á i niêm , m ụ c đích, ý n g h ĩa c ủ a viêc xá c m in h , th u th ậ p c h ứ n g cứ Hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính có vai trò vô cùng to lón trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Đây là loại hoạt động chiếm một khối lưỢng công việc lớn nhất, nhiều thòi gian nh ất so vối các loại công việc khác của quá trình giải quyết vụ án hành chính. Xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính là tổng thể các hoạt động tô" tụng của Toà án nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án, qua đó xác lập các căn cứ cần thiết, khách quan cho việc giải quyết 18 đúng đắn vụ án hành chính, Với quan niệm như vậy, hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ đưỢc hình thành ngay từ khi có đơn khởi kiện cho đến khi có đủ cd sở, căn cứ để ra các quyết định giải quyết vụ án (trả lại đơn kiện, thụ lý vụ án, chấp nhận yêu cầu khởi kiện...) song tập trung nhất là trong giai đoạn từ thụ lý vụ án đến íhi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Mục đích của việc xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án là nhằm làm rõ sự th ậ t khách quan quá trình diễn biến và các tình tiết của vụ án. Hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ là một oại hoạt động cần thiết, vừa có ý nghĩa bắt buộc đối với người tiến hành tô" tụng nói chung và đốì với Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án nói riêng, vừa là biện pháp bảo đảm cho các hoạt động tô" tụng khác của quá trình giải quyết vụ án hành chính, nhất là hoạt động xét xử tại phiên toà và việc ra bản án, quyết định giải quyết vụ án. 1.2.2. Nội d u n g xác m inh, th u th ậ p c h ứ n g c ứ tro n g vụ á n h à n h chính Những nội dung và vấn đề cơ bản đặt ra cho nhiệm vụ xác minh, thu thập chứng cứ là: - Yêu cầu của người khỏi kiện có phù hợp với quy định của pháp luật hay không; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyêt định kỷ luật buộc thôi việc bị kiện có trái 19 pháp luật hay không; quyết định hay hành vi hành chính đó là của cá nhân hay cơ quan nhà nước, tổ chức; là quyết định lần đầu hay quyết định đã có hiệu lực; - Yêu cầu mà ngưòi khởi kiện đề nghị Toà án giải quyết có thuộc thẩm quyền của Toà án không; - Có thiệt hại không và mức độ thiệt hại như thê nào; - Người khởi kiện có đủ năng lực chủ thể không; - Vị trí, vai trò của những người tham gia tô" tụng khác... Những nội dung cơ bản trên là phạm vi xác định các công việc, đỐl tượng trong hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ. Về m ặt pháp lý, hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật, n hất là pháp luật tô" tụng hành chính. Khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định: “ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xét thấy cần thiết, Toà án có thể tự mình hoặc uỷ thác cho Toà án khác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án. Toà án được uỷ thác có nhiệm vụ thực hiện ngay việc uỷ thác và thông báo kết quả cho Toà án đã uỷ thác”. Như vậy, mặc dù yêu cầu của việc xác minh, thu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146