Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính. tập i. phần chuyên đề...

Tài liệu Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính. tập i. phần chuyên đề

.PDF
216
179
65

Mô tả:

TRƯÒNGĐÀOTẠO C Á C CHỨC DANH Tư PHÁP TẬPI Phần chuyên đề ƯVIỆN ẠOCACCHỨCDANH rPHÁP NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN 14/929 - CXB 34 (V) 1 — ---- ^---------CAND - 2001 TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH T ư PHÁP GIÁO TRÌNH KỸ NÂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ■ Tập 1 - Phần chuyên đề \ ịị \ NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN N H Â N D Â N HÀ NÔI - 2001 CHỦ BIÊN Nguyễn Thanh Bình TẬP THỂ TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thanh Bình Chương 1, 2, 3, 5, 6 , 7 2. Nguyễn Thị Mai Chương 4 3. Đặng Xuân Đào Chưoìig 5 Chương ỉ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH T R O N G LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH V IỆ T N A M 1. Quyết định hành chính trong Luật hành chính 1.1. Khái niệm Quyết định hành chính là một phạm trù quan trọng trohg khoa học pháp lý nói chung và trong nhiều ngành luật khác nhau; nhưng quan trọng nhất và được đề cập nhiều hơn cả là trong các ngành khoa học quản lý, ngành luật hành chính và tô tụng hành chính. Theo quan niệm chung, quyết định hành chính là một dạng (loại) cụ thể của quyết định. Khái niệm quyết định bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng La tinh là "actus" nghĩa là hành động, hành vi. Như vậy, quyết định hành chính cũng là những hành vi, hành động thuộc quyền hành pháp. Theo giáo sư Prosper Well thuộc trường Đại học luật, kinh tế và khoa học xã hội Paris, quyết định hành chính (quyết định phải được chấp hành) là sự biểu thị ý chí của pháp luật'. Còn theo ông Francois Lamie ' Xem “Luật hành chính” - Prosper-Well, NXB Thẽ giới, Hà Nội, 1995, trang 55. 5 thành viên Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà Pháp, giảng viên trường Hành chính quốc gia Pháp thì coi quyết định hành chính là một văn bản pháp lý đơn phương (khác với hợp đổng hành chính) do một cơ quan hành chính đưa ra và chúng không bao gồm các hành vi chính trị (như sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, Quyết định giải tán Quốc hội, đệ trình dự án luật lên Quốc hội...)^. ở nước ta, quyết định hành chính được quan niệm khá tập trung và thống nhất và được đề cập đến trong nhiều tài liệu pháp lý, nhất là sách báo chuyên khảo, các sách giáo khoa, Luật hành chính... Nhưng theo nghĩa chung nhất thì quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước, được biểu hiện dưới những hình thức nhất định tác động đến các đối tượng nhất định trong quá trình hành pháp. Với ý nghĩa như vậy, quyết định hành chính có thể là một hành động hoặc một quyết định bằng vãn bản. Các quyết định hành chính có những dấu hiệu sau đây: + Được ban hành, được thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành luật (tính dưới luật); ^ Xem “Một số vấn đé vé tài phán hành chính ờ Cộng hoà Pháp”. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, trang 50,51, 6 + Để tác động (quy định, điều chỉnh, bảo vệ...) các quan hệ xã hội hoặc hành vi xử sự của con người (đối tượng) trong quá trình hành pháp; + Do các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật. Như vậy, quyết định hành chính theo quan niệm trên là một dạng cụ thể trong hệ thống các quyết định hành chínhthànhvăn được biểu hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước. Hay nói cách khác, trong hệ thống các văn bản pháp luật được coi là quyết định hành chính theo nghĩa chung thì quyết định hành chính trong luật hành chính chỉ là một loại trong các loại quyết định được trình bày ở phần phân loại dưới đây. 1.2. Phán loại Trong các hình thức quyết định hành chính, quyết định hành chính bằng văn bản thông thường có 2 loại: - Quyết định quy phạm (còn gọi là văn bản quy phạm pháp luật) - Quyết định cá biệt (còn gọi là vãn bản áp dụng pháp luật) ỉ . 2.ỉ. Quyết định quy phạm Trong luật hành chính Việt Nam, quyết định quy phạm hành chính được thể hịện dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp ỉuật hành chính. 7 1.2.1.1. Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật hành chính là vùn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Văn bản quy phạm pháp luật hành chính phải hội đủ các yếu tố sau đây: - Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức do luật định (theo Điều 1 Chương I và Chưofng II Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật); - Văn bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định (xem từ chưofng III đến chương VII Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật); - Văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương. Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi 8 cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chính; - Văn bản được cơ quan Nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế hoặc cưỡng chế khi cần thiết. Như vậy theo quan niệm chung, quyết định hành chính được sử dụng để thực hiện quyền hành pháp của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước. Chúng có khái niệm rộng, được biểu hiện dưới nhiều hình thức và chủng loại khác nhau và đều tác động đến đối tượng đa dạng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực của quá trình hành pháp. 1.2.ỉ . 2. Hệ thống văn bản quy phạm luật hành chính i. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. Văn bản do Uỷ ban Thưòfng vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết. ii. Văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ưcmg ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; - Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 9 - Quyết định, Chí thị, Thông tư của Bộ trướng, Thủ trưỏíng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội; iii. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; văn bản do ư ỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành Nghị quyết của Hội đổng nhân dân cùng cấp: - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; - Quyết định, Chỉ thị của ư ỷ ban nhân dân. 1.2.13. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hành chính Hiến phăp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản ưong hệ thống pháp luật. 10 Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn bản liên tịch của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính tậ - xã hội, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và u ỷ ban nhân dân các cấp được thể hiện như sau: - Nghị quyết, Nghị định do Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của ư ỷ ban Thưcmg vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước. - Quyết định, Chỉ thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp ỉệnh, Nghị quyết của ư ỷ ban Thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ. - Quyết định, Chỉ thị, Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thưòmg vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ 11 tịch nước; Nghị quyết, Nghị định của Chính phú; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách. - Nghị quyết, Thông tư liên tịch do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ưofng với tổ chức chính trị - xã hội ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của ư ỷ ban Thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định cúa Chủ tịch nước; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. - Nghị quyết do Hội đồng nhân dân; Quyết định, Chỉ thị do ư ỷ ban nhân dân các cấp ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của u ỷ ban Thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với 12 nhuu, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với tổ chức chính trị - xã hội; văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp trái với Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên phải bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành. ỉ .2.1.4. Số và kỷ hiệu cùa văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành được đánh số thứ tự theo nãm ban hành và có ký hiệu riêng cho từng loại văn bản. Việc đánh số thứ tự phải bắt đầu tìr số 01 theo từng loại văn bản của năm ban hành loại văn bản đó. Năm ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu văn bản quy phạm pháp luật do Chính phú, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưỏfng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ỏ Trung ương hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ỏ Trung ương với tổ chức chính trị - xã hội ban hành được quy định như sau: - Nghị quyết, Nghị định do Chính phủ ban hành; Số..../199.../NQ-CP; S a .!,/l 99. ./ỊSÍĐ-CP; - Quyết định, Chỉ thị do Thủ tướng Chính phủ ban 13 hành; SỐ..../199..../QĐ-TTg; Số.... /199..../CT-TTg; - Quyết định, Chỉ thị, Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưcmg cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành; SỐ..../199..../QĐ- (tên viết tắt do cơ quan ban hành văn bản), ví dụ: Quyết định số 01 ngày 20-01-1997 do Bộ Tư pháp ban hành được đánh số la; Số 01/1997/QĐ-BTP; SỐ..../199.../CT- (tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản), ví dụ: Chỉ thị số 01 ngày 25-01-1997 do Bộ Tài chính ban hành được đánh so la: SỐOl/1997/CT-BTC; SỐ..../199.../TT- (tên viết lắt của cơ quan ban hành văn bản), ví dụ: Thông tư số 01 ngày 25-8-1997 của Bộ Công nghiệp ban hành được đanh số là: SỐ01/1997AT-BCN; - Nghị quyết liên tịch, Thông tư liên tịch: Số...../199..../NQLT- (tên viết tắt của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản), ví dụ: Nghị quyết liên tịch số 05 ngày 18-9-1997 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Tài chính ban hành được đánh số là: Số 05/1997/NQLT-TLĐLĐ-BTC; SỐ..../199.../TTLT (tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản), ví dụ: Thông tư liên tịch số 01 ngày 15-9-1997 do Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành được đánh số là; Số 01/1997/TTLT-BTC-BLĐTB&XH. 1.2.1.5. Soạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng 14 Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ i. Thành lập Ban soạn thảo Chính phủ ủy quyền cho cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo các dự án Luật, Rháp lệnh do Chính phủ trình Quốc hội, u ỷ ban thường vụ Quốc hội và dự thảo loại Nghị định được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trừ trường hợp Chính phủ thành lập Ban soạn thảo (xem điểm b khoản 2 Điều 56 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo đối với những dự thảo Nghị quyết, Nghị định khác của Chính phủ. Việc soạn thảo các dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định do Ban soạn thảo đảm nhiệm. Thành phần Ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hữu quan; Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo là Trưởng ban. Giúp việc Ban soạn thảo có tổ biên tập do trướng ban soạn thảo chỉ định. Thành viên của tổ biên tập gồm các luật gia, các nhà khoa học và các chuyên gia am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 15 - Khi thấy cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể thành lập tổ chuyên gia làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng để thực hiện nhiệm vụ của Ban soạn thảo hoặc để tu chỉnh dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ trước khi ký trình hoặc ký ban hành. - Cơ quan có thành viên trong Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về nội dung của dự án, dự thảo có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình quản lý. - Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưỏíng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ được tiến hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 65, Điều 66). Để bảo đảm chất lượng và thời hạn trình dự án Luật, Pháp lệnh, dự ihảo Nghị quyết, Nghị định. Ban soạn thảo phải thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời có trách nhiệm sau đây: - Định kỳ thông báo vái Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp về tiến độ và chất lượng soạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định; - Kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề mới, phức tạp 16 và những ý kiến còn khác nhau; - Bảo đảm việc soạn thảo vãn bản có chất lượng: nội dung các điều, khoản của văn bản phải được quy định cụ thể, rõ ràng để khi văn bản có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần có văn bản quy định chi tiêi hoặc hướng dẫn thi hành thì Ban soạn thảo có trách nhiệm soạn thảo hoặc đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cơ quan được Chính phủ phân công soạn thảo các văn bản đó để trình đồng thời với dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định lên Chính phủ. - Xác định tên các văn bản dự kiến bị bãi bỏ (bãi bỏ toàn bộ văn bản hoặc một phần nội dung: chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản). 1.2.2. Quyết định hành chính cá biệt 1.2.2.1. Định nghĩa Quyết định hành chính cá biệt c’òn gọi là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hoặc quyết định hành chính. Theo Luật hành chính Việt Nam, quyết định hành chính (cá biệt) được định nghĩa như sáu: Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoăc một số đối tương cụ , ; ,• 1 17 lílliVltN thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. ^ Với tư cách là một quy phạm định nghĩa, việc đưa ra một khái niệm như vậy vừa tạo ra một cơ sở pháp lý có hiệu lực cao (chỉ sau Hiến pháp) vừa thể hiện quan niệm tập trung thống nhất của Nhà nước về quyết định hành chính theo luật tố tụng hành chính Việt Nam (cần lưu ý là luật khiếu nại tố cáo không chỉ là nguồn của luật hành chính mà còn là nguồn của luật tố tụng hành chính). Do vậy, khái niệm trên đây vừa có ý nghĩa pháp lý (tính bắt buộc) vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 12.2.2. Đặc điểm Trước hết, theo định nghĩa trên, quyết định hành chính cá biệt phải là loại quyết định bằng văn bản. Thông thường, các quyết định băng văn bản này có hình thức, bố cục do pháp luật quy định theo từng loại mảu Itiống nhất. Ngoài ra, còn có những quyết định bằng văn bản nhưng không thuộc phạm vi trên, ví dụ: một lời phê duyệt có tính quyết định trong một tờ đơn của cá nhân hoặc tổ chức hay một công văn, một thông báo trong đó có nội dung quyết định... ’ Xem khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật số 09/1998/QH10; khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sô' điểu cùa Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. 18 Như vậy, quyết định hành chính cá biệt theo luật hành chính Việt Nam chỉ là các quyết định bằng văn bán mà không bao hàm các quyết định bằng các hình thức hoạt động, hành động cụ thể (quyết định không thành văn). Thứ hai, quyết định hành chính cá biệt phải do các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước ban hành. Thứ ba, quyết định hành chính cá biệt theo Luật hành chính Việt Nam được ban hành nhiều loại với số lượng lớn để điều chỉnh hầu hết mọi quan hệ xã hội thuộc quá trình hành pháp. Thứ tư, quyết định hành chính cá biệt theo Luật hành chính Việt Nam phải là những quyết định chỉ được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Quyết định này còn được gọi là quyết định áp dụng pháp luật, được ban hành trên cơ sở quyết định quy phạm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có những trường hợp được ban hành trên cơ sở quyết định cá biệt của cấp trên. Đối tượng áp dụng của quyết định là cá nhân hoặc tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp và được ghi nhận trong nội dung của quyết định. • 19 2. Quyết định hành chính trong Luật tố tụng hành chính Việt Nam 2.1. Khái niệm Dưới giác độ của luật tố tụng hành chính và ngânh khoa học luật tố tụng hành chính, quyết định hảnh chính có khái niệm khác với khái niệm quyết định hành chính theo luật hành chính. Ngay cả những nước có luật hành chính phát triển (Pháp, CHLB Đức...) coi luật tố tụng hành chính chỉ là một bộ phận của luật hành chính thì khái niệm quyết định hành chính theo luật tô tọng hành chính vẫn có sự phân biệt với khái niệm quyết định hành chính theo luật hành chính. Nhìn chung trên thế giới, khái niệm quyết định hành chính theo luật tố tụng hành chính giữa các nước không đồng nhất với nhau tuỳ thuộc vàọ tính chất nền tài phán và đặc biệt là đối tượng xét xử của quyền tài phán mà các nước có quan niệm q^yết định hânh chính theo luật tố tụng hành chính tương ứng với phạm vi và đặc tính của đối tượng đó. Chẳng hạn ở Phiáp, quyết định hành chính thuộc đối tượng xét xử hânh chính không chỉ là các quyết định hành chính cá biệt mà còn cả một số quyết định hành chính quy phạm. Có nước chỉ coi quyết định hành chính trong tố tiụng hành chính là quyết định hành chính cá biệt (gồm quyết định bằng văn bản và quyết định bằng hẳnh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146