Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo trình giao tiếp sư phạm ...

Tài liệu Giáo trình giao tiếp sư phạm

.PDF
51
597
135

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Khoa Sư Phạm Giáo trình Giao Tiếp Sư Phạm Biên soạn: Lê Thanh Hùng Phần I: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP Cách đây không lâu, vào những năm 80 của thế kỷ XX, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có truyền hình trực tiếp buổi giao lưu giữa Việt kiều yêu nước về quê ăn tết với khán gỉa của đài truyền hình. Có một chị Việt kiều ở Cộng hòa liên bang Đức (lúc đó còn hai nước Đức) tâm sự rằng : “Chị có một người bạn Việt Nam lấy một người chồng ở Cộng hòa liên bang Đức, chị ấy không biết tiếng Đức, chồng lại chỉ biết bập bõm tiếng Việt, chồng là công nhân đi làm suốt ngày. Cả ngày chị ở nhà không biết nói chuyện với ai, dịch vụ viễn thông lúc đó lại khó khăn. Mặc dù cuộc sống về vật chất đầy đủ, nhưng quá buồn nên chị sinh bệnh... rồi chết”. Giao tiếp không phải chỉ là hình thức trò chuyện với nhau, nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hình thức giao tiếp quan trọng nhất. Qua ví dụ trên cho thấy giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người.  Ngay từ trong bụng mẹ đứa trẻ đã có sự giao tiếp. Cái bào thai sống và hoạt động cùng với nhịp sống và hoạt động của người mẹ. Quan hệ giữa người mẹ với thai nhi không chỉ đơn giản về mặt sinh học. Không chỉ đơn thuần là người mẹ truyền dinh dưỡng cho đứa con qua rau thai mà còn có những ảnh hưởng về mặt tâm lý của trẻ sau này do những biến động tâm lý của người mẹ khi mang thai. Cho nên khi mang thai, người mẹ phải kiêng nói và làm những việc không tốt, không được xúc động mạnh. Chẳng hạn, phong tục lúc người vợ có mang, người chồng phải kiêng sát sinh “ Không được cắt cổ gà, thiến cổ chó”. Thậm chí lúc có thai, người mẹ còn phải đi đứng nói năng nhẹ nhàng. Có như vậy sau này đứa trẻ ra đời và lớn lên mới phát triển bình thường về thể chất và tinh thần.  Khi đứa trẻ ra đời, giao tiếp của nó được đặc biệt quan tâm. Có nhiều tập quán truyền thống ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của người mẹ với đứa trẻ. Có địa phương và gia đình rất cẩn thận như : Không nói lớn, không để người lạ vào phòng trẻ sơ sinh nhất là đứa trẻ dưới một tháng tuổi, sợ trẻ bị vía, bị đẹn. Thậm chí khi cần phải bế bé đi xa, các bà già còn cẩn thận bôi nhọ vào mặt trẻ, cầm dao, cầm kéo... đi theo để tránh hơi độc, vía lạ. Như vậy, từ xa xưa, trong vốn kinh nghiệm của các dân tộc, việc giao tiếp với đứa trẻ được coi trọng để cơ thể và đời sống tinh thần của đứa trẻ được phát triển bình thường.  Suốt quãng đời thơ ấu, đứa trẻ không chỉ có nhu cầu ăn, nhu cầu dinh dưỡng mà còn có những nhu cầu khác như : nhu cầu được cưng chiều, nâng niu, bế ẳm, vỗ về... Mới sinh ra đứa trẻ đã biết nhiều lắm, đòi hỏi nhiều thứ, trước hết là đòi hỏi trao đổi, giao tiếp. Chúng gọi ra, phát ra có kẻ khác đáp lại. Người mẹ không chỉ là bao che, làm cái lá chắn, ngăn chặn , không để quá nhiều kích thích từ bên ngoài tấn công vào các giác quan, vào cơ thể non nớt của con. Mẹ còn đáp ứng lại những tín hiệu của con phát ra. Con đưa mắt mẹ cũng nhìn lại, con líu lo mẹ cũng bi bô nói lại, con vặn mình mẹ cũng đổi tư thế ngồi nằm cho hai cơ thể thoải mái, ôm ấp lấy nhau. Con nắm đồ vật gì ném ra, mẹ lượm trả lại..Rồi con chập chững biết đi, mẹ dang hai tay ra đón, bé cố đứng dậy bước năm, bảy bước rỗi ngã vào lòng mẹ... Có thể nói rằng : “ Được áp vào lòng mẹ để bú, được mẹ bế bồng, địu lên lưng là có dịp trao đổi, giao tiếp với mẹ. Mẹ hiểu con, con hiểu mẹ, không phải thông qua lời nói, chữ viết như thường lệ mà qua những mối quan hệ phi ngôn ngữ, đúng hơn là tiền ngôn ngữ qua “xác thịt”. Đó là quan hệ “ruột thịt” nền tảng đầu tiên của mối quan hệ giữa người và người. Mối quan hệ thân thiết nhất, cơ bản nhất. Không được bú mớm, bế bồng, ôm ấp, hú hí, chơi đùa với mẹ, đứa trẻ không thể thành người. Vì vậy, toàn bộ nội dung tiếp xúc với đứa trẻ của người mẹ, người thân trong gia đình từ khi lọt lòng đến toàn bộ thời thơ ấu và sau này trẻ đến trường học là tiến trình xã hội hóa của một cá nhân thành nhân cách. Trong quá trình xã hội hóa của một cá nhân, giao tiếp là hạt nhân, là điều kiện cần thiết để phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi người.  Đời sống tâm lý của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội phải lấy giao tiếp làm cơ sở. Không có giao tiếp đứa trẻ sẽ không thành người, không có giao tiếp nhiều chức năng tâm lý người, nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân không được hình thành và phát triển. Trong quá trình lao động, cải tạo tự nhiên, xã hội bản thân con người luôn luôn lấy sự tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người, con người với quan hệ xã hội làm trung tâm. Cho đến nay, trong phong tục của một số ít bộ lạc Châu Phi vẫn còn tồn tại một hình phạt cao nhất cho những ai vi phạm “ Luật lệ của bộ lạc là đuổi ra khỏi cộng đồng không cho tiếp xúc với con người, phạm nhân phải sống trong rừng với thiên nhiên và hoang thú.  Sự giao tiếp giữa con người được phát triển cùng với sự phát triển nền kinh tế xã hội. Ngày nay do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Dịch vụ viễn thông, mạng Internet phát triển làm cho chúng ta có thể giao tiếp được với nhau một cách dễ dàng. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu, các nhà khoa học xã hội cũng đã khái quát các sự kiện giao tiếp của con người qua hai xu thế chung nhất :  Nhìn chung, các loại hình giao tiếp của con người tăng lên, đặc biệt là giao tiếp không chính thức, đó là những kiểu giao tiếp diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể như : đi tàu xe, cùng nhau xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, thực hiện một nhiệm vụ cùng nhau, một công việc cùng nhau trong một thời gian nhất định... mà các đối tượng giao tiếp không nhất thiết phải cùng một cơ quan hoặc hiểu biết nhau, thậm chí cũng không cần nhớ tên, tuổi, địa chỉ của nhau. Loại giao tiếp này có đặc điểm :  Giao tiếp theo vụ việc.  Nhất thời, không liên tục.  Giao tiếp cá nhân mỗi người có chiều hướng co hẹp lại về phạm vi và mức độ, con người ít cởi mở với nhau, người ta giải thích rằng những hoạt động “cộng đồng”, “tập thể”, dường như giảm đi, cuộc sống thu vào các căn hộ gia đình. Gia đình cũng có xu hướng thu nhỏ lại (hai thế hệ thay vì ba, bốn thế hệ như gia đình trước đây. Giao tiếp là gì? Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm giao tiếp khác nhau, đứng trên các quan điểm khoa học xã hội, kinh tế , tâm lý học...thậm chí ngay trong khoa học tâm lý cũng tồn tại nhiều khái niệm giao tiếp. Để hiểu giao tiếp là gì, chúng ta có thể xem xét giao tiếp qua các đặc trưng như sau : 1. Giao tiếp là một quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác. Trong quá trình giao tiếp thì cả đối tượng và chủ thể giao tiếp đều ý thức được những nội dung và diễn biến tâm lý của mình trong giao tiếp. Nhờ đặc trưng này, chúng ta dễ dàng nhận ra được mục đích của quá trình giao tiếp, giao tiếp để làm gì ? nhằm mục đích gì ? 2. Giao tiếp diễn ra nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan, nhu cầu ... của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Đặc trưng này có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người.  Giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp, của các quan hệ xã hội mà họ là thành viên.  Nếu giáo viên không tự học, tự bồi dưỡng mà chỉ bằng lòng với kiến thức học 4 năm ở trường Đại học thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp.  Qua giao tiếp mà những phẩm chất tâm lý của con người, những hành vi ứng xử của con người được nảy sinh và phát triển.  Nhờ giao tiếp mà quá trình xã hội hóa mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng, dân tộc, địa phương. 3. Qua giao tiếp giúp con người nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, phải nhận thức dù là ít ỏi về đối tượng giao tiếp của mình. Có như vậy kết quả giao tiếp mới thành công. Có nhận thức được nhau mới hiểu biết lẫn nhau. Nếu thầy giáo không hiểu học sinh thì việc xử lý học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Thầy giáo không hiểu học sinh thì việc xử lý học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người. Con người vừa là một thành viên tích cực của các quan hệ xã hội với tư cách tạo lập nên các quan hệ xã hội như pháp quyền, kinh tế, văn hóa... với tư cách vừa là hoạt động tích cực cho nên tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó. Chẳng hạn, trong dạy học và giáo dục quan hệ giữa thầy giáo và học sinh là một quan hệ xã hội đích thực, một tồn tại xã hội khách quan do cả hai phía thầy và trò tạo dựng. Thiếu vắng thầy, học trò sẽ không có quá trình dạy học và giáo dục. Quá trình này được tiến hành trong hoạt động giao tiếp giữa thầy giáo và học sinh được quy định rõ ràng qua nội quy học sinh, qua những quy định, quyền hạn và trách nhiệm của thầy giáo. 5. Giao tiếp được tiến hành trong một thời gian, không gian và các điều kiện cụ thể. Nói cách khác, giao tiếp cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển lịch sử xã hội loài người. 6. Cá nhân trong giao tiếp vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp. Trong quá trình dạy học, học sinh vừa là khách thể, vừa là chủ thể. Qua phân tích trên, ta có thể hiểu : Giao tiếp là một quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Giao tiếp là một phương thức tồn tại của con người Khi nghiên cứu học phần tâm lý học đại cương, chúng ta đã gặp khái niệm cá nhân. Cá nhân là một con người cụ thể với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội và lịch sử nhất định, có nghĩa vụ và quyền lợi nhất định. Rõ ràng, khi nói đến con người cụ thể, họ phải có tên gọi, nghề nghiệp, giới tính, gia đình. Sống và hoạt động ở trong một nhóm xã hội nhất định có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Họ có những giá trị vật chất (nhà cửa, ruộng vườn, xí nghiệp...) và giá trị tinh thần (dòng họ, vị trí xã hội, trình độ văn hóa, chuyên môn...) Về đời sống tâm lý, họ có ý thức, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, niềm tin cá nhân. Cũng ở phần tâm lý học đại cương đã khẳng định con người không thể tồn tại và phát triển được nếu con người bị tách khỏi xã hội loài người. Điều này đã được xã hội loài người thử nghiệm với mục đích khác nhau : Ví dụ : Từ thế kỷ XII một quốc vương gần chân núi Hymalaya (vùng Aán Độ) nhà vua cho rằng tín ngưỡng là bẩm sinh đối với con người. Quần thần không tin vào lời phán truyền của vua, để chứng minh niềm tin của mình, nhà vua đã bắt 4 đứa trẻ sơ sinh cho vào một tu viện nuôi, cắt đứt mọi quan hệ xã hội. Mười hai mùa xuân trôi qua, 4 đứa trẻ được nuôi sống không được tiếp xúc với mọi người. Kết quả chúng đi bằng 4 chân, hú, gào, nhìn thấy nhà sư những đứa trẻ này cũng phản ứng như đối với với mọi người – mắt nhìn sợ hãi, cùng với tiếng hú dài... Thế là niềm tin vào tôn gíao ( đạo Phật ) không bẩm sinh mà ra rồi trường hợp bé nia và Kamala ở Aán Độ không may vừa sinh ra bị rơi ngay vào bầy chó sói. Những đứa trẻ này không biết nói, đi bằng 4 chân, ăn, ngũ như sói con vậy. Hàng chục thử nghiệm đã chứng minh nếu không giao tiếp với con người, với các quan hệ xã hội, đứa trẻ sẽ không trở thành người. Dù muốn hay không muốn, mỗi cá nhân đều phải sống trong một hoàn cảnh thiên nhiên, ở một địa phương nhất định, một xã hội nhất định, một giai cấp, một tầng lớp, một gia đình nhất định. Cá nhân không thể tránh khỏi quan hệ này và không thể không chịu ảnh hưởng của những quan hệ đó.  Trước hết, để có thể tham gia và các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác, thì con người phải có một tên riêng, do gia đình ( ông, bà, cha, mẹ...) đặt cho. Nói chung, cái tên gọi nó cũng gắ n với một ý nghĩa nhất định. Suy cho cùng, tên gọi là đặc trưng rất cơ bản, khởi nguồn của con người xã hội. Lich sử xa xưa của xã hội loài người cũng đã có thời kỳ gọi tên rất khác nhau, ở mức độ khái quát đơn giản, chỉ nhằm phân biệt giới tính “ Cái hĩm”, “thằng cò”. Cùng với sự phát triển của xã hội, tên gắn với bộ tộc, dòng họ, ám chỉ một cội nguồn xã hội ra đời của đứa trẻ. Rồi tên gọi thời thơ ấu, lúc vào trường học, thời điểm đi làm, lúc trưởng thành, sắp chết lại có một tên hiệu, “ tên cúng cơm”  Khi trưởng thành, con người có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp lại do xã hội sinh ra và quy định. Muốn có nghề, phải hành nghề, phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong hoạt động. Chẳng hạn, để bán được hàng, người ta có thể tăng hoặc giảm giá một mặt hàng nào đó.  Để có được giá trị vật chất, tinh thần riêng cho mình, thuộc về quyền sở hữu của mình, cá nhân phải hoạt động tích cực với tư cách là một chủ thể có ý thức.  Một giá trị tinh thần chỉ có thể có được thông qua giao tiếp. Chẳng hạn, muốn trở thành một nghệ sĩ ưu tú. Ngoài việc có giọng hát hay, có trình độ âm nhạc còn phải say mê và có nghệ thuật biểu diễn trước công chúng. Không thể chỉ ở nhà đóng cửa lại hát một mình mà có thể trở thành nghệ sĩ ưu tú.  Để có giá trị vật chất, con người phải lao động chân tay, lao động trí óc cộng với sự giúp đỡ, kích thích, hướng dẫn của nhiều người. Không giao tiếp với mọi người, ngay cả thức ăn cũng không đủ để cho sự tồn tại cho chính mình đừng nói đến sự phát triển nhân cách một cách trọn vẹn.  Một phương tiện quan trọng để giao tiếp, một đặc trưng cho con người là tiếng nói, ngôn ngữ. Đứa trẻ phải được học nói dưới sự hướng dẫn từng âm thanh của mẹ, của mọi người tromng gia đình. “ Trẻ lên 3 cả nhà học nói”. Chức năng và các loại giao tiếp 1. Chức năng giao tiếp: Có nhiều cách khác nhau để phân chia các chức năng của giao tiếp.Ở góc độ là một phạm trù của tâm lý học hiện đại thì giao tiếp có các chức năng như sau : a. Chức năng định hướng hoạt động của con người. Người giáo viên trong quá trình giảng dạy có thể chỉ nhìn vào nét mặt của học sinh, sự phản ứng của học sinh trước lời giảng của mình mà nhận ra được mức độ nắm tri thức của học sinh. Nhờ đo,ù giáo viên điều chỉnh lại cách dạy của mình để quá trình dạy học đạt kết quả cao. Hay một học sinh có nhiều lần đi học trễ, một học sinh nhiều lần không thuộc bài, em khác đi học thất thường, buổi đi, buổi nghỉ... đều gợi lên trong suy nghĩ của thầy giáo một hướng giáo dục tìm kiếm những thông tin chính xác để có những biện pháp giáo dục thích hợp. Đứng về phía học sinh, qua lời giảng của thầy, cô giáo, các em ý thức được trình độ chuyên môn, những nét tính cách cơ bản của giáo viên đó. Nhờ đó, các em có những phản ứng trả lời phù hợp với từng thầy, cô. Ví dụ : Cô dạy Toán rất nghiêm, không làm bài tập về nhà là không được với cô ; thầy dạy Lý dễ tính có thể quên làm bài tập ở nhà cũng được ; cô dạy Văn thì muốn thế nào cũng được cô đồng ý... Trong cuộc sống đời thường, nhất là đối với những người lạ chưa quen biết, lần tiếp xúc đầu tiên thường là vừa giao tiếp, vừa thăm dò để hiểu đối tượng tiếp xúc của mình. Mỗi lời nói, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười đều bao hàm những khía cạnh thông tin quan trọng để giúp chúng ta giao tiếp có hiệu quả. Qua phân tích trên, chúng ta có thể rút ra kết luận : Quá trình giao tiếp giúp chúng ta khả năng xác định các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm... của đối tượng giao tiếp. Nhờ đó, chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp. b. Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi. Giao tiếp là quá trình tiếp xúc có mục đích, nội dung và nhiệm vụ cụ thể. Nói một cách khác con người ý thức được cần phải làm gì ? Cần đạt được những gì ? Đó là mặt nhận thức. Trong thực tiễn khi tiến hành giao tiếp không ít trường hợp chủ thể giao tiếp phải linh hoạt, tùy điều kiện, thời cơ mà thay đổi, lựa chọn phương tiện ( kể cả ngôn ngữ, cách diễn đạt, giọng điệu...) tùy đối tượng giao tiếp mà ứng xử. Chẳng hạn, có lần Khổng Tử ( 551 – 479 TCN ) đang dạy học, học trò Tử Lộ hỏi thầy “một việc tốt có nên làm ngay không ?” Khổng Tử trả lời “Bàn bạc với người lớn chút đã rồi hãy làm !”. Lần khác học trò Nhiễm Hữu cũng hỏi thầy câu hỏi trên. Ông trả lời “ Đương nhiên nên làm ngay đi !”.Tại sao cùng một câu hỏi mà Khổng Tử lại trả lời mỗi trò một khác ? Bởi vì, Tử Lộ làm việc hay dông dài, bộp chộp, vội vàng, hấp tấp, còn Nhiễm Hữu trước việc làm gì vẫn thường nhút nhát, do dự, không dám làm nên Khổng Tử cổ vũ anh ta mạnh bạo làm ngay. Phương pháp giáo dục cá biệt thể hiện rất rõ chức năng này của giao tiếp. Giáo dục phải phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể, từng con người cụ thể, từng công việc, từng loại tiết học ..mới có thể đạt được chất lượng, hiệu quả cao. Phải qua giao tiếp với học sinh, chúng ta mới điều chỉnh được các biện pháp giáo dục của mình phù hợp với từng học sinh. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, có biết bao nhiêu điều chúng ta đã trãi qua, cảm nhận do không xem xét linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp mà xảy ra những chuyện hiểu nhầm trong tình cảm thầy trò, đồng nghiệp thậm chí ngay cả đối với vợ con, cha mẹ... Giao tiếp còn có chức năng đặc thù xảy ra chính trong khi tiếp xúc giữa con người và con người. Các nhà tâm lý học B.Ph.Lomov ; A.A.Bodaliov...đã chia giao tiếp làm ba loại chức năng : a. Chức năng thông tin ( thông báo, truyền tin )  Chức năng này có cội nguồn sinh học, để thông báo cho nhau một tin tức gì đó. Ở động vật thường phát ra âm thanh (ở mức độ tín hiệu đơn giản, bản năng, ăn uống, tự vệ, sinh đẻ, bảo toàn giống loài) Ví dụ : tiếng ré lên của con khỉ đầu đàn khi gặp con trăn – cả đàn bỏ chạy tán loạn.  Ở người nội dung thông tin rất phức tạp, rất xã hội. Chẳng hạn, Thầy giáo nhận được một lá thư của một em học sinh cũ của trường thông báo về sự trưởng thành của em trong quân đội. Thầy hồi tưởng lại quá khứ 10 năm về trước bóng dáng mảnh mai của cậu học trò nghịch ngợm...  Chức năng thông tin có cả ở hai phía của quá trình giao tiếp ( chủ thể – đối tượng giao tiếp ) Chẳng hạn, Nhà nước ban hành một chế độ mới, nhà nước cũng phải nắm thông tin phản hồi của dân chúng để điều chỉnh chế độ, chính sách.  Muốn quản lí, điều hành một nhóm xã hội, một lớp học, lớn hơn nữa là một huyện, một tỉnh, cấp nhà nước phải có thông tin. Có thông tin đúng, chính xác, nhanh mới điều hành có hiệu quả.  Để đạt được mục đích điều hành trong quản lí, tổ chức trong nhóm xã hội nhất thiết phải thông qua giao tiếp ( giao tiếp trực tiếp, gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin khác nhau). b. Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi (như đã nêu và phân tích ở phần trên ). c. Chức năng đánh giá thái độ của giao tiếp. Trong giao tiếp con người bao giờ cũng biểu hiện những thái độ nhất định như : thiện cảm, thờ ơ, lãnh đạm, vồn vã, cởi mở, chân thành, dấu diếm, trung thực... Như trên đã phân tích giao tiếp bao giờ cũng được một con người cụ thể thực hiện, thái độ của cá nhân bao giờ cũng được bộc lộ trong tiến trình giao tiếp.  Trong quá trình giao tiếp, đối tượng giao tiếp có kinh nghiệm dự đoán được chủ thể giao tiếp của mình muốn gì qua giọng điệu, hành vi, cách ứng xử... từ ánh mắt, nụ cười, nhịp điệu ngôn ngữ nói ( ngập ngừng, mạch lạc, ngắn gọn, đanh lạnh...) đều chứa đựng một thái độ, sắc thái khác nhau. Đại văn hào Nga, Leptontôi đã tổng kết được trên 80 ánh mắt thể hiện các sắc thái khác nhau của xúc cảm và tình cảm con người.  Ý nghĩa của việc đánh giá thái độ của nhau trong giao tiếp góp phần quan trọng làm cho hiệu quả giao tiếp đạt mức cao. Chẳng hạn, trong dạy học, giáo viên gặp tâm trạng sợ sệt của học sinh khi không thuộc bài. Nhìn ánh mắt lấm lét của học sinh khi đang làm bài kiểm tra, sớm muộn cũng bộc lộ hành vi gian dối... Nhờ sự trung thực này trong giao tiếp, chúng ta hiểu nhau hơn, dễ dàng tiếp xúc với nhau để hoàn thành những công việc chung của trường, lớp và xã hội. Nếu xét chức năng giao tiếp trong một quá trình giao tiếp, thường trong tâm lý học xã hội, người ta chia làm các loại sau : a. Chức năng liên kết (nối mạch – tiếp xúc) Bản chất của chức năng này là nhờ có giao tiếp, con người hợp đồng được với nhau để làm việc cùng nhau, hiểu nhau, liên hệ được với nhau. Xuất phát từ nhu cầu tránh cô đơn của con người, nhu cầu giao tiếp sớm xuất hiện ở con người, từng lứa tuổi cường độ nhu cầu này mạnh, yếu khác nhau. Đứa trẻ ( từ lọt lòng đến một tuổi) rất cần được bế ẳm, vỗ về mà các nhà tâm lý học trẻ em gọi là nhu cầu gắn bó với người mẹ. Đối với học sinh trung học cơ sở, nếu bị hình phạt không cho tiếp xúc với những người xung quanh, thì hình phạt này khủng khiếp biết chừng nào. Cảm giác an toàn thôi thúc con người kết đoàn với nhau. b. Chức năng đồng nhất. Là sự hòa nhập của cá nhân vào nhịp sống và hoạt động của một nhóm xã hội ( gia đình, lớp học, tổ sản xuất...) con người cảm thấy mình là một phần máu thịt của tổ ấm gia đình, tổ chuyên môn, hội đồng nhà trường ... “ Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ ” Các thành viên trong nhóm chia vui, san sẻ nổi buồn với nhau... Nhờ chức năng này mà con người thành đạt trong các quan hệ xã hội. c. Chức năng đối lập, đối kháng. Là sự bất đồng tâm lý của cá nhân với các thành viên trong nhóm, cộng đồng. 2 . Các kiểu loại giao tiếp a . Căn cứ vào sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể và đối tượng giao tiếp, người ta chia làm hai loại : – Giao tiếp trực tiếp Chẳng hạn, sự tiếp xúc của thầy giáo và học sinh trên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn, sự gặp gỡ những người quen biết... là giao tiếp trực tiếp. Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp được tiến hành đồng thời một thời điểm có mặt cả đối tượng và chủ thể giao tiếp. Loại giao tiếp này có đặc điểm :  Có thể sử dụng ngôn ngữ phụ ( giọng điệu, nhịp điệu, cường độ lời nói) và những phương tiện ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...) để nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ.  Giao tiếp trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo, tùy hoàn cảnh, tùy phản ứng của đối tượng giao tiếp mà ta ứng xử cho phù hợp. – Giao tiếp gián tiếp Những trường hợp giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian ( thư từ, báo chí, truyền thanh, truyền hình v.v...) là giao tiếp gián tiếp. Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp mà đối tượng giao tiếp không có mặt ở thời điểm cần tiếp xúc. Loại giao tiếp không tận dụng được những ưu điểm của giao tiếp trực tiếp nhất là qua ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc qua điện thoại thì giọng điệu, cách phát âm... giúp cho đối tượng giao tiếp ở xa hiểu thêm thái độ của chủ thể giao tiếp. b. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ hoạt động của nhóm xã hội, cá nhân mà người ta chia giao tiếp ra làm hai loại : – Giao tiếp chính thức Ví dụ : giao tiếp giữa vợ chồng, con cái, cha mẹ được luật hôn nhân và gia đình qui định (tuổi kết hôn, quyền lợi, trách nhiệm...), giao tiếp giữa thầy giáo và học sinh được pháp luật qui định ... là giao tiếp chính thức. Giao tiếp chính thức là sự giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm xã hội hoặc các nhóm xã hội chính thức, nghi thức giao tiếp được dư luận xã hội hoặc pháp luật, phong tục tập quán qui định. – Giao tiếp không chính thức Chẳng hạn, sự giao tiếp giữa các cá nhân trên một chuyến xe, tàu ; những người cùng xem phim, nghệ thuật, cùng mua hàng... Giao tiếp không chính thức là sự giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm không chính thức với nhau. c. Trong tâm lý học xã hội, người ta chia giao tiếp thành ba loại : – Giao tiếp định hướng – xã hội : Chẳng hạn, nhân viên sở địa chính đến khu dân cư ven lộ để thông báo việc mở rộng lộ giới và vận động bà con tự giác di dời. Như vậy, giao tiếp định hướng – xã hội là loại giao tiếp mà chủ thể giao tiếp với tư cách là đại diện cho xã hội nhằm truyền tin, thuyết phụcặcccc kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động. – Giao tiếp định hướng – nhóm: Là loại giao tiếp mà chủ thể giao tiếp với tư cách là đại diện cho một nhóm xã hội nhằm mục đích giải quyết những vấn đề do nhóm đặt ra trong học tập, sản xuất, kinh doanh, chiến đấu... – Giao tiếp định hướng – cá nhân: Là loại giao tiếp mà chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi cho nhóm xã hội nào cả mà hoàn toàn vì mục đích cá nhân, xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, xúc cảm của cá nhân. Dựa vào khoảng cách không gian để người ta đánh giá mức độ thân mật hay xã giao, thân tình hay vì trách nhiệm. Khoảng cách không gian giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp ta thường gặp :     Từ 400 cm tở lên : giao tiếp xã giao Từ 120 cm đến 400 cm : thân mật Từ 45 cm đến 120 cm : tình cảm Từ 45 cm trở xuống : rất tình cảm Giao tiếp và sự phát triển nhân cách 1 . Giao tiếp giúp con người có dáng đi thẳng và cách ứng xử của con người. Để cho trẻ biết đi đứng dáng người thì ông, bà, cha, mẹ và người lớn xung quanh phải dạy cho trẻ tập đi. Không có những lần dắt tay bé đi, cho bé men theo thành giường, bậc cửa ... thì làm sao trẻ biết đi giống người. Không có sự tiếp xúc của người lớn, trẻ không có dáng đi của người. Sau khi trẻ biết đi, người lớn làm mẫu dạy trẻ ai cho gì, cháu muốn lấy phải đưa hai tay ra đón, miệng nói “ con cám ơn !”... Khi được ăn trẻ gián tiếp tiếp xúc với con người qua sản phẩm của họ. Trước khi ăn trẻ đều nhìn người lớn ăn, làm mẫu để chúng tập cầm muỗng, cầm đũa... ăn đúng như người lớn, phong cách ăn của người – con người có nhân cách. 2 . Giao tiếp giúp con người hình thành và phát triển ngôn ngữ: Trẻ sinh ra chưa biết nói, hơn một năm tuổi, trẻ được người lớn dạy phát âm “ ba ba”, “măm, măm”... lúc đầu một từ, một âm đơn giản, kèm với âm thanh, cha mẹ và người lớn xung quanh dung điệu bộ, cử chỉ, ánh mắtớnnnng và đồ vật và gọi tên đồ vật đó. Dần dần trẻ hiểu được ngôn ngữ và sử dụng được ngôn ngữ đơn giản để thỏa mãn một số nhu cầu sinh học, nhận thức của trẻ. Suốt cả đời người, con người vẫn còn phải học, nhiều khái niệm mới xuất hiện trong quá trình con người cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Cách nói, cách dùng từ, nhịp điệu ngôn ngữ ... thể hiện con người có nhân cách, phải nhờ có tiếp xúc với những người xung quanh. Nhân cách được hình thành và phát triển chính trong quá trình giao tiếp. 3. Trí tuệ của con người được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh. Thông qua giao tiếp hàng loạt các chức năng tâm lý được hình thành như : tưởng tượng, tư duy, ý thức, những chức năng tâm lý này tạo thành một chất lượng tâm lý mới, đó là trí tuệ của con người. Các cụ đã từng nói : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ”. Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ học cách nhìn, cách nghe, cách nghĩ, cách hành động, ứng xử phù hợp với quy luật tự nhiên, xã hội trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội, cải tạo chính mình để trở thành một nhân cách. 4. Giao tiếp giúp cho lao động của con người mang tính xã hội, tính tập thể. Lao động của con người trớc hết đặc trưng ở sự liên kết giữa các cá nhân, phối hợp, điều hòa theo sự phân công lao động của xã hội. Lao động liên kết cùng nhau phải thông qua sự tiếp xúc, giao tiếp với nhau theo sự phân công của xã hội. Không có giao tiếp sẽ không có lao động. Đơn giản và cổ xưa nhất khi kéo một vật nặng mà cần sức của nhiều người, người ta hô lên “ Hò dô ta nào ”, một tín hiệu giao tiếp trong lao động. Lao động ở dạng phức tạp hơn nữa thể hiện trong nền công nghiệp hiện đại, mỗi người một mắt xích dây chuyền công nghệ, không giao tiếp thì không hiểu ý nghĩa công việc của mình làm. 5. Ý thức của con người được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh. Ý thức được hình thành cùng với sự ra đời của ngôn ngữ, lao động, trên nền tảng của sự phát triển hoạt động nhận thức ở mức độ nhận thức nhất định. Năng lực làm chủ hành động, ngôn ngữ, thái độ của mình trong các quan hệ người đó là biểu hiện của ý thức. Năng lực đó chỉ được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh, các quan hệ xã hội mà con ngườiaang sống và hoạt động. Học sinh có ý thức làm bài đầy đủ, học thuộc bài ở nhà, chuẩn bị bài đầy đủ, chu đáo khi đến lớp học, được hình thành và phát triển qua nhiều lần, nhiều năm học, nhiều thầy cô rèn luyện mới có được ý thức đó, như vậy, thiếu giao tiếp với thầy cô, học sinh sẽ không có ý thức học tập nghiêm túc. CHƯƠNG II: GIAO TIẾP SƯ PHẠM Khái niệm về giao tiếp sư phạm 1 . Giao tiếp sư phạm là gì ? Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm. Vậy, hoạt động nào được gọi là hoạt động sư phạm ? Chúng ta biết rằng giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến hành ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình, ở tất cả các cơ sở kinh tế và văn hóa... bên cạnh nhà trường, giáo dục còn được diễn ra ngoài xã hội, trong gia đình, tất nhiên giáo dục nhà trường quyết định chiều hướn phát triển nhân cách học sinh. Vì nhà trường là cơ quan chuyên trách công tác giáo dục, là tổ chức xã hội dẫn đầu với những phương pháp giảng dạy khoa học nhằm xây dựng cho con người một nhân cách phát triển toàn diện. Như vậy, hoạt động giáo dục rộng lớn bao hàm trong đó cả hoạt động sư phạm. Hoạt động giáo dục chỉ diễn ra trong nhà trường, trong đó chủ yếu là sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trình giáo dục trong nhà trường được gọi là chủ thể giao tiếp với nghĩa chung nhất. Học sinh là người lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp do giáo viên truyền đạt cho. Với ý nghĩa này học sinh là khách thể trong hoạt động giao tiếp sư phạm. Tuy nhiên, để giáo dục, dạy học đạt kết quả cao, chúng ta không thể coi học sinh là khách thể thụ động, mà các em thực sự là một chủ thể có ý thức, hoạt động tích cực để đón nhận tri thức khoa học của giáo viên. Vì vậy, quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh có thể khái quát theo sơ đồ sau : Giáo viên Hocjsinh ( 1 ) Chủ thể hách thể ( 2 ) Chủ thể giao tiếp Đối tượng giao tiếp ( 3 ) Chủ thể giao tiếp Chủ thể tiếp nhận ( 4 ) Chủ thể Chủ thể ( 5 ) Mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh có thể xảy ra theo 5 sơ đồ trên. (1), (2), (3) : Xảy ra khi thầy giáo trên lớp giảng bài, truyền đạt tri thức cho học sinh theo nội dung, chương trình, sách giáo khoa lớp học, cấp học. (4), (5) : Khi học sinh thắc mắc, hỏi những vấn đề mà các em quan tâm trong quá trình học tập. (5) : Còn nói lên quan hệ chủ động của học sinh đối với các giáo viên mà họ quan tâm. Ở sơ đồ này còn có ý nghĩa khác là các em tiếp thu cái gì là tùy thuộc vào nhu cầu nhận thức, hứng thú, nguyện vọng, thái độ của học sinh đối với môn học, tiết học, giáo viên. Giao tiếp sư phạm có những đặc thù :  Giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng mà họ còn phải là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách. Phải thống nhất giữa lời nói, việc làm với hành vi ứng xử. Có như vậy, thầy giáo mới tạo cho mình có uy tín, uy tín là phương tiện tinh thần giúp thầy giáo hành nghề đạt hiệu quả cao.  Trong giao tiếp sư phạm, thầy giáo dùng các biện pháp giáo dục tình cảm, thuyết phục, vận động đối với học sinh.  Nhà nước và xã hội ta rất tôn trọng giáo viên. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng đạo lí làm người nên rất tôn trọng đối với nghề thầy giáo. “ Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy ” Bác Hồ đã từng phát biểu : “ Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế và văn hóa ”. Qua phân tích trên, chúng ta có thể định nghĩa : Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh. Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả cao :  Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh phải có lòng y thương trẻ. Biết tạo những xúc cảm, tình cảm tích cực ở cả giáo viên và học sinh.  Học sinh phải biết kính trọng giáo viên, và thực hiện tốt những yêu cầu do giáo viên đề ra. 2 . Mục tiêu giao tiếp sư phạm a . Mục đích của giao tiếp sư phạm Mục đích giao tiếp sư phạm nằm ngay chính trong khái niệm giao tiếp sư phạm : Nhằm truyền đạt vốn sống, kinh nghiệm, những tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách tòan diện ở học sinh. Mục đích này cũng chính là mục tiêu khái quát của nhà trường phổ thông trong suốt một thời gian dài, nhiều năm, chia ra nhiều bậc học. Giao tiếp sư phạm ở các bậc học có những mục đích nhỏ, nhiều nội dung tiếp xúc cụ thể khác nhau. Đó chính là mục tiêu cấp học. b. Mục tiêu giao tiếp ở trường phổ thông trung học. Mục tiêu giáo dục của phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nựa hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc... Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Nội dung giao tiếp sư phạm 1 . Nội dung tâm lý trong giao tiếp sư phạm Khác với những hoạt động khác, hoạt động giao tiếp giữa giáo viên và học sinh không nhìn thấy được trực tiếp kết quả. Ví dụ : người thợ mộc mang cây gỗ về nhà xẻ ra thành tấm... đóng thành giường, tủ ... bán hết tiền lãi thu nhiều, hoạt động của thợ mộc xem như có hiệu quả cao. Kết quả nhận thứcở học sinh rất trừu tượng, thường đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng kiểm tra, mà ở bài kiểm tra và thi cũng có thể chưa phản ánh chính xác mức độ nhận thức ở các em. Nội dung tâm lý trong giao tiếp sư phạm bao gồm : a. Nhận thức Ở bất kỳ một cuộc tiếp xúc nào giữa con người với con người, giữa thầy giáo với học sinh đều để lại một sản phẩm nhất định về nhận thức. Chẳng hạn, hỏi học sinh về một cô giáo mới, các em học sinh trả lời : Cô có dáng cao, nước da trắng, dễ thương, cô giảng bài dễ hiểu và ... Ngược lại khi hỏi cô về lớp học, cô trả lời : Lớp đông đến 48 em, nhưng các em ngoan, trật tự, khi tôi hỏi bài, cả lớp dơ tay phát biểu... Nội dung nhận thức trong giao tiếp sư phạm rất phong phú, đa dạng và sinh động thường xảy ra trong hoạt động sư phạm như :  Giao tiếp trao đổi vốn sống, kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, thái độ, chính trị ... thương xảy ra trong tổ chuyên môn, trong giờ giảng bài mới mà học sinh có thắc mắc nhất là các vấn đề tri thức thuộc nội dung cải cách giáo dục phổ thông. Sau mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn, trả lời thắc mắc của học sinh mọi thành viên trong quá trình giao tiếp lại nhận thức thêm được những điều mới.  Giao tiếp truyền đạt tri thức khoa học tự nhiên, xã hội ... Ví dụ : từ khi có môn giáo dục công dân, từ học sinh đến phụ huynh đều nhận thức thấy sự cần thiết phải có bộ môn này nhằm hướng dãn học sinh có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn đối với các tổ chức xã hội, chuẩn mực xã hội và quan hệ xã hội đương thời.  Giao tiếp thường ngày giữa thầy giáo và học sinh trên lớp học, học sinh không chỉ nhận thức tri thức khoa học, mà còn học hỏi những phương pháp tư duy của thầy, phong cách tiếp xúc của thầy với mọi người, cách lập luận, dẫn giải, gợi ý của thầy cô.  Giao tiếp cá nhân với cá nhân ( giữa thầy giáo và học sinh ) để thầy cô giáo hiểu hoàn cảnh của từng học sinh cá biệt để có biện pháp ứng xử phù hợp với từng em ; ngược lại, học sinh hiểu thầy cô, tin thầy cô, dám nói những trăn trở thầm kín của cá nhân mình.  Hoạt động cac hoạt động lao động và hoạt động xã hội ( tổ chức lễ hội, văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt đội, đoàn thanh niên... giúp thầy cô giáo nhận thức về khả năng của học sinh. Học sinh tự nhận thức về khả năng, vị trí của mình trong lớp và trong các hoạt động trên. Nội dung nhận thức có thể xảy ra suốt cả tiến trình giao tiếpặcccc chỉ xảy ra mạnh mẽ thời điểm đầu gặp gỡ. Để hoạt động sư phạm thành công, thầy cô giáo luôn tạo cho mình những giá trị mới về tinh thần trước học sinh,eể trong giao tiếp các em luôn nhận thức được nhiều cái mới, tốt đẹpở thầy cô giáo của mình, tự hào về thầy cô gio của mình, đó cũng là mộtt điều kiện cần thiết tạo ra sự hấp dẫn cá nhân đối với các em, vì cất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. b. Cảm xúc Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến lúc kết thúc một quá trình giao tiếp sư phạm đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm nhất định.  Trước khi giao tiếp, con người đều dự đóan ề hình dạng, diện mạo “lời ăn, tiếng nói” của đối tượng mình cần tiếp xúc và dự kiến thái độ của mình trước khi tiếp xúc. Chẳng hạn, thiện chí, quan tâm, cởi mở, rụt rè, hữu nghị, thiện cảm, thờ ơ, bàng quan, thăm dò, lãnh đạm, tốt xấu, vui vẻ, độc ác, bực dọc, xu nịnh, bợ đỡ, khúm núm, khoe khoang, tự kiêu, tự ti, hèn nhát... Những xúc cảm này ảnh hưởng quan trọng mang tính chất định hướng cho quá trình giao tiếp, chúng thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp. Trường hợp ta chưa tiếp xúc với ông ấy lần nào, nhưng nghe đồn ông ta không tốt, khi giao tiếp ta dè dặt, quá trình giao tiếp ta nhận thấy ông ta không xấu như người ta tưởng... ta thay đổi thái độ.  Trong giao tiếp sư phạm giáo viên cần gợi lên cho học sinh những xúc cảm tích cực, say mê, hứng thú, hồn nhiên và thiện cảm để quá trình tiếp xúc trên lớp và ngoài trường đạt kết quả cao.  Xúc cảm không chỉ định hướng và nảy sinh trong giao tiếp sư phạm mà ở thời điểm kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm cũng nảy sinh những xúc cảm mới. Một xúc cảm dễ chịu, ấm áp tình người, sau khi tiếp xúc với thầy, cô giáo tăng thêm nghị lực cho học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập. c. Hành vi. Hành vi trong giao tiếp sư phạm được hiểu là hệ thống những vận động của đầu, mình, chân, tay, đặc biệt là sự vận động của các bộ phận phân bố trên mặt của con người như : mắt, trán, miệng, ngôn ngữ ... sự vận động đó hợp thành hành vi giao tiếp xảy ra trong quá trình sư phạm gọi là hành vi giao tiếp sư phạm. Những vận động riêng lẻ của từng bộ phận cơ thể, trên nét mặt của thầy giáo, học sinh đều có ý nghĩa định hướng nhất định trong giao tiếp sư phạm. Chẳng hạn, người ta đã tìm thấy trong các tác phẩm văn học của L.N.Tolxtôi, chỉ riêng tiếng cười cũng có 97 sắc thái khác nhau. Từ “ Lại đây ” Macarencô, có đến 30 giong điệu khác nhau để gọi học sinh. Những cử động nhỏ trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, dáng đi, tư thế ngồi... đều chứa đựng nội dung tâm lý nhất định. Học sinh chăm chú nhìn vào mặt thầy, cô giáo như nuốt từng lời giảng (đó là sự kính trọng thầy, cô, lời giảng hay, hấp dẫn...), ngược lại, học sinh không chú ý nghe giảng, nói chuyện riêng, làm việc riêng, nhìn ra cửa sổ... (xem thường giáo viên hoặc không hiểu bài...) Hành vi trong giao tiếp sư phạm là một thứ “ ngôn ngữ đặc biệt ”, ngôn ngữ của thái độ cá nhân, của thế giới nội tâm, đôi khi nó không chịu sự kiểm sóat của ý thức, vì vậy nhìn vào hành vi đôi khi người ta hiểu nhau hơn là qua ngôn ngữ nói. Hành vi trong giao tiếp sư phạm biểu hiện rõ rệt, mờ nhạt, sâu sắc hoặc hời hợt, cường độ của chúng biểu hiện mạnh hay yếu... tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa thầy, cô giáo và học sinh. Hành vi trong giao tiếp sư phạm không chỉ dừng lại ở các cử chỉ, điệu bộ... mà còn bao hàm cả những hành động với quy mô rộng lớn, mức độ khái quát tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, chiếm được niềm tin ở học sinh của thầy, cô giáo. Trong hành vi giao tiếp của cá nhân được thể hiện ở các ý và các nghĩa : Các ý : Là toàn bộ thái độ, lòng mong muốn, nhu cầu, động cơ, hứng thú và niềm tin của cá nhân biểu hiện ở hành vi giao tiếp. Nói cách khác là đằng sau hành vi giao tiếp là nội dung tâm lý cá nhân ẩn ở đó. Các nghĩa : Là nội dung tâm lý được quy định bởi xã hội bộc lộ trong hành vi giao tiếp của cá nhân. Ví dụ : cười là biểu hiện sự vui mừng, khóc là biểu hiện của sự buồn chán, đau khổ. Trong hành vi giao tiếp, ý và nghĩa không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Có lúc ý và nghĩa trái ngược nhau. “ Mừng ra nước mắt, nén đau lại cười ” ( Tố Hữu ) Cũng có cái cười vui, có tiếng cười mỉa mai, châm chọc, thậm chí có cái cười đau khổ. Tóm lại, hành vi giao tiếp sư phạm biểu lộ mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu, động cơ, nhận thức, niềm tin, thái độ của cá nhân hòa quyện với yêu cầu đòi hỏi của xã hội tạo thành nội dung tâm lý có vai trò quan trọng cho hoạt động giao tiếp của thầy, cô với học sinh đạt hiệu quả cao. 2 . Nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm Nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm là những nội dung giao tiếp mang tính chất tạm thời, vụ việc, xảy ra trong quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Đó là các nội dung mang tính chất kinh tế ( thu học phí, qũy lớp...), chính trị ( sinh hoạt cá tổ chức đoàn, đội, hội phụ huynh học sinh ...), pháp quyền ( về việc vi phạm nội quy của học sinh, các hình thức kỷ luật tương ứng ), giáo dục thuyết phục (đối với học sinh cá biệt )... Để khai thác nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm, chúng ta chỉ phân tích một số công việc thường xảy ra trong nhà trường. a. Công việc mang tính chất kinh tế, bao gồm các công việc như : thu học phí, những đóng góp xây dựng quỹ trường, quỹ lớp... Những công việc này có liên quan đến tiền. Giáo viên không nên giữ tiền mặt mà chỉ nên là chủ tài khoản ( học sinh hoặc phụ huynh giữ tiền ), khi chi tiêu phải có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, quyết toán công khai, tránh sự nghi ngờ của học sinh đối với thầy, cô giáo. Xây dựng cho học sinh ý thức trách nhiệm trong việc góp phần tạo cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết đảm bảo cho quá trình dạy và học. Ngăn chặn ý nghỉ “ kinh tế đơn thuần ”, học phí để nuôi thầy cô vậy thầy cô phải dạy tốt. Hướng cho học sinh có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ những gia đình khó khăn, gia đình thương binh, liệt sĩ , những học sinh nghèo vượt khó. b. Công việc về rèn luyện ý thức, kỷ luật. Các thầy cô giáo thường xuyên nhắc nhở học sinh và bản thân mình phải gương mẫu, thực hiện quy chế. Ví dụ : đi học đúng giờ... Đối với học sinh có khuyết điểm, thầy giáo cần tìm rõ nguyên nhân, đến với các em bàng tình cảm khoan dung, độ lượng, không trù úm, định kiến với học sinh. c. Vui chơi, giải trí : công việc này thường xảy ra trong giờ chơi, các ngày lễ hội, nếu có sự tiếp xúc giữa thầy cô với các em sẽ tiếp thêm niềm vui cho các em. Những cong việc trong nhà trường bao giờ cũng chứa đựng một nội dung giáo dục rèn luyện nhất định cho sự phát triển nhân cách của học sinh. Do đó, giáo viên bằng cách giao tiếp ứng xử của mình, bằng những việc làm của mình tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học tập và rèn luyện. Qua công việc được thầy cô giao cho các em học sinh thực hiện, những khả năng của các em được bộc lộ, nhiều phẩm chất nhân cách được hình thành và phát triển, các em sửa được nhiều thói xấu. Như trường hợp đi học trễ được giao làm đội trưởng đội cờ đỏ. Hay g gỗ, đánh nhau được giao làm đội trưởng đội bóng đá. Rùt rè, ít nói được giao làm lớp phó học tập. Công việc hằng ngày diễn ra trong nhà trường thể hiện một cách chân thực nhất cách đời thường của giáo viên và học sinh. Giao tiếp trong công việc bao giờ cũng mang tính chất hoàn cảnh, tình huống tạm thời, xảy ra trong thời gian ngắn. Nhưng chính thái độ và hành vi ứng xử của thầy cô giáo và học sinh ở những tình huống này chứa đựng một bản chất thực vốn có của mỗi người. Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm 1. Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp Chúng ta biết rằng : ai cũng có lòng tự trọng. Nếu ta gọi một học sinh lên bảng, rồi chửi học sinh thế này, thế nọ thì chẳng những không có tác dụng giáo dục mà còn ngược lại. Tôn trọng nhân cách đối tượng là đánh giá đúng nhân phẩm của học sinh, đôí xử bình đẳng, dân chủ với các em. Tin tưởng, tôn trọng cái riêng và thương yêu học sinh.  Hãy để cho đối tượng bộc lộ những nét tính cách, thái độ, nhu cầu riêng, không nên áp đặt bắt học sinh phải theo ý của thầy cô hoặc cha mẹ.  Biết lắng nghe và gợi lên nhu cầu chính đáng của học sinh.  Tôn trọng nhân cách học sinh thể hiện rõ nét nhất ở ngôn ngữ nói, giọng điệu, cách phát âm, việc sử dụng từ sao cho đảm bảo được tính văn hóa. Không nên dùng ngôn ngữ nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của các em nhất là ở nơi công cộng, đông người, trước lớp học.  Trong khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên phải tế nhị, không nên đang tiếp học sinh mà xem đồng hồ, nói chuyện với người khác, thậm chí nhổ nước miếng hoặc càng không nên cười cợt, ngắt lời học sinh khi các em đang trình bày say sưa một ý kiến gì đó.  Giáo viên phải luôn có ý thức tôn trọng học sinh mặc dù đó là những học trò, các em đã ý thức được trách nhiệm của mình trước thầy cô và nhà trường.  Aên mặc, trang điểm của giáo viên cũng là một biểu hiện sự tôn trọng nhân cách của học sinh. 2. Có niềm tin trong giao tiếp sư phạm: Một điều kiện tiên quyết của mọi sự tiếp xúc giữa con người với con người là tin ở đối tượng giao tiếp của mình. Học sinh đi thi mà không tin ở trình độ học vấn của mình thì dễ bị trượt. Người lính ra trận mà không tin vào sự chiến thắng của mình thì khó có những sự tích anh hùng ...  Tin tưởng vào học sinh là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao, là nguồn sức mạnh giúp thầy cô vượt qua những khó khăn thường nhật của đời thường để hoàn thành tốt nhiệm vụ  Niềm tin có một sức mạnh giáo dục to lớn đối với học sinh. Trong dạy học và giáo dục, thầy cô giáo luôn luôn biết đặt niềm tin của mình một cách chân thực vào những học sinh chưa ngoan hoặc chậm hiểu. Chính từ đó, các em học sinh này sẽ cố gắng pấnấu để khỏi phụ niềm tin của thầy cô giáo và nhiều trong số những em đó sẽ thành đạt. 3. Nguyên tắc vô tư, xây dựng ( không vụ lợi ): Nguyên tắc này thể hiện :  Biết đặt lợi ích của học sinh vì học sinh là trước hết. Không vì lợi ích bản thân mà gây thiệt hại uy tín nhân cách của học sinh. Khẩu hiệu : “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”, thực chất là một trong những nguyên tắc ứng xử, giao tiếp của thầy cô giáo đối với học sinh.  Không được phép tính toán thiệt hơn, suy bì, ghen tị với những thành công hoặc cười cợt chế giễu trước những thất bại của học sinh.  Đối xử với học sinh phải công bằng, không định kiến. 4. Nhạy bén, đồng cảm trong giao tiếp:  Các thầy cô gio phải biết đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của các em để tiếp xúc, để cùng rung cảm, cùng suy nghĩ với các em.  Biết sống trong niềm tin và nổi buồn của các em, phải yêu thương, đồng cảm với các em.  Ứng xử khéo léo trong các tình huống giao tiếp cụ thể đối với học sinh. Để có khả năng đồng cảm với học sinh, giáo viên cần lưu ý :  Thành thật chú ý đến học sinh, quan tâm đến các em.  Biết mĩm cười thân mật khi tiếp xúc với học sinh.  Giong nói biểu hiện một thái độ thiện cảm, nhẹ nhàng, dịu hiền, ôn tồn, ngay cả lúc kiên quyết, dứt khoát.  Không nên gây căng thẳng trong tâm trí học sinh, sau mỗi lần tiếp xúc nên tạo cho các em những niềm vui mới.  Luôn luôn tạo cho học sinh một cảm giác an toàn, dễ chịu trong suốt quá trình giao tiếp.  Nếu phải nghe một học sinh tâm sự, hãy cố gắng khuyến khích để các em nói thỏa mãn.  Chỉ nhận xét học sinh trước lớp khi đã đủ thông tin từ mọi phía.  Cần có lời khen thành thật đối với học sinh. Ai cũng thích khen, đặc biệt là học sinh, tuy nhiên khi khen cần lưu ý :  Chỉ những hành vi đáng khen hãy khen, trương hợp nào cũng khen thì không có tác dụng.  Chỉ khen những hành vi biểu hiện sự cố gắng.  Khen nhiều mặt, khen phải công minh, tạo ra đồng tình của tập thể.  Khen phải đúng lúc. Câu hỏi ôn tập 1. Giao tiếp sư phạm là gì ? Phân tích các nội dung tâm lý trong giao tiếp sư phạm. 2. Hãy phân tích nội dung nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp sư phạm ? Cho ví dụ sâu sắc về việc thực hiện nguyên tắc này đạt hiệu quả giáo dục cao mà anh ( chị ) đã gặp hoặc nghe kể lại ? 3. Anh ( chị ) hiểu câu : “ Mất niềm tin là mất tất cả ” như thế nào ? 4. Phân tích nội dung của nguyên tắc vô tư, xây dựng và nhạy bén, đồng cảm trong giao tiếp ? Cho ví dụ minh họa. Phong cách giao tiếp sư phạm và ý nghĩa của nó 1 . Thế nào là phong cách giao tiếp? Trước khi phát biểu phong cách là gì? Chúng ta hãy xem xét những dấu hiệu cơ bản của nó, đó là:  Hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của cá nhân. Có nghĩa là, con người hoạt động, ứng xử ... tương đối như nhau trong tình huống khác nhau. Ví dụ: Người giáo viên có phong cách giảng bài chậm rãi, ung dung, thư thái thì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan