Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo lí phật giáo trong tiểu thuyết tây du ký của ngô thừa ân...

Tài liệu Giáo lí phật giáo trong tiểu thuyết tây du ký của ngô thừa ân

.PDF
68
297
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN TRẦN VĂN LÂM MSSV: 6106401 GIÁO LÍ PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT "TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Ths. GV. L Ê THỊ NHIÊN Cần Thơ, 2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Giới thiệu về Phật giáo 1.1.1 Sự hình thành Phật giáo 1.1.2 Những quan niệm của nhà Phật 1.2 Giới thiệu về Phật giáo Trung Quốc 1.3. Tác giả và tác phẩm 1.3.1 Tác giả Ngô Thừa Ân 1.3.2 Giới thiệu tiểu thuyết Tây Du Ký 1.3.2.1 Hoàn cảnh ra đời 1.3.2.2 Tóm tắt tác phẩm CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA GIÁO LÍ PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN 2.1. Biểu hiện của giáo lí Phật giáo thông qua hình tượng các nhân vật chính 2.1.1 Nhân vật Đường Tăng 2.1.2 Nhân vật Tôn Ngộ Không 2.1.3.Nhân Vật Trư Ngộ Năng (Bát Giới) 2.1.4 Nhân vật Sa Ngộ Tịnh (Sa Tăng) 2.1.5 Nhân vật Bạch Long Mã (con ngựa) 2.2 Những điều giảng dạy của nhà Phật thông qua tiểu thuyết “Tây Du Ký” 2.2.1 Ngoại chướng 2.2.1.1 Bát phong 2.2.1.2 Vàng bạc 2.2.1.3 Sắc dục 2.2.2 Nội chướng 2.2.2.1 Chữ “Nhẫn” trong cuộc đời 2 2.2.2.2 Thất tình 2.2.2.3 Trí tuệ 2.2.2.4 Hỷ xả KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Khi nghiên cứu văn học Trung Quốc thì ta biết đó là một nền văn học có bề dày về lịch sử và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc không chỉ phát triển mạnh ở Trung Quốc mà còn có ảnh hưởng không nhỏ trên văn đàn thế giới mà cụ thể là ở Việt Nam. Văn học Trung Quốc là một mảng văn học khá quan trọng được giảng dạy nhiều ở nhà trường phổ thông, không những thế văn học Trung Quốc còn là đề tài hấp dẫn phong phú cho các nhà nghiên cứu. Trải qua nhiều giai đoạn, văn học Trung Quốc không ngừng phát triển và đi lên, ở mỗi giai đoạn văn học sẽ có tác phẩm nổi tiếng gắn liền với những tên tuổi được xem là bậc kì tài trong giới sáng tác, nếu nói đến văn học Trung Quốc thì không thể không kể: “ Hồng lâu mộng ” – Tào Tuyết Cần, “ Liêu trai chí dị ” – Bồ Tùng Linh, xa hơn nữa thì có sử kí Tư Mã Thiên, “ Tam quốc diễn nghĩa ” – La Quán Trung... còn khi nói đến văn học Trung Quốc hiện đại thì ta biết đến các tác giả nổi tiếng như: Vương Sóc, Vương Mông, Mạc Ngôn, Quỳnh Dao.... Và đặc biệt có một nhà văn tuy tác phẩm của ông đã đi qua gần IV thế kỉ nhưng những dư âm mà nó để lại vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian và nhân loại, đó là tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Tác phẩm Tây du ký, thành công về mặt nội dung, tư tưởng, bởi nó có chứa đựng nhiều giáo lí Phật giáo.Từ đó tác phẩm không chỉ còn mang tính chất giải trí mà còn trở thành một tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát, đề cao lí tưởng cá nhân. Đặc biệt nhờ yếu tố Phật giáo, trong tác phẩm đã mang đến cho người đọc được sự hiểu biết thêm về cuộc đời, về con người, và cả về bản thân của chính mình. Tác phẩm “ Tây du ký ” - Ngô Thừa Ân là một trong bốn “ Tứ đại kì thư ” của văn học Trung Quốc. Chính vì những điều trên người viết quyết định chọn đề tài “ Giáo lí Phật giáo trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân ” nhằm mục đích mang lại cho người đọc một sự cảm nhận mới hơn về Tây Du. Từ việc nghiên cứu những điều Phật dạy, thông qua tiểu thuyết Tây du ký, người viết hi vọng sẽ góp phần đưa đến cho người đọc sự hiểu biết thêm về giáo lí Phật giáo và cách làm người đối với một người học Phật. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong cuộc sống và công việc. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tác phẩm “ Tây du ký ” là một tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc nên thu hút được rất nhiều đề tài, đánh giá của giới nghiên cứu văn học. Đa phần những bài nghiên cứu thường tập trung vào nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, còn khi người viết tìm hiểu “ Giáo lí Phật giáo trong Tây du ký ” người viết nhận thấy đề tài này còn khá mới và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu cũng như đánh giá về vấn đề này. Với đề tài “ Giáo lí Phật giáo trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân” người viết quan tâm đến những nghiên cứu và một số đánh giá Tây du ký có liên quan đến yếu tố Phật giáo. Dưới đây xin được đề cập đến một số đề tài, nghiên cứu, có liên quan đến giáo lí Phật giáo trong tiểu thuyết Tây du ký. Khi nghiên cứu về “ Tây du ký ” nhà sư Huyễn Ý có viết “Nhưng theo thiển kiến riêng tôi thì Tây du ký là một tác phẩm ngụ ý ám chỉ những nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm cho Hành Giả nào đang tiến tu trên bước đường giải thoát. Vì khi đọc tác phẩm nào cũng vậy, tùy theo sự nhận thức của mỗi người mà nhận định ý nghĩa có sai biệt. Nhưng theo thiển kiến của tôi qua tư tưởng Đạo Phật thì truyện nói lên sự giác ngộ giải thoát phải do chính mình tu hành mà được, chớ không nương nhờ vào thần linh hay đấng tối thượng nào cứu được” [tr. 85] . Qua bài nghiên cứu này tác giả chỉ ra cho ta thấy một quan niệm của Phật giáo đó là muốn được giải thoát, muốn được bình yên thì tất cả đều nhờ vào bản thân, không nên chờ đợi vào một thế lực nào khác. Tuy nhiên tác giả lại không chỉ ra được trong tác phẩm sự giải thoát được biểu hiện cụ thể qua nhân vật nào từ đó gây ra sự khó hiểu cho người đọc. Tác giả Thái Hà lại có nhận định như sau “ Cốt truyện Tây du ký liên quan đến đạo Phật nhưng tác phẩm không nhằm mục đích truyền đạo. Đạo Phật ở đây được hiểu như một lý tưởng chính trị, một ước mơ về tự do, bình đẳng” [tr. 58]. Tác giả có nhận định Tây du ký không phải là một tác phẩm để truyền bá đạo Phật, mà thông qua đạo Phật để hiểu được giá trị của tác phẩm, bên cạnh đó tác giả cũng đánh giá cao vai trò của Phật giáo đối với sự ra đời của Tây du ký. Nhà sư Thích Chơn Thiện khi nhận định về Tây du ký thì có nhấn xét như sau “ Ngô Thừa Ân hẳn và viết về những gì trong giáo lý Phật giáo đã tạo nên pháp sư Trần Huyền Trang và sự nghiệp vĩ đại của người. Ðó là con đường tu tập thoát ly mọi nỗi khổ đau trần thế, cái nỗi khổ đau đang đè nặng cuộc đời của Ngô Thừa Ân và xã hội Trung Hoa phong kiến đương thời ” [tr. 72]. Tác giả đã chỉ ra được yếu tố Phật 5 giáo có vai trò quan trọng trong Tây du ký nhưng những chứng minh của tác giả chưa thật sự đi sâu vào vấn đề. Nhà nghiên cứu Lê Anh Dũng lại có nhận định “ Đọc Tây du hóa ra không phải đọc Tây du, mà là đọc lại chính ta. Ngô Thừa Ân hóa ra không phải Ngô Thừa Ân mà là mật ngữ siêu thoát của Lão, Phật. Ngô là họ Ngô; Thừa là thừa hưởng, thọ nhận; Ân là ân sâu đức cả. Ai xưa kia đã thọ hưởng được cái học của thánh hiền mà giác ngộ, không nỡ đem giấu làm của báu tư riêng, nên lấy cuộc văn chương, mượn trò chữ nghĩa bày truyện Tây du ” [tr. 86] . Nghiên cứu này đã chỉ ra được cho bạn đọc thấy được đâu là những triết lí của nhà Phật và qua đó ta tiếp thu được gì qua những triết lí đó. Nhưng bài nghiên cứu này đa số tập trung yếu tố Phật giáo thông qua nhân vật Đường Tăng, đây có thể nói là một thiếu xót của tác giả vì các nhân vật khác trong tác phẩm cũng chứa đựng nhiều yếu tố Phật giáo thông qua những hành động và lời nói của mình. Qua những lời nói và hành động đó mang lại cho bạn đọc nhiều ý nghĩa thâm thúy về cuộc đời và xã hội. Dịch giả Như Sơn có nhận xét về Tây Du như sau “ Khác với chuyện tôn giáo – nơi con người khuất phục trước sức mạnh thần linh. Tây du ký tuy nói chuyện nhà Phật nhưng lại gần thần thoại với tư cách là phương tiện lý giải xã hội chiến thắng thiên nhiên của con người. Lạc quan, dí dỏm và hài hước là đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Tây du ký. Tác phẩm này mô tả toàn truyện thần tiên yêu quái, nhưng không hề để lại cho người xem ấn tượng rùng rợn, kinh hoàng. Chính tính cách lạc quan, tự tin của nhân vật chủ yếu là Tôn Ngộ Không đã quyết định khuynh hướng tác phẩm ” [ tr. 46] . Theo đánh giá của tác giả Tây du ký là một tác phẩm gần giống như câu truyện của nhà Phật nhưng nội dung và tư tưởng lại khác với Phật giáo. Tây du ký là nơi để cho con người được bày tỏa ước mơ nguyện vọng của chính bản thân mình đối với xã hội và thiên nhiên. Bài nghiên cứu đã chỉ ra được tác phẩm có mang giáo lí Phật giáo nhưng tác giả lại không nói lên được hệ quả mà giáo lí Phật giáo mang lại cho câu truyện. Qua những bài nghiên cứu trên đã làm cho tiểu thuyết “ Tây du ký ” thêm phần đặc sắc và làm cho tác phẩm đến gần người đọc hơn. Tuy nhiên theo cảm nhận của người viết những bài nghiên cứu trên chưa thật sự làm rõ được nội dung tư tưởng, cũng như những điều mà Ngô Thừa Ân muốn gửi gắm đến cho người đọc. Điều quan 6 trọng nhất đó là triết lí và giá trị của giáo lí Phật giáo mang lại cho tác phẩm thì vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. 3. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu “ Tây du ký ” người viết nhằm mục đích khám phá những vấn đề mới lạ để cung cấp thêm cho mình những kiến thức cần thiết về văn học nưóc ngoài, khi nghiên cứu ta sẽ phát hiện ra cái hay cái đẹp của văn chương- một giá trị tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nghiên cứu đề tài: “ Giáo lí Phật giáo trong Tây du ký ” giúp ta nhận ra cái nhìn của tác giả về xã hội Trung Quốc trong thời kì phong kiến cũng như nhận ra được ý nghĩa thâm thúy của Phật pháp trong “Tây Du”. Những yếu tố Phật giáo xuất hiện trong tiểu thuyết làm cho người viết nhận ra rằng, trong cuộc sống luôn luôn tồn tại cái xấu, cái ác, cái vui, cái buồn hài hước và dí dỏm. Tiểu thuyết “ Tây du ký ” của Ngô Thừa Ân như một bức tranh trung thực phản ánh cuộc sống mà thông qua đó ta sẽ cảm nhận được bối cảnh xã hội, cũng như phản ánh tâm tư, nguyện vọng, của người dân đặc biệt là người nông dân trong thời buổi loạn lạc lúc bấy giờ. Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu giáo lí Phật giáo trong Tây du ký, còn giúp ích rất nhiều cho người viết trong việc hiểu biết thêm về văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là về Phật giáo. Yêu cầu của đề tài là phải làm rõ giáo lí Phật giáo trong từng nhân vật chính trong Tây Du ngoài ra thông qua hành động, cũng như lời nói của các nhân vật nêu lên được ý nghĩa thâm thúy của Phật pháp. Thông qua những lời dạy của nhà Phật để cho mọi người có cái nhìn khách quan và chính xác về từng nhân vật trong tiểu thuyết . Ngoài ra còn giúp mọi người hiểu thêm về Phật giáo tránh những suy nghĩ lệch lạc về đạo Phật. Mặc dù yêu cầu đề tài là nghiên cứu: “Giáo lí Phật giáo trong Tây du ký ”, nhưng bên cạnh nghiên cứu về Phật giáo trong Tây Du ta còn phải tìm hiểu đôi nét về nhà văn Ngô Thừa Ân bởi ông là một nhà văn lớn của văn học Trung Quốc, có nhiều thành tựu rực rỡ và chói sáng nhất trong giai đoạn này. 4. Phạm vi nghiên cứu Đối với đề tài này người viết đã tiến hành nghiên cứu trên nhiều tài liệu tham khảo khác nhau. Đặc biệt người viết quan tâm và tìm hiểu nhiều đến những tài liệu liên quan đến Phật Pháp như: Kinh Pháp Cú, Phật pháp phổ thông, thiền Sư Trung Hoa... tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu người viết cũng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù Tây du ký đã ra đời rất lâu nhưng đa số những nghiên cứu trước thường nghiên cứu về 7 nhân vật cũng như nghệ thuật chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu yếu tố Phật giáo có trong tác phẩm, vì thế tài liệu mà người viết có được còn khá hạn chế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về đề tài “ Giáo lí Phật giáo trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân” người viết đã sử dụng các phương pháp: So sánh, phân tích, tổng hợp, để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Phương pháp so sánh: Người viết đã so sánh những yếu Phật giáo có trong tác phẩm với những giá trị thực tiễn của cuộc sống, để làm tăng thêm tính giáo lí cũng như tính giáo dục con người trong xã hội xưa và xã hội hiện tại. Phương pháp phân tích: Người viết thông qua những hành động, lời nói của các nhân vật có trong tiểu thuyết “ Tây du ký ” để chỉ ra những yếu tố Phật giáo có trong tác phẩm, từ đó phân tích được triết lí “ Từ, bi, hỉ, xả ” và tư tưởng giải thoát của đạo Phật. Trên cơ sở của quá trình phân tích, người viết sẽ vận dụng phương pháp tổng hợp để kết hợp giáo lí Phật giáo có trong tác phẩm với lối sống cũng như quan niệm văn hóa của xã hội Trung Quốc xưa và nay. Tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích chỉ ra giá trị thực tiễn của giáo lí Phật giáo đối với cuộc sống hiện thực với cuộc sống có trong tác phẩm. Từ đó nêu ra được những tư tưởng mà nhà văn Ngô Thừa Ân muốn gửi đến xã hội của ông và xã hội hiện tại bây giờ. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Giới thiệu về Phật giáo 1.1.1 Sự hình thành Phật giáo Vị giáo chủ sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gautama, một hoàng tử thuộc thị tộc Sakya một vương quốc nhỏ hiện nay thuộc đất nước Nepal. Theo truyền thuyết, sự đản sinh của Đức Phật được đánh dấu bằng những điềm lành cho thấy thái tử Siddhartha trong tương lai sẽ là một “ chuyển luân vương” ( kravartin ) hay là một thánh nhân vĩ đại. Khi còn trẻ thái tử chỉ sống trong cảnh giàu sang tráng lệ, tránh xa mọi đau khổ, phiền não trong cuộc sống. Ngài cũng lập gia đình và có một hoàng nam. Vào khoảng năm 29 tuổi thái tử lần đầu tiên trực nhận ra sự đau khổ trong kiếp người qua hình ảnh một lão già, một bệnh nhân, và một xác chết. Đối với một tâm thức Ấn Độ, đây không những là những ví dụ về cõi nhân sinh đau khổ, mà còn là minh chứng hùng hồn cho học thuyết nghiệp báo: mọi đau khổ trong cuộc sống hiện nay là báo ứng dành cho những hành vi xấu xa đã thực hiện trong những tiền kiếp. Quả báo rõ ràng không thể né tránh được, chúng sinh sẽ mãi mãi trôi lăn trong cõi luân hồi, trong sự đau khổ bất tận, đó là chu kì sinh ra, chết đi, rồi lại tái sinh. Do nhìn thấy một du tăng đang khất thực, thái tử xúc động khi thấy một người đã từ bỏ các lưu luyến bám níu vào dục lạc thế gian để đạt đến trạng thái tâm linh bình hòa như vậy, ngài quyết định từ bỏ cuộc sống trong cung vàng điện ngọc để truy cầu giải thoát và chứng ngộ. Sự chứng ngộ sẽ cho phép ngài trực nhận ra bản chất thực sự của đời sống và giúp ngài thoát ly đau khổ. Sau một thời gian dài thiền định tại khu vực Bodh Gaya gần Varanasi tại miền Bắc Ấn, thái tử đạt thành chính quả và trở thành Đức Phật ( “ Phật” có nghĩa là “ người giác ngộ”). Từ đây Phật Giáo chính thức được ra đời. 1.1.2 Những quan niệm của nhà Phật Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn, chính tâm bạn không buông xuống nổi. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình. 9 Chúng ta phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai. Ta có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát? Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy? Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ? 10 Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình. Đừng gắng suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác. 11 Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì? Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh. 12 Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ. 1.2 Giới thiệu về Phật giáo Trung Quốc Theo truyền thống Trung Hoa thì vua Hán Minh Đế ( trị vì từ năm 57-75) đã tiên đoán sự xuất hiện của Phật Giáo tại Trung Quốc. Trong một giấc mộng ông đã nhìn thấy một thần nhân màu vàng chói sáng từ phương tây bay đến. Chắc chắn, triều đại của Hán Minh Đế trùng hợp với thời gian Trung Quốc có những mối quan hệ thương mại với phía Tây Bắc Ấn và khu vực Trung Á. Sự sụp đổ của nhà Hán vào năm 220 mở đầu cho hơn 3 thế kỷ vô cùng hỗn loạn về mặt chính trị xã hội, một bối cảnh thích hợp để Phật Giáo trở thành một loại tôn giáo cứu khổ và bắt đầu phát triển những hình thái thực hành tôn giáo đặc sắc phản ánh tính chất đặc thù của văn hóa Trung Quốc. Trong suốt thời kì này, người Trung Á cai trị khu vực Hoa Bắc và sử dụng các nhà sư Phật Giáo làm các chuyên gia về nghi lễ và tư vấn chính trị. Tại miền Nam các tu sĩ Phật giáo trở thành một bộ phận trong giai cấp thượng lưu Trung Quốc, những người đã từng rời bỏ khu vực Hoa Bắc khi khu vực này bị nạn ngoại xâm. Mặc dù thỉnh thoảng cũng bị bức hại- do sự xúc xiểm của các đạo sĩ và Nho Gia- Phật Giáo thực sự phát triển vào khoảng cuối giai đoạn. Tôn giáo này đã thẩm thấu toàn bộ mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc, với các tu viện Phật giáo có nhiều tài sản giàu có và có địa vị xã hội tôn quý. Đâu đâu mọi người cũng quy y Tam Bảo mặc dù Phật Giáo đã du nhập những tư tưởng giáo lý và phương pháp tu tập không hề có trong truyền thống Trung Quốc. Giáo lý Phật Giáo cung cấp những tư tưởng rõ ràng về cuộc sống mai sau, cùng với hình ảnh những Bồ Tát và Đức Phật phảng phất như các thần linh trong tín ngưỡng Trung Hoa, những phương pháp sùng bái, chữa bệnh, các hệ thống tư tưởng triết lí sâu xa, kĩ thuật thiền quán, và một hệ thống tăng ni tích cực xả thân cho giáo lí của họ. Phật Giáo đồng thời cung cấp một thiên chức đầy ý nghĩa bên ngoài việc sùng bái gia đình hay tiến thân làm việc cho triều đình theo quan điểm của Nho gia. 13 Trung Quốc lại được thống nhất dưới triều đại nhà Tùy ( 581-618) và nhà Đường ( 618- 907). Đây là hai triều đại hoàng kim của phật giáo Trung Quốc. Trong triều đại nhà Tùy, Phật Giáo trở thành quốc giáo nhằm thể hiện sự thống nhất về hệ tư tưởng. Các Hoàng đế nhà Đường tuyên bố là dòng dõi Lão Tử, nhưng họ cũng rất tích cực sùng bái Phật Giáo và thiết lập một hệ thống kiểm tra tu viện Phật Giáo và việc thọ giới hết sức chu đáo, chặt chẽ. Các Nho gia và các đạo sĩ thường tố cáo các tu sĩ Phật Giáo không tuân thủ hiếu đạo, phủ nhận xã hội, ăn bám nhân dân. Các Phật tử trả lời rằng các tu sĩ thực hành một thứ hiếu đạo cao hơn cả đạo hiếu của Nho gia và các tu sĩ cũng đóng góp cho xã hội bằng cách đọc kinh cầu phước cho toàn thể quốc gia. Lời tuyên bố này được minh họa cụ thể thông qua câu chuyện về Mục Liên, một đại đệ tử của Đức Phật nhờ tích lũy bao nhiêu công đức tu luyện và cúng dường chư Phật nên có thể cứu mẹ và nhiều sinh linh khác ra khỏi địa ngục. Các tu viện Phật Giáo trong thời đại nhà Đường tích lũy rất nhiều của cải nhờ việc cúng dường đất đai, thóc lúa và vàng bạc. Các tu sĩ Phật Giáo được miễn thuế ruộng đất nên các địa chủ thường lợi dụng tự viện làm nơi trốn thuế bằng cách đưa ruộng đất riêng của mình làm bộ tặng cho tự viện. Phương pháp trốn thuế này khiến cho sự chống đối Phật Giáo của các giai cấp Nho sĩ càng thêm trầm trọng. Đỉnh cao của sự chống đối này xảy ra trong thảm kịch bức hại Phật Giáo năm 845 khi Đường Vũ Tông ra lệnh hủy bỏ hơn 40 ngàn tự viện Phật Giáo và bắt hoàn tục hơn 260500 tăng ni. Mặc dù thảm kịch này không kéo dài, rất nhiều tông phái Phật Giáo biến mất sau cuộc bức hại này, và Phật Giáo không bao giờ phục hồi lại được thế lực và ảnh hưởng như trước kia. Tôn giáo Trung Hoa luôn luôn mang tính chất tổng hợp và Phật Giáo trong các vương triều về sau hoàn toàn đã bị bản địa hóa, thẩm thấu trong nhiều phương diện của văn hóa dân gian và các phong trào giáo phái. Phật Giáo cũng ảnh hưởng đến sự ra đời của Lý học Tống nho về sau, chẳng hạn trong phương pháp “ tĩnh tọa” của Tống nho. Các phương pháp thực hành tôn giáo của Phật Giáo càng vươn ra khỏi phạm vi tự viện, chẳng hạn việc tụng kinh, niệm phật, hay làm phước. Có rất nhiều con đường dẫn tới sự giác ngộ. Những tông phái Phật Giáo Trung Hoa đầu tiên hoặc trực tiếp từ mảnh đất Ấn Độ không sửa đổi hoặc là các tu sĩ tìm cách nhấn mạnh những điểm tương đồng giữa giáo lí Phật Giáo và tư tưởng truyền 14 thống Trung Quốc. Tuy nhiên, những tông phái tồn tại lâu dài nhất tại Trung Quốc là những tông phái đã được sửa đổi, cách tân, trút bỏ những yếu tố ngoại lai để biến đổi thích nghi với văn hóa bản địa, tạo ra những kinh điển mới, những phương pháp thực hành hoàn toàn mới. Phật Giáo khi đến Trung Quốc là một hệ thống giáo lý hết sức phát triển, phong phú, phức tạp, thậm chí có cả những kinh điển giảng dạy những điều mâu thuẫn với nhau. Giáo lý của nhiều tông phái Phật Giáo phản ánh nổ lực của các Phật tử Trung Quốc nhằm hệ thống hóa kinh điển đồ sộ của Phật Giáo. Một phương pháp hệ thống hóa là phân loại các kinh điển thành những bậc thang từ thấp lên cao, tương ứng với trình độ phát triển tâm linh của từng phật tử . Mức độ sâu xa khác nhau của từng bộ kinh được giải thích như tinh thần “ khế lý khế cơ” của Đức Phật, nghĩa là tùy theo hoàn cảnh, tùy theo căn cơ cao thấp của chúng sinh mà truyền đạt giáo lý. Một phương pháp khác là đề cao tinh thần thực chứng giác ngộ “ bất lập văn tự”, không quá nô lệ vào kinh điển, kết quả là tạo ra những phương pháp đặc thù của Trung Quốc nhằm đạt đến sự giác ngộ. Trong truyền thống Phật giáo thiền Trung Hoa, các Phật tử Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc chứng minh rằng việc truyền pháp, tức truyền đạt giáo lý của Đức Phật, từ Ấn Độ đến Trung Hoa không hề bị gián đoạn, cho dù là mối liên hệ giữa các tổ sư Trung Quốc và đức Phật có xa xôi đến đâu đi nữa, vẫn tồn tại một hệ thống truyền thừa liên tục từ Đức Phật đến Bồ Đề Đạt Ma, từ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng và xa hơn nữa. Bồ Đề Đạt Ma, một thiền sư Ấn Độ, được xem là tổ Thiền Tông Trung Hoa đầu tiên và là tổ đời 28 của dòng Thiền Ấn Độ mà Đức Phật là sơ tổ đầu tiên trên đất Ấn. Các tông phái Phật Giáo Trung Quốc thường chọn tập trung vào một cuốn kinh nào đó làm trung tâm giải thích toàn bộ giáo lý Phật Giáo. Các tu sĩ có thể học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau, do đó có thể xuất hiện trong các hệ thống truyền thừa khác nhau. Một số tu sĩ trong cùng một tông phái có thể cộng cư với nhau trong một tự viện. Sự phân biệt chia ly giữa các tông phái chỉ có ý nghĩa đối với những tu sĩ thuộc tông phái đó, còn trong con mắt của người dân Trung Quốc bình thường, thì tất cả cũng là tăng ni tu theo đạo Phật. Những tông phái Phật Giáo quan trọng đầu tiên tại Trung Quốc là du nhập trực tiếp từ Ấn độ không sửa chữa, thêm thắt gì nhiều, chẳng hạn phái Tam Luận Tông do 15 Cưu Ma La Thập ( 344- 413) thành lập và Pháp Tướng Tông do pháp sư Huyền Trang ( 602-664) thành lập. Cưu Ma La Thập và Huyền Trang là hai nhà phiên dịch kinh điển lỗi lạc nhất trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Phái Tam Luận Tông du nhập học thuyết Trung Quán ( Madhyamika) giảng dạy giáo lý Đại Thừa không tính: không có sự phân biệt giữa sinh tử và Niết Bàn. Giáo thuyết Pháp Tướng Tông (còn gọi là Duy Thức) của Huyền Trang khẳng định tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Hai trường phái này cũng tham gia tranh luận, phê phán lẫn nhau, khác với truyền thống Trung Hoa là “ dĩ hòa vi quý” tâm thức Trung Quốc vẫn cho rằng người hiểu đạo thì không cần tranh luận. Có lẽ đó cũng là một trong những lý do cả hai tông phái này không thể hưng thịnh nổi, đặc biệt là sau biến cố bức hại Phật giáo năm 845. Hai tông phái Phật giáo trụ được lâu nhất trên mảnh đất văn hóa Trung Hoa là Thiền và Tịnh Độ. Thiền và Tịnh Độ là hai tông phái thích ứng hoàn toàn với tâm tính Trung Quốc, tạo ra những sắc thái đặc thù cho Phật giáo Trung Quốc. Tịnh Độ Tông có nhiều tín đồ nhất. Giáo thuyết Tịnh Độ xây dựng trên căn bản đại nguyện của Phật A Di Đà sử dụng công đức vô lượng của bản thân để cứu độ tất cả nhũng người niệm hồng danh của Ngài vào cõi Tây Phương Tịnh Độ. Phật tử chỉ cần niệm “ A Di Đà Phật”, thành tâm sám hối, dựa vào tha lực của Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Thế Âm, để được vãng sinh một cách đơn giản, không phải khổ tâm tu luyện hàng muôn kiếp. Cõi Tây Phương và Tịnh Độ không phải là Niết Bàn, nhưng là một cõi thanh tịnh không nhuốm sự ô uế đau khổ của cuộc sống luân hồi, sinh tử. Nơi đó các phật tử sẽ tiếp tục được học hỏi về giáo lý tối thượng của Phật giáo. Nói tóm lại, trong cõi Tịnh Độ một Phật tử dù kém căn cơ nhất cũng có đủ điều kiện lý tưởng để tiến bước trên con đường dẫn đến sự giải thoát tối hậu. Các tín đồ Tịnh Độ kể lại những câu chuyện về những người ngay khi hấp hối đã nhận được những tín hiệu cho thấy họ sẽ được vãng sinh ngay vào cõi Tịnh Độ: Tiếng nhạc du dương và mùi thơm ngào ngạt bay xuống từ trên thiên giới, mây ngũ sắc, và Phật A Di Đà cùng các tùy tùng của Ngài thị hiện trước mắt vv… Những bậc thầy khai sáng Tịnh Độ Tông như Đàm Loan ( 476-542) và Đạo Xước ( 562- 645) nhấn mạnh nếu muốn được Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sinh Phật tử cần phải siêng năng làm việc thiện, đó là phương pháp duy nhất để đạt đến giải thoát trong thời mạt pháp. Những tín đồ Tịnh Độ tập trung toàn bộ năng lực của họ vào việc trì danh niệm Phật. Có người tụng được một triệu lần hồng danh Phật A Di Đà chỉ 16 trong vòng một tuần lễ. Mặc dù các nho gia chống đối các phương thức tu tập như vậy, Tịnh Độ Tông vào thế kỉ XII có tín đồ trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân Trung Quốc. Trong thời Minh Thanh các phương pháp tu Tịnh Độ thậm chí còn được thực hành ngay trong các tự viện của Thiền Tông. Phật giáo Tây Tạng là một tông phái Phật giáo quan trọng trong thời kì người Mông Cổ ( nhà Nguyên) và Mãn Châu ( nhà Thanh) thống trị Trung Quốc. Tây Tạng vào thế kỉ XIII nội thuộc đế Quốc Mông Cổ Phật Giáo Tây Tạng còn có tên là “ Lạt Ma Giáo” Lạt Ma là những bậc thầy đống vai trò quan trọng trong các tự viện Tây Tạng. Phật Giáo Tây Tạng là một hỗn hợp đặc biệt của giáo lý Phật Giáo Đại Thừa và Mật Tông, kèm theo những yếu tố thuộc tôn giáo bản địa Tây Tạng. Mặc dù không bao giờ được phổ biến trong dân gian, Phật Giáo Tây Tạng trở thành một loại quốc giáo sau khi Khubilai Khan ( Nguyên Thế Tổ) trở thành một tín đồ của Phật Giáo Tây Tạng. Đến thời nhà Minh, tuy Tây Tạng không còn thuộc đế chế Trung Hoa, nó vẫn còn là một phiên quốc triều cống, nên Lạt Ma Giáo vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng. Nhiều tu viện Phật Giáo được xây dựng ngay tại Bắc Kinh. Các Hoàng đế Thanh Triều cũng theo Phật Giáo Tây Tạng, thậm chí tự xem mình là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù, một Bồ Tát rất được sùng bái tại Tây Tạng. Năm 1720 Tây Tạng nội thuộc về đế quốc Trung Hoa và kể từ đó trở đi cho đến lúc nhà Thanh sụp đổ Đạt Lai Đạt Ma của Tây Tạng đương nhiên chịu sự bảo trợ trực tiếp của vương triều nhà Thanh. 1.3. Tác giả, tác phẩm 1.3.1 Tác giả Ngô Thừa Ân Ngô Thừa Ân tự Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương sơn nhân, người Hoài An- Sơn Dương ( nay là Hoài An, tỉnh Giang Tô, là nhà văn viết tiểu thuyết đời nhà Minh) . Ngô Thừa Ân xuất thân trong một gia đình có hai đời kế tiếp nhau chuyển từ làm quan sang làm thương nhân. Từ nhỏ ông thông minh hiếu học, thích truyện thần thoại. Khi còn học ở trường tư, ông thích đọc trộm những sách chép truyện vặt vãnh. Ông nhiều lần tham gia thi nhưng không đậu, hơn ba mươi tuổi mới được làm cống sinh, sau làm quan nhỏ trong một thời gian. Sự thất bại trên đường làm quan cộng với khó khăn trong cuộc sống khiến ông nhận ra được sự mục nát đen tối của xã hội phong kiến. Những năm cuối đời ông từ quan về quê, bế quan,chuyên tâm sáng tác. 17 Sáng tác của ông khá phong phú nhưng đã bị mất gần hết, do chỉ có một con gái và gia cảnh bần hàn, chẳng hạn như các tập tiểu thuyết Vũ Đình Chí ( cũng là tiểu thuyết ma quái) nên hiện chỉ còn lại một số thơ văn được tập hợp lại thành bộ Xạ Dương tiên sinh tồn cảo gồm bốn quyển. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tây du ký viết lúc đã ngoài 70 tuổi cuốn tiểu thuyết này được nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và một trong những tiểu thuyết cổ điển phổ biến nhất ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Khi ông còn sống Tây du ký, chưa được người đời biết đến, mãi sau khi ông mất nhiều năm một người cháu ngoại họ Dương mới công bố tiểu thuyết này Quan niệm của Ngô Thừa Ân khi viết tiểu thuyết Tây Du Ký Từ ngày niên thiếu, Thừa Ân rất thích đọc những chuyện yêu ma quỷ quái “Từ ngày còn nhỏ tôi rất thích những chuyện kì quái, khi còn học ở trường, thường kiếm những truyện dã sử ở chợ búa, nhưng sợ cha thầy mắng, tìm chỗ kín mà đọc. Đến lúc lớn càng thích đọc, thích nghe. Sách của tôi tuy mang tên chí quái, nhưng không phải ghi lại chuyện ma quỷ đời Minh, ngày nay con người đã đổi thay nhiều, nên có tác dụng khuyên răn giáo dục” [ 2; tr.112] . Đúng như lời Ngô Thừa Ân đã từng phát biểu tiểu thuyết Tây du ký, tuy chứa trong đó nhiều tính chất ma quái li kì, tạo cho người xem nhiều thích thú, và nhiều tiếng cười, nhưng không phải truyện ông viết ra là nhằm mục đích giải trí mà là nhằm mục đích phê phán, tố cáo bọn vua, quan phong kiến bù nhìn, những tên đạo sĩ hoang dâm vô độ. Ngoài ra ông còn ca ngợi tinh thần chiến đấu của quần chúng nhân dân, những người anh hùng áo vải..., Tuy nhiên tư tưởng của ông vẫn chưa đủ mạnh ông vẫn còn dè dặt khi phê phán những tên vua, quan phong kiến có lẽ do ông chịu ảnh hưởng quá nhiều của chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Tư tưởng của ông đôi khi còn hạn chế ông chỉ đưa ra những biện pháp tức thời để giải quyết vấn đề chứ chưa chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của vấn đề và cách giải quyết triệt để. Trong tiểu thuyết ông chỉ cho rằng các Quốc Vương dẫu bi u mê, dâm đạo như vậy là do các đạo sĩ chỉ điều sai trái cho Quốc Vương, từ đó ông đưa ra giải pháp là nếu tiêu diệt bọn đạo sĩ này thì Quốc Vương sẽ sáng suốt và đất nước sẽ được an bình, đây có thể nói cũng là một phần hạn chế trong tư tưởng của Ngô Thừa Ân. Tuy nhiên chúng ta cũng phải công nhận rằng những tư tưởng mà Ngô Thừa Ân mang vào trong tác phẩm đều 18 hướng con người đến cái đẹp và cái chân, thiện, mĩ để con người và xã hội từng bước được hoàn thiện. 1.3.2 Giới thiệu tiểu thuyết Tây Du Ký 1.3.2.1 Hoàn cảnh ra đời Tây du ký ra đời vào khoảng giữa những năm Gia Tĩnh ( 1522-1567) và vạn lịch ( 1567-1619) đời Minh. “ Tây du ký ” là bộ tiểu thuyết thần thoại thành công nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tiểu thuyết kể lại truyện Đường Tăng ( Sư Huyền Trang ) nhà sư trẻ đời Đường sang Ấn Độ học kinh Phật. Hư cấu Đường Tăng và ba học trò gặp các gian nan trắc trở trên đường đi thỉnh kinh. “ Tây du ký ” được ông viết lúc tuổi già nhưng đã được ông chuẩn bị cả đời. Thuở nhỏ Ngô Thừa Ân đến chùa cổ và rừng cây lân cận ở Hoài An chơi, cứ đến một trổ bố lại kể cho ông những chuyện thần thoại của địa phương. Thuở nhỏ ông có sở thích nghe những chuyện lạ lùng , theo tuổi tác sở thích này có tăng không giảm. Sau 30 tuổi ông đã thu thập được rất nhiều chuyện lạ lùng và có kế hoạch sáng tác. Lúc 50 tuổi ông đã viết được mười mấy hồi đầu của “ Tây du ký ” , sau đó do một số nguyên nhân sáng tác của ông bị gián đoạn nhiều năm, cho đến khi tuổi già từ chức quan và trở về quê hương ông mới hoàn thành tiểu thuyết “ Tây du ký ”. 1.3.2.2 Tóm tắt tác phẩm Trần Huyền Trang được quan thế Âm Bồ Tát báo đến Tây Trúc ( Ấn Độ ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là ba đệ tử một con khỉ đá tên Tôn Ngộ Không, một tên yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng và một thủy quái tên Sa Ngộ Tịnh- họ đều đồng ý đi thỉnh kinh để chuộc tội, con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là Hoàng Tử của Long Vương ( Bạch Long Mã ) Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết. Phần tiếp của câu truyện kể về những hiểm nguy mà thầy trò Đường Tăng phải đối đầu, trong đó có nhiều yêu quái là đệ tử của nhiều Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang còn một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và mối quan hệ của mình với thế giới yêu quái và tiên, phật để đánh bại yêu quái nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương, Hồng Hài Nhi… cuối cùng sau khi đến cửa Phật, thầy trò phải hối lộ mới nhận được kinh Phật. 19 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA GIÁO LÍ PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN. 2.1. Biểu hiện của giáo lí Phật giáo thông qua hình tượng các nhân vật chính 2.1.1 Nhân vật Đường Tăng Hình ảnh Đường Tăng là biểu trưng cho thức thứ tám, thức này trong đạo Phật làm chủ cả bảy thức nên trong truyện Đường Tăng là thầy của Tôn Hành Giả, Sa Ngộ Tịnh, Trư Ngộ Năng và Bạch Long Mã. Thức này có nhiều tên gọi, nhưng ở đây người viết chỉ nêu lên vài danh từ đại diện cho thức thứ tám và sơ lược một số biểu hiện. Sở dĩ thức này có nhiều tên gọi là do có nhiều giả thiết được đặt ra. Hơn nữa có nhiều tên gọi khác nhau là vì thức này quá sâu rộng, mỗi tên làm nổi bật mỗi khía cạnh trong một giai đoạn ở địa vị tu hay còn là phàm phu mà giả thuyết của nó đã thay đổi chẳng giống nhau, nên tên của nó theo đó thay đổi, mỗi tên chỉ nói lên vài đặc điểm. Thứ nhất, thức có tên là A lại da thức: Trung Hoa dịch là Tàng Thức hay còn gọi là Tạng Thức, tức là cái thức bao hàm chứa dựa tàng trữ, gìn giữ những chủng tử các pháp từ tinh thần lẫn vật chất để không hư mất và cũng là nơi xuất sanh ra các pháp. Nó cũng như là kho chứa nhóm những chủng tử thiện ác từ ngoài đem vào gìn giữ mà trong nhà Phật gọi là " Hiện hành huân chủng tử". Kinh Lăng Già nói: "Thức thứ sáu cùng thức thứ tám làm nhân, và thức thứ sáu với thức thứ tám làm duyên nên thức thứ bảy có khởi ” [2; tr.71]. Vì thức thứ sáu nương sáu căn hướng cảnh giới ngoại trần vọng có phân biệt, làm cho tàng thức mê thêm nên thức thứ bảy đồng thời chung khởi chấp ngã và chấp pháp. Thứ hai, thức thứ tám được gọi là Yêm Ma La Thức: Trung Hoa dịch là Vô Cấu Thức hay Bạch Tịnh Thức, cũng gọi là Chân Thức, tức là cái thức trong trắng không cấu nhiễm. Sau khi thức thứ tám đã loại trừ hết chủng tử mê. Hay nói cách khác là các thức hư vọng đã chuyển thành trí thanh tịnh, sáng suốt. Tên gọi thứ ba của thức này là A Đà Na Thức. Trung Hoa dịch là "Trì" (duy trì) tức là gìn giữ chủng tử các pháp. Thức này làm căn bản (cội gốc) của chân lẫn vọng, nên nó không nhất định là chân hay vọng, là phàm hay thánh. Khi mê thì toàn thức A 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng