Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ thực tiễn tập đoàn công nghiệp cao...

Tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ thực tiễn tập đoàn công nghiệp cao su việt nam

.DOCX
93
163
106

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC THÁI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TỪ THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄỄN QUỐỐC THÁI GIAO KỄỐT HỢP ĐỐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐỐC TỄỐ TỪ THỰC TIỄỄN TẬP ĐOÀN CỐNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh têế Mã sốế : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪỄN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI NGUYỄN KHÁNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÊN TÁC GIẢ NGUYỄN QUỐC THÁI MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ............................................................7 1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế..............................7 1.2. Những vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế...................12 Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TỪ THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM....................................................................32 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.............................................................................................................................32 2.2. Thực tiễn giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam..................................................................................................54 Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................................................................................64 3.1. Những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế...............................................................................64 3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế......................................................................................69 KẾT LUẬN................................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 81 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống pháp luật thương mại của mỗi nước cũng như trong các điều ước, tập quán quốc tế về thương mại, chế định hợp đồng mua bán hàng hoá có vị trí quan trọng. Đây là công cụ pháp lý bảo đảm có hiệu quả quyền lợi của các bên, là cơ sở cho việc giải quyết những bất đồng phát sinh khi thực hiện hợp đồng. Để bảo đảm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về thương mại, dân sự, kinh tế có yếu tố nước ngoài. Nhà nước ta cũng tham gia, ký kết nhiều điều ước quốc tế về kinh tế, thương mại... với nhiều tổ chức quốc tế và với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài vẫn còn là lĩnh vực phức tạp và mới mẻ cả về phương diện lập pháp và áp dụng trong thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu. Nhiều quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài vẫn chưa tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác lập quan hệ mua bán hàng hoá với nước ngoài, chưa thực sự thể hiện được đầy đủ chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập. Những bất cập này cần phải được loại bỏ để phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài trong giai đoạn mới, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng, chúng ta ngày càng nhận ra vai trò to lớn của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, đặc biệt từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam trong tiến trình phát triển nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến việc giao kết loại hợp đồng này để trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá mua bán hàng hoá quốc tế, đặc biệt từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam trong điều kiện hiện nay đang là vấn đề có ý 1 nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Điều này không chỉ góp phần điều chỉnh có hiệu quả về mặt pháp lý đối với hoạt động thương mại mà còn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam nói chung. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ thực sự được định hình với các quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật Thương mại năm 1997. Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải và đưa ra những kiến nghị. Về quan niệm và việc xác định các tiêu chí của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, đã có nhiều công trình đề cập trong đó tiêu biểu là Giáo trình Luật Thương mại, Giáo trình Tư pháp quốc tế của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005); Giáo trình Luật Thương mại quốc tế của Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2002), cuốn sách “Làm thế nào để tránh rủi ro pháp lý khi mua bán” (Nhà xuất bản Pháp lý Hà Nội, 2003). Những nghiên cứu trong các công trình này đã đưa ra quan niệm và xác định tương đối rõ các tiêu chí của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng cũng được đề cập trong nhiều công trình, trong đó nổi bật là các công trình như “Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu”, (Nhà xuất bản Trẻ năm 1999), “International Business Contract” (Nhà xuất bản Thống kê năm 1997), “California’s Approach to Choice of Law in the Absence of an Effective Choice by the Parties” được xuất bản bởi Nevada Corporate Planners (Las Vegas, Hoa Kỳ), “Preparing the contract” được xuất bản bởi Trung tâm Thương mại Quốc tế (Thuỵ Sĩ)... Nhìn chung, các công trình này đều thống nhất về cách thức lựa chọn luật áp dụng là lựa chọn hệ thống pháp luật của một nước, một khu vực, một điều ước quốc tế, thậm chí là một nguyên tắc hoặc tập quán quốc tế. Cách lựa chọn luật phổ biến được chỉ ra là lựa chọn pháp luật của một nước làm luật điều chỉnh hợp đồng. Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, nhiều nhà khoa học như PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa... trong các Giáo trình Luật Thương mại và Giáo trình Tư pháp quốc tế nêu trên đã nêu bật các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Trong nghiên cứu của mình, PGS.TS. Nguyễn Bá Diến chỉ ra rằng, pháp luật mỗi nước có những quy định khác nhau về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và khi giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, pháp luật nước ngoài áp dụng luật riêng biệt của hợp đồng. Về các giai đoạn của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, đã có nhiều công trình đề cập trong đó tiêu biểu là cuốn sách ‘International Business Law’ tại Nhà xuất bản Prentice Hall (Hoa Kỳ) năm 1993 và Giáo trình Luật Thương mại của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội năm 2002... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về vấn đề này đều quan niệm quá trình giao kết phải trải qua hai giai đoạn là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nhiều nhà khoa học đã tiếp cận một số chủ đề riêng biệt liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, ví dụ PGS.TS Trần Đình Hảo đề cập đến thương nhân trong thương luật Mỹ, PGS.TS Phạm Hữu Nghị đề cập tới pháp luật xuất, nhập khẩu của Mỹ trong cuốn sách: ‘‘Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ’’ tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2002 do GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã đề cập đến Điều kiện chung về mua bán hàng hoá trong Giáo trình Luật Thương mại của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà nội và trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, GS.TS Lê Hồng Hạnh đề cập đến khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam trên Tạp chí Luật học, PGS.TS Dương Đăng Huệ bàn về vấn đề hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, TS. Nông Quốc Bình đề cập tới nguyên tắc trung thực trong thương mại trên Tạp chí Luật học... Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học luật đã tiếp cận nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài như luận án của Lê Hoàng Oanh: “Hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, các luận văn của Thái Tăng Bang: “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá”, Vũ Tiến Đức: “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá”... Những công trình này đã tiếp cận ở các góc độ khác nhau như thực trạng pháp luật về thương mại hàng hoá, nguồn luật điều chỉnh, xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài... Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài chưa được các công trình nêu trên khai thác như quan hệ tiền hợp đồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng… đặc biệt từ thực tiễn hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được xác định cụ thể gồm: + Nghiên cứu để làm rõ hơn những vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. + Phân tích một cách toàn diện hơn thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam từ đó đưa ra những kết luận về thực trạng nội dung điều chỉnh và những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề đó. + Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tư liệu về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài và các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của luận án còn có các văn kiện của Đảng, Nhà nước liên quan đến xây dựng pháp luật thương mại Việt Nam, các báo cáo tổng kết hoạt động thực tiễn của các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. + Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế từ thực tiễn của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam mà không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, không nghiên cứu vấn đề giao kết hợp đồng trong giao dịch thương mại điện tử. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, luận án tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt là phương pháp so sánh luật học. Các phương pháp này được vận dụng trong nhiều phần khác nhau của luận án như phân tích làm rõ sự khác biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, về khung pháp luật đối với quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài ra, luận án còn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ biến của pháp luật và thông lệ quốc tế về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với tính đặc thù của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở Việt Nam do các điều kiện kinh tế, lịch sử cụ thể chi phối. Luận án cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung thêm những luận cứ khoa học về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Kết quả nghiên cứu của luận ăn cũng có thể là tư liệu tham khảo có giá trị trong quá trình nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, là tư liệu cho công tác thực tiễn và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về pháp luật và kinh tế. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được thực hiện theo cơ cấu 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở Việt Nam hiện nay Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1.1.1. Hàng hoá và hành vi mua bán hàng hoá trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hoá nói chung và mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài nói riêng là hàng hoá. Hàng hoá với tư cách là sản phẩm mua bán là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của quan hệ mua bán hàng hoá. Một hợp đồng mua bán hàng hoá không thể được xác lập nếu thiếu yếu tố cơ bản là hàng hoá. Dưới góc độ pháp luật, dựa vào đặc trưng của từng loại mà hàng hoá được phân thành bất động sản (gồm đất đai, nhà ở, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất đai) và động sản, tài sản hữu hình và tài sản vô hình hoặc các quyền tài sản. Hàng hoá có thể là vật, là lao động của con người, là các quyền tài sản mang tính vô hình [45, tr 111]. Thông thường, các nước đều xác định những đối tượng nào được coi là hàng hoá. Ví dụ, theo Luật Mua bán hàng hoá của Vương quốc Anh năm 1973, hàng hoá gồm hoa lợi và những vật dụng gắn liền hoặc hình thành một phần của đất đai đã được thoả thuận sẽ tách ra trước khi bán hoặc theo hợp đồng mua bán[57]. Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (UCC) (điều 2-105) định nghĩa: “Hàng hoá nghĩa là tất cả các vật (bao gồm cả những hàng hoá đặc biệt) mà có thể chuyển dịch vào thời điểm xác định đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, ngoại trừ tiền tệ theo đó giá được trả, các chứng khoán đầu tư (Điều 8) và các vật đang trong quá trình kiện tụng. Hàng hoá cũng bao gồm con chưa sinh ra của động vật và mùa màng đang trồng cấy và những vật xác định khác gắn liền với hiện thực như được mô tả trong phần về hàng hoá gắn liền với bất động sản được mô tả trong phần về hàng hoá được tách biệt với bất động sản”. Hàng hoá phải tồn tại và được xác định trước khi có bất kỳ lợi ích nào có thể chuyển giao. Hàng hoá mà không tồn tại và không được xác định là hàng hoá tương lai. Điều này có nghĩa là hàng hoá phải có sự tồn tại hữu hình về khía cạnh vật lý, có thể sờ nắm và nhìn thấy. Các tài sản vô hình như chứng khoán, bằng sáng chế và quyền tác giả… chỉ có sự tồn tại về mặt khái niệm và do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 2 Bộ luật Thương mại Thống nhất. Cùng với những quy định pháp luật quốc gia về hàng hoá và những đối tượng không được coi là hàng hoá, pháp luật và thông lệ quốc tế cũng xác định những đối tượng là hàng hoá và đối tượng không được coi là hàng hoá trong quan hệ mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Ví dụ, Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 (sau đây gọi tắt là Công ước Viên) có sự hạn chế nhất định đối với hàng hoá được mua bán, theo đó, Công ước Viên không áp dụng đối với mua bán hàng tiêu dùng, mua bán tàu thuỷ, máy bay, điện năng, các giao dịch chứng khoán và các giao dịch trong đó phần dịch vụ chiếm chủ yếu. Công ước Viên còn ghi nhận cả mua bán hàng hoá tương lai, cụ thể là hàng hoá có thể được sản xuất và được bán cũng được coi là hàng hoá. Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải thuộc diện đối tượng có thể giao dịch được, không thuộc loại hàng hoá bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, không thuộc diện bị hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá vơí thương nhân nước ngoài có nét tương đồng với hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước ở chỗ đều phải là đối tượng có thể giao dịch được, tuy nhiên để có thể xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hoá phải không thuộc diện đối tượng bị cấm hoặc bị hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Theo quan niệm của hầu hết luật pháp ở các nước trên thế giới, hành vi mua bán được hiểu là hành vi theo thoả thuận trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển giao vào quyền sở hữu của người mua một tài sản nhất định gọi là hàng hoá (đối tượng của hợp đồng), còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá và trả tiền. Ví dụ, theo mục II điều 2 (1) Luật Mua bán hàng hoá của Anh năm 1979 (sửa đổi Luật Mua bán hàng hoá của Anh năm 1973), hợp đồng mua bán hàng hoá được xác định: “Hợp đồng mua bán hàng hoá là hợp đồng mà theo đó người bán chuyển giao hay đồng ý chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá cho người mua và người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả theo giá đã thoả thuận”. Điều cần khẳng định ở đây là không phải mọi biểu hiện ý chí của chủ thể ra bên ngoài thế giới khách quan đều có thể được coi là hành vi. Hành vi mua bán hàng hoá có một số đặc trưng sau đây: (i) Hành vi mua bán hàng hoá thực hiện theo sự thoả thuận của các bên giao kết. Hình thức của thoả thuận này có thể bằng miệng, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; (ii) Chủ thể của hành vi mua bán hàng hoá là thương nhân. Đặc điểm này cho phép phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại. Hành vi dân sự có thể do chủ thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân thực hiện, nhưng đã là hành vi thương mại thì hành vi đó phải do thương nhân thực hiện; (iii) Hành vi mua bán hàng hoá làm chuyển dịch quyền sở hữu đối với hàng hoá. Mọi việc mua bán (trừ việc mua bán quyền sử dụng đất) đều làm chuyển dịch quyền sở hữu đối với hàng hoá. Tuy nhiên, khác với các hành vi mua bán khác, hành vi mua bán hàng hoá do thương nhân thực hiện với tư cách thương nhân làm thay đổi chủ sở hữu hàng hoá là loại tài sản thuộc phạm vi áp dụng các quy định của pháp luật thương mại. Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài cũng có đầy đủ những đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Tuy nhiên, có thể thấy hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có những đặc trưng riêng so với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Những nét đặc thù này có thể nhận thấy thông qua nhiều yếu tố như về luật điều chỉnh, về chủ thể của hợp đồng… Ví dụ, về luật điều chỉnh, nếu luật điều chỉnh với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước là luật quốc gia, thì luật điều chỉnh với hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có thể là điều ước quốc tế, luật quốc gia… Sự khác biệt này dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng cần xác định rõ trong quan hệ giữa các bên của hợp đồng như thông tin về đối tác, xác định luật điều chỉnh hợp đồng, xác định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp… Điều này khẳng định sự cần thiết của việc tìm hiểu và làm rõ những đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là một nội dung quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế. Hiện nay, quan niệm về hợp đồng có yếu tố nước ngoài nhìn chung chưa thực sự được định hình thống nhất. Các tài liệu và nghiên cứu có liên quan vẫn còn đề cập đến loại hợp đồng này với nhiều quan niệm khác nhau dưới những tên gọi khác nhau như hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương, hợp đồng xuất, nhập khẩu, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Là một nội dung quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài được ghi nhận trong nhiều điều ước, thoả thuận quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia. Theo Điều 1 Công ước La Hay năm 1964 về mua bán động sản hữu hình thì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá trong đó các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên giao kết được thiết lập ở các nước khác nhau [94]. Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 chỉ đưa ra một tiêu chuẩn để khẳng định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau [88, điều 1]. So sánh phạm vi áp dụng của Công ước La Hay năm 1964 và Công ước Viên năm 1980, có thể dễ dàng nhận thấy Công ước Viên đã loại bỏ nhiều điều kiện trong Công ước La Hay. Tuy nhiên, điều này rõ ràng không có nghĩa là phạm vi áp dụng của Công ước Viên rộng hơn Công ước La Hay. Điều cần khẳng định là cả hai công ước này đều có mục đích chung là tạo ra một sự điều chỉnh pháp luật chung đối với mua bán hàng hoá quốc tế. Công ước Liên châu Mỹ về luật áp dụng đối với các hợp đồng quốc tế năm 1994 được thông qua tại Hội nghị Liên châu Mỹ lần thứ năm về Tư pháp quốc tế xác định một hợp đồng là hợp đồng quốc tế nếu các bên tham gia hợp đồng có nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của họ tại các nước thành viên khác nhau hoặc nếu hợp đồng có mối quan hệ về mặt đối tượng với trên một nước thành viên [70]. Sự ra đời của những công ước trên cho thấy, các nước trên thế giới đã có nhiều nỗ lực trong việc thống nhất hoá và hài hoà hoá pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Điểm chung trong việc định danh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của các công ước nói trên là lấy tiêu chí các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau. Bên cạnh việc ghi nhận trong các điều ước quốc tế, pháp luật các nước cũng có những quy định xác định quan niệm về hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Ví dụ, theo Luật Hợp đồng Ngoại thương Trung Quốc ngày 21/3/1985 (đã được thay thế bằng Luật Hợp đồng năm 1999), bất kỳ hợp đồng nào được xác lập giữa các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác của Trung Quốc với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài được coi là hợp đồng ngoại thương [95]. Pháp luật Việt Nam hiện hành sử dụng thuật ngữ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế để chỉ hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài. Theo đó, mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. Còn chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Như vậy, cách tiếp cận hiện hành của Việt Nam có nét khác biệt với pháp luật và thông lệ quốc tế ở chỗ, ngoài quan niệm là hàng hoá được chuyển dịch qua biên giới quốc gia, cũng coi là mua bán hàng hoá quốc tế nếu hàng hoá được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng, còn pháp luật và thông lệ quốc tế quan niệm rằng loại hợp đồng này phải được thiết lập giữa các chủ thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có nét đặc thù riêng là có sự hiện diện của thương nhân nước ngoài. Như đã phân tích ở trên, thương nhân nước ngoài được pháp luật một nước quan niệm là thương nhân thành lập, tồn tại và hoạt động hợp pháp và hợp lệ bên ngoài lãnh thổ nước đó. Tư cách pháp lý của thương nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó được thành lập. Như vậy, đối với hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, ngoài tiêu chí về trụ sở thương mại, một tiêu chí cần được xét đến là quốc tịch của các bên là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Như vậy, có thể hiểu, “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và/hoặc có quốc tịch khác nhau”. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng chứa nhân tố nước ngoài trong quan hệ giữa các bên. Nhân tố nước ngoài được quan niệm không giống nhau tuỳ theo pháp luật từng nước. Theo pháp luật của nhiều nước, dấu hiệu của yếu tố quốc tế là cơ sở kinh doanh của người bán và người mua ở các nước khác nhau. Yếu tố quốc tịch của các bên trong hợp đồng đối với các nước này không phải là yếu tố để phân biệt các loại hợp đồng kinh doanh trong nước và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 1.2. Những vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Như trên đã phân tích, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa thương nhân một nước và thương nhân nước ngoài trong quan hệ mua bán hàng hoá mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Tuy nhiên, thoả thuận của các bên phải được thể hiện dưới hình thức nhất định nào đó như lời nói, hành vi, văn bản. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu là quá trình thể hiện và trao đổi ý chí giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và/hoặc có quốc tịch khác nhau, mà kết quả cuối cùng của quá trình đó là sự thống nhất ý chí của các bên về các nội dung cần giao dịch dưới hình thức nhất định. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có những đặc trưng sau đây: Thứ nhất, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là quá trình tuyên bố ý chí của các chủ thể trong giao dịch mua bán hàng há quốc tế. Khác với các hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường là một quá trình dài. Điều này xảy ra là do sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài trong giao dịch với thương nhân nước ngoài, sự đan xen của nhiều hệ thống và truyền thống pháp luật cũng như sự khác nhau về cách tư duy và quan niệm trong hoạt động kinh doanh, do đó, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường là một quá trình dài hơn so với giao dịch kinh doanh trong nước. Thứ hai, chủ thể là thương nhân các nước khác nhau. Đây là nét đặc trưng nổi bật của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Sự xuất hiện của thương nhân nước ngoài trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế làm cho giao dịch có nhiều nét khác biệt so với giao dịch kinh doanh trong nước và các giao dịch có yếu tố nước ngoài khác. Sự hiện diện của thương nhân nước ngoài làm tăng tính phức tạp của giao dịch, làm hình thành mối quan tâm của các bên về việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, sự điều chỉnh pháp luật đối với hàng hoá được xuất khẩu và nhập khẩu theo hợp đồng, sự điều chỉnh pháp luật các nước đối với các thương nhân là các bên của hợp đồng, thẩm quyền của cơ quan tài phán trong giải quyết tranh chấp, cũng như tìm kiếm thông tin về đối tác… Các bên cũng có khả năng phải đối mặt với nhiều rủi ro như khả năng không được thanh toán cũng như những rủi ro ngoài dự kiến. Vì thế, sự thoả thuận về các loại hình bảo hiểm, các thể thức thanh toán, cũng như điều khoản hoàn cảnh khó khăn trở nên là một trong những điều khoản cần thiết đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài ra, việc nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc cơ bản của quan hệ thương mại quốc tế khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài như nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc, nguyên tắc tiếp cận thị trường, nguyên tắc minh bạch… có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại với nước ngoài. Thứ ba, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có sự thống nhất ý chí của các bên về các nội dung cần giao dịch, ví dụ, giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, bảo hiểm, hợp đồng mẫu, điều khoản chất lượng... Thực tế cho thấy, sự giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là kết quả của nhiều loại giao dịch đa phương. Song song với những cuộc đàm phán nhằm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là những thoả thuận với các bên thứ ba có liên quan, chẳng hạn, các hãng vận chuyển, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp, thậm chí với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật, về vệ sinh dịch tễ, về thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập khẩu của nhà nước, yêu cầu về xuất xứ của hàng hoá... Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho các giao dịch thương mại quốc tế trở nên phức tạp hơn so với các giao dịch kinh doanh trong nước. Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được xác lập dưới hình thức nhất định. Cũng như hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng có thể được xác lập dưới những hình thức là bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, những đòi hỏi về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thông thường được quy định ngặt nghèo hơn so với các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Dưới góc độ luật học, để làm rõ quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, cần quan tâm các vấn đề sau đây: (i) Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (ii) Luật áp dụng và lựa chọn luật áp dụng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (iii) Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (iv) Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Việc làm rõ bốn nhân tố nêu trên cho phép xác định rõ những giai đoạn cơ bản trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thể hiện được những nét đặc thù của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài ra, việc thoả thuận các điều khoản cụ thể của hợp đồng như điều khoản giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán, bảo hiểm, điều khoản chất lượng hàng hoá, điều khoản ngôn ngữ ưu tiên… cũng có tầm quan trọng nhất định trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Nhìn chung, việc thoả thuận các điều khoản cụ thể và ghi nhận nội dung của chúng thường là công việc cụ thể của giới doanh nhân. 1.2.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài sau khi được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nói một cách khác, khi hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện mọi cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng. Pháp luật các nước thông thường đều quy định những điều kiện nhất định để hợp đồng có hiệu lực pháp lý. Điểm chung trong cách tiếp cận của các nước về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là đều xác định hợp đồng phải có yếu tố thoả thuận của các bên và phải có đối tượng hợp pháp. Theo pháp luật Pháp, để hợp đồng có hiệu lực cần tuân thủ đầy đủ bốn điều kiện: (i) Có sự thoả thuận của các bên cam kết; (ii) Có năng lực giao kết hợp đồng; (iii) Sự cam kết có đối tượng xác thực; (iv) Nghĩa vụ có căn cứ hợp pháp. Sự thoả thuận sẽ không có giá trị nếu đạt được do bị nhẫm lẫn, bị đe doạ, bị lừa dối. Sự nhầm lẫn chỉ là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi là nhầm lẫn về bản chất của vật hoặc sự việc là đối tượng của hợp đồng. Sự nhầm lẫn không thể là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu nếu là sự nhầm lẫn về người mà mình có ý định giao kết, trừ trường hợp việc xem xét nhân thân người đó là căn cứ chính của việc giao kết hợp đồng. Hành vi được coi là đe doạ nếu nó tác động tới một người có khả năng nhận thức thông thường và làm cho người đó lo sợ có thể bị một thiệt hại nghiêm trọng đối với tính mạng hoặc tài sản của mình. Sự lừa dối là căn cứ làm cho hợp đồng bị vô hiệu khi các thủ đoạn do một bên thực hiện mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không giao kết được hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, lừa dối, hay bị đe doạ không đương nhiên vô hiệu. Điều này chỉ tạo cơ sở cho việc khởi kiện để thừa nhận hợp đồng vô hiệu hoặc để huỷ hợp đồng. Một nghĩa vụ không có căn cứ hoặc dựa trên một căn cứ giả tạo hay một căn cứ bất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan