Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ...

Tài liệu Giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 - 1954 (chương trình nâng cao)

.PDF
129
304
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HOÀI HẠNH GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1954 (CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO) LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HOÀI HẠNH GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1954 (CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO) CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ MÃ SỐ: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN 2 Để hoàn thành khóa học và luận văn, tôi đã nhận được hướng dẫn và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo và cán bộ trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Quang Hiển, người thầy đầy trách nhiệm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu THPT chuyên Chu Văn An; gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, cộng tác và ủng hộ tôi trong quá trình học tập, khảo sát, thu thập dữ liệu liên quan đến luận văn. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn nhưng nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Hoài Hạnh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3 CTND : Chiến tranh nhân dân GV : Giáo viên HS : Học sinh THPT : Trung học phổ thông SGK : Sách giáo khoa VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC 4 Lời cảm ơn…………………………………………………. . ……………….i Danh mục chữ viết tắt……………………..………………… . ……………..ii Mục lục ………………………………………………………… . …………iii Danh mục bảng…………………………………………………… . ……….vi Danh mục hình…………………………..………………………… . ……..vii MỞ ĐẦU……………………….………………………………...… . …...…1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...............................................................................................16 1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................16 1.1.1. Một số khái niệm...................................................................... ...........16 1.1.2. Mục tiêu và đặc trƣng của môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông.................................................................................................. ............19 1.1.3. Đặc điểm tâm lý và nhận thức trong học tập lịch sử của học sinh ở trƣờng phổ thông............................................................................................22 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng trung học phổ thông................................................................................................. .............26 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................29 1.2.1. Thực trạng việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng trung học phổ thông........................................................29 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết...................................... ...............33 Chƣơng 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1954 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................... ...............35 2.1. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân..... ................35 2.1.1. Kháng chiến toàn dân.......................................................... ................35 5 2.1.2. Kháng chiến toàn diện........................................................ .................37 2.1.3. Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính............... ..................38 2.1.4. Tƣ tƣởng chiến lƣợc tiến công. Kết hợp đánh du kích với đánh tập trung, đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt........................................ ..................40 2.1.5. Xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân............................ ...................42 2.1.6. Xây dựng hậu phƣơng của chiến tranh nhân dân.................................44 2.2. Cấu trúc, vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 (chƣơng trình nâng cao)....................................... .....................46 2.2.1. Cấu trúc, vị trí................................................................ ......................46 2.2.2. Mục tiêu........................................................................ .......................47 2.2.3. Nội dung cơ bản...................................................................................49 2.3. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954................................... ........................52 2.3.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, xây dựng hậu phƣơng của chiến tranh nhân dân..................................................................................................................52 2.3.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến lƣợc tiến công. Kết hợp đánh du kích với đánh tập trung, đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt......................................58 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945 - 1954 (CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO). THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.............................................63 3.1. Một số yêu cầu khi xác định các biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân........................................................................63 3.1.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục..........................63 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học và tính tƣ tƣởng.................... .........................64 3.1.3. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tƣợng lịch sử. .....................65 3.1.4. Phát huy tính tích cực của học sinh................................ .....................66 3.1.5. Sử dụng đa dạng các biện pháp trong từng bài giảng.... ......................68 6 3.2. Một số biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954)................. ......................69 3.2.1. Giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trong giờ học nội khóa........................................................... .......................69 3.2.2. Giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa....................................................................94 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm.................................................... ........................97 3.3.1. Mục đích thực nghiệm................................................ .........................97 3.3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm.......................................................98 3.3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm...............................................98 3.3.4. Kết quả thực nghiệm................................................. . .........................99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………...……………..………..…………..105 PHỤ LỤC……………………...…….……………………..……………..110 DANH MỤC BẢNG 7 Trang Bảng 3.1. Thành tựu xây dựng hậu phƣơng của CTND giai đoạn 45 – 50………………………………………………………………….. 70 Bảng 3.2. Thành tựu xây dựng hậu phƣơng của CTND giai đoạn 51 - 54…………………………………………………………………... 77 Bảng 3.14. Kết quả thực nghiệm…………………...……………….. 101 DANH MỤC HÌNH 8 Trang Hình 3.1. Sơ đồ diễn biến cuộc đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)………... 73 Hình 3.2. Sơ đồ khái niệm Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân…………………………………………………………... 73 Hình 3.3. Bác Hồ tại Mặt trận Đông Khê năm 1950…………..….. 74 Hình 3.4. 6/12/1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. 75 Hình 3.5. Bác Hồ và Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến.................................................................................................. 76 Hình 3.6. Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh..................................................................................... 78 Hình 3.7. Nhân dân phố Mai Hắc Đế dùng giƣờng tủ dựng chiến lũy..................................................................................................... 79 Hình 3.8. Bộ đội cùng đồng bào các dân tộc Tây Bắc xẻ núi, làm đƣờng vào trận địa.............................................................................. 80 Hình 3.9. Đoàn xe đạp thồ lƣơng thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ........................................................................................... 80 Hình 3.10. Lƣợc đồ chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950....... 81 Hình 3.11. Lƣợc đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947........ 83 MỞ ĐẦU 9 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, tác động to lớn đến các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực thì xu thế này còn đƣa lại nguy cơ “hòa tan” về văn hóa, tƣ tƣởng đối với thế hệ trẻ. Vì thế, chúng ta cần tăng cƣờng bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào chế độ cho những ngƣời Việt trẻ. Trong Luật Giáo dục (năm 2005) quy định “mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ, nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [31, tr.9]. Nhƣ vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục là đào tạo ra những con ngƣời Việt Nam có lý tƣởng độc lập dân tộc, có niềm tin vào sự thành công của chủ nghĩa xã hội, đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Nội dung các bài học lịch sử có lồng ghép tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở trƣờng phổ thông sẽ góp phần thực hiện mục tiêu trên. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật nổi bật của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới thế kỷ XX. Cuộc đời, sự nghiệp, tƣ tƣởng và nhân cách của Ngƣời là những dấu son không phai trong lịch sử. Đối với dân tộc ta, Hồ Chí Minh vừa là niềm tự hào sâu sắc, một biểu tƣợng trung tâm, vừa là một yếu tố văn hoá sống động không chỉ thuộc về quá khứ mà còn thuộc về cả hiện tại và tƣơng lai. Những tƣ tƣởng của Ngƣời về chiến tranh nhân dân đƣợc thể hiện sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), trong đó, Ngƣời luôn nhấn mạnh đến vai trò của toàn dân trong cuộc kháng chiến cũng nhƣ xây dựng hậu phƣơng kháng chiến vững mạnh. Những tƣ tƣởng đó đến nay vẫn là bài học cần thiết để huy động sức mạnh của toàn dân và kiều bào ta vào công cuộc xây dựng đất nƣớc thời kỳ Đổi mới. Cả nƣớc ta đang thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ 10 Chí Minh", để cuộc vận động có thể lan toả và ảnh hƣởng mạnh mẽ hơn nữa đến học sinh phổ thông - thế hệ sẽ kế tục sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nƣớc thì việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử càng cần thiết. Tuy vậy, hiện nay việc giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng cho học sinh ở trƣờng phổ thông gặp nhiều khó khăn. Nhà trƣờng quá chú ý đến việc trang bị kiến thức để nâng cao thành tích mà chƣa quan tâm đúng mức đến các hoạt động giáo dục nhân cách, tƣ tƣởng cho học sinh. Vì thế, học sinh không đƣợc trang bị đầy đủ hệ thống giá trị văn hóa, đạo đức dẫn đến những biểu hiện lệnh lạc trong hành động và nhận thức. Do tác động của môi trƣờng xã hội, mặt trái của cơ chế thị trƣờng nên môn Lịch sử không đƣợc coi trọng, nội dung sách giáo khoa và phƣơng pháp dạy học lịch sử còn thiên về cung cấp kiến thức, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập dẫn đến việc giáo dục tƣ tƣởng, nhân cách cho các em thông qua dạy học lịch sử gặp nhiều khó khăn. Trong khi đợi đổi mới từ hệ thống giáo dục, bản thân ngƣời giáo viên lịch sử cần chủ động tìm hiểu và áp dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại tạo sự hứng thú, yêu thích đối với môn lịch sử, từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp để giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho học sinh trong trƣờng phổ thông nhằm phục vụ cho mục tiêu giáo dục đạo đức, nhân cách, tƣ tƣởng mà Luật Giáo dục đã đề ra. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 (chương trình nâng cao)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và phƣơng pháp dạy học lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Tài liệu nghiên cứu về giáo dục học, phương pháp dạy học lịch sử Các sách, giáo trình, chuyên đề (nước ngoài và trong nước) 11 Các vấn đề của lý luận dạy học hiện đại, tâm lý HS, các phƣơng pháp dạy học nói chung và phƣơng pháp dạy học lịch sử nói riêng trong trƣờng phổ thông đƣợc các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. I.Ia.Lecne trong cuốn Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1977 trình bày cơ sở lý luận và bản chất của việc dạy học nêu vấn đề, nhấn mạnh đến việc phát triển tiềm lực sáng tạo của thế hệ trẻ. Tác giả cho rằng hoạt động sáng tạo bao giờ cũng đƣợc xây dựng trên một nội dung nào đó. Nội dung ấy trong dạy học là các tri thức và kỹ năng trên các lĩnh vực khác nhau. Trong tác phẩm Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973, của N.G.Đairri, tác giả chỉ rõ những yêu cầu quan trọng nhất của một giờ học lịch sử. Đó là việc xác định một cách đúng đắn ý nghĩa của giờ học, tính toàn diện, khoa học của kiến thức lịch sử, việc xây dựng một viễn cảnh trong khi học lịch sử. Tiến sĩ nhấn mạnh đến sự khác biệt cơ bản giữa những hoạt động nhận thức trong khi GV truyền đạt kiến thức có sẵn và khi hình thành kiến thức trên cơ sở hành động suy nghĩ độc lập của HS. Trong tác phẩm này, ông đã thiết kế một sơ đồ có ý nghĩa lớn trong việc hƣớng dẫn GV sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo trong giảng dạy. N.V.Savin với cuốn sách Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1983 đã nêu ra vấn đề làm thế nào để khơi gợi đƣợc hoạt động nhận thức tích cực của HS để hình thành nên các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987 chỉ rõ mối quan hệ giữa dạy và học, thầy và trò và cuối cùng tập trung ở kết quả nhận thức của HS. Vì thế chỉ có thể tìm thấy bản chất của quá trình dạy học ở mối quan hệ giữa HS và tài liệu học tập, ở hoạt động nhận thức của bản thân HS. Cuốn Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 của Thái Duy Tuyên, trong phần III - Những vấn đề cấp thiết, vấn đề giáo dục đạo đức đƣợc đƣa lên hàng đầu. Tác giả đã nêu lên thực trạng, 12 đặc điểm, yêu cầu và phƣơng pháp giải quyết vấn đề giáo dục đạo đức cho HS. Những giải pháp do tác giả đƣa ra mang tính chất định hƣớng trong công tác giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng cho HS trong quá trình dạy học ở trƣờng phổ thông. Những tài liệu nghiên cứu về vấn đề dạy và học lịch sử trong nhà trƣờng phổ thông rất phong phú. Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử của Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004 dành một chƣơng viết về giáo dục tƣ tƣởng thông qua khóa trình lịch sử ở trƣờng phổ thông. Các tác giả khẳng định “tác dụng quan trọng của sử học cũng nhƣ của bộ môn lịch sử ở trƣờng phổ thông là giáo dục trí tuệ, tƣ tƣởng chính trị, tình cảm, đạo đức” [28, tr.76]. Do đó, “sẽ sai lầm nếu biến khoa học (môn học) thành những công thức, nếu tiến hành giáo dục tƣ tƣởng bằng những khẩu hiệu tốt đẹp, sáo rỗng và chẳng có tác dụng gì” [28, tr.77]. Từ đó, các tác giả đề xuất cách thức giáo dục tƣ tƣởng cho HS “giáo dục lý tƣởng trong học tập lịch sử, trƣớc hết phải làm cho HS nhận thức rõ và đúng quá khứ, thấy đƣợc khuynh hƣớng tất yếu của sự phát triển xã hội loài ngƣời” [28, tr.77]. Những định hƣớng này giúp tác giả xây dựng các biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND cho HS. Tác giả Nguyễn Thị Côi với cuốn sách Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2011 khẳng định hiệu quả bài học lịch sử thể hiện ở ba mặt là hình thành kiến thức, kết quả giáo dục và phát triển toàn diện của HS. Trong đó, “bài học hiệu quả phải đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra. Kết quả giáo dục thể hiện ở thái độ, xúc cảm của HS đối với các sự kiện, nhân vật… Mặt khác, kết quả giáo dục còn thể hiện ở kỹ năng của HS trong việc đánh giá đúng sự kiện, vai trò của nhân vật lịch sử… những biểu hiện này là cơ sở để giáo dục cho HS tƣ tƣởng chính trị, đạo đức trong quá trình học tập” [6, tr.12-13]. 13 Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử tập II, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2007 do Phan Ngọc Liên (Chủ biên) có những phân tích sâu sắc về việc thực hiện chức năng giáo dục bộ môn lịch sử ở trƣờng THPT. Giáo trình nhấn mạnh “giáo dục tƣ tƣởng chính trị, truyền thống dân tộc, phẩm chất đạo đức cho học sinh qua dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông là điều rất cần thiết, quan trọng. Song vấn đề ở đây là hiệu quả giáo dục, chứ không phải là sự phô trƣơng hình thức, công thức giáo điều, áp đặt” [29, tr.263]. Các cuốn sách của Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2005; Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử tập I, II. Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2010; Trịnh Đình Tùng, Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999… đã cung cấp kiến thức về hệ thống các phƣơng pháp dạy học lịch sử hiện đại phù hợp với nội dung bộ môn, hƣớng đến việc phát huy tính tích cực của HS. Các phƣơng pháp dạy học, biện pháp sƣ phạm đƣợc các tác giả trình bày một cách hệ thống, tiếp cận với các xu hƣớng dạy học mới, áp dụng những mặt tích cực của phƣơng pháp dạy học truyền thống, đồng thời sử dụng hiệu quả các phƣơng pháp dạy học hiện đại phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS phổ thông. Những cuốn sách này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả xây dựng các biện pháp, kỹ thuật dạy học hiệu quả trong việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND thông qua các bài học lịch sử. Bài viết về phương pháp dạy học lịch sử Tác giả Nguyễn Thị Côi trong bài viết “Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông” trên tạp chí Giáo dục số 202 năm 2008 đã trình bày khái quát về các biện pháp dạy học lịch sử nhƣ trao đổi đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với trao đổi đàm thoại, ra bài tập về nhà… Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội số 1S, 2009 đăng bài “Vận dụng mô hình tiếp cận công nghệ (TAM) trong dạy học môn lịch sử ở 14 trường THPT” của tác giả Hoàng Thanh Tú đã đề xuất những định hƣớng cơ bản trong việc sử dụng phƣơng tiện công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy và học môn lịch sử ở trƣờng THPT theo mô hình tiếp cận công nghệ. Trong đó, GV là ngƣời thiết kế nguồn tài liệu hỗ trợ, thiết kế câu hỏi, bài tập tƣơng tác vào bài giảng để tổ chức dạy học trên lớp; đồng thời hƣớng dẫn HS vẽ sơ đồ, thiết kế thẻ nhớ và thiết kế các sản phẩm học tập khác. Bài viết “Bộ môn lịch sử với việc hình thành và phát triển nhân cách ở học sinh” của tác giả Trịnh Đình Tùng đăng trong tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 350, chuyên đề quý IV năm 2004 khẳng định ƣu thế của môn lịch sử trong việc hình thành giá trị nhân cách con ngƣời. Công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử Một số luận văn của các học viên trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội đã đề cập đến nội dung giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức cho HS trong dạy học lịch sử nhƣ “Các biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Cà Mau thông qua các bộ môn khoa học xã hội” của Thái Văn Long - 2003; “Thiết kế hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước cho đội viên đội TNTP Hồ Chí Minh trường THCS huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa” của Cao Xuân Hải - 2010; “Giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay” của Lê Thị Khánh Vân - 2011. Một số luận văn đề cập đến các biện pháp dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 nhƣ Nguyễn Thị Xuân Khang (2009), “Sử dụng tài liệu lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954, lớp 12, THPT (Chương trình chuẩn)”. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Lê Thị Chuyên (2012), “Sử dụng văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”. 15 2.2. Tài liệu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh Các sách, giáo trình, chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh Cuốn Một số vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005 của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị tƣ tƣởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời gợi mở một số vấn đề về nguồn gốc, nội dung, đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu và cách vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới. Tác giả Lê Văn Thái với cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 đã góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng vũ trang trong giai đoạn từ tháng 2/1930 đến tháng 8/1945. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về lực lƣợng vũ trang trong giai đoạn này không chỉ soi sáng cho thực tiễn xây dựng lực lƣợng vũ trang lúc bấy giờ mà còn tiếp tục soi sáng cho các giai đoạn lịch sử kế tiếp nhằm tiếp tục củng cố nền tảng tƣ tƣởng của quân đội trong giai đoạn hiện nay. Sách Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 của tác giả Lê Mậu Hãn trình bày một cách khái quát những vấn đề cơ bản của sức mạnh dân tộc Việt Nam dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh từ khi Ngƣời ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc rồi bắt tay vào sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến ngày nay. Tác giả Lê Văn Tích (chủ biên), Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 nêu khái quát tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phân tích thực trạng công tác tổ chức, giáo dục, tuyên truyền tƣ tƣởng Hồ Chí Minh hiện nay. Cuốn sách nêu rõ cơ sở lý luận của việc xây dựng phƣơng pháp đƣa tƣ 16 tƣởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống trên cơ sở đó trình bày các hình thức, biện pháp đƣa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Tác giả Nguyễn Trung Thu, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người mới, văn hóa mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013 đã đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản trong đƣờng lối, chỉ đạo thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sách Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 với các bài viết của nhiều tác giả đã nêu bật những nội dung cơ bản về tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh nhƣ trung với nƣớc, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ, yêu thƣơng quý trọng con ngƣời, luôn tin tƣởng ở quần chúng, sống có tình có nghĩa, tinh thần quốc tế trong sáng… Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn Khoa học Mác - Lê-nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã cố gắng phản ánh đƣợc những thành tựu mới nhất trong nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ chí Minh từ sau Đại hội VII của Đảng đến nay, đóng vai trò là "khung định hướng về quan điểm và liều lượng tri thức cơ bản" để có thể biên soạn các chuyên đề, bài giảng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho những đối tƣợng khác nhau trong các nhà trƣờng của cả nƣớc. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Trần Thị Huyền Phạm Quốc Thành (đồng chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh (hỏi và đáp), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004; Phạm Ngọc Anh (chủ biên), Hỏi và đáp môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 giới thiệu một cách hệ thống, cơ bản về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh dƣới dạng chuyên đề hoặc các câu hỏi đáp ứng những yêu cầu của công tác nghiên cứu, giảng dạy và học bộ môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 17 Các bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Tác giả Vũ Quang Hiển với bài viết Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh in trong sách Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 giới thiệu những nội dung cụ thể của tƣ tƣởng quân sự Hồ Chí Minh tập trung là nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND. Bài viết “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng dân quân du kích và chiến tranh du kích”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (3), tr.3-10, 2000 của tác giả Vũ Quang Hiển phân tích những biểu hiện cụ thể của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích. Tác giả Bùi Thị Thu Hà (2004), “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh khi dạy hệ thống bài “Chiến thắng Điện Biên Phủ” trong môn lịch sử lớp 12 THPT”, Tạp chí Giáo dục (86); Trần Viết Lƣu (2011), “Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (261); Lê Kim Hải (1994), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và việc giảng dạy giai đoạn lịch sử 1945 - 1946”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (7), đề xuất một số nội dung và biện pháp giảng dạy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử nhất là trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12. Công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh Hiện nay, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong trƣờng THPT tiêu biểu nhƣ Lê Đăng Lƣơng (2009), “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh qua dạy học lịch sử Việt Nam lớp 9 THCS (vận dụng ở huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa)”. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Trần Thị Bích Thủy (2012), “Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 1945, lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”, Luận văn thạc sĩ Sƣ phạm lịch sử, Đại học Giáo dục. Những luận văn này tiếp cận tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo hƣớng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam gồm: tƣ tƣởng về dân tộc và cách mạng giải phóng 18 dân tộc và tƣ tƣởng về đạo đức, đồng thời đề xuất những biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về các nội dung trên cho HS phổ thông. Các tài liệu và công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau: Thứ nhất, các tác phẩm về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã nêu rõ nguồn gốc và quá trình hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh từ đó làm cơ sở để phân tích một cách hệ thống, toàn diện các nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo hai phƣơng thức tiếp cận. Một là, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc nhận diện nhƣ một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm tƣ tƣởng triết học; tƣ tƣởng kinh tế; tƣ tƣởng chính trị; tƣ tƣởng quân sự; tƣ tƣởng văn hóa, đạo đức và nhân văn. Hai là, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam, bao gồm: Tƣ tƣởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc; về Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Thứ hai, phân tích những quan điểm cốt lõi của Ngƣời về CTND Việt Nam, bao gồm những quan điểm về mục đích, tính chất, phƣơng thức và nghệ thuật quân sự. Từ đó phân tích tác dụng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta đối với các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thứ ba, các tác phẩm về giáo dục học, phƣơng pháp dạy học lịch sử đƣa ra các nguyên tắc, hình thức và biện pháp sƣ phạm để giáo dục tƣ tƣởng cho HS qua dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Thứ tư, các công trình nghiên cứu và bài viết trên tạp chí đã đề xuất một số biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong một bài học, một giai đoạn lịch sử cụ thể của SGK Lịch sử lớp 12 (chƣơng trình chuẩn). 2.3. Những vấn đề các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ Hiện nay, chƣa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu để trả lời một cách hệ thống các câu hỏi sau: 19 Thứ nhất, việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND trong dạy học lịch sử Việt Nam ở các trƣờng THPT đặc biệt trong các lớp học ban khoa học xã hội có vai trò, ý nghĩa gì? Thứ hai, việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND cho học sinh THPT dựa trên những cơ sở lý luận nào? Thứ ba, thực tiễn của việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND ở trƣờng THPT hiện nay nhƣ thế nào? Thứ tư, những nội dung lịch sử Việt Nam nào ở lớp 12 (chƣơng trình nâng cao) chứa đựng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND? Thứ năm, có những biện pháp sƣ phạm nào để giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND trong dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 (chƣơng trình nâng cao) nói riêng? 2.4. Những vấn đề đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trƣớc, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh từ đó lý giải sự cần thiết của việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND trong dạy học lịch sử Việt Nam (chƣơng trình nâng cao) ở trƣờng THPT. Thứ hai, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND cho học sinh THPT. Thứ ba, đánh giá chung thực trạng giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND ở các trƣờng THPT hiện nay. Từ đó nêu ra những vấn đề của thực tiễn đặt ra cần giải quyết. Thứ tư, nghiên cứu cấu trúc chƣơng trình môn lịch sử lớp 12 (chƣơng trình nâng cao) và xác định những nội dung cụ thể có chứa đựng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND. Thứ năm, đề xuất một số biện pháp sƣ phạm nhằm giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND cho HS trong các giờ nội khóa cũng nhƣ ngoại khóa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng