Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học thông qua truyện viế...

Tài liệu Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học thông qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn nguyễn huy tưởng

.PDF
89
109
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC --- --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG GVHD SVTH : TH.S VÕ THỊ BẢY : NGUYỄN THỊ HỒNG NHI MSSV : 321011141135 LỚP : 14STH Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Đề tài “Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Tiểu học thông qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng” được thực hiện trong một thời gian ngắn, điều kiện không ít khó khăn. Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi đã khẩn trương thu thập xử lý và chọn lọc tài liệu, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Những kết quả mà chúng tôi đã đạt được ngoài sự cố gắng của bản thân còn được sự tận tình, giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và sự động viên, khích lệ của bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Võ Thị Bảy đã trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này. Do bước đầu làm quen với khóa luận nên kiến thức, trình độ chuyên môn của tôi còn hạn chế, vì thế khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, nhận xét, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3 2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học ............................................................................................................ 3 2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ....................... 4 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 6 3.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 6 4. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 8 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 10 CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 10 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................. 10 1.Khái quát chung về văn học thiếu nhi ................................................................. 10 1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi .............................................................. 10 1.2. Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi ........................................... 11 2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học............................................ 12 2.1. Tính cách ............................................................................................ 12 2.2. Nhu cầu nhận thức ............................................................................. 13 2.3. Tình cảm ............................................................................................ 13 3.Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và truyện viết cho thiếu nhi ............................ 14 3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ................... 14 3.2 Truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng .............. 16 3.2.1 Giá trị nội dung ............................................................................ 16 3.2.2 Giá trị nghệ thuật ......................................................................... 18 CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 20 TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG ............................................................ 20 1. Những vấn đề liên quan về tình yêu quê hương, đất nước ........................... 20 1.1 Khái niệm về tình yêu quê hương, đất nước:...................................... 20 1.2Đặc điểm chung của tình yêu quê hương, đất nước ............................ 21 1.3 Biểu hiệu của tình yêu quê hương, đất nước ...................................... 22 1.4Mục tiêu giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học ................................................................................................................... 23 1.5 Ý nghĩa của giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học ............................................................................................................. 23 2.Nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. .......................................................... 25 2.1 Giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước ..... 25 2.2 Giáo dục học sinh tinh thần biết ơn những người có công xây dựng và giữ gìn quê hương, đất nước ..................................................................... 28 2.3 Giáo dục truyền thống yêu nước của cha ông, niềm tin vào sự chiến thắng của chính nghĩa ............................................................................... 37 2.4 Giáo dục học sinh ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc .................... 44 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 50 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .................................................... 50 1. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................................ 50 1.1 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh .................................... 50 1.2 Căn cứ vào truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ................................................................................................................... 58 2.Biện pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học ... 59 2.1 Mục tiêu giáo dục................................................................................ 59 2.2 Biện pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học ................................................................................................................... 59 2.2.1 Giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học ........................................................................... 59 2.2.4 Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể .................................................................................................... 74 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 78 Kết luận .......................................................................................................................... 78 Một số ý kiến đề xuất.................................................................................................. 79 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đã thấm sâu vào trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”[1; trang114] Suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đã trở thành một trong những tài sản quý, một giá trị thiêng liêng góp phần làm nên truyền thống dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước còn là đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam. Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học hiện nay nhằm xây dựng ở các em lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc, có đạo đức trong sáng, có ý chí và quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Truyền thống lịch sử rất đáng tự hào với nhiều chiến công hiển hách, những mốc son, dấu ấn đáng nhớ ấy là kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng của bao thế hệ cha anh đi trước, đặc biệt là tấm gương của những anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam đã ngã xuống vì quê hương, đất nước. Nhắc đến văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không nhắc tới những sáng tác ấn tượng về mảng văn chương về tình yêu quê hương, đất nước viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Sinh thời ông ý thức một cách rõ ràng về thiên chức của người nghệ sĩ với quan niệm rất tiến bộ, rất nhân văn: Phàm văn chương mục đích thứ nhất là để dạy dỗ thiếu niên … cốt làm sao cho bao giờ họ cũng có một tấm lòng bồng bột mà vẫn biết lẽ phải và biết thương nhau. Vì thế ngay khi hòa bình lập lại ở miền Bắc được ít lâu, với tư cách là người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng (1957), Nguyễn 1 Huy Tưởng đã góp phần quan trọng đặt nền móng, mở ra một tương lai tốt đẹp cho văn chương tuổi thơ, khi ấy hiện là một mảng đề tài còn nhiều khoảng trống, thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao. Những truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng khôngchỉ đa dạng, phong phú về đề tài, bút pháp thể hiện, mà hơn nữa là lòng yêu nước thiết tha, niềm tự hào dân tộc về những trang sử vẻ vang của dân tộc, là tình nghĩa thủy chung, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào sự chiến thắng của chính nghĩa. Có thể nói đây là ấn tượng bao trùm, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các truyện viết cho thiếu nhi của ông. Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học có thể thông qua nhiều con đường khác nhau, song thông qua các truyện ngắn viết cho thiếu nhi để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học sẽ giúp các em hiểu biết rõ hơn về lịch sử nước nhà, mỗi câu chuyện viết cho thiếu nhi lại cung cấp cho các em những tri thức và thông tin ở một số lĩnh vực nhất định. Qua nội dung phản ánh, truyện ngắn viết cho thiếu nhi có tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của bạn đọc nhí không những giúp các em hiểu biết và cảm nhận được nội dung của tác phẩm, mà còn biết trân quý những giá trị thiêng liêng của đất nước, lịch sử dân tộc ngàn đời mà tiền nhân đã để lại. Giáo dục truyền thống yêu nước sẽ trở nên sinh động hơn bao giờ hết với các truyện viết cho thiếu nhi và khi nhắc tới người ta sẽ nhớ ngay đến cái tên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một trong những tác giả tiêu biểu của các truyện ngắn viết cho thiếu nhi về giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. Từ thực tiễn trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài“Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng” để nghiên cứu làm bài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu và đóng góp một vài giải pháp thiết thực trong việcgiáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử dân tộc, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh tiểu học hiện nay. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học hiện nay đã trở thành một vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều học giả, các bậc phụ huynh, các ban, ngành và của nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong, ngoài nước. Nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước đã được đưa vào nhà trường và chương trình giáo dục với hình thức tích hợp ở các môn học. Vì thế nghiên cứu về giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh tiểu học thông qua giảng dạy môn Lịch sử lớp 4, 5;cô giáo Hoàng Thị Nhân, trường Đại học Vinh, năm 2011. Công trình nghiên cứu này xoay quanh các vấn đề đó là đề xuất một số biện pháp và hình thức giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; thực nghiệm sư phạm và kết quả thực nghiệm thông qua môn Lịch sử của học sinh khối lớp 4,5, những kết luận và đưa đề xuất một số hình thức và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh tiểu học thông qua giảng dạymôn Lịch sử lớp 4,5. Đây là công trình trình bày khá đầy đủ về việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc tích hợp qua môn Lịch lớp 4,5 nhằm hướng dẫn giáo viên cách tổ chức các hình thức và biện pháp để xây dựng tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh. Dù vậy, công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi của môn Lịch sử lớp 4,5. Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh thông qua giảng dạy các truyện truyền thuyết trong chương trình Văn - Tiếng Việt ở tiểu học, cô giáo Lê Thị Kim Thư, trường Tiểu học Lê Lợi – Thành phố Vinh, Nghệ An, năm 2013 đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc đưa nội dung giáo dục tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh thông qua giảng dạy 3 các truyền thuyết trong chương trình Văn – Tiếng Việt ở tiểu học. Cô giáo Lê Thị Kim Thư đã nêu rõ mối quan hệ giữa dạy học và giáo dục trong giảng dạy Văn - Tiếng Việt ở Tiểu học và khẳng định tầm quan trọng của truyền thuyết trong việc giáo dục lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho học sinh Tiểu học. Qua đó, công trình nghiên cứu còn đề xuất một số phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh khi dạy truyền thuyết ở Tiểu học. Và chọn 2 truyền thuyết “An Dương Vương” và “Con Rồng cháu tiên” để dạy thực nghiệm. Nhìn chung, công trình nghiên cứu của tác giả được nghiên cứu và thống kê khá đầy đủ, chi tiết các khái niệm liên quan và đề xuất các biện pháp tích hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh Tiểu học. Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay,Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2010 và Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ, Tạp chí Văn hóa nghệ, số 309, năm 2013 của tác giả Lê Cao Thắng nghiên cứu tổng quan về các khái niệm lòng yêu nước, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Khẳng định rõ tầm quan trọng và vai trò của việc giáo dục truyền thống yêu nước, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Từ đó xây dựng và đề ra các biện pháp để nâng cao tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.Qua đây, giúp người dạy có nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. 2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, bao quát về Nguyễn Huy Tưởng là chuyên luận Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức, xuất bản năm 1966. Trong công trình này các tác giả đã dành trọn chương 1 để khảo sát sự chuyển biến tư tưởng, con đường đến với văn chương và những bước đường sáng tạo nghệ thuật của nhà văn từ một thanh niên yêu nước phấn đấu trở thành một nhà văn cộng sản trên mặt trận văn nghệ. Với hướng tiếp cận, nghiên cứu theo lối biên niên, các tác giả chuyên luận 4 đã phân chia hành trình sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng thành 4 giai đoạn mỗi thời kỳ là một chương của chuyên luận. Ở mỗi chương, các tác giả đi sâu phân tích, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trong sự đối sánh với các sáng tác cùng thời để thấy được những mặt tích cực cũng như những hạn chế, thiếu sót trong từng tác phẩm. Năm 1992, nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Nguyễn Huy Tưởng, Viện Văn học tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nguyễn Huy Tưởng - một sự nghiệp chưa kết thúc. Trên tinh thần đánh giá một cách chân thực, khách quan, khoa học, nhiều tham luận tại hội thảo đã có những khám phá, phát hiện sâu sắc nhằm lý giải những luận điểm còn nhiều tranh luận, những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Năm 1996, bộ sách Nguyễn Huy Tưởng toàn tập do NXB Văn học ấn hành, đã cung cấp một cách tương đối đầy đủ các tác phẩm của nhà văn trên tất cả các thể loại, giúp người đọc có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận văn nghiệp Nguyễn Huy Tưởng. Năm 2006, bộ ba Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng được NXB Thanh niên xuất bản đã giúp người đọc có những hình dung rõ hơn về quá trình lao động nghệ thuật miệt mài và những khát vọng lớn của nhà văn muốn cống hiến cho văn học dân tộc. Tập nhật ký đã thâu tóm, phản ánh toàn bộ sự nghiệp văn chương và cách mạng của ông, bắt đầu từ việc tìm đường cho đến khi đã trở thành một nhà văn chuyên nghiệp, một chiến sĩ của Đảng hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ. Và đặc biệt phải kể tới những công trình do Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về những trước tác của cha mình, về những tâm sự, suy nghĩ khó nói của ông với mong muốn khắc họa một cách chân thực, rõ nét gương mặt nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Huy Tưởng trong cuộc sống đời thường và trong sáng tạo văn chương. Đó là các ấn phẩm có giá trị như: Nguyễn Huy Tưởng trong vầng sáng hồi nhớ; Nguyễn Huy 5 Tưởng trước khi là nhà văn; Nguyễn Huy Tưởng với người thân; Nguyễn Huy Tưởng văn và người… Nhìn chung, các vấn đề có liên quan đến đề tài giáo dục giá trị văn hóa truyền thống nói chung và giáo dục tình yêu quê hương đất nước nói riêng khá phong phú nhưng chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh tiểu học. Đặc biệt, đến thời điểm này, tôi chưa phát hiện ra công trình nào nghiên cứu về việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng. Vì vậy, đề tài này là một đóng góp nhỏ trong việc tìm hiểu nội dung giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học. Tuy vậy trên đây là những tài liệu tham khảo hữu ích để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, giá trị văn hóa về tình yêu quê hương, đất nước nước và qua những tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, tôi chọn đề tài “Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”với mục đích tìm hiểu việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh trong các tác phẩm. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học, qua đó bước đầu xây dựng đội ngũ học sinh phát triển toàn diện về tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ là: - Nghiên cứu những vấn đề về lí thuyết liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài. 6 - Khảo sát, phân tích, đánh giá việc giáo dục tình yêu đất nước cho học sinh trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. - Vận dụng những giá trị về tình yêu quê hương, đất nước trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để giáo dục cho học sinh Tiểu học. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học trong thời gian tới. 4. Đóng góp của đề tài Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định rõ mục đích nghiên cứu là hệ thống lại các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trên cơ sở đó giáo dục hình thành những phẩm chất yêu quê hương, đất nước cho học sinh để sau này lớn lên trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó đề xuất các biện pháp phương pháp cụ thể để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho các em. Ngoài ra, đề tài cũng là nguồn tài liệu bổ ích cho sinh viên và giáo viên Tiểu học trong quá trình tìm hiểu và giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa lòng yêu nước và việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học thông qua truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. - Phạm vi nghiên cứu: truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp phân tích, tổng hợp 7 - Phương pháp thống kê, phân loại 7. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 3 phần - Phần mở đầu: Gồm có các tiểu mục sau: 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Tiểu học 2.2 Lịch sử vấn đề về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đóng góp của đề tài 5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.Phương pháp nghiên cứu 7. Cấu trúc đề tài - Phần nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương 2: Tìm hiểu nội dung giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học - Phần kết luận: Gồm 2 tiểu mục 1. Kết luận 2. Đề xuất 8 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.Khái quát chung về văn học thiếu nhi 1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi “Theo nghĩa hẹp, gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi” [4; trang 353]. Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm văn học thiếu nhi tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận… Cụ thể: - Mọi tác phẩm được sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. - Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích…trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình. Như vậy, “Văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên…nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn trẻ.” [5; trang 42]. 10 1.2. Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho mỗi người trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ. Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp cái hay, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Không phải ngẫu nhiên mà người ta khẳng định tính giáo dục là tính chất sống còn của một tác phẩm văn học thiếu nhi. Như nhà văn Tô Hoài, người dành nhiều tâm huyết cho nền văn học thiếu nhi đã khẳng định “…Một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy” [6; trang 263, 264]. Bài học mà các em học được là: đoàn kết sẽ đem lại sức mạnh to lớn cũng như để có được mùa xuân đầy đủ hương sắc các con vật phải biết “góp chung màu lại” (Phải chung màu lại – Võ Quảng); “hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôi” (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) hay chớ nên bội bạc, tráo trở như tên Lý Thông (Thạch Sanh – truyện cổ tích),… Đọc các tác phẩm văn học thiếu nhi, chắc hẳn các bạn nhỏ không khỏi cảm động trước tình bạn sắc son giữa Kay và Garda (Bà chúa Tuyết – Andersen), tình yêu thương vô bờ mà người mẹ dành cho đứa con bị thần Chết bắt đi (Người mẹ - Andersen),… Mỗi tác phẩm là một công trình sư phạm, mà các nhà sư phạm ở đây chính là các tác giả dày công xây dựng. Không một lĩnh vực nào của cuộc sống mà văn học thiếu nhi chưa chạm tới, ngay cả những vấn đề tưởng như khó nói như hạnh phúc gia đình, tình yêu và giới tính, cái sống và cái chết,v.v…Bởi như nhà tâm lý Gerard Severin từng nhận định: “Trẻ có quyền biết sự thật. Sự thật giúp trẻ lớn lên”. Chưa bao giờ các bài học trở nên nhẹ nhàng, gần gũi đến thế. Đó hoàn toàn không phải là những bài thuyết giáo với những giáo huấn khô khan, cứng nhắc nhưng những tác động tích cực của nó đến nhân cách của trẻ lại vô cùng mạnh mẽ. Ngoài ra, những câu chuyện ấy đã tạo cho học sinh nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Chính những những điều đó đã đánh thức biết bao tình cảm 11 tốt đẹp nơi các em. Qua đó, các em biết yêu cái đẹp – cái thiện, ghét cái xấu – cái ác,… Từ đó hình thành những phẩm chất đáng quý. Văn học thiếu nhi cũng là mảnh đất tốt để vun trồng cho những trí tưởng tượng, sáng tạo cũng như năng lực cảm thụ cái đẹp, cái hay. Ai đó đã từng nói thật đáng sợ nếu mắt sáng nhưng không cảm nhận được cái đẹp, có khối óc nhưng không biết suy nghĩ, có trái tim nhưng không biết yêu thương. Văn học góp phần bồi dưỡng các em những phẩm chất trí tuệ, trái tim biết yêu thương, đào tạo các em trở thành những con người mới toàn diện. 2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học Học sinh Tiểu học là một giai đoạn phát triển. Đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo. Trong thời kì hiện nay thì học sinh tiểu học là quá trình phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Trong thời kì hiện nay quá trình phát triển của học sinh Tiểu học có những đặc trưng riêng và có thể tự động tổ chức từ phía nhà trường trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học giáo dục. Do đó đặc điểm của các quá trình nhận thức của học sinh tiểu học diễn ra như sau: 2.1. Tính cách Tính cách của trẻ thường được hình thành từ rất sớm ở thời kỳ trước tuổi đi học. Lúc này những nét tính cách của các em mới được hình thành và dễ thay đổi trước tác động giáo dục của gia đình. Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, ta dễ nhận ra tính xung đột trong hành vi của các em (khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới ảnh hưởng của sự kích thích bên trong và bên ngoài). Do vậy, hành vi của các em dễ tự phát. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự điều chỉnh ý chí đối với hành vi của lứa tuổi còn yếu, các em chưa biết đề ra mục đích của hành động và theo đuổi mục đích đến cùng. Tính cách của các em có nhược điểm thường bướng bỉnh, phản ứng lại những yêu cầu của người lớn mà các em xem là cứng nhắc để chống lại sự cần thiết phải hy sinh cái nó “muốn” cho cái nó “phải”. 12 Các em có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, tính hồn nhiên, tính ham hiểu biết,lòng thương người… Hầu hết các em học sinh Tiểu học đều có tính cách hồn nhiên và rất cả tin: tin vào sách vở, tin vào người lớn, tin bản thân, đặc biệt các em rất tin tưởng thầy giáo, cô giáo của mình; những gì thầy, cô nói, thầy, cô làm đối với các em đều đúng, đều là chân lý. Tuy nhiên niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng. Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này. Các em hay bắt chước theo lời nói, việc làm của người mà các em gần gũi, yêu thích, hâm mộ nhất là ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè. Đây là một đức tính có tính chất 2 mặt: tốt – xấu. Bởi, các em bắt chước cái tốt cũng lắm mà cái xấu cũng nhiều. Vì vậy, cần phải cho trẻ biết và gần gũi với những tấm gương cụ thể có đức tính, hành vi, cử chỉ, lời nói tốt, có văn hóa, có đạo đức. 2.2. Nhu cầu nhận thức Trong những năm đầu của bậc Tiểu học, nhu cầu nhận thức của học sinh phát triển rõ nét, đặc biệc là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu tinh thần, đối với học sinh Tiểu học nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trí tuệ. Đó là nguồn năng lượng tinh thần để định hướng và tiến lên trong nhiều tình huống hoặc cảnh ngộ khó khăn để chạm đến đỉnh cao tri thức của nhân loại. Tổ chức hoạt động học cho học sinh là biện pháp tốt nhất để giúp nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học được nảy sinh, hình thành và phát triển. Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển nhờ các hoạt động muôn màu, muôn vẻ trong nhà trường, xã hội và gia đình. Nhu cầu nhận thức sẽ được phát triển thuận lợi nếu hoạt động của học sinh không quá căng thẳng thần kinh, không bị thất bại lặp đi lặp lại trong học tập. Và các em sẽ tự khắc phục khó khăn để tự mình chiếm lĩnh tri thức, tự học suốt đời. 2.3. Tình cảm Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách nói riêng. Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm còn có vị trí đặc biệt 13 quan trọng vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của trẻ. Nhờ có tình cảm tích cực giúp cho trí tuệ của trẻ phát triển mà còn thúc đẩy trẻ hoạt động. Dù biết trí tuệ phát triển cao là cơ sở để tình cảm, ý chí phát triển theo nhưng không được xem nhẹ giáo dục tình cảm ở học sinh Tiểu học. Nếu trong giáo dục tri thức và tình cảm có sự thiên lệch nào đó không những gây khó khăn mà còn gây hậu quả cho sự phát triển nhân cách sau này và tạo nên một kiểu nhân cách mất cân đối. Tình cảm, cảm xúc của học sinh Tiểu học thường là về những sự vật, hiện tượng,… cụ thể, sinh động. Các em dễ bị kích thích của hệ thống sự vật, hiện tượng hơn hệ thống tiếng nói, chữ viết. Học sinh Tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình. Tính dễ xúc cảm được thể hiện được thể hiện ở các quá trình nhận thức, tri giác, cảm xúc, hiện tượng, tư duy. Các em suy nghĩ bằng “hình thức”, “xúc cảm”, “âm thanh”. Các quá trình nhận thức, hoạt động của các em đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của xúc cảm và đều đậm màu sắc xúc cảm. Học sinh còn chưa biết kìm chế tình cảm của mình, chưa biết kiểm tra sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài. Các em bộc lộ tình cảm một cách hồn nhiên, chân thật. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ở học sinh quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế, các phẩm chất của ý chí còn chưa có khả năng điều chỉnh và điều khiển được những cảm xúc của các em. Tình cảm của học sinh Tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc.Tuy vậy, những cảm xúc mạnh, những ấn tượng sâu sắc có thể ghi lại dấu ấn trong tâm hồn các em rất sâu đậm, bền vững. 3.Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và truyện viết cho thiếu nhi 3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6/5/1912, tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cha là một ông Tú nghèo sống nhờ vợ tần tảo buôn bán. Bảy tuổi cha mất, mẹ gửi ra Hải Phòng ở với gia đình người chị, học tiểu học ở trường Bonnal. Năm 1932, 20 14 tuổi, đậu bằng thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán. Sau ba năm vất vả tìm việc, đến 1935 thi đậu vào ngạch thư ký nhà đoan (cơ quan hải quan- tiếng Pháp: customs office). Năm 1939, cưới vợ con quan. Song song với đời sống công chức nhà đoan, Nguyễn Huy Tưởng có một sinh hoạt nội tâm phong phú, rất giàu cung bậc của người trí thức: chăm đọc sách, chịu khó tìm ý tưởng, hàng ngày viết nhật ký. Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phú Yên. Tháng 6 năm 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc. Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng. Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan