Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua tuyên ngôn của các vĩ nhân...

Tài liệu Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua tuyên ngôn của các vĩ nhân

.DOC
29
215
139

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH QUA TUYÊN NGÔN CỦA CÁC VĨ NHÂN ----------........................--------PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG A/ Đặt vấn đề Bất kì một giai đoạn lịch sử nào thì việc giáo dục tinh thần yêu nước, lịch sử truyền thống dân tộc đều rất quan trọng và rất cần thiết .Ngày nay khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiên đại hoá, khi chúng ta đang từng bước tiếp cận với khoa học công nghệ cao của thế giới thì vấn đề giáo dục truyền thống của dân tộc càng phải được coi trọng. Bởi truyền thống lịch sử dân tộc chính là cái gốc, là nền tảng để chúng ta tiếp thu cái hiện đại mà không xa rời bản sắc, đón nhận cái mới mà không quên gốc gác,không xa rời truyền thống lịch sử của cha ông. Chúng ta phải khắng định rằng, ngay từ bây giờ chúng ta phải quan tâm hơn, tích cực hơn trong việc giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc cho học sinh đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở: Dân ta phải biết sử ta Cho tuờng gốc tích nước nhà Việt Nam B/ Lý do chọn đề tài Với tính đa dạng phong phú của bộ môn, nội dung các khoá trình lịch sủ ở trường phổ thông có khả năng giáo dục nhiều mặt cho học sinh như: Xây dựng niềm tin lí tuởng cách mạng trên cơ sở nhận thức đúng sự phát triển khách quan, hợp quy luật của xã hội loài người . Giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng 1 nước và giữ nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho học sinh. Tri thức lịch sử của nhiều môn học khác xây dựng niềm tin cơ sở cho học sinh, cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết phổ thông, cơ bản vững chắc về xã hội loài người, làm cơ sở để rút ra những kết luận khoa học, giúp học sinh nhận thức đúng con đường mà loài người và dân tộc đã trải qua, đồng thời cung cấp các kiến tthức khoa học cho học sinh một cách cụ thể như: sự ra đời , hựng thịnh suy vong của mỗi chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử... Từ đó hình thành thế giới quan đạo đức làm cho việc định hướng của học sinh trở nên đung đắn và tự giác . Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có khả năng giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhân dân ta đã xây dựng những truyền thống đẹp đẽ về lòng yêu nước.Vì vậy cần giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần dân tộc, tinh hoa của nhân loại và từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc sống hiện tại... Học sinh cần nhận thấy rõ ngay từ thời mới ra đời dân tộc Việt Nam đã tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ: dựng nước và giữ nước. Trên cơ sở khai thác nội dung các sự kiện lịch sử, tiến hành giáo dục tư tuởng tình cảm một cách tự nhiên, có hiệu quả, không áp đặt, công thức. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh nhiều khía cạnh khác của đạo đức, phẩm chất tư tưởng chính trị như giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, giáo dục niềm tin và sự trung thành với lí tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, với Đảng và giáo dục tư tưởng nhân văn trong cuộc sống.... C. Mục đích yêu cầu của đề tài. Gắn liền việc học tập các khoá trình lịch sử với công tác thực hành bộ môn để tiến hành việc giáo dục tư tưởng cho học sinh.Trong điều kiện xã hội hiện nay,việc giáo dục tư tưởng nói chung,việc giáo dục tư tuởng qua 2 bộ môn Lịch Sử nói riêng rất khó,vì không phải lúc nào việc tiếp thu kiến thức cũng phù hợp với thực tiễn cuộc sống,suy nghĩ mong ước cua học sinh.Vì vậy giáo dục tư tưởng thông qua dạy học Lịch Sử phải nhằm vào việc định hướng cho hoạt động của học sinh.Hưóng dẫn cho học sinh biết nhận thức đúng đắn quá trình phát triển của xã hội,biết tự phân tích sự kiện lịch sử theo quan điẻm khoa học,biết đánh giá các sự kiện trong đời sống xã hội truớc kia cũng như hiện nay. Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên,với những người có công với Tổ quốc như chủ tịch Hồ chí Minh đã viết : Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang đời Bà Trưng,Bà Triệu,Quang Trung.... Chúng ta phải ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. D.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI GỒM 3 PHẦN: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG - ĐẶT VẤN ĐỀ - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU PHẦN II: NỘI DUNG - NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÁC TUYÊN NGÔN. - NHỮNG TƯ TƯỞNG THÔNG QUA TUYÊN NGÔN - KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM PHẦN III: KẾT LUẬN. 3 PHẦN II: NỘI DUNG A.NỘI DUNG CỦA CÁC TUYÊN NGÔN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI. (Được sử dụng trong dạy học lịch sử lớp 10,11 thuộc 2 ban, đặc biệt Lớp 10,11 Ban xã hội ) ***** I.Bản tuyên ngôn của các nước Tư bản. 1.Bản Tuyên ngôn về quyền hành của nước Anh. Bản tuyên ngôn này được quốc hội Anh thông qua ngày 22-2-1689 khi Quốc trưởng Hà lan Ô-gian-giơ được mời sang làm vua nước Anh.Tuyên ngôn gồm 13 điều, điều nổi bật của bản tuyên ngôn này là qui định quyền lực của Quốc hội. Trước hết qui định quyền của các Nghị sĩ trong Quốc hội,điều thứ 9 viết: "... Tất cả những cuộc tranh luận và tất cả mọi văn kiện của nghị viện không đưa đến bất cứ một sự truy nã nào, hay một sự truy tố nào trước bất kì một toà án nào, ở bất cứ nơi nào ngoài nghị viện. Song song với sự qui định quyền hành của các nghị sĩ, tuyên ngôn đã khẳng định quyền lập pháp của Quốc hội. Điều 1 viết: Cái gọi là, quyền gác lại các đạo luật, hay thực thi các đạo luật theo ý chí của vương triều không có sự tán đồng của nghị viện là bất hợp pháp. Điều 2 viết: Quyền phổ biến các đạo luật hay thực thi các đạo do lệnh của triều đình là sự vi phạm luật và thực thi như truớc đây là bất hợp pháp. Tóm lại bản tuyên ngôn về quyền hành là bản tuyên ngôn đầu tiên trên thế giới, tước bỏ quyền lập pháp của nhà vua và trao quyền đó vào tay nghị viện, cơ quan đại diện cho nhân dân. 4 Tuy vậy nhân dân ở đây chỉ là những ngưòi giàu có bởi vì hiến pháp Anh quy định chỉ những người có tài sản cao mới có quyền bầu cử Quốc hội. 2.Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ. Bản tuyên ngôn được công bố ngày 4-7-1776 Tuyên ngôn do Giep-phéc sơn(1743-1826) con một chủ đất lớn ở bang Viếc-gi-nia, Giep - phéc -sơn tốt nghiêp luật học, lam luật sư ở toà án bang này, ông rất am hiểu nền luật pháp ở nước Anh, ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu. Ông viết bản tuyên ngôn độc lập chính là dưới ánh sáng của nền luật pháp nước Anh và tư tưởng các nhà khai sáng Pháp thế kỉ 18 như Vôn te, Rút xô, Môngtexkiơ...Nội dung của bản tuyên ngôn, ngoài việc chỉ trích tội ác của Anh, tuyên bố độc lập còn đề xướng nguyên tắc sống của giai cấp tư sản trong thời đại mới: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền tự do đó chính là quyền tự do ngôn luận , lập hội và chống áp bức và quyền tự do kinh doanh tư hữu tài sản của mình. Quyền bình đẳng đó là bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giàu nghèo sang hèn... Tuy vậy Con người được hưởng quyền tự do bỉnh đẳng ở đây không bao gồm nô lệ da đen. Để đảm bảo quyền tự do và bình đẳng, nhân dân thành lập chính phủ, quyền lực của chính phủ là từ nhân dân,nếu chính phủ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân, nhân dân có quyền thay đổi hoặc phế truất chính phủ,lập nên chính phủ mới. Bản tuyên ngôn độc lập của nước Hoa Kì được công bố đã tích cực động viên Hoa Kì tham gia chiến tranh giành độc lập, đồng thời ảnh hưởng lớn tới bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 5 và sự ra đời của tư tưởng lập pháp của giai cấp tư sản ở Châu Âu. Nó được liệt vào bộ luật quan trọng trong lịch sử pháp chế nhân loại. Sau bản tuyên ngôn độc lập, Mĩ còn công bố một văn bản nữa với tên gọi Các điều khoản của liên bang . Trong đó cụ thể hoá quyền lực của quốc hội Mĩ Điều 7 quy định Nghị viện hợp chủng quốc có quyền kí kết các hiệp ước và hợp đồng.... quy định giá trị về số lượng tiền tệ đúc ra, thiết lập các định mức về trọng lượng và kích thước tiền trong tất cả các bang. Điều 13 quy định: Tất cả các bang phải có quy định, nghĩa vụ phục tùng nghị quyết của nghị viện hợp chúng quốc. Các điều khoản của liên bang là hiến pháp đầu tiên của hợp chúng quốc Hoa Kì. 3.Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Tuyên ngôn được Quốc hội lập hiến thông qua ngày 27- 8-1789. Do Xiâyét khởi thảo, dưới sự giúp đỡ của Giép - phéc- sơn(1789 Giépphécsơn đang làm công sứ Hoa Kì tại Pháp) Xiâyét ( 1748-1836), vốn là viện trưởng một tu viện Thiên chúa giáo. Tuy là cha cố nhưng ông rất tích cực tham gia phong trào chính trị. Trước cách mạng Pháp ông đã xuất hiện một cuốn sách nhỏ Thế nào đẳng cấp 3 đả kích chế độ phong kiến chuyên chế, biện hộ nguyện vọng giành chính quyền của giai cấp tư sản. Năm 1789 ông tham gia hội nghị 3 cấp với tư cách đại biểu đắng cấp thứ 3 và được hội nghị uỷ thác thảo bản tuyên ngôn.Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền gồm 17 điều đề cập đến các vấn đề cơ bản sau: Xác lập quyền tự do cá nhân của công dân Điều 11 quy định : Việc tự do trao đổi về tư tưởng và ý kiến là một trong những quyền quý nhất của con người. Mọi công dân có thể phát ngôn, viết hay tiến hành in ấn một cách tự do. 6 Xác lập quyền bình đẳng giữa các công dân . Điều 6 quy định ... Luật pháp phải như nhất đối với tất cả mọi người khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt . Mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp ...' Điều 7 quy định Bất cứ ai cũng có thể bị luận tội,bị bắt giam giữ trong những trường hợp được luật pháp quy định. Những kẻ yêu cầu thúc đẩy thi hành hoặc cho thi hành những mệnh lệnh độc đoán đều bị trừng phạt. Tự do và bình đẳng là cơ sở của tình bác ái . Tư tuởng tự do bình đẳng bác ái của cách mạng Pháp được thể hiện trên lá cờ tam tài của nước công hoà Pháp. Tự do ứng với màu đỏ bởi vì nền tự do mà con người đạt được phải thông qua những cuộc cách mạng bạo lực .Tomátgiép phéc sơn đã từng nói " Tự do được tưới bằng máu của cấc chí sĩ và cả máu của bọn bạo quân " Bình đẳng ứng với màu trắng và bác ái ứng với màu xanh. Tuyên ngôn tuyên bố Quyền tư hữu tài sản là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm Điều 11 viết: Quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể tước bỏ .".Quyền tư hữu của tuyên ngôn thấm nhuần tư tuởng của Rút xô . Rút xô là người đầu tiên đề xướng tư tưởng quyền tài sản của công dân ông nói : quyền tài sản về phương diện nào đó còn quan trọng hơn cả quyền tự do. Quyền tư hữu được xác lập trong tuyên ngôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng , nó bảo đảm quyền phát triển xã hội . Bởi vì con người được quyền tư hữu của cải và cả sức lao động mới đuợc nâng cao.Ngoài ra quyền tư hữu được bảo vệ còn bảo đảm an ninh xã hội .... II. Tuyên ngôn trong lịch sử Việt Nam. 1. Bài thơ " Nam quốc sơn hà " của Lí Thường Kiệt. 7 Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Dịch thơ Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời 2." Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn. .......Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường.Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt, mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng , giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau.. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Các nguơi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày,không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, cốt đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.... 8 Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không thấy lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn , nghe nhạc Thái thường để đãi yến Nguỵ mà không biết căm. Họ lấy việc chọi gà mà vui đùa , hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước , hoặc ham săn bắn mà quên việc binh , hoặc thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông, Thát tràn sang , thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc mẹo cờ bạc không thể làm mưu lược nhà binh , dẫu rằng ruộng lăm vườn nhiều tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con ríu, việc quân cơ trăm sự ích chi, tiền của chi nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết , tiếng hát hay không thể làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt , đau xót biết chừng nào? Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc cac ngươi cũng mất, chẵng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị dày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên , chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục rồi đến trăm năm sau,tiếng dơ không rửa, tên xấu còn lưu mà đến thanh danh các ngưoi cũng không khỏi mang tiếng là tuớng bại trận . Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?......... Vì sao vậy ? Giặc với ta là kẻ thù không đợi trời chung , các ngưoi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay giáo mà chịu đầu hàng , giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc , muôn đời để thẹn há còn mạt mũi nào đứng trong trời đất nữa.Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. 3.. Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 9 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông, bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu , Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào chẳng có.... ....................................................... ........................................................ Họ đã tham sống sợ chết , mà hoà hiếu một lòng Ta lấy toàn quân là hơn , để nhân dân nghỉ sức Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Kiền khôn bĩ mà lại thái Nhật nguyệt hối mà lại minh Muôn thủa, nền thái bình vững chắc Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng , ngầm giúp đỡ mới được như vậy 4.Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. 10 "Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng.Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra câu ấycó ý nghĩa là : Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,quyền sung sướng và quyền tự do .......... ............................................................................................................ ............. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 nâm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải dược tự do, dân tộc đó phaỉ được độc lập. Vì những lẽ trên, chúng tôi chính phủ lâm thời của nước Việt nam dân chủ công hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập .Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,độc lập ấy . III/ Ảnh hưởng của các tuyên ngôn ở các nước Tư bản và Việt Nam 1.Tuyên ngôn độc lập của Hoa kì 1776. Bản tuyên ngôn này tiêu biểu cho nguyện vọng các dân tộc thuộc địa ở Bắc mĩ đấu tranh để giành lại độc lập tự do cho nhân dân Mĩ lúc bấy giờ. Sau khi giành được độc lập, giai cấp tư sản Mĩ lên nắm chính quyền đã phản bội lại quyền lợi của nhân dân, thi hành chính sách phân biệt chủng tộc , áp bức bóc lột nhân trong nước đồng thời xâm lược các nước khác .Chúng đã thực hiện những thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa Thực dân, áp dụng chính sách thâm độc và nham hiểm của chủ nghĩa thực dân mới thống trị về kinh tế và chính trị thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, 11 chà đạp trắng trợn lên những nguyên tắc tự do bình đẳng đã ghi trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ. Vận dụng tinh thần tự do, bình đẳng tiêu biểu cho nguyện vọng độc lập tự do của nhân Mĩ , khi soạn tuyên Ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà , Chủ tịch Hồ chí Minh đã trích một khẳng định quyền tự do và độc lập của nhân dân Vệt Nam. 2.Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp Bản tuyên ngôn này đã công khai ghi rõ các quyền tự do dân chủ : tự do thân thể , tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền bình đẳng của mọi người trước pháp luật, quyền chống áp bức... Bản tuyên ngôn đã ảnh hưởng lớn đến phong trào của nhân dân các nước đang đấu tranh chống chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Năm 1789 Tuyên ngôn độc lập của Hịch tướng sĩ của Tuyên ông tham gia Hoa kì hội nghị đẳng cấp 3 thảo ra. và do Giécphecson Trần Quốc Tuấn ngôn Nhân quyền và được hội nghị Dân uỷ thác quyền thảo bản tuyên ngôn -Thời của Pháp gian:27/8/178 9-Thời gian: Thế kỉ XIII Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ 12 Cộng Hoà của Chủ tịch Hồ Chí Minh -Người đã viết trong 1 đêm nhưng dựa trên cơ sở mà chính đã Người tổng kết gần 100 năm đấu tranh chống đế quốc thực dân Pháp giành độc lập của toàn dân tộc ta và tổng kết cả một đời hoạt động cách mạng của bản thân. -TRong chiến tranh giải phóng của nhân dân Bắc Mĩ chống chủ nghĩa thực dân Anh, Các xứ thuộc địa Anh 13 ở Bắc Mĩ đã tổ chức các cuộc đại hội đaị biểu đeer thoả luận những biện pháp chống bọn Thực dân Anh .Nghị quyết tuyên bố các xứ thuộc địa là những nước tự do độc lập tách khởi phạm vi, quyền lực của Anh.Bản dự án nghị quyết này đựoc đại biểu 13 bang thông qua và trở thành tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ -Khi Nguyên quân ráo riết chuẩn bi 14 tiến , thế không hoà hoãn được nữa, vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than 1282 họp các vương hầu , tướng lĩnh , quan chức cao cấp bàn kế hoạch kháng chiến . Từ đó chương chủ đánh giặc cứu nước của triều đình đã trở thành ý chí chung của các tầng lớp quý tộc , quan chức binh sĩ và nhân dân . Nơi nơi chiêu mộ quân lính tích luỹ lương thực sắm sửa vũ khí và các 15 phương tiện chiến tranh khác , quân và dân sẵn sàng luyện tập và ngày đêm chiến đấu. -Tại Pháp do Xi ây et khởi thảo -Thời gian: 4/7/1776 -Địa điểm: Tại Đại họi lần thứ 2 ở Phila đenphia( Bắc Mĩ) -Thời gian: trong 1 đêm cuối tháng Tám/ 1945 -Địa điểm: 1 Căn nhà ở phố Hàng Ngang Hà Nội 3.Hịch tướng sĩ. 16 Đây là một bài văn nhằm kêu gọi tướng lĩnh chỉ huy quân đội, đánh vào công tác tư tưởng. Hịch tướng sĩ không phải là bản tổng kết chiến tranh cũng không phải là bản tóm tắt lịch sử chiến tranh mà chỉ nhằm đánh đổ một số tư tưởng không đúng đang lưu hành trong hàng ngũ tướng sĩ , nhằm xây dựng tư tưởng đúng đắn cần phải có trước tình hình cuộc xâm lược sắp nổ ra. Nội dung tư tưởng của Hịch tướng sĩ rất phong phú, đặc sắc đó là: a.Không có tư tưởng sợ địch. Đọc xong bài Hịch tướng sĩ , tất cả những ai thông hiểu lực lượng so sánhViệt - Nguyên đều lấy làm lạ không thấy trong bài Hịch đoạn, một câu, một chữ ,một ý ngắn nào nói rằng tướng sĩ Đại việt sợ quân Nguyên, phục quân Nguyên. Không có, lạ thật mà quả là như vậy. Chẳng lẽ các tướng sĩ Đại Việt lại không hay biết rằng quân Mông rất háo sát , từng giết toàn dân của cả một thành phố có gan chống lại , giết hết chỉ trừ có 400 thợ thủ công ? Chẳng lẽ họ không biết rằng bên Tây, Giáo Hoàng La mã truyền thông điệp nói ông ta sợ người Tác Ta cho đến "Xương nát tuỷ khô , thân gầy sức kiệt " còn bên Đông nước Tống rộng lớn như thế , đông dân như thế , văn hoá thịnh đạt như thế cuối cùng vua Tống và triều thần không còn chỗ dung thân phải ôm nhau nhảy xuống biển. Chẳng lẽ Trần Quốc Tuấn nắm chắc tinh thần quân đội mà "quên " đả phá tâm lí sợ địch nếu tâm lí ấy có thật. Chẳng lẽ các tướng lĩnh nhà Trần chưa đọc "Hóc sát sử lược" của người Tống là Bình Đại Nhã mô tả kĩ thuật và sách lược chiến tranh kì ảo của người Mông :"Trăm quân kị, quay vòng có thể bao vây được vạn người, nghìn quân kị toả ra có thể có thể thành một tuyến dài đến trăm dặm, địch phân tất phân,địch hợp tất hợp, cho nên kị đội là ưu thế của họ , hoặc xa hoặc gần , hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tụ hoặc tán , hoặc ẩn hoặc hiện , đến như trên trời rơi xuống, đi như chớp giật" 17 So với đế quốc Mông Nguyên thì Đại Việt "nhỏ như cái đấu" Vậy mà tướng sĩ nhà Trần khôg mang tâm lí sợ Nguyên .Tập đoàn lãnh đạo nhàTrần không ngán , không phục quân Nguyên.Vua Trần tiếp sứ Nguyên mà không đứng dậy, nhận chiếu chỉ Nguyên hoàng mà không quỳ lạy, thỉnh thoảng lại tống giam sứ thiên triều nữa là khác.Đại Việt rất tự tin và mãnh liệt. Lòng tự tin ấy truyền mãi đến sau này khi quân và dân ta phải đương đầu với Mĩ - bọn Mông Thát hiện đại . Ta nay đã thật sự không sợ Mĩ, ngán Mĩ, phục Mĩ, thì tổ tiên chúng ta đã không sợ Mông Nguyên , điều đó có lạ gì ? Cho nên trong bài Hịch, Trần Quốc Tuấn đánh vào những nét tâm lí khác của tướng sĩ mà không dành một câu nào để đánh tâm lí sợ Nguyên. Không sợ địch , tất nhiên không phải là chủ quan khinh địch b.Phải biết thẹn vì nước bị nhục Trần Quốc Tuấn khéo gợi lên cái nỗi bực tức của mỗi người dân , trước hết là của mỗi người tướng trước việc sứ địch "nghêng ngang ngoài đường ","Xỉ mắng triều đình" Trần Quốc Tuấn muốn cho mỗi người dân khinh bỉ bọn Nguyên, gọi chúng là cú diều , là dê chó , cái bọn khinh bỉ ta là cái bọn đáng khinh bỉ nhất .Lòng tham của chúng là vô cùng , không thể có kho tàng nào thoả mãn được .Danh dự ta bị tổn thương ,an ninh ta bị đe doạ, chiến tranh khong thể tránh được, làm tướng sao có thể ngồi nhìn mà không biét ức biết nhục, không tìm cách cứu vong hay sao ? Thời này là thời nhiễu nhương , buổi này là buổi gian nan , nào phải là buổi hoà bình an lạc, đừng nhận định sai lầm.Làm tướng trong tình thế khách quan đó , phải làm gì? Chủ tướng thì đau lòng , âu lo căm thù , ngày đêm tính kế rửa nhục nước , không quản hi sinh , còn tuớng sĩ thế nào ? Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc vạch ra những điều hư hỏng , cái hư lớn nhất, nguy nhât là không biết thẹn với cái nhục chung của nước, Là thái độ thờ ơ với vận mệnh 18 nước nhà. Biết thẹn, biết nhục là một điều lớn trong đạo làm người nói chung. "Mặt dày mày dạn" là lời nhân dân thường dùng để chê kẻ không biết thẹn, không biết nhục. Không biết thẹn biết nhục là kẻ bỏ đi. Người ta can đảm chiến đấu bảo vệ quê hương , mình nhát sợ co rúm ở xó bếp mà không biết thẹn, thì còn nói gì đến chí trai? Uốn lưng chống gối trước kẻ xâm lược dã không biết đó là nhục lại còn lấy đó làm vinh, làm kế sinh nhai, thì còn đâu xứng đáng đứng trong trời đất. Như vậy bài Hịch của Trần Quốc Tuấn lấy cái tâm lí biết thẹn biết nhục làm đòn bẩy tinh thần , đả phá tư tưởng thờ ơ, hưởng lạc , kích động vinh dự quân nhân. c.Đả phá tư tưởng thờ ơ hưởng lạc , xây dựng tư tưởng quyết chiến,quyết thắng. Trần Quốc Tuán liệt kê những hiện tượng cụ thể của căn bệnh thờ ơ trầm trọng, căn bệnh hưởng lạc nguy hiểm chắc là khá phổ biến trong hàng ngũ tướng sĩ lúc bấy giờ:"Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn ...Lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển...."Tư tuởng thờ ơ hưởng lạc nếu không bị đánh đổ sẽ dẫn đến chỗ bi thảm ấy.Không chỉ có những người lãnh đạo quốc gia, bị thiệt và mang nhục mà cả tướng sĩ và mọi người đều mang nhục. Giống như dưới đống mồi khô có ngọn lửa, khi củi chưa cháy,đừng tuởng nằm bên trên đống lửa là yên ổn, kì thật sắp chết đến nơi và phải nhận rõ nguy cơ cấp bách là giặc Sát Thát sắp tràn vào,hãy bỏ con đường sống nhục. Có thể tưởng tuợng được một Hưng Đạo Vương long trọng tuyên đọc bài "Hịch", đến đây các tướng sĩ tay nắm chân dậm đồng thanh hô vang:Giết, Ghết giặc Thát". Hai chữ "Sát Thát "xâm trên cánh tay của mỗi chiến sĩ đã nói lên quyết tâm sắt đá của toàn thể nhân dân nước Việt anh hùng *Đánh giá về Trần Quốc Tuấn 19 Qua Hịch tướng Sĩ chúng ta biết được tấm lòng yêu nước nông nhiệt của vị anh hùng Sát Thát .Câu nói tràn đầy sức cảm hoá. "Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt,nước mắt đầm đìa, chỉ giận không được lột da nuốt gan uống máu quân thù , dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ , nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng" Bài Hịch là một lời thiết tha kêu gọi binh sĩ , khơi sâu lòng căm thù địch kích động ý chí chiến đấu thổi bùng ngọn lửa yêu nước. Bài Hịch mở đầu một truyền thống rèn luyện tư tưởng trong quân đội thành một yếu tố lớn của mọi cuộc chiến thắng.Họ dân đông , quân nhiều , của lắm .Ta dân , quân , của đều ít tất phải cậy ở sức mạnh tinh thần , ở lòng yêu nước của nhân dân ở tài thao lược của tướng sĩ .ở sự đoàn kết nhất trí và đàu óc sáng tạo của tập đoàn lãnh đạo quốc gia và Trần Quốc Tuấn là bậc vĩ nhân tiêu biểu cho các giá trị ấy của dân tộc, ông đặt lợi ích của nước lên trên hết và thực hiện yêu cầu lịch sử "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận" Trần Quốc Tuấn xem trọng tình thương yêu khăng khít khiến trên dưới một lòng như cha con như ruột thịt .Với tinh thần đó khiến cho Mông Nguyên liên tiếp ba phen đại bại không còn có thể đổ rằng vì rủi mà thua. Đại Việt liên tiếp ba lần tiêu diệt Mông Nguyên.Trong cuộc chiến thắng lẫm liệt có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế này thì Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của các bậc anh hùng, còn bài Hịch tướng sĩ là cái mốc đánh dấu cuộc chuyển biến tư tưởng tiền đề của chiến thắng lẫm liệt đó. 2.Bình Ngô đại cáo. Là bản lịch sử tóm tắt 10 năm kháng chiến để toàn dân ghi nhớ chặng đường và những thành tích của khởi nghĩa Lam Sơn hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc chiến thắng, thấm nhuần công đức và tư tưởng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất