Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp

.PDF
130
39781
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC HƯNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC HƯNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung HÀ NỘI - 2011 2 MỤC LỤC Mục lục 2 Danh mục chữ viết tắt 3 Mở đầu 4 Chƣơng 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI 10 1.1. Khái niệm giáo dục quyền con ngƣời 10 1.2. Chủ thể, khách thể, hình thức, nội dung, phƣơng pháp giáo dục quyền con ngƣời 32 1.3. Vai trò của giáo dục quyền con ngƣời trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay 43 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT 46 NAM HIỆN NAY 2.1. Giáo dục quyền con ngƣời của Liên Hợp Quốc và của một số nƣớc trên thế giới 46 2.2. Hoạt động giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay 57 2.3. Những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân rút ra từ thực tiễn giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam trong thời gian qua 86 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG 93 CƢỜNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 3.1. Những quan điểm chung về giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay 93 3.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng giáo dục quyền con ngƣời nƣớc ta hiện nay 99 KẾT LUẬN 116 DANH MỤC THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC 129 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - CEDAW : Công ƣớc Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ - CRC : Công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. - ECOSOC : Hội đồng kinh tế xã hội. - GDNQ : Giáo dục nhân quyền - ILO : Tổ chức lao động quốc tế - NGO : Tổ chức phi chính phủ - RADDA BARNEN: Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển - UNDP : Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc - UNESCO : Tổ chức văn hóa khoa học giáo dục của Liên Hợp - UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc - VOV : Chƣơng trình tiếng nói Việt Nam Quốc 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con ngƣời là những yếu tố cơ bản, nền tảng của một xã hội dân chủ, văn minh. Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời (nhân quyền) đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại; nhƣng không phải trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào, trong bất cứ kiểu Nhà nƣớc nào nó cũng tồn tại và đƣợc thừa nhận một cách đầy đủ. Vì thế, quyền con ngƣời là một phạm trù lịch sử và là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại vƣơn tới những lý tƣởng, giải phóng hoàn toàn con ngƣời nhằm xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, nhân đạo. Giai cấp tƣ sản khi thực hiện cách mạng tƣ sản, đã coi nhân quyền nhƣ một vũ khí của mình để tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến và để tập hợp lực lƣợng trong xã hội; do đó từ thế kỷ XVIII vấn đề nhân quyền đã đƣợc giai cấp tƣ sản đề cập đến nhƣ Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1789, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị đập tan năm 1945, vấn đề nhân quyền đã trở thành mối quan tâm của cả Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa, nên khi tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời thì vấn đề cơ bản, đầu tiên của tổ chức này là vấn đề nhân quyền. Nhân quyền đã trở thành vấn đề quan trọng, thƣờng xuyên đƣợc đề cập đến trong quan hệ quốc tế. Liên Hợp Quốc đã ban hành hàng loạt các văn kiện khẳng định các quyền và tự do của tất cả mọi ngƣời, đặc biệt là Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc 1945. Vào ngày 10-12-1948 tại Lâu đài Chailót ở Pari (Pháp), 48 trong số 58 nƣớc thành viên đầu tiên của Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời (the Universal Declaration of Human Rights) đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình phát triển xã hội loài ngƣời. Đây là 6 lần đầu tiên mà các quyền cơ bản và tự do kể trên của con ngƣời đã đƣợc cộng đồng quốc tế công nhận và đƣợc đảm bảo bằng một văn kiện pháp lý chính thức. Mặc dù không phải là một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc, không có cơ chế đảm bảo và hệ thống chế tài đối với các hành vi vi phạm, Tuyên ngôn đã đƣợc toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho việc xây dựng các công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời làm cơ sở hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời hiện nay. Qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời 1948, vấn đề nhân quyền đã chuyển sang một bƣớc ngoặt mới trong lịch sử nhân loại, trở thành một quan hệ cơ bản đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế. Đến nay quyền con ngƣời đã đƣợc ghi nhận, khẳng định trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, kể từ khi giành đƣợc độc lập (năm 1945), Đảng và Nhà nƣớc ta luôn tôn trọng quyền con ngƣời. Tuyên ngôn độc lập của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trƣờng Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945 đƣợc coi là một văn kiện có tính lịch sử trên phƣơng diện quốc tế về quyền con ngƣời. Trên cơ sở đó, quyền con ngƣời đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp nƣớc ta: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Điều 50 Hiến pháp năm 1992 của nƣớc ta khẳng định: "Ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con ngƣời về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội đƣợc tôn trọng và bảo đảm thực hiện". Gần đây nhất, vấn đề nhân quyền đã đƣợc tiếp tục khẳng định trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: "Phải bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân và các điều kiện để mọi ngƣời đƣợc phát triển toàn diện”[35, tr. 100]. Chỉ thị 12 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khoá VII) xác định: “Tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân 7 dân ta để mọi ngƣời hiểu rõ quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về quyền con ngƣời và quyền công dân…”. Vấn đề nhân quyền có vai trò quan trọng nhƣ vậy, nên nhiều nƣớc trên thế giới coi trọng việc giáo dục nhân quyền nhằm làm cho mỗi con ngƣời ý thức biết tôn trọng quyền của ngƣời khác và tự mình biết bảo vệ quyền của mình. Năm 1978 UNESCO cũng đã triệu tập Hội nghị quốc tế về giáo dục nhân quyền tại Viên (Thủ đô nƣớc Áo) để phát triển hơn nữa những lý do cho việc giáo dục nhân quyền. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị công nhận rằng: "Giáo dục nên làm cho mỗi cá nhân thấy quyền của mình, đồng thời họ cũng phải biết tôn trọng những quyền của ngƣời khác". Nƣớc ta đang trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì việc giáo dục nhân quyền lại càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết, nhằm làm cho Việt Nam sớm hội nhập với thế giới và khu vực, góp phần xây dựng nền văn hóa nhân quyền toàn cầu. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá những thành tựu, ƣu điểm đã đạt đƣợc và làm rõ những khuyết điểm tồn tại của vấn đề giáo dục nhân quyền; đồng thời xác định phƣơng hƣớng, nội dung, phƣơng pháp tiếp tục thực hiện giáo dục nhân quyền trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề giáo dục quyền con ngƣời đã đƣợc Liên Hợp Quốc, các nhà khoa học pháp lý nƣớc ta và thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể xuất phát từ quan điểm cho rằng giáo dục pháp luật đã bao hàm cả giáo dục quyền con ngƣời nên các nhà luật học nƣớc ta mới chỉ tập trung nghiên cứu về giáo 8 dục pháp luật mà chƣa quan tâm nghiên cứu vấn đề giáo dục quyền con ngƣời nhƣ là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, riêng biệt. Vì thế thời gian qua, ở nƣớc ta đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật nhƣ: "Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa", luận án Phó tiến sĩ của Trần Ngọc Đƣờng; "Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động (ở Việt Nam)", luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Đình Lộc; "Giáo dục pháp luật cho nhân dân" của Nguyễn Ngọc Minh (Tạp chí Cộng sản, số 10, 1983); "Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới" của Phùng Văn Tửu (Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4, 1985); "Giáo dục ý thức pháp luật" của Nguyễn Trọng Bình (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4, 1989); "Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật" đề tài khoa học cấp nhà nƣớc, mã số 07-17 do Viện Nhà nƣớc - Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn chủ trì; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92-98-223ĐT của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp; "Tìm kiếm mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người" đề tài khoa học cấp bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý; "Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta", luận án Phó tiến sĩ của Đinh Xuân Thảo; "Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam", luận án Phó tiến sĩ của Dƣơng Thị Thanh Mai; "Giáo dục pháp luật cho dân tộc Khơme - Nam Bộ (qua thực tiễn tỉnh An Giang)", luận án Thạc sĩ của Lê Văn Bền; "Bàn về giáo dục pháp luật" sách của Trần Ngọc Đƣờng - Dƣơng Thị Thanh Mai; "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật" sách của Đào Trí Úc chủ biên; "Một số vấn đề về phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay" của Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tƣ pháp; "Đổi mới 9 giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta hiện nay", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Khoa Nhà nƣớc - Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; "Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ của Đặng Ngọc Hoàng... Trong khi đó vấn đề giáo dục quyền con ngƣời mới chỉ đƣợc nghiên cứu ở mức độ rất hạn chế. Đến nay, mới có một công trình đi sâu nghiên cứu vấn đề này một cách tƣơng đối có hệ thống, đầy đủ là "Giáo dục quyền con ngườiNhững vấn đề lý luận và thực tiễn" của GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, tuy vậy, các bài viết trong cuốn sách này mới chỉ nêu một vài khía cạnh cụ thể hoặc khái quát của vấn đề, chƣa đề cập một cách có hệ thống. Vì vậy, có thể nói, luận văn này là công trình trình bày tƣơng đối có hệ thống về vấn đề giáo dục quyền con ngƣời trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề giáo dục quyền con ngƣời để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác giáo dục quyền con ngƣời trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân. - Đánh giá thực trạng giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác giáo dục quyền con ngƣời trong điều kiện xây dựng Việt Nam. 10 Nhà nƣớc pháp quyền ở 4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung vào vấn đề giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay, qua khảo sát thực tiễn vấn đề này ở nƣớc ta thời gian qua. 5. Cái mới của luận văn - Là công trình chuyên khảo nghiên cứu tƣơng đối có hệ thống về giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay. - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, tính đặc thù của giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân, làm hạn chế hiệu quả giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta trong thời gian qua; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt vấn đề giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, quan hệ giữa Nhà nƣớc pháp quyền với quyền con ngƣời, về giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta. Luận văn đặc biệt coi trọng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu nhà nƣớc pháp quyền với việc giáo dục quyền con ngƣời; sử dụng phƣơng pháp thống kê, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay nhằm phân tích, luận chứng một cách khoa học khi đề ra sự cấp thiết, phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng, 8 tiết. 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI 1.1. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI 1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời Quyền con ngƣời - Nhân quyền là một phạm trù lịch sử. Từ thời cổ đại những tƣ tƣởng và yêu sách về các quyền, mà trƣớc hết yêu sách về các quyền con ngƣời đã đƣợc phát sinh ở vùng Địa Trung Hải là nơi có nền văn minh, kinh tế phát triển rực rỡ nhất lúc bấy giờ. Sau khi các quyền con ngƣời đƣợc triển khai ở các quốc gia trong vùng và khu vực xung quanh rồi mới xâm nhập vào xã hội châu Âu cổ đại và châu Âu mới. Năm 1776, hầu hết các nƣớc thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập với đế chế Anh. Trong một văn bản có tên là "Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", đã khẳng định: "... tất cả mọi ngƣời sinh ra đều bình đẳng... tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đƣợc, trong những quyền đó có quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc" [93, tr. 15]. Nhƣ vậy, trong lịch sử phát triển của quyền con ngƣời, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 có thể đƣợc coi là sự xác nhận chính thức, đầu tiên về mặt nhà nƣớc về quyền con ngƣời. Khi đánh giá về văn kiện này, C.Mác đã cho rằng: Nƣớc Mỹ - đó là nơi "lần đầu tiên xuất hiện ý tƣởng về một nƣớc cộng hòa dân chủ vĩ đại thống nhất, bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên đã đƣợc công bố và đã có sự thúc đẩy đầu tiên đối với cuộc cách mạng châu Âu thế kỷ XVIII" [57, tr. 65]. Tuyên ngôn này là cơ sở để xây dựng nên bản Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, vấn đề nhân quyền càng trở nên bức xúc và trở thành mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở đó, 12 ngày 24-10-1945 tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời và đã thông qua bản "Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc" với mục đích chính là vì vấn đề quyền con ngƣời trên phạm vi toàn cầu. Tiếp đến, tháng 12-1948 Liên Hợp Quốc đã công bố bản "Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền". Trên cơ sở này, hàng loạt văn kiện quốc tế về nhân quyền đƣợc tuyên bố, ký kết và trở thành luật pháp quốc tế về quyền con ngƣời. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì Việt Nam đã có một lịch sử truyền thống lâu đời, trải qua suốt quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc về sự hình thành và đảm bảo quyền con ngƣời. Tuy nhiên, phải đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mới thực sự mở ra một kỷ nguyên mới về quyền con ngƣời, thời kỳ mà quyền con ngƣời đƣợc đề cao, đƣợc chính thức ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật. Mặc dù vấn đề quyền con ngƣời đã đƣợc hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Ở Việt Nam cũng vậy, nhƣng do nó đƣợc nhìn nhận dƣới những góc độ khác nhau (triết học, chính trị học, kinh tế học, luật học...), xuất phát từ những mục đích, màu sắc tƣ tƣởng, lãnh địa chính trị của các quốc gia khác nhau; nên mặc dầu đã có nhiều hội thảo quốc tế, nhiều công trình nghiên cứu, nhƣng khái niệm quyền con ngƣời vẫn tồn tại một cách trừu tƣợng, chung chung và ngày càng trở nên mơ hồ, rắc rối hơn. Do đó, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về khái niệm quyền con ngƣời và nội dung của nó chính là cơ sở, nền tảng để xây dựng phƣơng hƣớng, nội dung, phƣơng pháp, điều kiện cho việc thực hiện giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay. Khái niệm quyền con người (Nhân quyền) "Nhân quyền" là một từ Hán Việt, theo "Đại Từ điển Tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học thì "Nhân quyền" là "quyền con ngƣời" [104, tr. 1239]. Từ điển này mới chỉ giải trình đơn thuần nghĩa Hán - Việt của từ Nhân quyền, mà chƣa đề cập đến khái niệm của vấn đề này theo nghĩa đƣợc khái quát hóa từ những đặc điểm, nội dung, tính chất đặc thù của nó. 13 Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con ngƣời, mỗi định nghĩa là một sự biểu hiện khác nhau về góc độ nhìn nhận về vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, tổng hợp lại các quan niệm đó đƣợc phân chia thành ba quan niệm chủ yếu, khác nhau về quyền con ngƣời nhƣ sau : - Quan niệm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con ngƣời là một thực thể tự nhiên, nên quyền con ngƣời phải là quyền "bẩm sinh", là "đặc quyền", nghĩa là quyền con ngƣời, quyền lợi của con ngƣời với tƣ cách là ngƣời, gắn liền với cá nhân con ngƣời, không thể tách rời. Quan điểm này đƣợc các đại biểu tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản ở thế kỷ XVII, XVIII nhƣ Crotius, Hobbes, Kant, Locke, Spinoza, Rousseau hoàn thiện và nêu ra trong học thuyết về pháp luật tự nhiên. Trƣờng phái này cho rằng, quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà nƣớc. - Về quan niệm thứ hai: Trái với quan niệm thứ nhất, quan niệm này lại chỉ đặt con ngƣời và quyền con ngƣời trong mối quan hệ xã hội. Quan niệm này cho rằng, con ngƣời chỉ là một thực thể xã hội, nên quyền của nó chỉ đƣợc xác định trong mối tƣơng quan với các thực thể xã hội khác và vì là quan hệ xã hội nên nó đƣợc chế độ nhà nƣớc, pháp luật điều chỉnh bảo vệ. Quan niệm này có tính tích cực khi coi quyền con ngƣời là một khái niệm có tính lịch sử, đặt con ngƣời trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì con ngƣời là thực thể của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên quyền con ngƣời cũng luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh chống bạo lực, chống bất công trong xã hội. Cơ sở của quyền con ngƣời ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định. - Quan niệm thứ ba: Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề quyền con ngƣời. Quan niệm này đã khắc phục đƣợc tính phiến diện, phản khoa học về con ngƣời, quyền con ngƣời ở các quan niệm trên. 14 Xuất phát từ quan niệm coi con ngƣời vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, con ngƣời mặc dù vẫn là một thực thể tự nhiên nhƣ các loài động vật khác, nhƣng lại khác với loài động vật khác ở chỗ con ngƣời chỉ thực sự tồn tại với tƣ cách là một con ngƣời khi nó đƣợc tồn tại trong cộng đồng xã hội. Hai mặt này tồn tại biện chứng trong một con ngƣời. Trong cái tự nhiên của con ngƣời có mặt xã hội và trong cái xã hội của con ngƣời có mặt tự nhiên. Mặt này trở thành tiền đề cho mặt kia trong mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Xuất phát từ quan niệm này về quyền con ngƣời nên chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề quyền con ngƣời: "Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội" [65, tr. 12]. Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con ngƣời là "động vật xã hội" [63, tr. 855] có khả năng "tái sinh ra con ngƣời", con ngƣời là động vật cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa. Do đó, về mặt này, cũng nhƣ quan niệm thứ nhất, quyền con ngƣời trƣớc hết là một thuộc tính tự nhiên. Quyền con ngƣời không phải là một "tặng vật", do giai cấp thống trị ban phát thông qua nhà nƣớc mà quyền con ngƣời trong hình thức lịch sử tự nhiên của nó mang bản chất tự nhiên, đƣợc thể hiện ở quyền đƣợc sống, quyền tự do, quyền đƣợc sáng tạo, phát triển, quyền đƣợc đối xử nhƣ con ngƣời, xứng đáng với con ngƣời. Xét về mặt thứ hai của quan niệm này, con ngƣời mặc dù là động vật cao cấp nhất của tự nhiên, nhƣng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con ngƣời đã sống thành bầy đàn và trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội. Trong luận cƣơng thứ VI về Phoi-ơ-bắc, C.Mác cho rằng: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa những quan hệ xã hội" [64, tr. 21]. Nhƣ vậy, con ngƣời mặc dù vẫn là thực thể tự nhiên sinh học, là bộ phận của tự nhiên, nhƣng bên cạnh đó, để đƣợc gọi là ngƣời nó còn phải tồn tại trong cộng đồng xã hội, và biến đổi cùng với cộng đồng xã hội của mình. Bằng khả năng của mình, con ngƣời tác động vào tự nhiên, xã hội làm biến đổi tự nhiên 15 và xã hội để phục vụ nhu cầu tự tồn tại, phát triển của mình. Ngƣợc lại, những biến đổi của tự nhiên, của xã hội do con ngƣời tạo ra cũng tác động chi phối trở lại con ngƣời, làm biến đổi con ngƣời. Do đó xét về khía cạnh xã hội, thì "quyền con ngƣời, ngay từ khi có xã hội loài ngƣời, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội" [65, tr. 13]. Khi xã hội hình thành giai cấp, hình thành nhà nƣớc đã tạo ra những chuyển biến có tính "bƣớc ngoặt" trong sự biến đổi mối quan hệ tƣơng quan giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con ngƣời. Đi kèm xã hội có giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; do đó, trong điều kiện xã hội có giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp. Và ngay cả bản tính tự nhiên, những giá trị phổ biến của quyền con ngƣời cũng tất yếu chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội. Mặt khác, quyền con ngƣời, kể cả quyền tự nhiên, bẩm sinh còn bị ràng buộc, chi phối vào chính khả năng khám phá chinh phục tự nhiên của chính con ngƣời, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triển của con ngƣời, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Con ngƣời càng có khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên bao nhiêu thì tự do, quyền con ngƣời ngày càng đƣợc mở rộng, ngày càng đƣợc đảm bảo bấy nhiêu. Từ quan điểm trên cho thấy, về bản chất, quyền con ngƣời bao gồm cả quyền tự nhiên và quyền xã hội. Quyền tự nhiên phải đƣợc đặt trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối, ràng buộc của xã hội, gắn liền với quá trình chinh phục tự nhiên và xã hội. Quyền con ngƣời chỉ đƣợc đặt ra khi nó tồn tại trong cộng đồng ngƣời. Khái niệm quyền con ngƣời chỉ xuất hiện khi con ngƣời bị những thực thể ngƣời khác xâm hại đến lợi ích của mình. Hoặc ngƣợc lại, nếu con ngƣời tồn tại độc lập, không có mối liên hệ cộng đồng, không bị các thực thể khác trong cộng đồng tác động xâm hại đến lợi ích của mình thì không thể làm xuất hiện khái niệm quyền con ngƣời. 16 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con ngƣời không phải chỉ là phép cộng đơn giản đối với hai quan niệm về quyền con ngƣời nêu trên, mà từ phân tích nêu trên cho thấy bản chất hai mặt tự nhiên và xã hội của quyền con ngƣời có những thuộc tính phức tạp và luôn có sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Nhận thức khái niệm quyền con ngƣời với đầy đủ bản chất, thuộc tính của nó cho thấy quyền con ngƣời là một phạm trù phức tạp. Vì vậy, cần thiết phải đƣa ra định nghĩa về quyền con ngƣời. Tuy nhiên, nếu chỉ đƣa ra định nghĩa quyền con ngƣời với tƣ cách là một phạm trù riêng biệt của chính trị học, kinh tế học, triết học, luật học sẽ là điều phiến diện, không đầy đủ, vì nhƣ thế nó mới chỉ thể hiện đƣợc quyền con ngƣời dƣới góc độ khoa học, mà không thể hiện đƣợc bản chất cũng nhƣ tính đa diện của vấn đề này. Hay nói cách khác, nó mới chỉ thể hiện trạng thái tĩnh của quyền con ngƣời. Jacques Mourgon (giáo sƣ đại học khoa học xã hội Toulouse) đƣa ra định nghĩa: "Quyền con ngƣời là những đặc quyền đƣợc các quy tắc điều khiển mà con ngƣời giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền" [68, tr. 12]. Định nghĩa này chủ yếu đề cập đến quyền con ngƣời ở khía cạnh tự nhiên của nó. Một học giả Việt Nam cho rằng: Quyền con ngƣời là các khả năng của con ngƣời đƣợc đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của ngƣời khác trên cơ sở pháp luật [31, tr. 34]. Định nghĩa này cũng mới chỉ đề cập đến quyền con ngƣời với tƣ cách là phạm trù luật học. 17 Chúng tôi nhận thức rằng, khái niệm quyền con ngƣời phải là một phạm trù tổng hợp, bao hàm cả bản chất và những thuộc tính đa diện - nhiều mặt của nó. Có một định nghĩa đang đƣợc sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu về nhân quyền ở nƣớc ta hiện nay: "Nhân quyền (hay quyền con ngƣời) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con ngƣời, với tƣ cách là thành viên cộng đồng nhân loại, đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế" [90, tr. 10]. Chúng tôi cho rằng, khái niệm này bắt nguồn từ khái niệm của Mác về quyền con ngƣời. Theo Mác: "Quyền con ngƣời là những đặc quyền chỉ có ở con ngƣời mới có, với tƣ cách là con ngƣời, là thành viên xã hội loài ngƣời" [57, tr. 14]. Định nghĩa này cũng tƣơng ứng với nội dung của khái niệm quyền con ngƣời do Trƣởng đoàn đại biểu Việt Nam phát biểu tại hội nghị quốc tế về nhân quyền ở Viên (Áo) tháng 6 năm 1993: Quyền con ngƣời là một phạm trù tổng hợp, vừa là "chuẩn mực tuyệt đối" mang tính phổ biến, vừa là "sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triền", quyền con ngƣời "không thể tách rời", đồng thời cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội... Quyền con ngƣời là một tổng thể những quyền gắn bó với nhau trong mối tƣơng quan biện chứng. Đó là quyền cá nhân và quyền của dân tộc cộng đồng, quyền chính trị - dân sự và kinh tế văn hóa xã hội, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội... Trong thời đại ngày nay, quyền con ngƣời không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển. Nhƣ vậy, định nghĩa trên về nhân quyền đã đƣợc khái quát hóa từ góc độ bản chất của vấn đề, đƣợc xem xét từ các đặc điểm của nó (so sánh giữa con ngƣời và động vật khác), và cũng đƣợc xem xét từ góc độ giới hạn, phạm vi của vấn đề. Định nghĩa này không chỉ khắc phục đƣợc tính phiến diện của các định nghĩa khác, mà nó còn xác định rõ ràng "ranh giới" của vấn đề, hạn chế 18 của việc hiểu và vận dụng lệch lạc về quyền con ngƣời. Chúng tôi tán thành với khái niệm này. 1.1.2. Khái niệm giáo dục quyền con ngƣời 1.1.2.1. Các quan niệm khác nhau về giáo dục quyền con người Hiện đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân. - Quan niệm ở một số nước phương Tây: Các nƣớc phát triển ở phƣơng Tây hiện đang rất quan tâm đến vấn đề giáo dục quyền con ngƣời. Vấn đề này đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục cho mọi đối tƣợng cả trong phạm vi quốc gia và cả trên phạm vi toàn cầu dƣới nhiều hình thức, phƣơng pháp khác nhau, nhằm đạt đƣợc những mục đích khác nhau. Xuất phát từ lợi ích chính trị của mình, họ chỉ tập trung vào việc giáo dục một số quan điểm về quyền con ngƣời dƣới đây: Ưu tiên giáo dục các quyền tự nhiên: Quan niệm này xuất phát từ việc tuyệt đối hóa quyền tự nhiên của con ngƣời, dẫn đến việc tuyệt đối hóa cá nhân trong quan hệ cộng đồng xã hội, coi quyền con ngƣời là bất khả xâm phạm, không phụ thuộc vào không gian, thời gian, quốc gia, dân tộc. Mục đích của việc giáo dục quan điểm này nhằm: Thứ nhất, đối với dân chúng trong nƣớc, quan điểm này tạo ra đƣợc một hình thức xã hội dân chủ. Mọi ngƣời đều có quyền nhƣ nhau trong việc thực hiện các mục tiêu, ý tƣởng sống, đƣợc quyền tự do, quyền sở hữu, quyền đƣợc an toàn và chống áp bức... Thứ hai, khi quyền, tự do cá nhân đƣợc đề cao tuyệt đối sẽ dẫn đến việc triệt tiêu quyền lợi của tập thể, nhóm, giới, xóa nhòa quyền giai cấp và sẽ dẫn đến hệ quả mà giai cấp tƣ sản - giai cấp đang thống trị xã hội mong muốn là ý thức đấu tranh giai cấp trong xã hội bị thủ tiêu, ý thức đấu tranh đòi quyền lợi của tập thể dân cƣ, sắc tộc, bộ phận xã hội bị xóa bỏ. 19 Để hiểu rõ quan điểm này của giai cấp tƣ sản, chúng tôi xin nêu một số dẫn chứng cụ thể sau: + Nhà hoạt động xã hội ngƣời Mỹ Barbara B.Bird đã viết: ... chúng tôi khai quốc bằng một cuộc cách mạng chống chủ nghĩa thực dân áp bức. Những sự kiện ấy kết hợp với chủ nghĩa cá nhân thô thiển. Sự thiếu chủ nghĩa cổ điển, sự tin tƣởng vào những tự do mà Hiến chƣơng về quyền lợi (Bill of Rights) đảm bảo đã dẫn đến sự chấp nhận bạo lực khi dân chúng tôi tìm cách chiếm đoạt đất hoang, thú vật và ngƣời da đỏ vốn là thổ dân ở đây trƣớc. Điều này khiến cho ngƣời ta đặt ƣu tiên vào cá nhân hơn là gia đình hoặc cộng đồng trong khi di chuyển để cắm những địa bàn di dân, nhiều khi ở những miền hẻo lánh, chúng tôi đã đƣa điều ấy tới chỗ cực đoan. Tôi lấy làm buồn vì sự tan vỡ của gia đình và cộng đồng Mỹ. Tôi kinh tởm bạo lực trong nền văn hóa của chúng tôi. Ấy là tôi đặc biệt nghĩ đến một sự kiện lịch sử nhƣ sự phá hủy văn hóa và các dân tộc thổ dân Mỹ, sự bóc lột nô lệ da đen châu Phi trong khi xây dựng kinh tế quốc gia... [3, tr. 50]. + Khi phân tích về quan hệ giai cấp ở Mỹ, trong tác phẩm "Lối sống Mỹ" (đã xuất bản ở 9 nƣớc, bằng 7 ngôn ngữ khác nhau) A.R.Lanier đã viết: ... Hoa Kỳ thƣờng tự hào là một xã hội không giai cấp. Khách lạ dễ thấy ở Mỹ lƣơng cao và mức sinh hoạt cao, quần áo các kiểu may sẵn hàng loạt, ăn nói bỗ bã, hay sử dụng tên cúng cơm... Thực ra thì có giai cấp, bắt đầu ngay từ khu vực ở. Có điều là ranh giới giai cấp ấy rất dễ bị hủy bỏ, chỉ cần có nghị lực và thành công. Biết bao nhiêu ngƣời giàu sang xuất thân hàn vi. Ngƣời Mỹ lại thay đổi chổ ở luôn; trong 5 gia đình, có 1 cứ ba năm lại dọn nhà một lần. Với tâm lý tự lực, không có thành kiến giai cấp nhƣ ở nƣớc khác. Giai cấp gắn với gia đình. Từ thế chiến II, gia đình Mỹ càng lỏng lẻo; thành công cá nhân ít có ảnh hƣởng đến gia đình, do đó, khái niệm giai cấp cũng có phần mờ nhạt hơn. Ngày nay, các khái niệm chủng tộc, gốc rễ dân 20 tộc, địa phƣơng... thƣờng át khái niệm giai cấp. Vị trí xã hội không phải là một yếu tố ổn định, thừa hƣởng của giai cấp nhƣ nhiều nơi khác" [78, tr. 152]. Ở Pháp, quốc gia đƣợc coi là cái nôi của quyền tự do công dân khi từ năm 1789 đã công bố bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng. Nội dung Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp gần đây nhất tiếp tục đƣợc thể hiện trong Hiến pháp của Cộng hòa Pháp năm 1958, đã toát lên tƣ tƣởng chủ đạo của nó là: Hoạt động tự do của con ngƣời là một quyền tự nhiên, vì vậy, không cần phải liệt kê lại những quyền gì là đƣợc phép: tất cả những gì luật pháp không nghiêm cấm đều đƣợc phép làm; ngƣợc lại, cần phải xác định rõ những điều cần nghiêm cấm dĩ nhiên là có xét đến những quy định trong Hiến pháp [47, tr. 370]. Đặc trƣng cơ bản cho các quyền tự do của con ngƣời đƣợc Hiến pháp của Pháp ghi nhận là quyền sở hữu. Ở đây, quyền này đƣợc quan niệm nhƣ là quyền sở hữu, sử dụng hay phân chia từng phần tùy theo ý chí chủ nhân. Theo một số nhà nghiên cứu thì quyền này đã đƣợc phản ánh một cách nhất quán và chi tiết hóa qua các tiêu chuẩn của Bộ luật Dân luật của Napoleon năm 1804. Mà Bộ luật này theo nhận xét của Ăngghen chính là: "Là khung Bộ luật cơ bản mẫu mực của xã hội tƣ bản". Với tinh thần coi tài sản sở hữu là nền tảng của tự do nêu trên, Điều 554 Bộ Dân luật Pháp quy định: "Sở hữu là quyền đƣợc sử dụng và phân chia tài sản hoàn toàn tuyệt đối miễn sao việc sử dụng và phân chia tài sản không phạm vào những gì sắc luật và quy chế không cấm". Nhà làm luật không có quyền xâm phạm hoặc hạn chế quá mức việc chiếm giữ, sử dụng và phân chia tài sản, phải theo đúng nguyên tắc: "Cho phép làm tất cả những gì không gây phƣơng hại đến những ngƣời khác, hay làm hại đến lợi ích xã hội" [47, tr. 372], hoặc theo ý kiến của Giscard d'Estaing thì nhà làm luật: 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan