Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở việt nam...

Tài liệu Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở việt nam

.PDF
188
178
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ VĂN NAM GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Ngô Văn Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 8 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở nước ngoài .......................................................................................................... 20 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu .................................................................................. 23 1.4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 25 1.5. Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................... 26 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG .................................................................................. 28 2.1. Khái niệm giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ................................ 28 2.2. Vai trò xã hội của giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông..................... 39 2.3. Các thành tố của giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ...................... 44 2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông .. .55 2.5. Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam ................................................................................................................... 62 Chương 3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM............................................................................. 75 3.1. Sự phát triển và ảnh hưởng của giáo dục phổ thông đến hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ........................................................................ 75 3.2. Thực trạng cơ sở chính trị - pháp lý của hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ........................................................................................................... 81 3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ................. 86 3.4. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục quyền con người đối với học sinh phổ thông .103 Chương 4. NHU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................................................... 112 4.1. Nhu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ......................................................................................................................... 112 4.2. Quan điểm đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ......................................................................................................................... 117 4.3. Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ......................................................................................................................... 121 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 148 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thái độ học tập và mức độ tham gia vào bài học giáo dục quyền con người ở môn học Đạo đức, Giáo dục công dân .........................................89 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thầy cô giáo giảng dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân về phương pháp học của học sinh phổ thông .....................................................89 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát những khó khăn thường gặp khi giảng dạy nội dung quyền con người cho học sinh phổ thông của giáo viên ....................................................90 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát giáo viên giảng dạy môn Đạo đức và Giáo dục công dân ..91 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát người quản lý trường phổ thông về hình thức giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ...................................................................93 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát quan điểm của giáo viên về việc lồng ghép nội dung quyền con người trong môn Đạo đức và Giáo dục công dân ............................................99 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục quyền con người trong nội dung môn học Đạo đức, Giáo dục công dân ............................................100 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát các hình thức ngoại khóa được tổ chức cho học sinh phổ thông khi giáo dục quyền con người ..........................................................................101 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát học sinh phổ thông về phương pháp giảng dạy/giáo dục quyền con người được giáo viên sử dụng ...................................................................102 Bảng 3.10. Kết quả trả lời khái niệm quyền con người của học sinh phổ thông ......104 Bảng 3.11. Kết quả về mức độ hiểu biết và vận dụng các kỹ năng về giáo dục quyền con người của học sinh phổ thông của giáo viên giảng dạy môn Đạo đức và Giáo dục công dân .............................................................................................................105 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát cách xử sự của học sinh phổ thông khi bắt gặp các hành vi xâm phạm quyền con người ..................................................................................106 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục quyền con người và thái độ tham gia của học sinh phổ thông ..........................................110 Bảng 4.1. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý trường phổ thông trung học về thành lập bộ phần tư vấn tâm lý – pháp luật – hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ...............130 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế đã chứng minh, giáo dục quyền con người mang lại những giá trị xã hội to lớn vì nó sẽ giúp hình thành nhận thức và thái độ tôn trọng quyền con người của các cá nhân; tôn trọng công bằng, pháp luật, quyền con người và quyền tự do cơ bản của mọi công dân, không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì từ phía các cơ quan công quyền, các chủ thể khác trong xã hội và bản thân mỗi công dân. Ở cấp độ quốc tế, từ năm 1994 Liên hợp quốc đã triển khai thập kỷ giáo dục quyền con người trên phạm vi toàn cầu. Mục đích và tinh thần cao cả của Chiến lược toàn cầu về giáo dục quyền con người được thể hiện ở việc trang bị sự hiểu biết, kiến thức cơ bản về quyền con người để giúp cho mỗi con người hiểu, tôn trọng và biết thực hành các quyền con người của mình và tôn trọng, bảo vệ các quyền con người của những người khác. Bằng cách đó mà con người ngày càng trở nên thân thiện, hoà hợp với nhau vượt qua mọi ngăn cách, ngày càng có cơ hội chung sống hoà bình và phát triển. Hoạt động giáo dục quyền con người đối với học sinh được thiết kế “lồng ghép” trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có chương trình giáo dục về quyền con người dành cho cho trẻ em từ lứa tuổi rất nhỏ [111]. Tại Việt Nam, giáo dục quyền con người là một bộ phận cấu thành của giáo dục pháp luật. Hai chức năng quan trọng nhất của giáo dục quyền con người đó là trang bị những kiến thức cơ bản, xây dựng ý thức tôn trọng, bảo vệ và những kỹ năng sử dụng quyền con người của bản thân mỗi người và của những người khác [95]. Ở cấp học trung học phổ thông, nội dung quyền con người cũng đã được đề cập ở nhiều nội dung khác nhau [111]. Tại các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành luật cũng như không chuyên luật, vấn đề giáo dục, đào tạo về quyền con người cũng đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau. Giáo dục nhân quyền cũng đã được thực hiện từ lâu trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam, chủ yếu thông qua môn học đạo đức và giáo dục công dân [111]. Thực tế này cho thấy, vấn đề giáo dục quyền con người đã được Nhà nước quan tâm và coi giáo dục quyền con người là một nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông. 1 Các nghiên cứu về giáo dục về quyền con người ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, hoạt động giáo dục quyền con người được tiến hành cả trong và ngoài nhà trường [16, tr.16-22], [32, tr.27-46]. Đối với hoạt động giáo dục quyền con người trong nhà trường tập trung vào kiện toàn nội dung giáo dục quyền con người, nhưng bị “đóng khung” trong chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Nội dung tập huấn, tuyên truyền khá đa dạng, bao gồm các vấn đề lý luận về quyền con người nói chung, các tiêu chuẩn quốc tế và quy định quốc gia về quyền con người..., tuy nhiên, các nội dung liên quan đến quyền con người của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người thiểu số, người sống chung với HIV/AIDS…) chiếm dung lượng lớn [111]. Từ hiện trạng giáo dục quyền con người ở Việt Nam cho thấy, yêu cầu cụ thể hóa nội dung, phương thức giáo dục quyền con người cho từng nhóm đối tượng cụ thể là yêu cầu cần thiết, trong đó có học sinh phổ thông. Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được ban hành ngày 4/11/2013. Một trong những định hướng quan trọng, cốt lõi của công cuộc đổi mới này là sự chuyển đổi quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện nhằm hình thành phẩm chất đạo đức nhân văn và năng lực nhận thức, kỹ năng thực hành cho người học. Học đi đôi với hành lý luận gắn với thực tiễn giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, dạy cho người học các kỹ năng mềm, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề. [6] Để triển khai thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, có rất nhiều công việc phải làm, trong đó có giáo dục quyền con người cho học sinh các trường học thuộc hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông và trẻ em nói chung. Giáo dục quyền con người, kết hợp với giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống là một trong những nội dung, điều kiện đặc biệt quan trọng để thực hiện được mục tiêu giáo dục, hình thành phẩm chất đạo đức nhân văn, năng lực nhận thức, kỹ năng thực hành của trẻ em trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông nhằm hình thành sự hiểu biết, ý thức, hành vi tôn trọng, sử 2 dụng, bảo vệ quyền của bản thân và của những người khác, đồng thời, giáo dục quyền con người nhằm tạo lập cho học sinh ngay từ tuổi thiếu niên sự khoan dung, sống có trách nhiệm với chính mình và cộng đồng, xã hội. Thực tế hiện nay quyền trẻ em, quyền con người của học sinh chưa được nhận thức đầy đủ. Trong cuộc sống hàng ngày còn xảy ra nhiều hiện tượng xâm phạm quyền, lợi ích của học sinh. Bản thân học sinh cũng chưa có hiểu biết cần thiết về quyền của mình và cách thức bảo vệ. Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông có ý nghĩa xã hội to lớn, vừa tránh được sự khô cứng, nặng về lý luận, vừa làm tăng tính hấp dẫn, ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống của các em trong điều kiện xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông mới chỉ là bước khởi đầu, còn hạn chế cả về cách thức tổ chức và nội dung, hình thức, phương pháp. Trong khi đó, xét về yêu cầu, mục tiêu thì trọng tâm của giáo dục phổ thông là giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức công dân cho học sinh phổ thông và những kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành trong cuộc sống. Để đạt được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo bậc phổ thông nói riêng, đòi hỏi phải tổ chức có chất lượng, hiệu quả thiết thực giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông. Trên bình diện lý luận nói riêng, rất cần thiết nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam. Từ cơ sở lý luận đã xác định, Luận án tiến hành đánh giá thực trạng, căn cứ yêu cầu của thực tiễn, đề xuất việc đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, về phương diện lý luận, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về học sinh phổ thông, các đặc điểm về tâm lý, sinh lý, nhận thức có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động giáo dục quyền con người; làm rõ nội hàm khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương pháp, hình thức, các nhân tố tác động đến hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trên cơ sở các vấn đề lý luận về giáo dục quyền con người. Hai là, về thực tiễn, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông, nêu rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế của hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trên các phương diện: nhận thức, nội dung, phương pháp, cách thức, chủ thể tiến hành hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông. Tác giả luận án tiến hành điều tra hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở một số địa phương để làm minh chứng cho các luận điểm khoa học được nêu ở trong Luận án. Ba là, nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước và ứng dụng vào cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án xác định phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông, bao gồm các hợp phần cơ bản như đối tượng, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp, các yếu tố tác động và các điều kiện đảm bảo thực hiện; nghiên cứu thực trạng trên cơ sở khung lý thuyết trên; đề xuất quan điểm, giải pháp đổi mới trên tất cả các hợp phần cơ bản thuộc khung lý thuyết của giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông. Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trong Luận án tập trung vào hình thức giáo dục chính khóa về quyền con người, tức là hoạt động giáo dục quyền con người do trường phổ thông thực hiện. Các hoạt động giáo dục quyền con người 4 cho học sinh phổ thông ngoài nhà trường đóng vai trò hỗ trợ cho giáo dục quyền con người chính thức. - Phạm vi về không gian và đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát ở một số trường phổ thông ở thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn điểm tiến hành điều tra được phân bổ cho cả ba khu vực địa lý (Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam). Đối tượng được khảo sát thực tiễn giáo dục quyền con người bao gồm: nhà quản lý trong trường phổ thông, giáo viên giảng dạy môn Đạo đức và Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật và các học sinh phổ thông. - Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trong những năm gần đây, từ năm 2013 đến hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở nước ta hiện nay. Khái niệm học sinh phổ thông được hiểu theo Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi 2009) bao gồm học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Về phương pháp luận, luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy luật lịch sử; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật và phát triển con người; quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ quyền con người; khoa học chính trị - pháp lý hiện đại về quyền con người, giáo dục quyền con người. - Về các phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện nhiệm vụ của luận án, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, so sánh, điều tra xã hội học đối với toàn bộ nội dung các vấn đề nghiên cứu của luận án. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng nhằm nghiên cứu các tư liệu tại đề tài khoa học, sách chuyên khảo, bài báo, tạp chí khoa học có chứa đựng các phân tích và kết luận đã được các tác giả khác thực hiện; các văn kiện của Đảng, văn bản 5 quy phạm pháp luật của Nhà nước, số liệu thống kê chính thức đã công bố,… để làm rõ thành quản nghiên cứu và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong Chương 1, Chương 2 của Luận án. - Phương pháp hệ thống, liên ngành nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học xã hội khác như giáo dục học, tâm lý học, xã hội học... để có sự luận giải đa chiều về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông. Phương pháp này áp dụng chủ yếu trong Chương 2 và Chương 3 của Luận án. - Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực trạng nhận thức và thực hiện giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông. Nội dung điều tra xã hội học chủ yếu được tiến hành tại một số trường trung học phổ thông ở Hà Nội, Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Việc điều tra theo phương pháp chọn mẫu. Mỗi tỉnh sẽ lựa chọn 6 trường ở cả ba cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc điều tra được tiến hành ngẫu nhiên dưới sự trợ giúp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát và thu phiếu. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã nghiên cứu, làm rõ nội hàm khái niệm giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông, đặc trưng cơ bản và các yếu tố cấu thành cơ bản của giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông - Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông theo các chiêu hướng tích cực hay tiêu cực; - Nghiên cứu trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận - phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người, quan điểm của khoa học pháp lý hiện đại và các quan điểm cơ bản về giáo dục học và tâm lý học. - Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở một số trường phổ thông để rõ những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam hiện nay. - Căn cứ vào đường lối đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, trong đó có đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, luận án xây dựng luận cứ 6 khoa học cho các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trong điều kiện Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông – đối tượng đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách. Các kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông dựa trên những đặc thù của đối tượng được giáo dục làm cơ sở lý luận cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Ngoài ra, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý, phục vụ cho hoạch định chính sách giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có gồm 4 chương như sau: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu đề tài; - Chương 2. Những vấn đề lý luận về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông; - Chương 3. Thực trạng giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam; - Chương 4. Nhu cầu, quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam hiện nay. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến xác định đường lối tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người và yêu cầu thể chế hóa quyền con người trong khuôn khổ pháp luật quốc gia Một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới về kinh tế năm 1986 là “đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới kể trên không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian qua”[2]. Đây là cơ sở chính trị quan trọng đối với việc thể chế hóa quyền con người trong các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật cũng như việc tổ chức triển khai giáo dục quyền con người trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế của nước ta, nhằm hình thành từng bước nền văn hóa pháp quyền, văn hóa quyền con người ở nước ta. Về phương diện lập pháp, thuật ngữ quyền con người được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992. Theo đó, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật (Điều 50 Hiến pháp năm 1992). Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, “tính từ năm 1996 đến năm 2002, Nhà nước đã ban hành 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 Bộ Luật và Luật, trên 120 Pháp lệnh, gần 850 văn bản pháp luật của Chính phủ và trên 3.000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành, trong đó đã “nội luật hóa” một cách toàn diện những công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX và trong thời kỳ này. Đây là điều mà trong giai đoạn trước hầu như chúng ta chưa làm được”[2]. 8 Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) về quyền con người là “quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết”, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 gồm 11 Chương 120 điều. Nội dung về quyền con người, quyền công dân được quy định tại Chương II từ điều 14 đến điều 49. Về số lượng điều luật về quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013 là 36/120 điều. Có thể khẳng định Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp của quyền con người là bước tiến mạnh mẽ về tư duy lý luận của Đảng và nỗ lực lập pháp của Nhà nước về vấn đề quyền con người, đưa vấn đề quyền con người ở Việt Nam gần hơn với các chuẩn mực quốc tế. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao hiện thực hóa quyền con người trong pháp luật và giải pháp nào để thực thi quyền con người hiệu quả. Các công trình nghiên cứu về quyền con người được tiếp cận từ cơ bản đến chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu về quyền con người trên thế giới và ở Việt Nam cho chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về quyền con người từ pháp luật quốc tế (được thể hiện trong các Văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người) đến hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó có đề cập cả những quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu: - Wolfgang Benedek (chủ biên), Tìm hiểu về quyền con người, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008. - Chu Hồng Thanh, Quyền con người và luật nhân quyền quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. - Võ Khánh Vinh, Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2011. - Võ Khánh Vinh, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2012. - Nguyễn Thị Hoài Phương, Cơ quan bảo vệ nhân quyền quốc gia ở Australia, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2012, tr. 59 – 64. 9 - Hoàng Văn Hảo, Quyền con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 1/1995. Bên cạnh kết quả nghiên cứu khái quát về quyền con người, các công trình nghiên cứu cũng đã hướng tới việc bảo đảm, thực thi quyền con người trong bối cảnh của từng quốc gia trên thế giới. Kết quả nghiên cứu về bảo đảm, thực thi quyền con người trong bối cảnh của từng quốc gia trên thế giới giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về thực thi quyền con người ở từng quốc gia khác nhau, với thể chế chính trị, truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là cuốn sách “Quyền con người trong thế giới hiện đại nghiên cứu và thông tin” do các tác giả Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo chủ biên thuộc loại tài liệu tham khảo nội bộ của Viện thông tin Khoa học Xã hội năm 1995. Ngoài ra, trong các nghiên cứu về quyền con người thì việc đặt nghiên cứu quyền con người theo hướng liên ngành, đa ngành luật học là hướng nghiên cứu mang tính chuyên sâu và giúp cho chúng ta có cái nhìn đa chiều về quyền con người trong từng lĩnh vực pháp luật. Các nghiên cứu này đi từ quyền con người như là giá trị xã hội phổ biến và tính đặc thù như nghiên cứu của Võ Khánh Vinh [129, tr.9-20], quyền con người trong pháp luật quốc tế như nghiên cứu của Trần Văn Thắng [104, tr.111-120], Nguyễn Khắc Hải [42, tr.138-165], Trịnh Tiến Việt [130, tr.166-221], Nguyễn Trung Tín [110, tr.222-233], Nguyễn Thị Báo [4, tr.283-312] … Bên cạnh cách tiếp cận quyền con người trong pháp luật quốc tế và yêu cầu nội luật hóa công ước quốc tế về quyền con người trong pháp luật Việt Nam còn có khá nhiều công trình đề cập quyền con người trong từng lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội [16, tr.9-26], bảo vệ quyền con người và việc xây dựng tòa án Hiến pháp ở Việt Nam [99, tr.55-74], quyền tự do kinh doanh của công dân và Nhà nước thuế [71, tr.133-148], mối quan hệ giữa quyền con người với Luật Hình sự Việt Nam [88 tr.169-181], quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam [88, tr.169-181]… Từ kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về quyền con người, cách thức tiếp cận về quyền con người theo hướng đa ngành, liên ngành luật học giúp nghiên cứu sinh có được nhận thức vừa cơ bản, vừa chuyên sâu về quyền con người, 10 nhất là bảo đảm thực thi quyền con người trong từng lĩnh vực pháp luật, từ đó giúp cho nghiên cứu sinh nhận diện được đặc thù của quyền con người trong từng lĩnh vực để xác định nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông. Theo đó, quyền con người là phạm trù rất rộng và không dễ hiểu đối với mọi người. Vì thế, việc xác định nội dung quyền con người cần được phổ biến, giáo dục cho từng đối tượng cụ thể dựa trên các đặc thù về tâm lý lứa tuổi, thành phần xuất thân, hoàn cảnh xã hội… là vấn đề vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến hiệu quả giáo dục quyền con người, nhất là việc hiểu biết về quyền con người phù hợp với nhu cầu của bản thân từng cá nhân, khả năng vận dụng pháp luật quyền con người trong việc bảo vệ quyền con người của bản thân và của những người khác. Luận điểm khoa học này được nghiên cứu sinh sử dụng trong quá trình xác định các vấn đề lý luận về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông, nhất là liên quan đến: Nội dung quyền con người cần giáo dục cả ở cấp độ pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc gia; xác định nội dung giáo dục quyền con người ở các cấp học phổ thông tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; xác định phạm vi giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân. 1.1.2. Các nghiên cứu về giáo dục quyền con người Nội dung quyền con người không chỉ là những quyền được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ quốc gia và quốc tế mà nó còn bao hàm cả những chuẩn mực để hình thành nhân cách con người và những quyền tự nhiên được ghi nhận trong văn hóa, tập quán sinh hoạt của các dân tộc, các vùng miền cũng như các chuẩn mực đạo đức con người. Chính vì vậy, giáo dục quyền con người không chỉ là giáo dục nội dung quy phạm pháp luật mà còn cả giáo dục đạo đức, truyền thống, văn hóa của quốc gia, dân tộc, vùng miền để đối tượng được giáo dục nhận ra được cái chuẩn mực làm người và cũng từ đó, rèn luyện bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực làm người đó. Hoạt động giáo dục quyền con người được các nghiên cứu đề cập khá toàn diện từ khía cạnh lý luận giáo dục quyền con người cho đến nội dung, phương pháp, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục quyền con người và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hiện nay. 11 Thứ nhất, các nghiên cứu lý luận liên quan đến giáo dục quyền con người. Xuất phát điểm của các nghiên cứu này xoay quanh luận điểm “quyền con người có giá trị chung, tính phổ cập và mang tính đặc thù của từng dân tộc, quốc gia, sự khác nhau về lịch sử, thể chế chính trị, văn hóa và tôn giáo” [33]. Các công trình nghiên cứu về lý luận về giáo dục quyền con người luận giải về sự cần thiết, nội dung, phương thức giáo dục quyền con người được đặt trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Kết quả nghiên cứu chính yếu đã được các công trình nghiên cứu này đề cập là: i) Xác định nội hàm của giáo dục quyền con người như nghiên cứu của: - Nancy Flowers, What is Human Rights Education? In A Servey of Human Right Education, Bertelsmann Verlag, 2003. - Võ Khánh Vinh (Chủ biên, 2010), Giáo dục quyền con người những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội. - Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Raoul Wallenberg về quyền con người và Luật nhân đạo, Đại học Lund, Thụy Điển, Hiến pháp, pháp luật và quyền con người: Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 [118]. - Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Khoa Luật châu Á Thái bình dương thuộc Đại học tổng hợp Sydney, Quyền con người: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Australia, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004 [119] … Những kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xác định nội hàm của giáo dục quyền con người như là quyền cơ bản của con người; các biện pháp, cách thức (phương pháp) giáo dục quyền con người; nội dung giáo dục quyền con người; mối quan hệ giữa quyền con người với quyền được giáo dục…là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nhận diện giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông – một đối tượng giáo dục quyền con người cụ thể. ii) Xác định được nội dung, phương thức giáo dục quyền con người. Nội dung giáo dục quyền con người được đề cập từ khía cạnh chủ trương giáo dục nhân quyền của Liên hợp quốc của các tác giả Vũ Thị Bích Hường, Trần Quang Trung [58, tr.70– 80] đến việc giáo dục quyền con người như một thiết chế bảo đảm quyền con người 12 trong quá trình hội nhập và phát triển như nghiên cứu của Đặng Dũng Chí, Hoàng Văn Nghĩa [15, tr.3–9] cũng như đề cập đến quá trình hoàn thiện quan điểm lý luận về quyền con người của Đảng và trong quá trình sửa đổi Hiến pháp Việt Nam của tác giả Hoàng Văn Nghĩa [81 tr.5-10; 17]; luận giải vai trò xã hội của giáo dục quyền con người của Võ Khánh Minh [74] … iii) Đáng chú ý trong các nghiên cứu lý luận về giáo dục quyền con người là Luận án tiến sĩ Luật học Giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay của tác giả Võ Khánh Minh bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2015. Ở công trình này, tác giả coi trọng giáo dục quyền con người từ góc độ liên ngành, đa ngành. Các vấn đề lý luận về giáo dục quyền con người đã được đề cập tương đối đầy đủ ở công trình này. Các kết quả nghiên cứu lý luận về giáo dục quyền con người của tác giả Võ Khánh Minh đặt nền tảng lý luận cho các nghiên cứu giáo dục quyền con người cho các đối tượng cụ thể. Nhiều kết quả nghiên cứu lý luận về giáo dục quyền con người trong công trình này được nghiên cứu sinh kế thừa, sử dụng trong Luận án. iv) Giáo dục quyền con người là một trong những giải pháp quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người trong một số lĩnh vực cụ thể. Từ kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đề cập đến việc bảo đảm thực thi quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau cho thấy, bảo đảm thực thi quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau cho thấy, thông qua việc bảo đảm thực thi quyền con người cho những đối tượng này đã gián tiếp góp phần vào giáo dục, nâng cao ý thức về quyền con người. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu của: - Đặng Dũng Chí, Bảo đảm quyền con người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 6/2014, [22, tr.67–72]. - Hoàng Văn Nghĩa, Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của công dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15/2009, [82, tr.5–11]. - Trần Văn Độ, Bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2011, [27, tr.33–40]. 13 - Lưu Bình Nhưỡng, Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em dưới góc độ nhân quyền, Tạp chí Luật học, số 2/2009, [87, tr.16–22]. - Đào Trí Úc, Hiến pháp năm 2013 và nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2015, [123, tr.3–9]. - Nguyễn Thị Phương Hoa, Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về tư pháp hình sự tại Việt Nam (chủ nhiệm đề tài), Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2011 [49]… Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm giáo dục quyền con người ở các nước trên thế giới. Tư tưởng về quyền con người và giáo dục quyền con người ở Việt Nam hình thành muộn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc học tập, nghiên cứu kinh nghiệm giáo dục quyền con người của các quốc gia trên thế giới cũng được nhiều tác giả quan tâm như Nguyễn Đức Minh với kinh nghiệm giáo dục quyền con người ở Cộng hoà Liên bang Đức [70, tr.49–56]; của Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Hội nghiên cứu quyền con người Trung Quốc [117] nghiên cứu so sánh quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (truyền thống, lý luận và thực tiễn), trong đó có hoạt động giáo dục quyền con người; nghiên cứu của Đinh Ngọc Vượng về kinh nghiệm giáo dục quyền con người ở một số nước trên thế giới, in trong Giáo dục quyền con người – Những vấn đề lý luận và thực tiễn [131, tr.333-346]; hay nghiên cứu của tác giả Bùi Nguyên Khánh về phương pháp giáo dục quyền con người – kinh nghiệm từ các chương trình giáo dục nhân quyền của Liên hợp quốc [59, tr.360-375]. Phần V cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN” do Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân thuộc Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản có đề cập đến việc Giáo dục và nghiên cứu quyền con người trong khu vực ASEAN (trang 151 – 171) có đề cập đến hoạt động giáo dục, nghiên cứu quyền con người của Indonesia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam cũng như hoạt động phối hợp giáo dục quyền con người trong khu vực. Thứ ba, các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục quyền con người trong điều kiện của Việt Nam. Theo đó, giáo dục quyền con người là một nội dung 14 giáo dục trong chương trình giáo dục quốc gia cũng được luận giải ở những khía cạnh khác nhau như: Giáo dục quyền con người ở Việt Nam tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật được đề cập trên hai khía cạnh: - Giáo dục quyền con người trong các trường chuyên luật như nghiên cứu của: Nguyễn Hữu Chí, Giáo dục quyền con người ở Việt Nam tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18 (155)/2009, [16, tr.16–22]; Nguyễn Thị Phương Hoa (2012), Tình hình nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về quyền con người tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị mạng lưới giáo dục về quyền con người do Viện khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, tháng 10/2012 [48]; Đỗ Minh Khôi, Giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật quyền con người tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, in trong Giáo dục quyền con người – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010; Phùng Thế Vắc, Đinh Thị Mai, Nghiên cứu và giảng dạy quyền con người, quyền công dân ở Học viện An ninh Nhân dân, in trong Giáo dục quyền con người – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, [124, tr.196-226]; Hoàng Hùng Hải, Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về quyền con người tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, in trong Giáo dục quyền con người – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, [41, tr.244-250]; Phạm Văn Beo, Tình hình và phương pháp giảng dạy về nhân quyền tại Đại học Cần Thơ, in trong Giáo dục quyền con người – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, [8, tr.262-277]; Hoàng Thị Kim Quế, Quyền con người và giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học, Đại học quốc Hà nội, Chuyên san Kinh tế - Luật, số 3/2006 [95]… - Giáo dục quyền con người được đề cập trong các học phần thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật tại một số cơ sở đào tạo chuyên ngành luật như nghiên cứu của: Cao Thị Oanh, Giáo dục quyền con người trong Luật Hình sự Việt Nam, in trong Giáo dục quyền con người – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, [88, tr.278-286], Đỗ Thị Phượng, Giáo dục quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, in trong Giáo dục quyền con người – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, [92, tr.196-211]… 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan