Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục phổ thông tỉnh thái nguyên (1945 - 1954)...

Tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh thái nguyên (1945 - 1954)

.PDF
81
242
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Bùi Thị Hoa GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thái Nguyên, Năm 2011. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1 NỘI DUNG......................................................................................................................................... 7 Chương 1: GIÁO DỤC TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ......................................................................................... 7 1.1 Tỉnh Thái Nguyên dưới ách cai trị của thực dân Pháp ...................................... 7 1.2 Tình hình giáo dục tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 11 Chương 2: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949. ..................................................................................... 24 2.1 Sự hình thành và phát triển bước đầu của giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1945 – 1946) .......................................................................................... 24 2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng ........................................................................................................................................... 24 2.1.2 Sự hình thành và phát triển bước đầu của nền giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên........................................................................................................................... 28 2.2 Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1949........................................................ 34 2.2.1 Chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ................................................................................................................... 34 2.2.2 Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên ........................................... 40 Chương 3: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954. ..................................................................................... 51 3.1 Chủ trương cải cách và phát triển giáo dục của Đảng .................................... 51 3.2 Bước chuyển biến mới của giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên ......... 57 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 75 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế mà giáo dục phổ thông là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống giáo dục nước ta, luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa ra đời đã gặp muôn vàn khó khăn. Trước tình hình mới, chính quyền cách mạng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có những chỉ đạo kịp thời để củng cố chính quyền, chống giặc ngoại xâm, “giặc đói” và “giặc dốt”. Về giáo dục, di hại lớn nhất mà thực dân Pháp để lại là hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt giáo dục là một trong những vấn đề cần kíp lúc bấy giờ, không là việc của riêng cá nhân nào mà trở thành vấn đề của quốc gia. Giáo dục không chỉ khai thông trí tuệ con người mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của cả dân tộc. Giáo dục thời kỳ này phải góp phần làm cho nước mạnh mới có thể đương đầu được với hoạ xâm lăng và giúp cho quốc dân đồng bào thoát khỏi thế hiểm nghèo, phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng, là phương tiện để thực hiện cuộc đấu tranh rộng lớn đó. Học tập trở thành một nhiệm vụ góp phần vào công cuộc kháng chiến của nước nhà. Ngày 10/10/1945, Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh 14/SL lập Hội đồng cố vấn học chính để giúp Chính phủ chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy học chính các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 cấp và các trường theo đúng tinh thần mới. Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, trong đó vạch rõ nhiệm vụ của giáo dục là: “mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách học nhồi sọ”. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Giáo dục trở thành một bộ phận không tách rời của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Giáo dục đồng hành với kháng chiến và phục vụ cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc của nước nhà. Giáo dục kháng chiến hướng tới phát triển con người toàn diện, có tài, có đức, vừa có chí khí, vừa có tâm hồn. Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 1945, song song với nhiệm vụ diệt “giặc dốt”, xoá nạn mù chữ trong nhân dân, ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng chế độ mới cũng như công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Những thành tựu về việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên là một trong những bằng chứng cụ thể khẳng định tính đúng đắn của Đảng ta về việc chỉ đạo phát triển giáo dục giai đoạn 1945 – 1954. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động và những thành tựu của giáo dục phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học. Hơn nữa, việc nghiên cứu này còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển giáo dục phổ thông hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu vấn đề “Giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên (1945 – 1954)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Giáo dục phổ thông ở nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong giai đoạn 1945 – 1954 là một vấn đề thu hút các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong cuốn “35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông” (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1980), tác giả Võ Thuần Nho đề cập đến lịch sử giáo dục phổ thông nước ta từ năm 1945 đến 1980, trong đó dành một phần rất ít để nói về tình hình giáo dục phổ thông nước ta từ năm 1945 đến năm 1954. Cuốn sách giúp cho chúng ta nắm được lịch sử cơ bản của 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông Việt Nam. Ở bài viết “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với sự nghiệp văn hoá, giáo dục thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 414 tháng 10 năm 2010, tác giả Hồ Khang đã trình bày những quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục thông qua các Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư. Ở bài viết này, tác giả tạm chia giáo dục Việt Nam trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ thành 3 giai đoạn: từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946; từ tháng 1 năm 1947 đến tháng 12 năm 1950; từ tháng 1 năm 1951 đến tháng 12 năm 1954. Tác giả Hồ Khang cũng trình bày khái quát kết quả phát triển giáo dục của cả nước ở từng giai đoạn, trong đó có những thành tựu về giáo dục phổ thông. Trong bài viết “Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền giáo dục phục vụ kháng chiến (1945 – 1954)” đăng trên tạp chí Lịch sử quân sự số 213 (tháng 9/2009), tác giả Thuỳ Linh cũng đã trình bày những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục cũng như sự chỉ đạo của Người đối với lĩnh vực này trong thời kỳ 1945 – 1954. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày những quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đối với giáo dục trong thời kỳ 1945 – Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1954. Đặc biệt, tác giả đã có sự so sánh và chỉ ra điểm khác biệt của giáo dục ở hai giai đoạn 1945 – 1950 và 1950 – 1954. Trong cuốn “45 năm phát triển giáo dục Việt Nam” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992), tác giả Phạm Minh Hạc đã trình bày sự phát triển của nền giáo dục nước ta qua các thời kỳ chống Pháp (1945 – 1954), chống Mĩ (1954 – 1975) và thời kì cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 – 1990). Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống giáo dục ngày càng hoàn thiện, trong đó có giáo dục phổ thông với nội dung và chương trình luôn được đổi mới cho phù hợp tình hình và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập I (1936 – 1965)” (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, 2003) được biên soạn công phu, nghiêm túc, dựng lại một cách chân thực, khách quan quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh. Cuốn sách cũng đã ghi lại những thành tựu to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đã trình bày một cách sơ lược về giáo dục phổ thông thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về giáo dục phổ thông Thái Nguyên giai đoạn 1945 – 1954, làm rõ những thành tựu, hạn chế, ý nghĩa của việc phát triển giáo dục phổ thông đối với tỉnh nhà cũng như công cuộc kháng chiến, kiến quốc nói chung, để từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho việc phát triển giáo dục phổ thông hiện nay. Đó là những vấn đề mà Luận văn sẽ tập trung đi sâu khai thác và giải quyết. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 - Thời gian: Từ năm 1945 đến năm 1954. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trong thời gian trước năm 1945. 3.3 Nhiệm vụ của đề tài. - Khái quát tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Trình bày hệ thống quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1 Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các Văn kiện Đảng, những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì 1945 – 1954, các báo cáo, thông tri của Liên khu Việt Bắc, Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên và các huyện trong tỉnh, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài. - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển giáo dục phổ thông để vận dụng vào công cuộc phát triển giáo dục phổ thông hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và trên cả nước. - Luận văn góp phần giáo dục truyền thống hiếu học cho nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. 6. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Giáo dục tỉnh Thái Nguyên trước Cách mạng tháng Tám 1.1 Tỉnh Thái Nguyên dưới ách cai trị của thực dân Pháp 1.2 Tình hình giáo dục tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 1949 2.1 Sự hình thành và phát triển bước đầu của giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1945 – 1946) 2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng. 2.1.2 Sự hình thành và phát triển bước đầu của nền giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên. 2.2 Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1949). 2.2.1 Chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 2.2.2 Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Giáo dục phổ thông Thái Nguyên từ năm 1950 đến năm 1954. 3.1 Chủ trương cải cách và phát triển giáo dục của Đảng 3.2 Bước chuyển biến mới của giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chương 1 GIÁO DỤC TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1.1 Thái Nguyên dưới ách cai trị của thực dân Pháp Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và đẩy mạnh các cuộc xâm lược thuộc địa. Nước Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản lại đang trong tình trạng suy yếu bởi chính sách cai trị của triều Nguyễn đã trở thành miếng mồi ngon cho tư bản Pháp. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha cho các tàu chiến ở ngoài cửa biển Đà Nẵng (Quảng Nam) bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải và cho quân đổ bộ đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sau khi hoàn thành việc chiếm đóng các tỉnh Nam Kỳ và đồng bằng Bắc Kỳ, thực dân Pháp mở các cuộc tấn công đánh chiếm các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngày 17/3/1884, thực dân Pháp đem quân từ Bắc Ninh lên đánh chiếm Thái Nguyên. Chúng đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân các dân tộc cùng với 600 quân của triều đình do Nguyễn Quang Khoáng chỉ huy. Chiều ngày 19/3, Nguyễn Quang Khoáng tử trận, quân Việt Nam buộc phải rút lui ra khỏi thành Thái Nguyên cùng với nhân dân tổ chức đánh du kích, tiêu hao dần lực lượng địch. Quân Pháp ồ ạt tiến vào chiếm đóng thành Thái Nguyên, nhưng vẫn thường xuyên bị quân và dân địa phương đánh du kích quấy rối. Ngày 21/3/1884, sau khi đã phá thành, quân Pháp phải rút về Bắc Ninh. Sáng ngày 15/4/1884, hai đại đội quân Pháp và một số quân nguỵ từ Đa Phúc hành quân qua Phổ Yên lên đánh chiếm Thái Nguyên. Đến Lưu Xá, bị chặn đánh quyết liệt nên mãi đến 13 giờ 10 phút ngày hôm sau (16/4), chúng mới chiếm được thành. Quân ta rút khỏi thành nhưng vẫn tiếp tục tổ chức bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 vây cắt đứt các đường tiếp tế lương thực, thực phẩm của quân Pháp. Bị hãm vào tình thế khó khăn, ngày 19/4/1884, quân Pháp lại phải bỏ thành Thái Nguyên rút theo đường Phú Bình về Bắc Ninh. Sau hai lần đánh chiếm vẫn không giữ được thành Thái Nguyên, ngày 10/5/1884, từ Bắc Ninh quân Pháp lại tổ chức một cánh quân lớn do trung tá Đon – ni – ê chỉ huy, đánh chiếm Thái Nguyên lần thứ 3. Từ sau đó, chúng mở rộng phạm vi chiếm đóng trên địa bàn toàn tỉnh. Sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân trong tỉnh, thực dân Pháp ráo riết xây dựng bộ máy đàn áp, cai trị. Chúng chia tỉnh Thái Nguyên thành 7 huyện, bao gồm: Tư Nông, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Văn Lãng, Phú Lương và châu Định Hoá với 51 tổng, 199 làng. Ngoài ra, thực dân Pháp còn đặt thêm ở Thái Nguyên 3 trung tâm hành chính là Chợ Chu (Định Hoá), Phương Độ (Phú Bình) và Hùng Sơn (Đại Từ). Bộ máy cai trị ở cấp tỉnh gồm có 1 viên Công sứ người Pháp thuộc ngạch quan cai trị hạng ba làm chủ tỉnh; 1 Phó Công sứ thuộc ngạch quan cai trị hạng 4; 2 Tham tá; 3 Thanh tra lính khố xanh; 8 Trưởng trại lính khố xanh; 1 Trưởng đồn lính sen đầm; 2 nhân viên thuế đoan và độc quyền; 1 nhân viên ngành Công chính; 1 nhân viên Bưu điện; 1 viên chức thuộc ngạch quan cai trị hạng năm đại diện Công sứ tại Chợ Chu; 1 Tham tá bậc nhất đại diện Công sứ tại Phương Độ. Giúp việc cho bộ máy hành chính cai trị của Pháp là quan lại người Việt từ tỉnh xuống các châu, huyện gồm 1 Án sát mang hàm Tuần phủ phụ trách chung toàn tỉnh; 1 Thương tá phụ tá cho Án sát; 2 Tri phủ (Phú Bình và Đại Từ); 4 Tri huyện (Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ); 1 Tri châu (Định Hóa); 1 mang hàm Tri phủ phụ trách trung tâm hành chính Phương Độ; 3 nhân viên gồm: 1 giáo thụ, 1 thông ngôn (phiên dịch), 1 lại mục tại trung tâm hành chính Phương Độ; 1 nhân viên bưu điện Chợ Chu; 1 nhân viên bưu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 điện Chợ Mới. Ở các tổng có các Chánh tổng, Phó Tổng cai quản; ở các làng (thôn) có Lý trưởng, Phó Lý trưởng và Hội đồng kì hào, kỳ mục điều hành công việc. Hầu hết các viên quan nắm quyền cai trị từ cấp làng (thôn) trở lên ở Thái Nguyên đều thuộc giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết và làm tay sai cho thực dân Pháp. Bên cạnh bộ máy cai trị, thực dân Pháp còn thiết lập bộ máy đàn áp với một lực lượng quân sự lớn được bố trí ở 37 đồn binh rải khắp tỉnh. Mỗi đồn binh lẻ có khoảng từ 30 đến 50 lính, những đồn binh lớn gồm nhiều trại lính có từ 100 đến 200 lính. Những đồn binh này gồm lính lê dương, và lính khố đỏ, khố xanh thuộc quân đội Pháp, do người Pháp trực tiếp chỉ huy. Nếu tính mỗi đồn trung bình có 50 lính thì trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có ít nhất 1800 lính chính quy. Ngoài ra còn có lính khố vàng, khố lục, lính dõng do quan lại người Việt chỉ huy. Số lính này được trang bị đầy đủ, đồn trú tại các phủ, huyện, châu. Như vậy, tổng cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên số quân lính vũ trang khoảng trên 2000 người. Dưới ách thống trị tàn bạo của chính quyền thực dân, phong kiến, đời sống của các tầng lớp nhân dân và các dân tộc tỉnh Thái Nguyên vô cùng cực khổ, điêu đứng. Chỉ tính đến năm 1918, chính quyền thực dân Pháp đã cướp của nông dân Thái Nguyên 80756 ha đất để lập 24 đồn điền. Các mỏ khoáng sản cũng bị chúng cướp đoạt và khai thác bừa bãi. Tại các mỏ than Làng Cẩm, mỏ kẽm Làng Hít, công nhân phải làm việc từ 10 giờ đến 12 giờ mỗi ngày, không có phương tiện bảo hộ và nhận đồng lương rẻ mạt. Cùng với các thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền, khai thac mỏ để vơ vét tài nguyên khoáng sản, thực dân Pháp đã đặt ra nhiều thứ thuế bất công, vô lý để bóc lột nhân dân Thái Nguyên. Trong các loại thuế, thuế đinh (còn gọi là thuế thân) là thứ thuế vô nhân đạo, đánh vào nam giới từ 18 tuổi trở lên. Sau thuế đinh là thuế điền đánh vào ruộng đất. Ngoài 2 loại thuế điển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 hình trên, nhân dân Thái Nguyên còn phải nộp cho chúng nhiều loại thuế khác, đó là thuế môn bài, thuế trâu bò, thuế gà vịt cùng nhiều loại phu, phen, tạp dịch khác. Năm 1931, tỉnh Thái Nguyên chỉ có hơn 80000 dân, nhưng đã phải nộp cho thực dân Pháp tới 286413 đồng tiền thuế các loại. Ngoài nỗi khổ về vật chất, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên còn bị thực dân Pháp đầy đoạ về tinh thần. Nhằm đầu độc nhân dân Thái Nguyên về văn hoá, thực dân Pháp đã khuyến khích duy trì những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời, mê tín dị đoan, tuyên truyền phổ biến lối ăn chơi truỵ lạc, trác táng. Chúng bắt nhân dân ta phải uống “rượu ty” của chúng đưa về, làng bản nào không tiêu thụ hết số rượu của chúng vẫn phải trả tiền và bị coi là phiến loạn. Chúng dùng thuốc phiện để đầu độc nhân dân ta và làm suy yếu giống nòi. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thuốc phiện được bán công khai, nhiều tiệm hút, tiệm rượu, sòng bạc được mở ra để thu hút, lôi kéo thanh niên vào con đường nghiện nghập, ăn chơi sa đoạ, mòn mỏi về thể xác và tinh thần, lãng quên con đường đấu tranh cách mạng. Năm 1910, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phải tiêu thụ 43626 lít rượu cồn, 710 kg thuốc phiện… mang lại nguồn lãi lớn cho bọn thực dân, phong kiến. Công tác y tế, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân không được chính quyền thực dân chú ý. Trong toàn tỉnh, chúng cũng thành lập một Ban y tế do viên Công sứ (chủ tỉnh) làm Chủ tịch và 6 uỷ viên gồm: 1 thầy thuốc người Pháp, 1 nhân viên công chính người Pháp, 1 thầu khoán ngành vận tải người Pháp và 3 người Việt là Án sát, Tri huyện Đồng Hỷ và Trưởng phố; nhưng đến năm 1932, cả tỉnh Thái Nguyên cũng chỉ có một nhà thương với 30 giường bệnh đặt tại thị xã Thái Nguyên và một bệnh xá 30 giường bệnh đặt tại Chợ Chu (Định Hoá); các huyện Phú Lương, Phú Bình mỗi huyện có 1 nhà thương nhỏ dành cho bọn quan lại; huyện Phổ Yên chỉ có 1 y tá, cả huyện Đồng Hỷ không có 1 cơ sở y tế nào… Người dân ốm đau, bệnh tật chỉ biết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 trông chờ vào sự may rủi, đồng bào các dân tộc thiểu số thường mời thày cúng về “cúng ma”… Tình trạng hữu sinh, vô dưỡng gần như là phổ biến trong nhân dân các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, nhất là trong đồng bào dân tộc Dao. 1.2 Tình hình giáo dục ở Thái Nguyên Từ thời nhà Lý (1010 – 1025), nước ta là nước văn hiến. Triều đình đã coi trọng và phát triển Nho học để đào tạo nhân tài ra giúp nước. Tuy vậy, số trường lớp chưa nhiều, số người học còn ít, hầu hết là con ông cháu cha theo học để “vinh thân phì gia”, làm vẻ vang cho dòng họ, ra làm quan tại triều đình. Thái Nguyên thuộc tỉnh miền núi và trung du, kinh tế và văn hoá còn chậm phát triển hơn vùng đồng bằng nên chưa có trường công lập ở các phủ, huyện. Phần lớn là các lớp học “tư gia” do các gia đình khá giả nuôi các thầy đồ để dạy con cháu trong nhà. Về sau, các gia đình mở rộng thêm cho trẻ trong làng vào học để tăng thu nhập cho thầy đồ. Ngoài lớp “tư gia” còn có lớp “tư thục” do các nho sĩ mở tại nhà mình. Trường lớp thật đơn giản, thường có một phên gỗ, trên có sách bút nghiên mực của thầy đồ. Từ cuối đời Trần, nhà vua đã ban chiếu mở trường công ở châu, huyện. Sau đó, đến thời Lê quy mô mở rộng hơn, cho dù trường công còn ít, chủ yếu là trường tư do dân tự lo liệu ở các làng xã. Theo Thiên hạ quận quốc bệnh toàn thư, năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408) nhà Minh lập Ty Nho học ở 92 phủ, châu, huyện ở nước ta, trong đó có Ty Nho học châu Thái Nguyên. Năm Thái Hoà thứ 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông, đất Thái Nguyên mới được triều đình nhà Lê bổ một viên quan coi việc học hành. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Lấy …Bắc đạo thuộc Trình Đức Lương làm Thái Nguyên trung bạn giáo thụ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Mặc dù ở thời thuộc Minh Thái Nguyên đã có Ty Nho học, thời nhà Lê đã cắt cử giáo thụ để chuyên việc dạy học, nhưng trong suốt bốn thế kỉ (đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX) chưa có tài liệu nào cho biết cụ thể ở Thái Nguyên có những trường lớp nào, đặt ở đâu, có bao nhiêu học sinh, việc học ra sao. Thái Nguyên không phải là đất khoa bảng nổi danh như nhiều tỉnh khác. Cũng là một tỉnh trung du miền núi, Tuyên Quang vào thời Lê được làm 1 trong 9 địa điểm thi hương, trong khi đó Thái Nguyên chưa từng có vinh dự ấy. Song, truyền thống hiếu học của người dân Thái Nguyên không phải là không có. Ở những thế kỉ trước, khi quê hương đất nước còn triền miên trong cảnh tranh giành quyền lực của các triều đình phong kiến (Lê, Mạc), nạn ngoại xâm thường xuyên đe doạ, nhân dân phải sống trong cảnh đói khổ, áp bức, thì ở Thái Nguyên đã từng xuất hiện nhiều vị đỗ đạt cao. Tiêu biểu phải kể đến các danh nhân: 1. Trịnh Hiển – thuộc xứ Thái Nguyên đỗ khoa Minh Kinh bác học năm Thuận Thiên thứ 2 (1429) đời vua Lê Thái Tổ. 2. Nguyễn Cầu quê ở thôn Thanh Thù, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân (tiến sỹ) khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 4 (1463) đời vua Lê Thánh Tông, được truy phong chức Khâm sai đại thần chỉ huy sứ thị vệ long quân Cẩn hầu, Chính đô đốc đức bác quận công. Ông làm quan trong suốt 6 đời vua Lê (từ năm 1463 đến năm 1522). 3. Đỗ Cận (tự là Hữu Khúc) người xã Thống Thượng (nay là xã Minh Đức) – Phổ Yên, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân (tiến sỹ) khoa thi Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức năm thứ 9 (1478) dưới đời vua Lê Thánh Tông, được thăng tới chức Thượng thư – một trong sáu vị quan đứng đầu bộ máy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông cũng là 1 trong 28 vị thuộc “Tao đàn nhị thập bát tú” do Lê Thánh Tông làm Tao đàn nguyên soái. 4. Phạm Nhĩ, quê ở Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, đỗ Hoàng giáp khoa Quý Sửu (1493) năm Hồng Đức thứ 24 đời vua Lê Thánh Tông, được bổ nhiệm làm quan tới chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên (viên quan đứng đầu kinh thành Thăng Long). 5. Đàm Chí, quê Túc Duyên – Đồng Hỷ, đỗ Tiến sỹ năm 1535, làm quan tới chức Thừa Chính sứ, tước Vân Trai bá (Bá Tước). 6. Đàm Sâm quê ở thành phố Thái Nguyên ngày nay, đỗ Hoàng giáp khoa Giáp Tuất (1514) năm Hồng Thuận thứ 6 đời vùa Lê Tương Dực. 7. Dương Ức, quê Hoá Trung – Đồng Hỷ, đỗ Tiến sỹ năm 1541, làm quan tới chức Thừa Chính sứ. 8. Đồng Doãn Giai, quê Hùng Sơn – Đại Từ, đỗ Hoàng giáp năm Bính Thân (1736) niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 đời vua Lê Ý Tông (và chúa Trịnh Giang), làm quan Hàn Lâm hiệu thảo, sau đó sung chức Đốc Đồng trấn Lạng Sơn… Có thể nói, tất cả các vị xuất thân khoa bảng trên đều làm quan to. Vào thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên có trường học phủ Phú Bình ở phía tây tỉnh thành, thuộc địa phận xã Phù Liễn, huyện Đồng Hỷ. Năm Minh Mạng thứ 16 (1817), triều đình bỏ chức đốc học, bổ nhiệm chức giáo thụ ở Thái Nguyên. Cũng thời Minh Mạng, tỉnh Thái Nguyên được đặt một (cơ quan) Học chính giữ việc dạy học. Tự thừa lễ sinh ở Văn Miếu của tỉnh trước ở xã Cốt Ngạch (nay là Đắc Sơn) huyện Phổ Yên; đến năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) dời về địa phận xã Đồng Lẫm ở phía bắc tỉnh thành. Tuy nhiên, trong hơn một thế kỷ với nhiều khoa thi Nho học thời Nguyễn, tỉnh Thái Nguyên không có người đỗ đại khoa, số người đỗ cử nhân (hương cống), tú tài cũng rất ít. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Đến thời thuộc Pháp, Thái Nguyên cũng như cả nước chịu sự áp đặt của chính sách nô dịch thực dân kiểu cũ, tiêu biểu là chủ trương “phát triển giáo dục theo chiều nằm” (tức chỉ hạn chế ở các lớp sơ học đầu bậc tiểu học) theo cấu trúc bậc tiểu học như sau: - Lớp đồng ấu (enfantin), còn gọi là lớp 5 - Lớp dự bị (préparatoire), còn gọi là lớp 4 (tư) - Lớp sơ đẳng (Elémentaire) còn gọi là lớp 3 - Lớp nhì năm thứ nhất (moyen 1ère année) - Lớp nhì năm thứ hai (moyen 2 ième année) - Lớp nhất (supérieur). Ba lớp đầu (5, 4, 3) được gọi là bậc sơ học. Một thời gian dài kể từ ngày hoàn thành việc đánh chiếm Thái Nguyên, thực dân Pháp không mở trường học. Sau này, do nhu cầu đào tạo tay sai, chúng phải mở một vài trường, lớp ở thị xã Thái Nguyên và một số thị trấn. Năm 1905, trong bộ máy quan lại người Việt ở tỉnh Thái Nguyên có một giáo thụ coi việc giáo dục, làm việc tại trung tâm hành chính Phương Độ (phủ lỵ phủ Phú Bình). Thực hiện chính sách ngu dân đối với nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Thái Nguyên nói riêng, hằng năm khoản ngân sách mà thực dân Pháp dành cho giáo dục hết sức ít ỏi. Tính riêng năm 1931, chi phí cho giáo dục chỉ chiếm 1,2% tổng chi ngân sách của tỉnh và không bằng một phần mười chi phí cho xây dựng và tu bổ nhà tù. Năm học 1932 – 1933 được coi là năm học đỉnh cao của nền giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương, thì số nhân viên làm công tác giáo dục toàn tỉnh Thái Nguyên chỉ có 37 người, trong đó có 1 giáo thụ thanh tra các trường, 33 giáo viên và trợ giáo nam, 3 giáo viên nữ. Một số người có đủ khả năng cần thiết lại không chấp hành theo sự phân công của chính quyền thực dân. Năm học 1932 – 1933, cả tỉnh Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Nguyên mới có 2 trường tiểu học kiêm bị (Ecole de plein éxercice) ở tỉnh lỵ Thái Nguyên. Trong đó 1 trường con trai (Trường Renée Robin) nằm trên đường Đumarê Canphốc (nay là khu vực phía sau Nhà Văn hoá tỉnh Thái Nguyên trên đường Quyết Tiến); 1 trường nữ sinh nằm trên đường Bôlơrian, nay là khu vực giữa đường Đội Cấn, phía trước Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra còn có một lớp nội trú dành cho học trò người dân tộc thiểu số ở đặt ở Chợ Chu là chi nhánh của trường kiêm bị Thái Nguyên; 16 trường sơ học ở các địa phương (kể cả các trường hàng tổng, trường ở các làng, xã). Tuy nhiên, gọi là trường song mỗi trường chỉ có 1 thầy giáo dạy 3 lớp ghép từ lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, có khoảng 40 – 50 học sinh. Lớp đặt tại đình làng, bàn ghế do nhân dân tự sắm và Pháp trả lương cho giáo viên. Ngoài ra ở những làng, xã hiếu học, dân tự tìm thầy đồ dạy trẻ học chữ nho và chữ quốc ngữ (không cần theo chương trình nhà nước) ngay trong nhà. Các gia đình học trò góp thóc trả công hằng năm và thay nhau nuôi ăn hằng tháng cho thầy. Tuy vậy, số học sinh toàn tỉnh cũng rất ít, chỉ khoảng 1435 người, chiếm tỉ lệ không đầy 2% dân số trong tỉnh (tỉ lệ trung bình của cả nước khoảng 2,6% dân số. Riêng huyện Định Hoá, tỉ lệ ấy còn chưa được 1%. Đến năm 1936, Pháp mở trường kiêm bị (toàn cấp tiểu học) tại đình làng Hoàng Đàm thôn Hoàng Đàm, xã Nam Tiến huyện Phổ Yên hiện nay. Trường có 3 lớp: Lớp nhì thứ nhất, lớp nhì thứ hai, lớp nhất. Cũng thời gian này, Pháp mở trường ở các huyện Đại Từ, Phú Bình. Tính đến thời điểm năm 1936, cả tỉnh Thái Nguyên chỉ có 5 trường tiểu học toàn cấp. Cả Bắc Bộ, Pháp chỉ mở 1 số trường cao đẳng tiểu học, gọi là trường Thành Chung (tương đương với bậc trung học cơ sở hiện nay) ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Nam Định. Do đó, rất ít học sinh tỉnh Thái Nguyên được học lên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Các trường tân học do thực dân Pháp xây dưng đều mô phỏng theo mô hình giáo dục phổ thông ở Pháp đương thời. Thông qua việc dạy cho lớp trẻ người bản xứ về văn minh của nước Pháp, chúng hy vọng biến thế hệ trẻ, nhất là con em các tầng lớp trên của Thái Nguyên sẽ dần bị “Pháp hoá”, sùng bái văn chương và nền văn hoá Pháp, coi khinh nền văn hoá cổ truyền của dân tộc và trở thành người dân thuộc địa trung thành với mẫu quốc Pháp. Do vậy, nội dung giáo dục trong các trường học do thực dân Pháp lập ra hết sức phản động, phản khoa học, phản dân tộc. Tiếng Pháp được học từ lớp đồng ấu. Các môn khoa học tự nhiên nặng về lý thuyết, thiếu phần thực hành và thiếu hẳn những tri thức thực tiễn về Việt Nam. Các môn khoa học xã hội đều mô phỏng theo sách dùng ở nước Pháp hoặc có biên soạn lại ít nhiều. Những con người tiêu biểu cho lực lượng nhân dân, những cuộc khởi nghĩa oanh liệt của quần chúng chống lại chính quyền thống trị bị xem là những cuộc nổi loạn. Nguyễn Ái Quốc đã từng có những nhận xét khá đầy đủ về mục đích của các trường học do thực dân Pháp lập ra ở Việt Nam: “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ. Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tuỳ phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn xâm lược – người ta gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục … chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình… Nói tóm lại, trường học thật là tương xứng với chế độ đã khai sinh ra nó” [41, tr 81] Về mặt tổ chức quản lý giáo dục, ở tỉnh có Nha học chính tỉnh trực thuộc Nha học chính Bắc Kì ở Hà Nội. Đứng đầu Nha học chính Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 có quan Kiểm học Trần Ngọc Quang. Nha học chính chưa có tổ chức quản lý các trường. Pháp trả lương cho toàn bộ giáo viên. Năm 1940, Pháp mở thêm một số trường bán cấp tiểu học ở các xã đông dân, gọi là trường hương học. Mỗi trường chỉ có 1 giáo viên dạy các lớp ghép từ đồng ấu đến dự bị (giáo viên chỉ có bằng sơ học yếu lược) và từ đồng ấu, dự bị, sơ đẳng đối với giáo viên có bằng từ sơ học Pháp – Việt trở lên. Cả huyện Phú Lương cũng chỉ có 3 trường tiểu học không toàn cấp đặt ở Phủ Lý, Đu và Yên Ninh với tổng số chưa đến 100 học sinh. Cả huyện Phú Bình có 1 trường sơ học toàn cấp (từ lớp 1 đến lớp 3) và 1 trường sơ học bán cấp (từ lớp 1 đến lớp 2) đặt ở Hà Châu và Phương Độ với khoảng 50 học sinh. Ở Định Hoá, toàn huyện chỉ có 1 trường tiểu học không toàn cấp đặt tại Chợ Chu dành riêng cho con em bọn quan lại, địa chủ và gia đình khá giả vào học. Cả huyện Đồng Hỷ có một trường tiểu học bán cấp đặt ở xã Huống Thượng, năm học cao nhất trường có 50 học sinh. Ở Phổ Yên, thực dân Pháp cũng chỉ mở 1 trường tiểu học thu hút khoảng 100 người là con em của bọn quan lại, địa chủ phong kiến và những gia đình giàu có vào học. Năm học 1939 – 1940, tính chung cả hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn cũng chỉ vẻn vẹn có 91 trường cấp I (trong đó hầu hết là bán cấp) với 2920 học sinh. Đa số học sinh vào học ở các trường do thực dân Pháp lập ra đều là con em giai cấp thống trị, địa chủ và những nhà giàu có, còn tuyệt đại đa số con em nhân dân lao động không được đến trường. Hậu quả là tỷ lệ mù chữ trong nhân dân ở Thái Nguyên chiếm tới trên 95%, có nhiều dân tộc 100% số dân mù chữ, trình độ hiểu biết thấp kém. Do chính sách hạn chế giáo dục của thực dân Pháp ở Thái Nguyên nên số trường lớp quá ít không đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh, nhất là trẻ em. So với cả nước, Thái Nguyên chỉ là tỉnh có quy mô giáo dục thuộc loại trung bình thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Những hậu quả tai hại của nền giáo dục mà thực dân Pháp đã xây dựng và duy trì ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng trong một thời gian dài là rất rõ. Tuy nhiên, một thực tế khách quan nằm ngoài mong muốn của thực dân Pháp là nền giáo dục thuộc địa cũng du nhập vào nước ta những giá trị của nền văn minh phương Tây. Nền giáo dục ấy đã tạo ra một tầng lớp công chức phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác thuộc địa nhưng đồng thời cũng tạo ra lớp người tân học từ chỗ tiếp thu những văn minh phương Tây mà nảy nở ra hoài bão tự chủ phù hợp với thời đại mới. Ngay cả lớp người du học cũng đã biến “con đường sang Pháp là con đường chống Pháp”. Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dòng giáo dục yêu nước do các văn thân sĩ phu tiến bộ khởi xướng và chỉ đạo đã diễn ra và tồn tại trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XX. Dòng giáo dục yêu nước đầu thế kỉ XX gắn liền với những hoạt động giáo dục trong cuộc vận động Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng, cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì do Phan Châu Trinh phát động với việc mở trường học dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, dạy các môn học mới thay cho tứ thư ngũ kinh, đặc biệt là phong trào Đông Kinh nghĩa thục do các nho sĩ yêu nước, thức thời như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Nghiêm Xuân Quảng cùng với những trí thức tân học như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Trần Hữu Đức, Phan Huy Thịnh lập nên. Đông Kinh nghĩa thục – một mô hình giáo dục tư thục mới lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện giảng dạy chủ yếu, coi trọng thực học, gắn học với hành… Mô hình giáo dục này vừa kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống, vừa tiếp nhận những giá trị văn hoá phương Tây hiện đại mới du nhập vào nước ta. Mô hình giáo dục đó thích hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước những năm đầu thế kỉ XX khi mà nền Nho học (Cựu học) đang suy tàn nhưng chưa chết hẳn, còn nền giáo dục Pháp – Việt (Tân học) đang bước đi những bước đầu tiên để phục vụ cho chế độ thực dân, đi ngược Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất