Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay...

Tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay

.PDF
101
299
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ NGỌC MINH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU Chương 1: 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC 7 PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ 1.1. Khái niệm về giáo dục pháp luật cho phụ nữ 7 1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật 7 1.1.2. Khái niệm về giáo dục pháp luật cho phụ nữ 10 1.1.3. Mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ 11 1.1.4. Nội dung và hình thức của giáo dục pháp luật cho phụ nữ 14 1.1.4.1. Nội dung của giáo dục pháp luật cho phụ nữ 14 1.1.4.2. Hình thức giáo dục pháp luật cho phụ nữ 16 1.1.5. Chủ thể, khách thể, đối tượng giáo dục pháp luật cho phụ nữ 18 1.1.5.1. Chủ thể giáo dục pháp luật cho phụ nữ 18 1.1.5.2. Khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật cho phụ nữ 18 1.2. Các yếu tố tác động đến việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ 20 1.2.1. Các yếu tố về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán 20 1.2.2. Yếu tố kinh tế, lao động - việc làm 23 1.2.3. Yếu tố về pháp luật đối với phụ nữ 24 1.2.4. Yếu tố nhận thức của bản thân người phụ nữ 29 1.2.5. Yếu tố về năng lực chủ thể đi giáo dục pháp luật 30 1.3. Những đặc điểm cơ bản của giáo dục pháp luật cho phụ nữ 32 1.3.1. Phụ nữ ít quan tâm đến pháp luật hơn nam giới 32 1.3.2. Phụ nữ thường chỉ quan tâm đến một số văn bản pháp luật cơ bản có liên quan đến phụ nữ 33 1.4. Quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho phụ nữ 35 1.4.1. Các chính sách, quy định của pháp luật về giáo dục pháp luật cho phụ nữ 35 1.4.2. Các chủ thể tham gia quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật 37 Chương 2: 39 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ NƢỚC TA HIỆN NAY 2.1. Thực trạng đời sống của phụ nữ ở nước ta hiện nay 39 2.1.1. Phụ nữ nông thôn 39 2.1.2. Phụ nữ thành thị 43 2.1.3. Phụ nữ là công nhân lao động 45 2.1.4. Phụ nữ trí thức 47 2.2. Thực trạng của chính sách và việc thực hiện pháp luật về quyền phụ nữ 52 2.2.1. Các quyền và chính sách đối với phụ nữ theo pháp luật Việt Nam 52 2.2.2.1. Các quyề n của phu ̣ nữ theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam 52 2.2.2.2. Viê ̣c thực hiê ̣n pháp luâ ̣t về quyề n của phu ̣ nữ 53 2.3. Thực trạng về giáo dục pháp luật cho phụ nữ hiện nay 2.3.1. Kế hoa ̣ch về tuyên truyề n , giáo dục pháp luật cho phụ đến năm 2012 của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 2.3.2. Thực trạng của giáo du ̣c pháp luâ ̣t cho phu ̣ nữ 56 2.3.2.1 Về nội dung giáo dục pháp luật 56 54 nữ 54 2.3.2.2. Hình thức giáo dục pháp luật 59 2.3.2.3. Cơ quan, tổ chức, báo cáo viên làm công tác giáo dục pháp luật 60 2.3.2.4. Vấn đề trợ giúp pháp lý cho phụ nữ Chương 3: TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ 60 63 NỮ NƢỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Sự cần thiết phải giáo dục pháp luật cho phụ nữ trong giai đoạn hiện nay 63 3.2. Những nhu cầu thực tiễn về giáo dục pháp luật cho phụ nữ 64 3.2.1. Về nhận thức chung của phụ nữ về nhu cầu hiểu biết pháp luật 64 3.2.2. Về nhu nội dung pháp luật được giáo dục 65 3.2.3. Nhu cầu về hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp 66 3.2.4. Nhu cầu về hình thức tài liệu tuyên truyền phổ biến pháp luật 68 3.2. Phương hướng tăng cường giáo dục pháp luật cho phụ nữ hiện nay 68 3.2.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục pháp luật cho phụ nữ 68 3.2.2. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho phụ nữ 71 3.2.3. Xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật 71 3.3. Các giải pháp cơ bản về tăng cường giáo dục pháp luật cho phụ nữ trong giai đoạn hiện nay 73 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật cho phu ̣ nữ 73 3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ 74 3.3.3. Kết hợp giáo dục pháp luật với các lĩnh vực giáo dục đào tạo khác đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ 75 3.3.4. Tăng cường, đa dạng các hình thức giáo dục pháp luật cho 76 phụ nữ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia giáo dục pháp luật cho phụ nữ 3.3.5. Thành lập các trung tâm tư vấn pháp luật cho phụ nữ 81 3.3.6. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và mở rộng Đề án "Cấp báo Phụ nữ Việt Nam không thu tiền cho Hội Liên hiệp phụ nữ xã, chi Hội phụ nữ các xã đặc biệt khó khăn, chi hội phụ nữ thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng II" 83 3.3.7. Bảo đảm kinh phí trong công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ 84 3.3.8. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm đối với những mô hình, câu lạc bộ pháp luật hiệu quả đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm kỷ luật, pháp luật của cán bộ, công chức 85 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu Tªn b¶ng Trang b¶ng 2.1 Nội dung pháp luật đã được tuyên truyền, giáo dục 58 2.2 Hình thức giáo dục pháp luật đã được áp dụng 59 3.1 Về nhận thức chung của phụ nữ về nhu cầu hiểu biết 65 pháp luật 3.2 Nhu cầu về nội dung pháp luật cần được giáo dục 66 3.3 Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được coi là 67 phù hợp 3.4 Hình thức tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật được coi là phù hợp, dễ sử dụng 68 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực, vai trò, vị trí của phụ nữ cũng được nâng lên rõ rệt. Phụ nữ ngày càng tham gia sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có được sự phát triển đó là do sự nỗ lực phấn đấu của bản thân mỗi người phụ nữ, tuy nhiên sự thành công đó cũng không thể trở thành hiện thực nếu không có một hệ thống pháp luật đồng bộ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Các quy đinh ̣ của pháp luật hiê ̣n nay đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thực hiê ̣n các quyề n và nghiã vu ̣ của mình. Bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều phụ nữ chưa được tiếp cận với các quy định của nhà nước về những quyền và nghĩa vụ của mình. Chính từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên một bộ phận phụ nữ không tự bảo vệ được mình và người thân trong hoàn cảnh cụ thể. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong những năm gần đây cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, tuy nhiên những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế , đặc biệt là việc tuyên truyền , giáo dục pháp luật đối với phụ nữ. Để quản lý được Nhà nước và xã hội bằng pháp luật theo tiêu chí của một nhà nước pháp quyền thì mọi người dân phải được trang bị những kiến thức về nhà nước và pháp luật một cách đầy đủ và kịp thời. Nhưng hiện nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy: ở nhiều địa phương, việc vi phạm pháp luật, làm trái pháp luật của người dân đặc biệt là phụ nữ không phải là ít. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm pháp luật, có một nguyên nhân cơ bản, đó là do phụ nữ không biết, hiểu không đúng các quy định của pháp luật. 1 Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, với chức năng: Đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; Đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [28, tr. 1] Là một cán bộ của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp chị em phụ nữ nâng cao trình độ của bản thân, hiểu rõ các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi bị xâm hại. Qua những đợt nghiên cứu thực thế, qua tiếp xúc, trao đổi, làm việc với đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách các cấp, với hội viên, phụ nữ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước tôi nhận thấy: còn một bộ phận khá lớn phụ nữ đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa không quan tâm hoặc hiểu biết rất ít các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến phụ nữ. Làm thế nào để phụ nữ trong cả nước hiểu và làm đúng các quy định của pháp luật, nhất là các quy định liên quan trực tiếp đến phụ nữ để tự bảo vệ mình và gia đình khi quyền lợi đó bị xâm phạm? Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Qua hai năm học tập, nghiên cứu tại Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, kết hợp giữa lý luận đã được học và thực tế làm việc tại cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, tôi chọn đề tài "Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay" làm đề tài bảo vệ luận văn Thạc sĩ. Tôi mong muốn qua luận văn này đưa ra được thực trạng cũng như những kiến nghị, đề xuất trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ hiện nay. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Giáo dục pháp luật là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học pháp lý quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố, như: "Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước hiện nay", Luận án tiến sĩ của Lê Đình Khiên, 1993; "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội, 1995; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1995; "Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; "Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Đinh Xuân Thảo, 1996; "Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật", Luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai, 1996; "Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp", Luận văn Thạc sĩ của Hồ Quốc Dũng, 1997; "Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay", của Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Nxb Thanh niên, 1997; "Bàn về hiệu quả, phổ biến giáo dục pháp luật của nước ta hiện nay", của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, 2011. Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ, tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Vì vậy với môi trường làm việc thực tế của mình tôi đã chọn đề này để nghiên cứu với mong muốn đưa ra được một số biện pháp giúp cho công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ ngày càng hiệu quả. 3. Tổng quan nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên hoạt động thực tiễn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, phụ nữ của Hội Liên hiệp 3 phụ nữ Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nhu cầu về trang bị kiến thức pháp luật đối với đối tượng là phụ nữ ở các địa bàn, vị trí khác nhau từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho phụ nữ, ý thức chấp hành luật pháp, từng bước thay đổi nhận thức và hành vi của phụ nữ trong việc thực hiện "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật". 4. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích Từ hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp trong việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ - Đưa ra được thực trạng của việc giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chúng và phụ nữ nói chung trong giai đoạn hiện nay. - Tìm ra được những mặt được và những mặt còn hạn chế cũng như nguyên nhân của nó. - Đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường giáo dục pháp luật cho phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp luận Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phương pháp luận trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin. 4 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tế: từ hoạt động thực tiễn của Hội trong việc giáo dục pháp luật cho hội viên, phụ nữ. - Tổ chức hội thảo, tọa đàm, phỏng vấn sâu về vấn đề giáo dục pháp luật cho phụ nữ hiện nay. - Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát đối với một số đối tượng phụ nữ (đề tài được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát nghiên cứu tại 6 tỉnh/thành: Hà Nội, Sơn La, Gia Lai, Quảng Ngãi, Trà Vinh và Bình Thuận với 5 đối tượng được nghiên cứu là: Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, Đại diện một số cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn khảo sát; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội công tác tại các cơ quan, ban, ngành địa phương và hội viên, phụ nữ là nông dân, người dân tộc thiểu số, công nhân, nữ chủ doanh nghiệp và nữ công nhân viên chức trong các cơ quan nhà nước). Với tổng số phiếu điều tra, nghiên cứu là: 1.800 phiếu hỏi + 240 phiếu dành cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp, tỉnh, huyện, xã; Đại diện một số cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn khảo sát; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội công tác tại các cơ quan, ban, ngành địa phương + 1.560 phiếu bốn nhóm phụ nữ (phụ nữ là nông dân, lao động giản đơn; phụ nữ là công nhân; phụ nữ là doanh nhân, nữ tiểu thương; phụ nữ là cán bộ công chức viên chức: 390 phiếu/nhóm đối tượng). - Sử dụng các kết quả nghiên cứu từ các đề tài khoa học của Hội, của các Bộ, ngành liên quan. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay. 5 - Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản về giáo dục pháp luật cho phụ nữ. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ vai trò, vị thế của phụ nữ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ - Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể sử dụng trong công tác giáo dục pháp luật cho riêng từng nhóm đối tượng phụ nữ trong cả nước. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục pháp luật cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và hệ thống Hội các cấp. - Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục pháp luật đối với các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể trong hệ thống chính trị xã hội ở Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Chương 2: Thực trạng việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay. Chương 3: Tăng cường giáo dục pháp luật cho phụ nữ nước ta trong giai đoạn hiện nay - phương hướng và giải pháp. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ 1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật Đến nay, khái niệm về giáo dục pháp luật ở nước ta đã được nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống. Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm giáo dục pháp luật. Về cơ bản có các quan niệm sau đây: - Quan niệm thứ nhất cho rằng, pháp luật là qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, do đó không cần đặt vấn đề giáo dục pháp luật. Bản thân pháp luật sẽ tự thực hiện chức năng của mình bằng các quy định về quyền và nghĩa vụ thông qua các chế tài đối với những người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. - Quan niệm thứ hai, đồng nhất hoặc coi giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức. Chỉ cần thực hiện tốt quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức là mọi người đã có ý thức pháp luật cao, có sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Quan niệm này đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài ở nước ta. Vì vậy, việc đào tạo chuyên ngành luật chưa thực sự được Nhà nước chú ý, dẫn đến hậu quả là các cơ sở đào tạo của ngành luật hầu như không có. Mãi đến năm 1979 mới có cơ sở chuyên ngành đào tạo các luật gia ở bậc đại học và đến những năm 19871988, việc giáo dục pháp luật mới bắt đầu đưa vào chương trình giáo dục ở bậc phổ thông. - Quan niệm thứ ba, coi giáo dục pháp luật đồng nhất với việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các văn bản pháp luật. Theo quan niệm này, việc giáo dục pháp luật thực chất chỉ là các đợt tuyên truyền, cổ động khi có văn 7 bản pháp luật quan trọng mới ban hành như: Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự hoặc trước các kỳ bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Các quan niệm nói trên còn mang tính phiến diện, một chiều, chưa thấy hết đặc thù, sự tác động của giáo dục pháp luật, nên đã vô tình hoặc cố ý hạ thấp vai trò, giá trị xã hội của giáo dục pháp luật. Bởi vì, bản thân pháp luật mới chỉ là văn bản qui phạm pháp luật, là mô hình ở dạng "tiềm năng". Pháp luật chỉ thực sự đi vào cuộc sống thông qua cơ chế điều chỉnh bao gồm các giai đoạn: Ban hành, tuyên truyền giáo dục, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Trong cơ chế đó "yếu tố con người là cơ bản và là linh hồn của cơ chế" [23, tr. 14]. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, con người phải suy nghĩ, lựa chọn cách xử sự thể hiện qua hành vi. Đây là một quá trình tâm lý phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Ở giai đoạn này, qui phạm pháp luật có khả năng tác động lên ý thức của cá nhân như khuyến khích hành vi hợp pháp hoặc kìm chế hành vi bất hợp pháp. Do đó, việc phổ biến văn bản pháp luật mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để cá nhân hành động phù hợp theo yêu cầu của pháp luật. Điều kiện đủ ở đây là cá nhân phải có ý thức pháp luật đúng đắn, ý thức đó phải được hình thành dưới sự tác động liên tục, thường xuyên của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan dẫn đến hành vi hợp pháp của cá nhân "cho nên công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc đều xong, mà còn phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt" [42, tr. 135]. Để xác định đúng đắn khái niệm giáo dục pháp luật, trước hết cần xuất phát từ khái niệm giáo dục của khoa học sư phạm. Trong khoa học sư phạm, giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình ảnh hưởng của nhiều điều kiện khách quan như: Môi trường sống, chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán... và sự tác động của nhân tố chủ quan như: Sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch và định hướng của con 8 người lên việc hình thành những phẩm chất, kỹ năng nhất định của đối tượng giáo dục. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục tác động lên khách thể giáo dục, nhằm đạt được các mục tiêu nhất định như: Truyền bá những kinh nghiệm trong sản xuất, trong đấu tranh; những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy để khách thể (hay đối tượng) có đủ khả năng tham gia vào đời sống xã hội. Trong thực tiễn, tuy thừa nhận ảnh hưởng của các điều kiện khách quan là to lớn đối với việc hình thành ý thức cá nhân con người, các nhà lý luận, các nhà khoa học sư phạm vẫn nhấn mạnh đến yếu tố tác động hàng đầu, cực kỳ quan trọng, thậm chí mang yếu tố quyết định của nhân tố chủ quan trong giáo dục. Vì thế, khái niệm giáo dục hiện nay thường được hiểu theo nghĩa hẹp. Từ những quan niệm trên, giáo dục pháp luật trước hết là một hoạt động mang đầy đủ tính chất chung của giáo dục, nhưng nó cũng có những nét đặc thù riêng, phạm vi riêng để tác động lên ý thức con người. Theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của giáo dục, giáo dục pháp luật được hiểu là: Con người nói chung là khách thể (hay đối tượng) chịu ảnh hưởng và tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để hình thành nên ý thức, tình cảm và hành vi pháp luật. Tóm lại, khái niệm giáo dục pháp luật được hiểu: là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Với khái niệm giáo dục pháp luật như đã nêu trên, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc trang bị tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm và thói quen pháp luật cho mọi công dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Trong đó trước hết thuộc về hệ thống 9 các cơ quan có chức năng giáo dục đào tạo nói chung và các cơ quan có chức năng giáo dục pháp luật của Nhà nước nói riêng. Giáo dục pháp luật là một trong những mắt xích quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, như Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ là, tiếp tục "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [16, tr. 135]. Chúng ta đang từng bước phấn đấu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong phương hướng đó, giáo dục pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, vì đó là khâu đầu tiên để tạo ra tiền đề ý thức cho phương hướng có khả năng trở thành hiện thực trong đời sống xã hội. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, sự coi nhẹ và thiếu năng động trong công tác giáo dục pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật của cán bộ công chức, nhân dân nói chung còn thấp. Điều đó đặt ra cho chúng ta sự cần thiết phải nhận thức ý nghĩa mang tầm chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong suốt cả quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Nó là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 1.1.2. Khái niệm về giáo dục pháp luật cho phụ nữ Giáo dục pháp luật cho phu ̣ nữ là mô ̣t phầ n trong giáo du ̣c pháp luâ ̣t nói chung, tuy nhiên đã đươ ̣c cu ̣ thể hóa về đố i tươ ̣ng đươ ̣c giáo du ̣c . Khác với nam giới phu ̣ nữ có những đă ̣c điể m riêng về tâm sinh lý , nhâ ̣n thức, trình đô ̣ rấ t khác nhau gi ữa các vùng , miề n...nên đòi hỏi có sự giáo du ̣c riêng cho phù hơ ̣p. 10 Từ khái niê ̣m về giáo du ̣c pháp luâ ̣t, chúng ta có thể hiểu rằng giáo dục pháp luật cho phu ̣ nữ là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên phụ nữ nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Như vâ ̣y, viê ̣c giáo du ̣c pháp luâ ̣t cho phu ̣ nữ là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng có đinh ̣ hướng, có tổ chức nghĩa là nó được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện giáo dục pháp luật nghiên cứu , đinh ̣ hướng trước nô ̣i dung cầ n giáo du ̣c . Đối tượng giáo dục ở đây được xác định cụ thể là phụ nữ. Thông qua viê ̣c giáo du ̣c nhằ m giúp phụ nữ biế t, có ý thức và thực hiện pháp luật. 1.1.3. Mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ Mục đích của giáo dục pháp luật là một trong những yếu tố tạo nên cấu trúc bên trong của giáo dục pháp luật. Việc xác định đúng đắn các mục đích xã hội cần phải đạt được trong quá trình giáo dục pháp luật, có vai trò quan trọng trong lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật. Bởi vì, các phạm trù, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật phần lớn phụ thuộc vào việc xác định những mục đích xã hội nào được đặt ra trước quá trình giáo dục. Mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ cũng thế, đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của xã hội đối với từng giai đoạn, trong các điều kiện lịch sử cụ thể. Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, giáo dục pháp luật cho phụ nữ bao gồm các mục đích cơ bản sau đây: - Mục đích thứ nhất: Hình thành, làm sâu sắc từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của phụ nữ (mục đích nhận thức). Đây là mục đích hàng đầu, bởi vì, chính sự am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và lòng tin vào pháp luật ở mỗi công dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Hơn nữa, tri thức pháp luật còn giúp cho con người tổ chức một cách có ý thức hoạt động của mình và tự đánh giá kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật. Mục đích này đặc biệt quan trọng trong điều 11 kiện như nước ta hiện nay, khi mà hiểu biết pháp luật của phụ nữ còn thấp, còn chịu ảnh hưởng tư tưởng và nếp sống của người sản xuất nhỏ , nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân chưa đầy đủ . Mặt khác, công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho phụ nữ chưa được coi trọng dẫn đến tình trạng pháp chế bị buông lỏng, làm giảm hiệu lực của pháp luật; giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Do đó, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục pháp luật: Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân [12, tr. 121]; "Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật" [13, tr. 92]; "Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật" [16, tr. 135]. - Mục đích thứ hai: Hình thành ý thức và lòng tin của phụ nữ đối với pháp luật (mục đích cảm xúc). Mục đích này rất quan trọng, vì nếu có tri thức pháp luật mà không có ý thức tôn trọng và lòng tin vào pháp luật cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật thì phụ nữ rất dễ hành động chệch khỏi các chuẩn mực pháp luật vì lợi ích riêng tư. Nội hàm của mục đích cảm xúc đạt được thông qua việc: Một là, giáo dục tình cảm công bằng, biết xác định các tiêu chuẩn đánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với người khác và với chính mình bằng các tiêu chuẩn công bằng thể hiện qua các qui phạm pháp luật. Hai là, giáo dục tình cảm, trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật của người phụ nữ ở mọi nơi mọi lúc. Phê phán, lên án những biểu hiện coi 12 thường pháp luật, các hành vi phạm pháp. Đồng thời ủng hộ và tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Có được tình cảm trên, phụ nữ sẽ có được lòng tin vững chắc vào sự cần thiết tuân theo những qui phạm pháp luật. Khi đã có lòng tin vào pháp luật, phụ nữ sẽ có những hành vi hợp pháp và luôn có ý thức thức giúp người khác thực hiện đúng pháp luật. - Mục đích thứ ba: Hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật (mục đích hành vi). Đây cũng là một mục đích rất quan trong trong việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Động cơ và hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng của cả quá trình nhận thức pháp luật, đấu tranh nội tâm dưới tác động của những yếu tố tâm lý, tình cảm, lòng tin... Từ mục đích nhận thức được pháp luật giúp cho người phụ nữ có ý thức chấp hành pháp luật, biết được quyền nghĩa vụ của họ mà pháp luật quy định đồng thời có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo vệ mình trước pháp luật. Khi đã được trang bị những kỹ năng cần thiết về pháp luật sẽ giúp phụ nữ hình thành thói quen xử sự hợp pháp đó là: tuân thủ các quy phạm hướng dẫn của pháp luật, thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ pháp lý và áp dụng các tri thức pháp luật, các quy phạm pháp luật cụ thể để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, của người khác, của Nhà nước và của xã hội. Việc phân chia các mục đích giáo dục pháp luật trên đây chỉ mang tính tương đối, giữa chúng có mối quan hệ đan xem qua lại trong mối liên hệ hữu cơ thống nhất. Từ tri thức pháp luật đến tính tự giác; từ tính tự giác đến tính tích cực; từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật. Ngược lại, khi có thói quen xử sự theo pháp luật thì lòng tin, tình cảm pháp luật lại được củng cố. Do đó, khi tiến hành giáo dục pháp luật cho phụ nữ đều phải hướng hoạt động vào cả ba mục đích trên. Việc xác định mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ trong quá trình giáo dục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong lý luận lẫn thực tiễn giáo dục pháp luật. Việc xác định đúng hay không đúng mục đích 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan