Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm một người hà nội của nguyễn ...

Tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm một người hà nội của nguyễn khải - ngữ văn lớp 12

.DOC
31
172
129

Mô tả:

GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc ----------------------§Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm S¬ yÕu lý lÞch Hä vµ tªn: Lª ThÞ Thư¬ng Sinh ngµy: 14/12/1978 N¨m vµo ngµnh : 2000 Chøc vô, ®¬n vÞ c«ng t¸c: Gi¸o viªn gi¶ng d¹y t¹i trường THPT Ba V× Tr×nh ®é chuyªn m«n: §¹i häc . HÖ ®µo t¹o: ChÝnh quy Bé m«n gi¶ng d¹y: Ng÷ v¨n Ngo¹i ng÷: Tr×nh ®é chÝnh trÞ: sơ cấp Khen thưởng : A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường THPT Ba Vì 1 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thăng Long- Hà Nội. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã đưa vào giảng dạy “ Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” vào các cấp học như: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội, qua đó tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh để xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Để giúp mỗi người hình thành và giữ nếp sống thanh lịch, văn minh phải là một quá trình liên tục. Làm cho mọi người nâng cao nhận thức về giá trị của nếp sống thanh lịch, văn minh, ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa Thủ đô. Ở nhà trường cần xây dựng nếp sống thanh lịch , văn minh cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục và những bài học cụ thể, từ định hướng đến chỉ dẫn hành vi, trong sinh hoạt trong học tập và trong giao tiếp ứng xử góp phần hình thành nhân cách, phong cách của người Hà Nội. Trên thực tế các trường trên địa bàn của thành phố Hà Nội đã đang giảng dạy giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội vào trong các bộ môn như: chuyên đề giảng dạy thanh lịch, văn minh vào tiết học trong tuần ở thời khóa biểu chính khóa của nhà trường mỗi tuần một tiết cho các lớp học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và một số bộ môn như Giáo dục công dân, Địa lí, Văn học… cũng đang sử dụng phương pháp tích hợp để giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh với đặc thù riêng của bộ môn học sao cho các em hiểu và tiếp cận một cách nhanh nhất. Vì vậy trường THPT Ba Vì mà tôi đang công tác giảng dạy cũng đã và đang giáo dục truyền thống văn hóa của Hà Nội, để nhằm giúp các em hiểu được thế nào là thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Bản thân tôi là một giáo viên dạy văn được tiếp cận với rất nhiều tác phẩm văn học đã thể hiện nét đẹp và truyền thống văn hóa của người Hà Nội vì thế tôi cũng muốn cung cấp thêm cho Trường THPT Ba Vì 2 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 các em nhữn kiến thức về nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và nay. Nhằm giúp các em hiểu và xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh vừa là trách nhiệm vừa là niềm tự hào cũng là khát vọng của mỗi người Hà Nội luôn hướng tới. Đây cũng chính là lí do để tôi thực hiện đề tài này của mình nhằm để giúp học sinh của trường hiểu và gìn giữ nét đẹp văn hóa Hà Nội mà mình đã và đang được thừa hưởng. II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở lý luận: Thanh lịch văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người dân Hà nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và vinh dự của người dân Thủ đô trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có những biểu hiện vô cùng phong phú và có giá trị văn hóa cao, đó là những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Văn minh trong sinh hoạt trong học tập làm việc và giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà trường, ở nơi công cộng với người nước ngoài và với thiên nhiên môi trường. Thanh lịch là gì? Đó là “ thanh nhã và lịch thiệp” là một khuynh hướng thẩm mĩ thiên về sự nhã nhặn và lịch thiệp đã trở thành nét đẹp trong nếp sống người Hà Nội. Đó là nét đẹp hài hòa của diện mạo của phong cách, hành vi, sự tu dưỡng trải nghiệm của con người. Và biểu hiện ở chiều sâu như một tính cách cơ bản, hồn cốt của con người, là lối sống có văn hóa phù hợp với thời đại. Văn minh là gì? Là “ nền văn hóa có đặc trưng riêng tiêu biểu cho một xã hội rộng lớn, một thời đại hay cả nhân loại”. Văn minh biểu hiện ở trình độ phát triển cao của văn hóa về phương diện vật chất theo hướng xóa bỏ những lạc hậu, thấp kém để xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn. Trường THPT Ba Vì 3 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 Thanh lịch, văn minh là đặc trưng nổi bật trong nếp sống người Hà Nội đó là nếp sống có văn hóa tích cực tiến bộ phù hợp với các giá trị sống của cộng đồng. Người thanh lịch văn minh là người có dáng vẻ hành vi trang nhã, giao tiếp ứng xử lịch sự, thể hiện sự tiến bộ hiểu biết phù hợp với thời đại với dân tộc. Lịch sử của Hà Nội với 1000 năm tuổi có điều kiện tự nhiên đất đai trù phú, địa hình thuận lợi, khí hậu ôn hòa. Sự ưu đãi của thiên nhiên đã làm cho Hà Nội là “ Chốn hội tụ của bốn phương đất nước" “ muôn vật phong phú tốt tươi” đã làm cho Hà Nội là một đô thị lớn bậc nhất của nước ta “ Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến” là sự phồn thịnh về kinh tế, phát triển về văn hóa. Đây cũng là nơi hội tụ của các tài năng tinh hoa về trí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam để tạo nên những nét đẹp truyền thống mang màu sắc riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội thể hiện độc đáo của vùng văn hóa dân cư Hà Nội. Có thể hình dung chân dung văn hóa con người Hà Nội với những giá trị nổi bật như sự lịch lãm, tinh tế, hào hoa trí tuệ, có nghĩa khí, giàu lòng yêu nước, tình nhân ái, yêu chuộng hòa bình; người Hà Nội trang nhã, nền nã, hướng nội sâu sắc, quan hệ rộng mở, có bản lĩnh và tự trọng. Một trong những nét nổi bật trong bản sắc văn hóa riêng của người Hà Nội là thanh lịch, văn minh. Đây là kết quả của sự hội tụ, kết tinh những giá trị trong và quốc tế trên trục văn hóa Bắc- Nam, Đông- Tây. Đồng thời, nhiều giá trị văn hóa của các vùng đất khác khi được “ Hà Nội hóa” đã mang giá trị mới- kết quả của quá trình lan tỏa những tinh hoa văn hóa Thăng Long- Hà Nội. Vì thế chúng ta đã biết, nhà trường phổ thông có chức năng cơ bản là hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức công tác giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu, chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy Trường THPT Ba Vì 4 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 đủ những nhận thức về thanh lịch, văn minh của Hà Nội, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra trường, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ của mình là tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức giáo dục ý thức về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân... 2. Cơ sở thực tiễn: Môn Ngữ văn với những đặc trưng bộ môn- vừa có tính chất khoa học vừa có tính chất nghệ thuật. Chương trình Ngữ văn lớp 12 có một số bài học có liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Do vậy, đây chính là điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào một số bài học. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy còn chưa được một số giáo viên thực sự chú trọng đến nội dung này, nên chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào môn học này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Nên giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với mỗi trường học trong sở giáo dục Hà Nội vì thế Trường THPT Ba Vì cũng không là ngoại lệ. Nhằm để giúp học sinh hiểu rõ nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vì người Hà Nội rất thanh lịch văn minh trong sinh hoạt, đời sống, trong làm việc và vui chơi. Bởi vậy ta có thể nhận thấy phong cách thanh lịch, văn minh trong ẩm thực trong trang Trường THPT Ba Vì 5 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 phục và trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội đã đi vào văn chương Việt Nam một cách sâu đậm. Với môn ngữ văn trong trường THPT đã thể hiện được rất rõ nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ, gạn lọc, kết tinh và lan tỏa hoa ra cả nước. Trong thời đại hội nhập, sự hội tụ lan tỏa của Hà Nội còn rộng ra với cả thế giới. Hà Nội là đầu mối giao lưu quốc tế, có đại sứ quán của các nước, có nhều người nước ngoài sinh sống và làm việc, du lịch. Người Hà Nội vừa tự hào về truyền thống thanh lịch của đất đô thành, vừa đại diện cho nhân dân cả nước tự hào giới thiệu về văn hóa Việt Nam, đất nước con người Việt Nam. Người Hà Nội cần hiểu sâu về lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam và nét đẹp đặc trưng của văn hóa Hà Nội là thanh lịch; có khả năng giới thiệu với bạn bè bốn phương về văn hóa ẩm thực Hà Nội, đặc biệt là về phở Hà Nội, về cách ăn bằng bát đũa; về cái áo dài duyên dáng, về phố cổ, về Hồ Gươm, về hát chèo, về ca trù và rối nước…Thể hiện sự hào hoa, người Hà Nội sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng về văn hóa của bạn bè, rộng rãi, phóng khoáng trong giao tiếp. Xuất phát từ những lý do trên đã tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu nội dung: “GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI- NGỮ VĂN LỚP 12 và qua một số bài học trong môn Ngữ văn lớp 12- THPT để góp phần giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trường THPT Ba Vì 6 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 1. Đối tượng: Học sinh lớp 12A8 và lớp 12A9 của trường THPT Ba Vì năm học 2011-2012. 2. Phạm vi: Phạm vi của đề tài tập trung vào các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ bản thân. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. NHỮNG BIỂU HIỆN NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HÀ NỘI. “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng là người Tràng An” Đã có biết bao nhà văn nhà thơ thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất văn hiến ấy. Mỗi người đều thể hiện tình yêu của mình với Hà Nội với các góc độ khác nhau như nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Đình Thi, Thạch Lam, Vũ Bằng…sự cảm nhận tinh tế về Hà Nội đã đi vào văn thơ của họ một cách thơ mộng và lãng mạn, đã gây ấn tượng với người đọc nhất là những người yêu và gắn bó với mảnh đất văn hiến ấy. Bởi người Hà Nội có những nét biểu hiện tinh tế về vẻ đẹp văn hóa của mình. 1. Người Hà Nội họ rất tinh tế thanh cảnh trong ẩm thực: Thể hiện sự thành thạo trong việc lựa chọn, chế biến trình bày thưởng thức các món ăn nhiều màu sắc. Vì người Hà Nội luôn quan niệm ăn không chỉ bằng miệng mà bằng mắt bằng tai…là đặc trưng ẩm thực mà người Hà Nội nâng lên thành nét đẹp văn hóa. Tạo nên những món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà Trường THPT Ba Vì 7 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 Thành như: Phở, bún thang, chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây…đã được nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm “ Phở” hay “ Hà Nội 36 phố phường”- Thạch Lam. Người Hà Nội ăn uống thanh đạm, thanh cảnh, coi trọng chất lượng hơn coi trọng việc thưởng thức chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất. Ngay cả khi xơi bát cơm cũng không được xơi đầy, khi ăn phải từ tốn thưởng thức hương vị của từng món, vừa ăn vừa trò chuyện, nhai nuốt thong thả. Họ luôn coi trọng phép lịch sự trong ăn uống nên với người Hà Nội thì “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” họ rất coi trọng nề nếp. 2. Người Hà Nội luôn chỉnh tề, nền nã trong trang phục: Họ luôn thể hện sự am hiểu của mình trong trang phục hằng ngày. Cách ăn mặc đẹp phù hợp, lịch sự thể hiện thái độ vừa tự trọng vừa tôn trọng người khác trở thành nét đặc trưng của người Hà Nội. Trang phục của nam nữ của người già và trẻ em…luôn giữ được vẻ đẹp trang nhã, hài hòa giản dị. Mỗi người đều ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình phù hợp với điều kiện làm việc và hoàn cảnh giao tiếp. Người Hà Nội bao giờ cũng cẩn trọng trong lựa chọn trang phục sao cho quần áo phù hợp với điều kiện thời tiết lại vừa có tính thẩm mĩ cao. Đặc điểm khí hậu bốn mùa đã góp phần giúp Hà Nội trở thành kinh đô thời trang Việt. Trường THPT Ba Vì 8 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 Người thanh lịch Hà Nội biết ăn diện đổi mốt mà vẫn coi trọng sự tinh tế, kín đáo, tế nhị, không quá cầu kì, không để “cái đẹp” phủ nhận lấn lướt “ cái nết” mà vẫn toát lên vẻ đẹp tiêu biểu thanh lịch của mình. 3. Người Hà Nội lịch thiệp tế nhị trong giao tiếp ứng xử: Họ luôn coi trọng giao tiếp ứng xử trước hết trong lời ăn tiếng nói. Qua tiếng nói người ta nhận ra tiếng nói “ Hồ Gươm”. Cái thanh lịch của tiếng nói người Hà Nội là ở chỗ phát âm hay, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt hấp dẫn, dễ nghe. Người Hà Nội khi nói họ chọn lời hay ý đẹp, tránh thô lỗ tục tằn. Người Hà Nội xưa nay ứng xử tại nhà, trọng lễ nghĩa, cử chỉ từ tốn khiêm nhường, thái độ cởi mở, ân cần. biết tự trọng và tôn trọng, không khúm núm, nịnh bợ. Có cái nhìn thân thiện, tình cảm bao dung khi giao tiếp với mọi người. Trường THPT Ba Vì 9 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 4. Người Hà Nội thể hiện nét thanh lịch, văn minh trong thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí, sắp xếp nơi ăn chốn ở tôn giáo và tín ngưỡng. Người Hà Nội biết giữ gìn sự tôn nghiêm ở lễ hội, nơi chùa chiền, đình miếu. Không chen lấn ồn ào, cười đùa ở nơi thờ tự, tôn trọng đời sống tâm linh nhưng không mê tín dị đoan. Biết ngả mũ nhường đường khi gặp đám tang trên đường. Không mặc cầu kì diêm dúa khi đi đến đám tang. Đi lại nhẹ nhàng ở nơi công cộng nhất là bệnh viện. 5. Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh ở nơi cộng cộng: Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động chính trị- xã hội, văn hóa thể thao, những sự kiện trong nước và quốc tế, có sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Người Hà Nội luôn nghiêm cẩn chân thành, tận tình cởi mở, thân thiện hào hoa góp phần làm nên thành công trong các hội nghị quốc tế. Khi tham gia hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hóa, trong rạp hát, trong hội nghị, trong thư viện ,trong bảo tàng không nói chuyện riêng, đi lại nhẹ nhàng, xin lỗi khi đi qua mặt người khác. Trường THPT Ba Vì 10 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 Khi tham gia hoạt động vui chơi, thể dục thể thao như: đá cầu, đá bóng, chơi cầu lông… họ luôn chơi hết mình, với tinh thần cao thượng, cổ vũ vô tư trong sáng, tôn trọng kỷ luật không làm phiền người khác. 6. Người Hà Nội ứng xử văn minh với thiên nhiên và môi trường: Họ luôn yêu và gắn bó với thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trương sống xanh- sạch- đẹp. Người Hà Nội luôn có kiến thức và ý thức tô điểm cho thiên nhiên thêm màu xanh của cây lá và rực rỡ sắc hoa suốt bốn mùa, tạo nên dáng vẻ một thành phố trầm mặc cổ kính và thơ mộng nên thơ. Những hàng cây trồng trên hè phố trong công viên, ven hồ, trên đường đi… xòe bóng mát giữa những trưa hè oi ả. Lúc nào Hà Nội cũng như một rừng Trường THPT Ba Vì 11 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 hoa với những sắc màu rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp riêng mà không có một thành phố nào trên thế giới có những nét giống . II. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GV TRONG VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC HIỂU VỀ NÉT ĐẸP THANH LỊCH, VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh là dựa trên những tri thức về những nét đẹp, truyền thống văn hóa nghìn năm của Hà Nội mà hình thành thái độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng sống cho HS, nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Qua đó tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức, hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh giàu mạnh. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết là một quá trình lâu dài, không phải chỉ ở HS THPT mà ở mọi lứa tuổi, là người dân Thủ đô Hà Nội thì đều phải hiểu để xây dựng thói quen giao tiếp thanh lịch, văn minh là cho Hà Nội thực sự trở thành một không gian văn hóa xứng đáng với truyền thống văn hiến, anh hùng. Là một GV giảng dạy môn Ngữ văn, thông qua một số bài học liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã cung cấp, gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội. Nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cụ thể : HS hiểu được nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và đối với đời sống của các thế hệ người dân Hà Nội nay như thế nào, thấy được những nét đẹp ấy đã và đang bị mai một như thế nào để có ý thức gìn giữ và phát huy những nét đẹp đó . Bên cạnh đó tôi còn giáo dục cho HS thái độ thân thiện với mọi người, có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội , ủng hộ những việc làm bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội và lên án, tố cáo những hành vi làm mất đi những nét đẹp văn hóa nghìn năm tuổi của Hà Nội. Đồng Trường THPT Ba Vì 12 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 thời hình thành cho HS kĩ năng phát hiện vấn đề thể hiện nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội và ứng xử tích cực với các vấn đề về văn hóa của Hà Nội có trách nhiệm và hành động thiết thực để xây dựng thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là “ Thành phố vì hòa bình”. III. NGUYÊN TẮC, MỨC ĐỘ, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG DẠY MÔN NGỮ VĂN 1. Nguyên tắc Giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội không phải là một bộ môn riêng biệt mà chỉ là cách tiếp cận bộ môn. Do vậy, khi tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội tôi luôn tuân thủ những nguyên tắc sau: - Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính chính xác. - Phải đảm bảo đặc trưng của môn học, không biến giờ học Ngữ văn thành giờ học giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh. Điều này có nghĩa là giờ Văn trước hết phải là giờ Văn, giờ Tiếng Việt trước hết phải là giờ Tiếng Việt, giờ Làm văn trước hết phải là giờ Làm văn. - Phải đảm bảo kiến thức cơ bản, tính lôgic của nội dung bài học, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. Các ví dụ, nội dung Trường THPT Ba Vì 13 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của HS. - Phải gây được sự hứng thú ở HS khi tích hợp nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. 2. Mức độ Việc tích hợp nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. - Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . - Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic, trực tiếp như đi tham quan lễ hội hoặc viện bảo tàng dân tộc học. 3. Phương pháp Trong quá trình lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Khi tìm hiểu về văn hóa của Hà Nội xưa và nay trên thực tế ở các phố cổ Hà Nội và trong các ngày lễ hội diễn ra những nét văn hóa đặc trưng. - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng : cung cấp những thông tin về văn hóa của người Hà Nội và văn hóa ở địa phương nơi các em đang sinh sống và học tập, tổ chức cho HS tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở địa phương để góp phần bảo vệ nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Trường THPT Ba Vì 14 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 - Phương pháp nêu gương: Muốn nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội được tồn tại mãi mãi giúp học sinh hiểu và gìn giữ thì bản thân GV phải gương mẫu. - Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống gìn giữ nếp sống thanh lịch, văn minh. IV. MỘT SỐ BÀI HỌC TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 1. Hệ thống những bài học có nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Như trên đã nói, kiến thức giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong môn Ngữ văn lớp 12 không được trình bày cụ thể trong từng bài rõ ràng mà được mà phải tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng. Khảo sát toàn bộ nội dung chương trình Ngữ văn lớp 12, tôi thấy có 2 bài học có thể tích hợp được nội dung này đó là các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng. 2. Vận dụng 2.1 Bài: Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng. Mục đích của tôi khi dạy bài này là muốn HS vận dụng những kĩ năng, những hiểu biết của mình nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội để hiểu nội dung của bài. Tôi áp dụng đúng nguyên tắc dạy học bộ môn để đảm bảo đây là giờ đọc hiểu tác phẩm văn học. Đồng thời, tôi đã vận dụng mức độ tích hợp toàn phần và liên hệ, vận dụng phương pháp tiếp cận kĩ năng giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội và các cách thức trên để giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cho các em. Trong tác phẩm này ngoài cung cấp cho các em về kiến thức của bài để các em hiểu về nội dung, tôi còn lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh Trường THPT Ba Vì 15 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 cho học sinh để các em hiểu rõ hơn về ngày tết cổ truyền của dân tộc nói chung của người Hà Nội nói riêng. Với những nét độc đáo trong việc sắm mâm ngũ quả ngày tết, làm bữa cơm tất niên để cúng tổ tiên. Và thấy được nét đẹp đó của người Hà Nội xưa và nay đã và đang thay đổi theo nền kinh tế thị trường như thế nào, nhằm giúp các em ý thức hơn trong việc gìn giữ nét đẹp văn hóa đó . 2.2 Bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải. Trong quá trình tích hợp, tôi vận dụng phương thức tích hợp bộ phận và liên hệ, vận dụng phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục và sử dụng cách thức: Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội thông qua nhân vật cô Hiền. Cho các em học sinh xem các hình ảnh, clip liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh, văn hóa của người Hà Nội khi tích hợp nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Theo phân phối chương trình và sự thống nhất của tổ chuyên môn, bài học này được dạy trong 1 tiết. Tôi hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp và phẩm chất của nhân vật cô Hiền và cách nhìn nhận của cô về góc độ văn hoá của Hà Nội trong thời kì kháng chiến chống Mỹ và đất nước thời kì hòa bình. Trong lời vào bài tôi cho HS xem một đoạn clip về văn hóa, phong tục nếp sống của người Hà Nội để tạo sự hấp dẫn, để các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp của Thăng Long- Hà Nội bằng thị giác trước khi cảm nhận bằng hệ thống ngôn từ trong văn bản. Trong quá trình tìm hiểu vẻ đẹp của Hà Nội ở góc độ thiên nhiên, tôi cho HS xem một số hình ảnh về phố cổ Hà Nội để HS cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng của Hà Nội xưa và nay. Khi tìm hiểu vẻ đẹp của cô Hiền và phẩm chất của người Hà Nội tôi cho HS xem clip cách ứng xử văn hóa, các lễ hội của người Hà Nội để HS thấy được vai trò của nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong sự bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế của Hà Nội. Đồng thời tôi còn cung Trường THPT Ba Vì 16 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 cấp cho HS một số thông tin mang tính thời sự về những nét đẹp văn hóa của Hà Nội đã và đang bị mai một do nếp sống xô bồ của thị trường… Qua nội dung tiết học tôi đã chỉ cho các em thấy nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội để các em thấy thêm yêu và tự hào vì mình là người Hà Nội. Đồng thời tôi cũng đã cung cấp cho các em một lượng kiến thức ngoài văn bản để giáo dục cho các em thấy được vai trò quan trọng của nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội và ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Như vậy, thông qua hai bài học trên tôi đã giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cho HS ở 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Khi dạy những bài này tôi đã sử dụng giáo án điện tử, việc sử dụng giáo án điện tử sẽ rất thuận lợi khi cung cấp hình ảnh, clip về hiện trạng nếp sống thanh lịch,văn minh của người Hà Nội hiện nay. Được tiếp xúc với những hình ảnh trực quan trong giáo án điện tử, các em thật sự hứng thú trong giờ học và các em được tận mắt nhìn thấy thực trạng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và nay giúp các em có những kiến thức, kĩ năng về nếp sống thanh lịch, văn minh để từ đó hình thành ở các em ý thức kế thừa và gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. 3. Thiết kế một giáo án cụ thể: TIẾT 74: ĐỌC THÊM: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Nguyễn Khải). I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Giúp học sinh: - Hiểu được nét đẹp văn hoá “kinh kì” qua cách sống của cô Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho “Người Hà Nội”. - Hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch. Trường THPT Ba Vì 17 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 - Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: GV kết hợp các phương pháp: Phát vấn, gợi mở, giảng bình, thảo luận nhóm… III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật chị Hoài trong tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nội dung tích hợp I.Tìm hiểu chung - Gv hướng dẫn HS đọc thêm. Hướng dẫn tìmhiểu chung. - Qua phần Tiểu dẫn hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời và 1. Tác giả * Tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải (1930-2008 sinh tại Hà Nội . * Sự nghiệp - Những tác phẩm tiêu biểu: SGK - Nội dung sáng tác: Trường THPT Ba Vì 18 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 sự nghiệp + Trước 1975: của Nguyễn + Tập trung về đời sống nông Khải? thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. + Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ - Sau năm 1975: + Vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự. + Tính cách, tư tưởng tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. - Phong cách NT: Cảm hứng triết luận với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều suy ngẫm, triết lý. - Vị trí văn học sử: một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi sau cách mạng tháng Tám năm 1945 2. Tác phẩm - Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). - Nội dung: Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. Trường THPT Ba Vì 19 Lê Thị Thương GIÁO D ỤC N ẾP S ỐNG THANH L ỊCH, V ĂN MINH QUA TÁC PH ẨM: “ M ỘT NG ƯỜI HÀ N ỘI” C ỦA NGUY ỄN KH ẢI - NG Ữ V ĂN L ỚP 12 GV: Dựa vào phần Tiêủ dẫn hãy nêu những hiểu biết về tác phẩm? II. Đọc-hiểu văn bản. 1. Nhân vật cô Hiền. * Xuất thân: gia đình giàu có lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan. * Một số đặc diểm thời thiếu nữ: xinh đẹp, thông minh, mở xa lông văn chương, giao du rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọchiểu văn bản. GV dẫn dắt: Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền. Cũng như người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. Cô * Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước: - Năm 1955: + Bối cảnh: từ kháng chiến trở về, một Hà Nội “nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”. + Nguyên nhân cô Hiền và gia đình ở lại: “họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác” => sự gắn bó máu thịt với Hà thành. - Kháng chiến chống Mĩ: + Người con cả tình nguyện tòng quân => phản ứng: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” => Nhận thức sâu sắc. + Người con thứ theo anh lên đường => phản ứng: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là Trường THPT Ba Vì 20 Lê Thị Thương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan