Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua bài giảng tích hợp nội dung giáo dục ...

Tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua bài giảng tích hợp nội dung giáo dục môi trường chương oxi lưu huỳnh lớp 10 nâng cao

.DOC
83
145
103

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp Lêi c¶m ¬n Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy giáo Th.s Lê Danh Bình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy về sự hướng dẫn quý báu trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Hóa học trường Đại học Vinh nói chung và các thầy cô trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy Hóa học nói riêng. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bạn sinh viên lớp 47A - Hóa, bạn bè, người thân đã luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt. Xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy Hóa học và các em học sinh trường THPT Nghi Léc I vµ tËp thÓ c¸c em líp 10 A1 Nghi Léc I đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Keomany inthavong GVHD: Th.S Lê Danh Bình 1 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường GDMT : Giáo dục môi trường MT : Môi trường GV : Giáo viên HS : Học sinh PƯ : Phản ứng PTPƯ : Phương trình phản ứng PTHH : Phương trình hoá học ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thong CN : C«ng nghiÖp OXH : Oxi ho¸ QT : Qóa tr×nh GVHD: Th.S Lê Danh Bình 2 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….4 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài……………………………………………5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu………………………………………5 4. Giả thuyết khoa học………………………………………………………5 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về môi trường……………………………………………….6 1.1.1. Môi trường và chức năng cơ bản của môi trường…………………..6 1.1.1.1. Môi trường…………………………………………………...6 1.1.1.2. Chức năng cơ bản của môi trường………………………… .7 1.1.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển…………………………8 1.1.2.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển…………………..8 1.1.2.2. Phát triển bền vững………………………………………… 8 1.2. Ô nhiễm môi trường……………………………………………………..8 1.2.1. Sự ô nhiễm môi trường………………………………………………9 1.2.2. Sự ô nhiễm khí quyển………………………………………………..9 1.2.3. Sự ô nhiễm đất……………………………………………………... 13 1.2.4. Sự ô nhiễm nước…………………………………………………….14 1.3. Giáo dục môi trường………………………………………………… 15 1.3.1. Quan niệm về giáo dục môi trường………………………………... .15 1.3.2. Mục tiêu giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông.............16 1.3.3. Mô hình của việc dạy và học trong GDMT………………...…….. ...16 1.3.4. Các kiểu triển khai GDMT………………………………………….18 1.3.5. Thực trạng giáo dục môi trường hiện nay ……………..………….. .19 GVHD: Th.S Lê Danh Bình 3 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp 1.3.6. Nội dung giáo dục môi trường ở trường phổ thông ………………..20 1.4. Phương pháp giáo dục BVMT…………………………………………. 21 1.4.1. Phương pháp tiếp cận……………………………………………… 21 1.4.2. Phương pháp thực nghiệm…………………………………………. 21 1.4.3. Sử dụng bài giảng có tích hợp nội dung bảo vệ môi trường ……….21 Ch¬ng 2. THIẾT KẾ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH 2.1. Phân tích đặc điểm chương oxi – lưu huỳnh…………………………….22 2.2. Phân phối chương trình chương oxi – lưu huỳnh theo sách giáo khoa….23 2.3. Xây dựng các giáo án giảng dạy…………………………………………23 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm……………………………..74 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm…………………………………….74 3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm……………………………………………..74 3.2.1. Phương pháp thực nghiệm…………………………………………..74 3.3. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………..75 3.4. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm…… .……………………………75 3.4.1. Kết quả thực nghiệm………………………………………………..75 3.4.2. Phân tích số liệu thống kê…………………………………………..78 3.4.3. Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm……………………………79 PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………….82 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...83 PHẦN PHỤ LỤC……………………………………………………………84 GVHD: Th.S Lê Danh Bình 4 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài M«i trêng lµ mét vÊn ®Ò ®· vµ ®ang thu hót sù quan t©m cña toµn nh©n lo¹i. Sù ph¸t triÓn kinh tÕ å ¹t vµ sù gia t¨ng d©n sè qu¸ nhanh ®· lµm cho m«i trêng bÞ biÕn ®æi cha tõng thÊy. M«i trêng l©m vµo khñng ho¶ng víi quy m« toµn cÇu, trë thµnh nguy c¬ thùc sù ®èi víi cuéc sèng hiÖn ®¹i vµ sù tån vong cña x· héi trong t¬ng lai. Râ rµng sù ph¸t triÓn lµ xu thÕ tÊt yÕu cña x· héi, ®Ó cã sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng lµ c¸ch ph¸t triÓn “tho¶ m·n nhu cÇu cña thÕ hÖ hiÖn t¹i mµ kh«ng lµm ¶nh hëng ®Õn thÕ hÖ mai sau” th× ph¶i t×m c¸ch gi¶i quyÕt nh÷ng m©u thuÉn gi÷a m«i trêng vµ ph¸t triÓn. Trong chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT) thì giáo dục môi trường (GDMT) được xem là một trong những biện pháp hàng đầu, bởi GDMT giúp con người nhận thức đúng về môi trường, về sự khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên với ý trí đặc biệt, nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường của đất nước. Nhưng thực tế các trường trung học phổ thông ở Việt Nam thì việc giảng dạy các môn học có khai thác kiến thức GDMT được thể hiện còn ít và sơ sài, vì vậy những hiểu biết về môi trường và ý thức BVMT của học sinh còn yếu. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hoá học đóng góp một phần rất quan trọng vào giải thích các hiện tượng trong thực tế, giúp cho mỗi quan hệ chúng ta có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, nếu chúng ta lồng ghép được những hiện tượng xảy ra trong thực tế vào bài giảng GVHD: Th.S Lê Danh Bình 5 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp vừa làm cho tiết học trở nên sinh động vừa tuyên truyền giáo dục môi trường cho học sinh. chính vì những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua bài giảng tích hợp nội dung giáo dục môi trường chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 nâng cao”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Khai thác những nội dung kiến thức trong sách giáo khoa xây dựng hệ thống bài giảng chương oxi – lưu huỳnh góp phần GDMT cho học sinh ở trường trung học phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu và tìm hiểu các cơ sở khoa học về môi trường, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước. - Xây dựng hệ thống bài giảng tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường chương oxi – lưu huỳnh để truyền thụ kiến thức hoá học thông qua đó GDMT cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả GDMT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Là quá trình dạy học ở trường phổ thông. - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài giảng thực tế về BVMT chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 nâng cao. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống bài giảng có tích hợp nội dung BVMT một cách thường xuyên sẽ tăng sự hiểu biết về môi trường, nâng cao nhận thức hành động và đạo đức môi trường cho học sinh THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về môi trường thông qua các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, tạp trí về BVMT. GVHD: Th.S Lê Danh Bình 6 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp - Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng bài giảng theo hướng tiếp cận modul, để từ đó xây dựng hệ thống bài giảng có tích hợp nội dung bảo vệ môi trường chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 – nâng cao - Thực nghiệm sư phạm. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về môi trường 1.1.1. Môi trường và chức năng cơ bản của môi trường 1.1.1.1. Môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường sống của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình, trong đó con người sống và lao động, họ khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Trong môi trường sống này luôn luôn tồn tại sự tương tác giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh. Môi trường sống của con người được phân thành: - Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người như: năng lượng mặt trời, đại dương, sông, núi, động vật, thực vật. Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người nguồn tài nguyên thiên GVHD: Th.S Lê Danh Bình 7 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp nhiên như: không khí, đất, nước và các khoáng sản để con người sinh tồn và phát triển. - Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, phong tục, tập quán… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo những khuôn khổ nhất định đảm bảo cho cuộc sống sinh tồn và ngày một văn minh. Thành phần của môi trường của trái đất bao gồm: - Thạch quyển (Môi trường đất): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 – 70 km trên phần lục địa và 2 – 8km dưới đáy đại dương. Thành phần hoá học, tính chất vật lý của thạch quyển tương đối ổn định và có ảnh hưởng lớn đối với sự sống trên trái đất. - Thuỷ quyển (Môi trường nước): là thành phần nước của trái đất bao gồm các đại dương, sông, suối, ao hồ, nước dưới đất, băng tuyết và hơi nước. Thuỷ quyển đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì cuộc sống của con người, sinh vật và cân bằng khí hậu toàn cầu. - Khí quyển (Môi trường không khí) : là lớp không khí tầng đối lưu bao quanh trái đất. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và quyết định tính chất khí hậu. - Về mặt sinh học, trên trái đất có sinh khí quyển bao gồm các cơ thể sống, thuỷ quyển và khí hậu tạo nên môi trường sống của sinh vật. Sinh quyển bao gồm các thành phần hữu sinh và vô sinh có quan hệ tương tác phức tạp với nhau. Các thành phần của môi trường luôn chuyển hoá trong tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng. Các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình sinh địa hoá như: Chu trình Cacbon, chu trình Nitơ, chu trình Phốt pho… Khi các chu trình này không giữ trạng thái cân bằng thì các sự cố về môi trường xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật ở khu vực hoặc quy mô toàn cầu. 1.1.1.2. Chức năng cơ bản của môi trường GVHD: Th.S Lê Danh Bình 8 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp - Môi trường là không gian sống của con người và các loài vật. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường còn là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. 1.1.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 1.1.2.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển - Phát triển là quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người bao gồm phát triển sản xuất, cải thiện quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá. - Đối với mỗi quốc gia, quá trình phát triển trong một giai đoạn cụ thể nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định. Các mục tiêu này thực hiện bằng những hoạt động phát triển. Ở mức độ vi mô là các dự án phát triển cụ thể và khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất hàng hoá, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng… Các hoạt động này thường là nguyên nhân gây ra những sự sử dụng không hợp lý, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, làm suy thoái chất lượng môi trường. Đây chính là các vấn đề mà khoa học môi trường cần nghiên cứu và giải quyết. - Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hữu cơ. Môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển. Phát triển là nguyên nhân mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường. 1.1.2.2. Phát triển bền vững Theo uỷ ban quốc tế về môi trường đã định nghĩa: phát triển bền vững là cách phát triển mà “thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau”. Phát triển bền vững có thể xem là một tiến trình đòi hỏi sự phát triển đồng thời của bốn lĩnh vực: Kinh tế, nhân văn, môi trường, kỹ thuật. GVHD: Th.S Lê Danh Bình 9 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp Một “xã hội bền vững” phải có nền “kinh tế bền vững” là sản phẩm của sự phát triển bền vững. 1.2. Ô nhiễm môi trường 1.2.1. Sự ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hoá học, sinh thái học của bất kỳ thành phần nào của môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. - Tác nhân gây ô nhiễm là những chất, những hỗn hợp hoặc những nguyên tố hoá học có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những chất này thường được gọi khái quát là chất ô nhiễm. 1.2.2. Sự ô nhiễm khí quyển Nguồn gốc của các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường không khí là do sản xuất công nghiệp và do quá trình đốt cháy nhiên liệu. Có thể mô tả tóm tắt các chất ô nhiễm, nguồn gốc và cách phân loại chúng theo bảng: Chất ô nhiễm Nguyên nhân Núi lửa Khí cacbonic Sự hô hấp của sinh vật Sự đốt nhiên liệu Núi lửa Cacbonmono oxít Khí Động cơ đốt trong Công nghiệp hoá học Các hợp chất hữu cơ SO2 và chất dẫn xuất của lưu huỳnh Vi khuẩn Đốt nhiên liệu Vi khuẩn Dẫn xuất của Nitơ Đốt nhiên liệu Nhà máy điện hạt nhân Chất phóng xạ GVHD: Th.S Lê Danh Bình Đốt rác thải, các chất hữu cơ Núi lửa, bụi nước biển Nổ bom hạt nhân 10 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp Núi lửa, thiên thạch Kim loại nặng Xói mòn do gió, bụi nước biển, Hợp chất vô cơ công nghiệp, động cơ đốt trong Cháy rừng Bụi Công nghiệp hóc học Hợp chất hữu cơ hay tổng hợp Đốt nhiên liệu Đốt chất thải sinh hoạt Nông nghiệp (thuốc trừ sâu) Dựa vào tác dụng chủ yếu của chất độc hại chia ra các nhóm: - Nhóm 1: Chất gây bỏng, kích thích da, niêm mạc, ví dụ như axít đặc, kiềm đặc và loãng (vôi tôi, amoniac). - Nhóm 2: Kích thích đường hô hấp: Cl2, NH3, SO2, NO, HCl, hơi F2. + Chất kích thích đường hô hấp và phế quản như hơi Ozon + Chất kích thích tế bào như NO2 … + Các chất này hoà tan trong niêm dịch tạo ra axít gây phù phổi cấp. - Nhóm 3: Chất gây ngạt + Chất gây ngạt đơn thuần như CO2, etan, metan… + Gây ngạt hoá học: CO hoá hợp với các chất khác làm mất khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu làm hô hấp rối loạn. - Nhóm 4: Chất tác dụng hệ thần kinh trung ương gây mê, gây tê như các loại rượu, các hợp chất hiđrocacbua, H2S, CS2, xăng… - Nhóm 5: Chất gây độc + Chất gây tổn thương cơ thể ví dụ như loại hiđrocacbua, halogen, cloruametin, bromua metyl… + Chất gây tổn thương cho hệ thống tạo máu như: benzen, phenol, chì, asen… + Các kim loại và á kim độc như: chì, thuỷ ngân, mangan, cadimi, hợp chất asen… GVHD: Th.S Lê Danh Bình 11 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp 1.2.2.1. Ozon, suy giảm tầng ozon + Ozon là loại khí thiên nhiên của khí quyển thượng tầng. Nó được hình thành và phá huỷ tuần hoàn dưới tác dụng của tử ngoại mặt trời O2 UV  2 O. O. + O2  O3 UV O3  O. + O2 Ozon tập trung ở tầng bình lưu từ 10km đến khoảng 50km. Môi trường không khí có nồng độ ozon cao hơn nồng độ tự nhiên, ta nói môi trường đó bị ô nhiễm ozon, và khi đó nó gây tác hại đến sức khoẻ con người. Ozon làm tăng nhiệt độ mặt đất, nếu nồng độ ozon trong khí quyển tăng lên 2 lần, có thể làm nhiệt độ mặt đất tăng lên 10C. Ngược lại, ozon có tác dụng che chắn không cho các tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất, phần lớn bức xạ tử ngoại được tầng ozon hấp thụ, điều tiết khí hậu và sinh thái trên trái đất. Tuy nhiên, hiện nay tầng ozon đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong vòng 15 năm qua mức suy giảm tầng ozon trung bình toàn cầu là 5%, trong đó 6,5% Bắc bán cầu, 9,5% Nam bán cầu. Nguyên nhân chính là do trong phần tử các chất làm lạnh CFC phân ly ra các gốc tự do đươi tác dụng bức xạ mặt trời.CFC + hv  Cl. Một gốc Cl. có thể phản ứng với 100000 phân tử O 3 theo phản ứng dây chuyền: Cl. + O3  ClO.+ O2 ClO. + O.  Cl. + O2 ClO. + NO2  ClONO2 Một nguyên nhân quan trọng nữa là do các khí NO, NO 2. Các chất khí này thường có một lượng nhất định trong khí quyển tự nhiên. Và trong khí thải của máy bay phản lực, máy bay siêu âm hạng nặng cũng chứa một lượng lớn oxít của nitơ GVHD: Th.S Lê Danh Bình 12 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp O3 + NO  NO2 + O2 NO2 + O.  NO + O2 O3 + O.  2 O2 1.2.2.2. Mưa Axit: Bình thường nước mưa có độ PH khoảng 5,6 có nghĩa là axit nhẹ, do CO 2 trong khí quyển tác dụng với hơi nước tạo nên axit cacbonic. CO2 + H2O  H2CO3 Nước mưa có độ PH < 5,6 gọi là mưa axít Rất nhiều nguồn ô nhiễm tự nhiên hoặc nhân tạo đã đưa vào khí quyển những khí mang tính axít như NOx, SO2, HCl… Trong quá trình tạo mưa các chất này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển sinh ra các axít như H 2SO4, HNO3, HCl, H2SO3 … Những axít này dưới tác dụng của gió cùng mây di chuyển đi khắp nơi rồi rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa. - Tác hại của mưa axít: + Tăng khả năng hoà tan các kim loại nặng trong nước, cây cối hấp thụ kim loại nặng sau đó sẽ gây ô nhiễm độc cho người và gia súc. + Làm tăng độ axít của đất nên làm cho đất càng bị bạc màu, ảnh hưởng đến mùa màng. + Mưa axít gây nguy hiểm đến sinh vật sống dưới nước, làm hỏng các công trình xây dựng. 1.2.2.3. Hiệu ứng nhà kính. Có thể hiểu một cách sơ lược về nhà kính như sau: Ta biết rằng nhiệt độ bề mặt trung bình của trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua tầmg ozon và lớp CO 2 trong khí quyển chiếu xuống trái đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt phát vào vũ trụ là bức xạ sóng dài, không có khả năng GVHD: Th.S Lê Danh Bình 13 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị hấp thụ lại làm cho nhiệt độ của khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp khí giữ nhiệt của trái đất ở quy mô toàn cầu. Nếu CO2 sinh ra trên toàn cầu càng lớn thì lớp “kính giữ nhiệt” càng dày, nhiệt độ của trái đất tăng lên gây ảnh hưởng đến sinh thái. Hiệu ứng trên gọi hiệu ứng nhà kính. Các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính CO2, CH4, NO2, CO, CFC, trong đó CO2 có vai trò chính. Hiệu ứng nhà kính có thể gây các ảnh hưởng sau: - Nhiệt độ trái đất tăng là nguyên nhân làm lớp băng ở hai cực trái đất tan, nước biển dâng lên cao các thành phố, làng mạc ở vùng ven biển thấp sẽ bị chìm dưới nước biển - Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hoá học gây nên sự mất cân bằng về lượng chất trong cơ thể sống. - Nhiệt độ trái đất tăng làm giảm khả năng hoà tan CO 2 trong nước biển, lượng CO2 trong khí quyển tăng làm mất cân bằng CO 2 giữa khí quyển và đại dương. 1.2.3. Sự ô nhiễm đất Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng, quá trình làm bẩn đất, thay đổi các tính chất lý, hoá tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm dẫn đến làm giảm độ phì nhiêu của đất. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu về môi trường ta phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm: * Ô nhiễm do tác nhân hoá học: Loại ô nhiễm này gây ra do: + Tác dụng của phân bón hoá học bón vào đất không được cây sử dụng hết, một số chuyển sang dạng khí, một số chuyển sang thể hoà tan, một số dạng liên kết với keo đất làm ô nhiễm đất. + Do dùng thuốc bảo vệ thực vật: qua thực tế người ta thấy rằng khi phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 50% lượng thuốc rơi xuống đất, nước, tồn tại GVHD: Th.S Lê Danh Bình 14 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp trong đất và lôi cuốn vào chu trình dinh dưỡng.Đất  nước  cây trồng  động vật và người. + Các chất hoá học thất thoát rò rỉ, thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các hoá chất độc hại và kim loại nặng. Ví dụ: Phế thải của ngành luyện kim, sản xuất ô tô thường chứa: Zn, Pb, As, Hg, Cr, Cd… ở trong đất tính di động gây độc của các kim loại nặng phụ thuộc vào các yếu tố như sự thay đổi thế oxi hoá khử, PH môi trường… * Ô nhiễm do tác nhân sinh học: Đất là môi trường cho các loại vi khuẩn phát triển. Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại phát triển trong đất, bị nhiễm bẩn các phế thải hữu cơ như: phân rác, phế thải công nghiệp thực phẩm… * Ô nhiễm do tác nhân vật lý: + Ô nhiễm nhiệt: Khi nhiệt độ tăng, ảnh hưởng lớn đến vệ sinh trong đất làm nhiệm vụ phân giải chất hữu cơ và trong nhiều trường hợp làm chai cứng đất, mất chất dinh dưỡng. Nhiệt độ tăng quá cao làm giảm lượng oxy mất cân bằng trong đất và tăng quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong đất theo kiểu kị khí tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc hại cho cây như: NH 3, H2S, CH4, và anđêhít… Nguồn ô nhiễm nhiệt do cháy rừng, nguồn nhiệt do nước làm mát các thiết bị máy của các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy khác. + Ô nhiễm đất do tác nhân phóng xạ: Các chất phóng xạ do những phế thải của các trung tâm nghiên cứu nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử… theo chu trình dinh dưỡng sẽ thâm nhập vào cơ thể sống làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây bệnh di truyền máu, bệnh ung thư… 1.2.4. Ô nhiễm nước Trong nước tự nhiên các hợp chất vô cơ và hữu cơ tồn tại dưới dạng hoà tan, dạng rắn hoặc lỏng, luôn tồn tại những quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và với môi trường tạo nên trạng thái cân bằng giữ cho chất lượng nước ít bị biến đổi. Các sản phẩm phế thải từ các lĩnh vực khác nhau đã đưa vào nước, làm ảnh hưởng xấu đến giá trị sử dụng của nước, cân bằng sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và nước bị ô nhiễm. GVHD: Th.S Lê Danh Bình 15 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp - Các dạng ô nhiễm nước: * Ô nhiễm hoá học: là dạng ô nhiễm gây nên do các chất có protein, chất béo và các chất hữu cơ khác có trong chất thải các không khí công nghiệp và dân cư như xà phòng, các loại thuốc nhuộm, các chất giặt tẩy tổng hợp, các loại thuốc sát trùng, dầu mỡ và một số chất thải hữu cơ khác. Ngoài ra, các chất vô cơ như: axít, kiềm, muối và các loịa phân bón hoá học cũng gây ô nhiễm hoá học. * Ô nhiễm sinh lý học: các chất thải cộng nghiệp có chứa nhiều hợp chất hoá học như muối, phenol, ammoniac, sunfua, dầu mỡ… cùng với rong tảo, động vật nguyên sinh làm cho nước có mùi vị bất thường. * Ô nhiễm sinh học: do nước thải cống rãnh chứa các vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm và ký sinh trùng, các động vật nguyên sinh… mang mầm dịch và các bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Để bảo vệ chất lượng nước dùng trong sinh hoạt, trong công nghệ nước sạch phải trải qua các giai đoạn xử lý về mặt vật lý, hoá học, sinh học. Đặc biệt công nghệ xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện, phải tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn sử lý rồi mới xả ra các sông ngòi, ao đầm để đảm bảo chất lượng nước. 1.3. Giáo dục môi trường 1.3.1. Quan niệm về giáo dục môi trường Giáo dục môi trường là một phương pháp tiếp cận bộ môn giúp cho người học hiểu về môi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ cam kết, thái độ này sẽ nuôi dưỡng được niềm mong ước, phát triển năng lực hành động có trách nhiệm trong môi trường. Giáo dục môi trường không chỉ là giáo dục kiến thức mà còn giáo dục tình cảm, thái độ, kỹ năng và năng lực hành động. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các môn học ở nhà trường giáo dục môi trường có thể gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một GVHD: Th.S Lê Danh Bình 16 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp cách độc lập hoặc phối hợp tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai. 1.3.2. Mục tiêu giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông 1.3.2.1. Kiến thức + Nắm được những kiến thức cơ bản về môi trường, các yếu tố của môi trường và sự tác động qua lại giữa chúng với nhau. + Biết được vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi trường, giải thích được hiện tượng bất thường của môi trường xảy ra trong tự nhiên. + Hiểu biết về luật pháp và các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường. 1.3.2.2. Kỹ năng: Hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản về bảo vệ môi trường, biết ứng xử tích cực đối với những vấn đề môi trường cụ thể. 1.3.2.3. Thái độ: Quan tâm đến môi trường, mỗi học sinh tự ý thức được hành động của mình trước vấn đề môi trường cụ thể, đồng thời trở thành tuyên truyền viên tích cực và bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, địa phương. 1.3.3. Mô hình của việc dạy và học trong GDMT Việc dạy và học trong GDMT đang diễn ra trên toàn cầu theo một mô hình sau: Trong mô hình đó, 3 khía cạnh GDMT luôn luôn tồn tại song song: GVHD: Th.S Lê Danh Bình 17 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp Giáo dục vì môi trường Quan tâm Giáo dục về môi trường Phát triển cá nhân Tri thức - Nhận thức Kỹ năng - Thái độ Kinh Hành vi - Giá trị Hành động nghiệm thực tế Giáo dục trong môi trường (thông qua) * Giáo dục về môi trường: + Kiến thức, hiểu biết + Kỹ năng - Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết cơ bản những vấn đề MT. - Cung cấp lý thuyết về các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến MT. - Chú trọng đến thông tin, dữ liệu, sự kiện và hoạt động thực tế nhằm thu hoạch tri thức và trau dồi kỹ năng. * Giáo dục vì môi trường: + Phán xét + Thái độ, hành vi + Giá trị - Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết có sự phán xét. Nhân tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng đối với MT. - Hình thành thái độ quan tâm đến MT, khuyến khích sử dụng hợp lý MT hôm nay và ngày mai. - Hình thành khả năng đánh giá, ra quyết định trước những vấn đề MT. Phát triển khả năng lựa chọn những giải pháp có tính bền vững. GVHD: Th.S Lê Danh Bình 18 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp - Thiết lập những giá trị đạo đức MT căn bản mà cá nhân sẽ phấn đấu thực hiện suốt đời. * Giáo dục trong môi trường: + Phát huy tiềm năng + Kinh nghiệm + Sự tham gia - Mở ra nhiều cơ hội giúp HS tích luỹ nhiều kinh nghiệm nhờ giáo dục trực tiếp trong MT gần gũi (như trường học, cộng đồng địa phương, hoặc ở những địa bàn khác xa hơn). - Đề cao quyền công dân của HS đối với việc bày tỏ các quan tâm chung về MT. Quá trình tham gia trực tiếp cỏc hoạt động giáo dục thông qua MT sẽ phát huy tiềm năng của mỗi HS bao gồm việc củng cố, phát triển tri thức, kỹ năng nghiên cứu tích cực. - Đối với việc học: kích thích hứng thú và óc sáng tạo nhờ tiếp xúc trực tiếp với MT phong phú đa dạng. - Đối với việc dạy: MT cung cấp một nguồn tư liệu và công cụ sư phạm vô tận. 1.3.4. Các kiểu triển khai GDMT 1.3.4.1. Kiểu 1: GDMT thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường. - Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hay một phần môn học có sự trùng hợp với nội dung GDMT. - Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDMT. Ngoài ra ở một số phần nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập, bài làm…được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề MT. Quá trình khai thác các cơ hội GDMT cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: GVHD: Th.S Lê Danh Bình 19 SV: Keomany Inthavong Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành phương pháp + Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài GDMT. + Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện. + Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với MT. 1.3.4.2. Kiểu 2: GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập Về cơ bản cách tiến hành một hoạt động độc lập cần xác định chủ đề về hình thức của hoạt động có thể chọn chủ đề và tổ chức theo các hình thức hoạt động như câu lạc bộ, tham quan, thực địa… 1.3.5. Thực trạng giáo dục môi trường hiện nay : 1.3.5.1. Tình hình GDMT trên thế giới MT là một vấn đề đó và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948 tại cuộc họp Liên hiệp quốc về bảo vệ MT và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ "GDMT" được sử dụng, tiếp sau đó ngày 5/6/1972, tại hội nghị Liên hiệp quốc ở Stôckhôm (Thụy Điển) đó nhất trớ nhận định: Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình chống chiến tranh). Cũng vì thế ngày 5/6 hàng năm trở thành "Ngày môi trường thế giới". Sau hội nghị Stôckhôm, ở nhiều nước, GDMT đó được đưa vào các trường đại học. Đến năm 1973, người ta thấy có khoảng 1000 chương trình được giảng dạy trong 750 trường và viện thuộc 70 nước khác nhau. Tuy nhiên, mục đích, nội dung của GDMT lúc đó chưa được xác định rõ ràng, phải đợi đến các hội nghị quốc tế sau, vấn đề này mới được giải quyết và hoàn thiện. 1.3.5.2. Tình hình GDMT ở Việt Nam GVHD: Th.S Lê Danh Bình 20 SV: Keomany Inthavong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan