Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn tiếng việt...

Tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn tiếng việt

.DOC
135
1270
84

Mô tả:

0 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc vinh nguyÔn b×nh minh Gi¸o dôc kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc th«ng qua m«n TiÕng ViÖt LuËn v¨n th¹c sÜ Gi¸o dôc häc Vinh - 2011 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc vinh nguyÔn b×nh minh Gi¸o dôc kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc th«ng qua m«n TiÕng ViÖt Chuyªn ngµnh: gi¸o dôc häc (bËc tiÓu häc) M· sè: 60.14.01 LuËn v¨n th¹c sÜ Gi¸o dôc häc Ngêi híng dÉn khoa häc: TS. chu thÞ hµ thanh Vinh - 2011 LỜI CẢM ƠN Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức cho học sinh tiểu học, tôi đã tìm hiểu một số vấn đề của giáo dục kỹ năng sống để từ đó đề ra một số biện pháp vận dụng giáo dục kỹ năng sống vào dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4. Để hoàn thành đề tài, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Tiến sĩ Chu Thị Hà Thanh và Ban giám hiệu của các trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Chu Thị Hà Thanh - người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cùng giáo viên và học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Cửa Lò đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này. Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài không dài, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý từ phía các thầy cô giáo và các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 12 năm 2011 Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................2 4. Giả thuyết khoa học..............................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................3 8. Cấu trúc luận văn..................................................................................4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................5 1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.............................................................5 1.1.1. Nhóm nghiên cứu nước ngoài...............................................................6 1.1.2. Nhóm nghiên cứu trong nước...............................................................6 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...........................................................7 1.2.1. Kỹ năng.................................................................................................7 1.2.2. Kỹ năng sống........................................................................................9 1.2.3. Giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn tiếng Việt................16 1.2.4. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống.......................................................17 1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn tiếng Việt.......................................................18 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học...............................................18 1.3.2. Ý nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.......................................................................................20 1.3.3. Nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học....................................................21 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt..........................29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..................................................................................32 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................34 2.1. Khái quát về quá trình giáo dục KNS cho HS lớp 5 trong dạy học tiếng Việt......................................................................................34 2.1.1. Mục đích khảo sát...............................................................................34 2.1.2. Nội dung khảo sát...............................................................................34 2.1.3. Phương pháp khảo sát.........................................................................34 2.1.4. Đối tượng khảo sát..............................................................................34 2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Tiếng Việt......................................................................36 2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức nói riêng........................................................36 2.2.2. Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 5.............................................................................................44 2.2.3. Kết quả đánh giá về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức của học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Cửa Lò...............56 2.3. Các nguyên nhân dẫn tới kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức của học sinh...............................................................59 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................62 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC..................................................64 3.1. Các nguyên tắc đề xuất lôgic trong việc xây dựng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt............................................................................................64 3.1.1. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức thông qua dạy học môn Tiếng Việt phải đảm bảo tính mục đích của môn học và quá trình giáo dục........................64 3.1.2. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức thông qua dạy học môn Tiếng Việt trên quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách................................................64 3.1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt phải đảm bảo xuất phát từ quyền và bổn phận của trẻ em..................66 3.1.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với việc phát huy tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giáo dục KNS thông qua việc dạy học môn tiếng Việt.............................................................................................68 3.2. Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn tiếng Việt ở trường Tiểu học...............................................................................................71 3.2.1. Thống nhất giữa các lực lượng trong việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục KNS cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn tiếng Việt.....................................................................................71 3.2.2. Tạo môi trường thuận lợi để học sinh lớp 5 có cơ hội rèn luyện KNS..........................................................................................72 3.2.3. Thiết kế bài tập thực hành KNS trong quá trình dạy học môn tiếng Việt để rèn luyện KNS cho học sinh lớp 5.................................76 3.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Việt theo hướng tăng cường rèn luyện KNS cho người học.................................................79 3.2.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả môn tiếng Việt gắn liền với đánh giá KNS của học sinh.............................................84 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNS..................................85 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp......................................86 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm.......................................................................86 3.3.2. Nội dung khảo nghiệm........................................................................86 3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm.................................................................86 3.3.4. Giáo án khảo nghiệm..........................................................................86 3.3.5. Kết quả khảo nghiệm..........................................................................86 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................92 1. Kết luận...............................................................................................92 2. Kiến nghị.............................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................95 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, HÌNH Trang Bảng: Bảng 1. Thái độ của học sinh lớp 5 về việc tham gia kỹ năng giao tiếp ......................................................................................................38 Bảng 2. Mức độ tham gia giao tiếp của học sinh lớp 5 trong quá trình học môn Tiếng Việt..............................................................40 Bảng 3. Thái độ tham gia tự nhận thức của học sinh lớp 5 trong quá trình học môn Tiếng Việt..............................................................41 Bảng 4. Mức độ tham gia tự nhận thức của học sinh lớp 5 trong quá trình học môn Tiếng Việt..............................................................43 Bảng 5. Những kỹ năng sống được giáo viên quan tâm giáo dục cho học sinh trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt........................50 Bảng 6. Thực trạng sử dụng hình thức tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức....................................................53 Bảng 7. Hình thức được sử dụng trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt lớp 5..............................54 Bảng 8. Thực trạng kỹ năng giao tiếp và nhận thức của học sinh lớp 5 ......................................................................................................56 Bảng 9. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh Tiểu học trong quá trình học môn tiếng Việt lớp 5...............................................57 Bảng 10. Thực trạng về tính tự chủ của học sinh lớp 5 khi giao tiếp và tự nhận thức..................................................................................58 Bảng 11. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng rèn kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức.........................................................................60 Bảng 12. Những khó khăn mà giáo viên gặp trong việc rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức cho học sinh....................................61 1 Bảng 13. Một số nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong môn Tiếng Việt lớp 5......................................................................................70 Bảng 14. Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng các biện pháp..................87 Bảng 15. Nhận xét đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức cho học sinh thông qua dạy học môn tiếng Việt cấp Tiểu học..............89 Hình: Hình 2.1. Bầu không khí chiếm 50% thành công của giờ học giá trị...........75 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được bắt đầu ngày từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc xây dựng, hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức và tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức mà đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội ngày nay. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, trên cơ sở những quan niệm, có thể hiểu: kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống trở thành xu 2 thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Tiếng Việt. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Vấn đề giáo dục kỹ năng sống thông qua môn Tiếng Việt 3.2 Đối tượng nghiên cứu Nội dung và cách thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt 4. Giả thuyết khoa học Nếu trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt giáo viên biết lồng ghép giáo dục kỹ năng sống theo một quy trình bao gồm các giai đoạn, các bước, được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, phù hợp với lô-gic hoạt động nhận thức, lô-gic quá trình dạy học thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Tiếng Việt 5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở các trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Cửa Lò 5.3. Đề xuất quy trình thiết kế và quy trình tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn học Tiếng Việt 5.4. Thử nghiệm cách thức, quy trình xây dựng và tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Tiếng Việt mà đề tài đã nghiên cứu 6. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn chỉ nghiên cứu trên cơ sở các bài trình bày tài liệu chương trình Tiếng Việt hiện hành (chương trình sau năm 2000) với hình thức dạy học trên lớp môn Tiếng Việt ở lớp 5 - Về địa bàn, luận văn chỉ nghiên cứu ở một số trường tiểu học trên địa bàn Thị xã Cửa Lò 7. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 7.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc tài liệu sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác, chúng tôi dùng ph ương pháp này để phân tích, tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài để thu thập thông tin cần thiết. 7.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: Trên cơ sở phân loại, hệ thống hoá lý thuyết cần thiết để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 4 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm - Quan sát học sinh: Thông qua các giờ học môn Tiếng Việt lớp 5 (Hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ…) - Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên bộ môn và học sinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức, việc thực hiện kỹ năng này như thế nào. 7.2.3. Phương pháp điều tra viết: Sử dụng Ankét lấy ý kiến của giáo viên, học sinh để thu thập thông tin cần nghiên cứu. 7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài như thực trạng, hệ thống tiêu chí, hệ thống biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho người học. 7.2.5. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: Để kiểm nghiệm tính khoa học, khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7.3. Các phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin cậy cho đề tài. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận Chương 2. Cơ sở thực tiễn Chương 3. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu Như chúng ta đã biết, kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện và được nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở, học dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên nhiên. Đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống và giai cấp của xã hội ở những thời điểm khác nhau. Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu này có P.Ia. Galperin, V.A. Crutexki, P.V. Petropxki… P.Ia. Galperin trong các công trình nghiên cứu của mình chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn [11]. Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu kỹ năng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau như kỹ năng lao động gắn với những tên tuổi các nhà tâm lý - giáo dục như V.V. Tseburseva, Trần Trọng Thủy, kỹ năng học tập gắn với G.X. Cochiuc, N.A. Menchinxcaia, Hà Thị Đức, Kỹ năng hoạt động sư phạm gắn với tên tuổi X.I. Kixegops, Nguyễn Như An, Nguyễn Văn Hộ. Kỹ năng sống có chủ yếu trong các chương trình hành động của UNESCO (Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc), WHO (Tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) cũng như trong các chương trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước… Ở hướng nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện, quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó… Trong chương trình này chỉ giới thiệu những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng nhận thức và kỹ năng giao tiếp. 6 1.1.1. Nhóm nghiên cứu nước ngoài Giáo dục kỹ năng sống (KNS) ở Campuchia được xem xét dưới góc độ năng lực sống của con người, kỹ năng làm việc vì vậy giáo dục KNS được triển khai theo hướng là giáo dục các kỹ năng cơ bản cho con người trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo dục KNS ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới 3 góc độ: Các kỹ năng thao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, kỹ năng sống trong đời sống gia đình. Giáo dục KNS ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cách tiếp cận nội dung quan tâm đến giáo dục cách phòng chống HIV/AIDS được tích hợp trong chương trình giáo dục chính quy. Năm 2001, giáo dục KNS ở Lào được mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân số, giới tính, sức khoẻ sinh sản, vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường vv.. Ở Ấn Độ: Giáo dục KNS cho học sinh được xem xét dưới góc độ giúp cho con người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triển năng lực người. Các KNS được khai thác giáo dục là các kỹ năng: Giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quan hệ liên nhân cách. Ở Bangladesh: Giáo dục KNS được khai thác dưới góc độ các kỹ năng hoạt động xã hội, kỹ năng phát triển, kỹ năng chuẩn bị cho tương lai v v…. 1.1.2. Nhóm nghiên cứu trong nước Khái niệm “Kỹ năng sống” thực sự được hiểu với nội hàm đa dạng sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục tổ chức từ ngày 23 - 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống. Từ năm học 2002 - 2003 ở Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông (Tiểu học và Trung học cơ sở) trong cả nước. Trong chương 7 trình Tiểu học đổi mới đã hướng đến giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép một số môn học có tiềm năng như: Giáo dục đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội (ở lớp 1 - 3) và môn Khoa học (ở lớp 4 - 5). Kỹ năng sống được giáo dục thông qua một số chủ đề: “Con người và sức khoẻ”. Nhìn chung giáo dục KNS cho con người nói chung, cho học sinh nói riêng đã được các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, nhưng với vấn đề giáo dục KNS nói chung và giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức nói riêng thông qua môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học thì chưa có đề tài nào nghiên cứu vì vậy chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Kỹ năng Kỹ năng là một vấn đề phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau, về vấn đề này. Theo L.Đ. Lêvitôv, nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế. A.U. Pêtrôpxki: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có thể lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra. Theo quan điểm của K.K. Platônôp: Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ. 8 Theo quan điểm của P.A. Ruđic: Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu được để đạt kết quả trong một hình thức vận động cụ thể. Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [8]. Theo G.S.TSKH Thái Duy Tuyên, kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chúú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định. Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: Kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình. - Từ khái niệm trên cho thấy rằng: + Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng. Tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động. + Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân. + Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra. Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. 9 1.2.2. Kỹ năng sống 1.2.2.1. Kỹ năng sống a. Kỹ năng sống Khi quan niệm về kỹ năng sống có rất nhiều quan niệm khác nhau, một số tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm kỹ năng sống như sau: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hành ngày (UNESCO). Tổ chức y tế thế giới (WTO) cho rằng, kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn khoẻ mạnh. Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Theo chương trình giáo dục kỹ năng sống của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF, 1996), kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu. Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc, bao gồm: 1) Kỹ năng ra quyết định một cách đúng đắn 2) Kỹ năng sáng tạo 3) Kỹ năng giải quyết xung đột 4) Kỹ năng phân tích và đánh giá tình hình 5) Kỹ năng giao tiếp 6) Kỹ năng quan hệ liên nhân cách 7) Kỹ năng làm chủ cảm xúc 8) Kỹ năng làm chủ được cú sốc 10 9) Kỹ năng đồng cảm 10) Kỹ năng thực hành. Ở Bhutan, người ta hiểu kỹ năng là bất kỳ kỹ năng nào góp phần phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, tinh thần và tạo quyền cho cá nhân trong cuộc sống hàng ngày của họ và giúp xoá bỏ nghèo đói dẫn đến phẩm cách và cuộc sống hạnh phúc trong xã hội. Đó là: - Những giá trị tinh thần - Niềm tin và thực hành - Cầu nguyện và những thực hành tôn giáo khác - Truyền thống xã hội - Ra quyết định - Giải quyết vấn đề - Giao tiếp liên nhân cách - Lãnh đạo - Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp - Hệ thống tin dụng nhỏ - Hợp tác - Những hoạt động thúc đẩy văn hoá - Trao đổi giữa những nền văn hoá - Văn hoá địa phương - Tính thống nhất và cái riêng biệt về văn hoá Người Ấn Độ hiểu kỹ năng sống là những khả năng tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người, gồm có: Kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đối phó với tình trạng căng thẳng, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, hài hoà và kỹ năng ra quyết định. Philipine cho rằng kỹ năng sống là những năng lực thích ứng và tính cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể đối phó một cách hiệu quả với những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng