Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân tại m...

Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân tại một số trường thpt trên địa bàn tp. hồ chí minh

.PDF
84
69
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua dạy học môn GDCD tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh CS.2015.19.06 Chủ nhiệm đề tài ThS. ĐỖ CÔNG NAM TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 MỤC LỤC TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................3 CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................13 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRƯỜNG THPT .................................................................................13 1.1. Yêu cầu khách quan của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ......................................................13 1.1.1. Các khái niệm ...................................................................................13 1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 17 1.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THTP thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................32 Kết luận chương 1 .................................................................................................37 CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................38 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM, QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ....................38 2.1. Mục đích, đối tượng và nội dung thực nghiệm ..........................................38 2.1.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................38 2.1.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................38 2.1.3. Nội dung thực nghiệm..........................................................................38 2.2. Tiến hành thực nghiệm ...............................................................................38 2.2.1. Khảo sát lớp, đối chứng và lấy thực nghiệm: ......................................38 2.2.2. Thiết kế bài giảng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ...........39 2.3. Kết quả thực nghiệm .................................................................................54 2.3.1. Các bảng thống kê số liệu ....................................................................54 2.3.2. Phân tích các số liệu thống kê ..............................................................56 2.3.3. Kết luận thực nghiệm ...........................................................................59 2.4. Quy trình thiết kế bài giảng giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................59 2.4.1. Quy trình thiết kế bài giảng .................................................................59 2.4.2. Quy trình thực hiện bài giảng ..............................................................61 2.4.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ..................................62 2.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .................................................................63 2.5.1. Đối với nhà trường ...............................................................................63 2.5.2. Đối với giáo viên..................................................................................66 2.5.3. Đối với học sinh ...................................................................................68 Kết luận chương 2 .................................................................................................71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................75 PHỤ LỤC .............................................................................................................79 1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mã số: CS.2015.19.06 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Công Nam Tel: 0903.392.549 E-mail: [email protected] Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2015 đến tháng 09/2016. 1. Mục tiêu: Góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh thông qua dạy học môn GDCD 2. Nội dung chính: Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, đề tài cung cấp một bức tranh tổng thể về giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn GDCD ở trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của việc giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn GDCD và nguyên nhân của những hạn chế đó, đồng thời đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 3. Kết quả đạt được: - Bài báo khoa học - Đĩa CD về các tư liệu khảo sát; Bài báo khoa học - Hướng dẫn 1 khoá luận tốt nghiệp đại học: sinh viên Lê Mỹ Ái. 2 SUMMARY RESEACH ON SCIENCE AND TECHNOLOGY AT UNIVERSITY LEVEL Project Title: Integrating lifeskills in civics at high schoolS in Ho Chi Minh City Code Number: CS.2015.19.06 Coordinator: Master Do Cong Nam Tel: 0903392549 E-mail: [email protected] Implementing Institution: Duration: From September 2015 to September 2016 1. Objectives: Contribution to living skills for high school students at hcm city via teaching the CIVIC Education. 2. Main contents: An empirical research conducted at HCM provided a comprehensive picture of lifesklls training integrated in Civics. The article pointed out the limitations of incorporating life skills in civics, revealed the causes of these limitations, and recommended some posible solutions to the ineffectiveness of lifeskills training for students at high school, Ho Chi Minh 3. Results obtained: - Science report. - CD of the materials collected; Journal article. - Give a tutorial to the student Le My Ai for her minor thesis. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trên đường hội nhập sâu rộng với thế giới. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là đời sống văn hóa xã hội đã có nhiều những thay đổi. Giao lưu văn hóa không còn giới hạn ở một nước, một vùng, lãnh thổ mà nó đã vượt ra toàn thế giới. Chính vì đời sống, kinh tế và xã hội ngày càng phát triển nên lối sống của con người đã thay đổi và làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa ứng phó, đương đầu hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại. Vì lẽ đó mà con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro. Nói cách khác, để đến bến bờ thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống trong xã hội trước đây ít gặp phải những rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang tính toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Chính vì vậy, con người trong xã hội hiện đại cần phải có kỹ năng sống để đương đầu với những thách thức và thời cơ trong quá trình toàn cầu hóa mà mục đích chính là nâng cao trình độ nhận thức con người và chất lượng cuộc sống. Nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người được xác định là trọng tâm và cần phải thực hiện thường xuyên, lâu dài thì việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Đây là “gốc” của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch triển khai Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013. Theo hướng dẫn triển khai tiếp tục thực hiện phong trào thi đua Xây dựng 4 trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu xây dựng ở mỗi cấp học các mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với điều kiện ở từng vùng của địa phương. Tiếp tục triển khai giáo dục kỹ năng sống theo chương trình “Tăng cường kỹ năng sống qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở phổ thông” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và vận dụng phù hợp với điều kiện ở mỗi địa phương” [4;2]. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực trong học sinh. Việc trẻ vị thành niên phạm tội không những không hạn chế mà còn có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội; hút thuốc lá, uống rượu bia, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm… Nghiêm trọng hơn, ngày càng có nhiều vụ án giết người, cố tình gây thương tích có liên quan tới học sinh phổ thông. Thậm chí, tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống hay trong học tập. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên. Trong đó, nguyên nhân là do các em học sinh còn thiếu kỹ năng sống. Đơn giản, các em chưa biết cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống. Các em cũng chưa hiểu hết được thế nào là giá trị của cuộc sống nên dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội. Có một thực tế là việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống ở nước ta còn rất hạn chế. Hiện nay trường học của chúng ta dường như mới chỉ có quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy cho các em thái độ, kỹ năng sống trong các mối quan hệ. Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học 5 tập cho học sinh. Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông. Học sinh trường THPT, thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong tình trạng chung đó. Là địa bàn thành phố, nơi dễ dàng tiếp nhận cuộc sống hiện đại, các luồng văn hóa. Việc giáo dục kỹ năng sống là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Bởi, có nhiều em học rất giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, các em mới chỉ biết ăn, ngủ, học, vui chơi, trong khi đó khả năng tự lập, tự chủ và kỹ năng giao tiếp rất kém. Các em chưa biết cách ứng phó, giải quyết các vấn đề khó khăn mình gặp phải như thế nào. Những câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải là mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Cần giáo dục kỹ năng sống cho các em. Giáo dục kỹ năng sống không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà là giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, giúp các em ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống nên vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Những nội dung chủ yếu nhằm giúp cho người học có khả năng từ chối những lời mời, rủ rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán. Đó là những hình thức và nội dung mà đến ngày nay chúng ta cũng đang chú trọng để giáo dục cho người học. Tuy nhiên vấn đề này mới chỉ được đề cập đến một cách đơn giản nhưng nó đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc giáo dục kỹ năng sống trên thế giới. 6 Cùng với sự phát triển của xã hội con người, kỹ năng sống đã trở thành một vấn đề quen thuộc và ngày càng được chú trọng một cách sâu sắc hơn. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã trở nên thiết thực hơn, nhất là với lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh. Đầu thập kỷ 90, các tổ chức trên thế giới như; Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức văn hóa Giáo dục và khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO), đã xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cụ thể cho thanh thiếu niên, nhằm giúp đối phó với những vấn đề cấp bách trong cuộc sống. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, xu thế hội nhập và phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học, đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội, để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Do đó, giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh phổ thông nói riêng được đông đảo các nước quan tâm. Nội dung giáo dục kỹ năng sống, hiện nay đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào giảng dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, kỹ năng sống đã trở thành vấn đề lớn của nền giáo dục các quốc gia trên thế giới. Vì vậy mà rất nhiều quốc gia đã đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống thành một mảng quan trọng của giáo dục. Kỹ năng sống được tập trung giảng dạy trong các trường học như một môn học chính khóa. Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đối nhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn, để đáp ứng thách thức của thiên tai… đã được phản ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ. Còn trong hệ thống giáo dục thì quan điểm học để làm người, nghĩa là biết ứng xử trong xã hội đã được coi như một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục. Cho nên giáo dục đã quan tâm cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho người học có khả năng gia nhập cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, 7 những nội dung đó chưa chứa đựng những vấn đề mang tính thách thức, nguy cơ và rủi ro như trong xã hội hiện nay. Nước ta, bắt đầu những năm 1996, chương trình Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/ AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường do tổ chức UNICEF triển khai đã đặt nền móng cho những hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại Việt Nam. Qua đó cho chúng ta thấy, ngay từ đầu hoạt giáo dục kỹ năng sống đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức trong nước và thế giới. Thông qua quá trình thực hiện chương trình, nội dung của khái niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ngày càng được mở rộng. “Bởi lẽ những thách thức mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi là những kỹ năng đọc, viết, tính toán” (UNICEF) [20; 18]. Cùng với việc triển khai chương trình nêu trên, vấn đề kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống được quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu có xu hướng xác định những kỹ năng cần thiết, ở các lĩnh vực hoạt động mà thanh thiếu niên tham gia nhằm đưa ra các đề xuất tìm ra những biện pháp hình thành những kỹ năng này cho thanh thiếu niên, học sinh. Khái niệm kỹ năng sống thực sự được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng sau hội thảo Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống do UNESCO tài trợ được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó, những người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã có những cái nhìn đầy đủ hơn về kỹ năng sống và trách nhiệm phải giáo dục kỹ năng sống cho người học. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI. Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông, cũng như thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng 8 chống HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích… Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 – 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Hội thảo Nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai do Viện Nghiên Cứu Giáo Dục – trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22/11/2008, với sự tham gia của hơn 50 Đại biểu gồm các nhà nghiên cứu giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên các trường Đại học, Cao đẳng, đại diện của sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, cán bộ quản lý giáo viên các trường THPT trên toàn quốc. Tại hội thảo các đại biểu đã nhất trí cần khơi gợi để học sinh, sinh viên hướng tới việc rèn luyện những kỹ năng sống áp dụng trực tiếp trong học tập và trong cuộc sống. Hiện nay các bài viết, tài liệu nghiên cứu về kỹ năng sống rất phong phú và đa dạng. Một tác phẩm đáng quan tâm gần gũi, cụ thể hơn với các bạn trẻ và lứa tuổi thanh niên đó là cuốn Bạn trẻ và kỹ năng sống của TS. Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách như chính tâm sự của tác giả gửi tới các bạn trẻ những vấn đề trong cuộc sống. Chính tác giả đã thuyết phục các bạn trẻ phải quan tâm tới các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng phát huy nội lực của bản thân, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tác động đến tâm lý của người khác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình. Năm 2010, Luận án tiến sĩ NCS Phan Thanh Vân “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” [27]. Tác giả đã khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, giáo dục cho các em có một cuộc sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng hoặc thay đổi hành vi ở các em theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách 9 người học, dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn bộ tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từ ngày 24 đến ngày 27/8/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở khóa tập huấn tăng cường giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở trường THPT cho hơn 700 giáo viên của 23 tỉnh thành phía Nam tại trường Đại học Sài Gòn. Như vậy, quan điểm về giáo dục kỹ năng sống hiện nay được đề cập rất đa dạng và mang màu sắc đặc trưng từng vùng, miền. Thông qua các khóa tập huấn và hội thảo, sẽ có nhiều những cơ sở lý luận và thực tiễn rất có giá trị giúp tôi tiếp tục nghiên cứu và hình thành vấn đề mới, có ý nghĩa thực tiễn, liên quan trực tiếp đến chuyên môn và nghiệp vụ của mình thông qua đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ khoa học 3.1. Mục đích Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên đề tài cần có những nhiệm vụ sau đây: - Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; 10 - Thực nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Bài 11, 13 chương trình GDCD lớp 10); - Xây dựng quy trình và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, các quan điểm duy vật biện chứng về con người, quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Giáo viên sử dụng các tài liệu về các vấn đề tương ứng để nghiên cứu, phân tích đánh giá, từ đó kết hợp với phương pháp thuyết trình được sử dụng để phân tích quy trình giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp lịch sử - lôgic: Mọi sự kiện xảy ra trong mốt tiến trình lịch sử đều có hạt nhân hợp lý của nó trong từng giai đoạn lịch sử. Sử dụng phương pháp này nhằm phân tích khoa học diễn trình trên là điều cần thiết nhằm định vị tính hợp lý, giai đoạn của nó trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, các điền kiện tồn tại của nó trong giai đoạn hiện nay một cách phù hợp. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này sử dụng nhằm từng bước cập nhật thực trạng các vấn đề về xã hội mà có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài. Giúp cho đề tài mang tính thực tiễn và có tính thuyết phục cao. - Phương pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát tình hình thực tế giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, vận dụng nguồn thông tin của bộ Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục thành phố Hồ Chí 11 Minh, nắm các chủ trương chính sách của ngành giáo dục để làm cơ sở nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm khoa học: Dùng phương pháp này để minh chứng các nhân tố cần thiết của việc ứng dụng các luận cứ khoa học mà đề tài đã tổng hợp được trong trường học. Qua đó rút ra kết quả từ thực nghiệm sư phạm sẽ giúp bổ xung vào những thiếu sót, có thể có của tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Giáo dục công dân. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Lý luận Đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT, đồng thời nhằm giúp cho học sinh có nhận thức đúng đắn về hành vi, làm thay đổi và phát triển thái độ hành vi đạo đức theo chiều hướng tích cực của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 6.2. Thực tiễn Thông qua giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có thể kiểm soát suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc, hành vi và trang bị những kỹ năng sống cần thiết. Từ đó, các em có thể ứng phó, giải quyết tốt với các tình huống khó khăn trong cuộc sống mà bản thân các em gặp phải. 12 Qua đó đề tài có thể trở thành tài liệu nghiên cứu cho một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh và một số trường THPT ở các tỉnh khác, nhằm vận dụng vào trong quá trình giáo dục để nâng cao kiến thức về kỹ năng sống cho học sinh. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại trường THPT. Chương 2: Thực nghiệm sư phạm, quy trình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRƯỜNG THPT 1.1. Yêu cầu khách quan của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Giáo dục công dân 1.1.1. Các khái niệm Khái niệm kỹ năng Nói tới kỹ năng sống, chúng ta nên bắt đầu tìm hiển thuật ngữ kỹ năng để có một cách nhìn khoa học và hợp lý. Khi bàn về khái niệm kỹ năng, chúng ta thấy nổi rõ lên có hai cách đặt vấn đề khác nhau: Cách thứ nhất, xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật hành động; cách thứ hai xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người. Theo cách đặt vấn đề thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật hành động: kỹ năng được xem là phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả của hành động. Theo quan niệm này có thể nhận thấy kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng. Theo cách đặt vấn đề thứ hai: Khi xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người, nó được xem là một thành tố quan trọng để thực hiện một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết và với thời gian tương ứng trong điều kiện mới. Kỹ năng, không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là biểu hiện của năng lực. Như vậy, cách xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người để thực hiện các công việc có kết quả, đó là bao gồm cả quan niệm kỹ năng là kỹ 14 thuật hành động trong đó. Bởi, chỉ khi vận dụng tri thức và thực tiễn một cách thuần thục thì mới có được kết quả công việc đạt chất lượng. Do đó “ Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người” [23; 6]. Sống là một quá trình hoạt động đòi hỏi con người phải có những kỹ năng nhất định. Khó có thể liệt kê một cách đầy đủ những kỹ năng con người cần có trong quá trình sống, nhưng thuật ngữ “sống” ở đây được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý và góc độ tâm lý – xã hội. Sống có nghĩa là tồn tại cho nên những kỹ năng sống được phân tích ở đây là những kỹ năng giúp cho người tồn tại về mặt thể chất và mặt tâm lý. Khái niệm kỹ năng sống Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng sống, cùng với đó là rất nhiều cách phân loại kỹ năng sống khác nhau. Nên, vẫn chưa thống nhất một định nghĩa chung nào về kỹ năng sống. - Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày" [ 4; 7]. - Theo UNICEF: “Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi và hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý tới sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng” [ 4; 7]. - Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO): “Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, học làm người, học để sống với người khác, học để làm” [ 4; 7]. Từ các khái niệm về kỹ năng sống nêu trên, có thể rút ra nhận xét: Có nhiều cách biểu đạt khái niệm kỹ năng sống. Khái niệm được hiểu theo nghĩa hẹp 15 chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội. Theo nghĩa rộng, kỹ năng sống không chỉ bao gồm năng lực tâm lý xã hội mà còn bao gồm cả những kỹ năng vận động. Mặc dù cách biểu đạt khái niệm kỹ năng sống có khác nhau (việc xác định nội hàm của khái niệm nông, sâu khác nhau, dẫn đến phạm vi phản ánh của khái niệm rộng hẹp khác nhau) nhưng điểm thống nhất trong các quan niệm về kỹ năng sống là: Khẳng định kỹ năng sống thuộc về phạm trù năng lực (hiểu theo khái niệm nghĩa rộng chứ không thuộc phạm trù kỹ thuật của hành động, hành vi). Khái niệm kỹ năng sống được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở từng khu vực và từng quốc gia. Ở một số nước kỹ năng sống được hướng vào giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh. Một số nước khác, kỹ năng sống lại hướng vào giáo dục hành vi và cách ứng xử, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hòa bình. Tuy nhiên, xu hướng chung là sử dụng khái niệm kỹ năng sống của UNESCO để triển khai các hoạt động phát triển kỹ năng sống cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên. Kỹ năng sống từ quan điểm giáo dục là tất cả những khả năng cần thiết trực tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội và văn hóa phù hợp để đương đầu được với những tác động của môi trường. Những kỹ năng sống cốt lõi cần nhấn mạnh là kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹ năng thích ứng cao, kỹ năng làm chủ bản thân. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống - Giáo dục kỹ năng sống được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau, ở cấp độ xã hội và cấp độ nhà trường. Ở cấp độ nhà trường, khái niệm giáo dục chỉ quá trình giáo dục tổng thể, được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục. - Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển, để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái độ, giá trị (cái học sinh nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành 16 hoạt động thực tế (làm gì và làm cách nào) một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, giúp các em có hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Giáo dục kỹ năng sống có những tính chất cơ bản sau: - Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể. Nhà giáo dục đóng vai trò là cố vấn, nhà tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học. - Người được hưởng giáo dục kỹ năng sống phải chủ động, tích cực và đòi hỏi tính tự giác rất cao. - Quá trình giáo dục kỹ năng sống có tính năng động cao, mục đích cuối cùng là hành vi lành mạnh và một phần nhỏ về lợi ích kinh tế cho cá nhân và xã hội, quá trình này không quá coi trọng vấn đề tri thức, nhưng lại rất chú trọng kỹ năng cụ thể. - Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia: “Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai, như ta thường làm. Cũng không phải là rao truyền những lời hay ý đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như giảng bài, đọc chép sẽ thất bại hoàn toàn vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn” [20; 31]. Giáo dục kỹ năng sống là giúp nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Vì thế, người học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay hòa nhập trong cuộc sống. Nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh 17 nghiệm của học sinh. Học sinh cần có điều kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành, áp dụng… để thay đổi hành vi. Như vậy, giáo dục kỹ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi cả hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp. Giáo dục kỹ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển bền vững cho xã hội. Đồng thời, giáo dục kỹ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện, thông qua quá trình dạy học và giáo dục vừa hướng tới mục tiêu hình thành khả năng tâm lý xã hội để con người có thể vượt qua được thách thức của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ, hành động, cũng như phát triển toàn diện các chỉ số thông minh, cảm xúc, trí tuệ xã hội. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 1.1.2.1. Nội dung kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THTP Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT: Tuổi học sinh THPT là giai đoạn đã trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn chưa vững chắc, các em bắt đầu thời kỳ phát triển về mặt sinh lý. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển, cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn, số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập và rèn luyện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng