Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng v...

Tài liệu Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía bắc

.PDF
258
55
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ THỦY GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - Năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ THỦY GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9140102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS TS. Nguyễn Thị Tính 2. TS. Trần Thị Minh Huế Thái Nguyên - Năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Vũ Thị Thủy ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các nhà khoa học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS TS. Nguyễn Thị Tính và TS. Trần Thị Minh Huế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Đào tạo (Sau đại học) – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm khoa và các cán bộ giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm khoa và các cán bộ giảng viên Khoa Giáo dục Mầm non - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, giáo viên và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi các Trường Mầm non khu vực miền núi phía Bắc đã cộng tác, cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu thực tiễn của luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, giáo viên và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Nà Pheo - xã Phú Thượng - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên đã cộng tác và tạo điều kiện cho tác giả tổ chức thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi của kết quả nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Tác giả luận án Vũ Thị Thủy iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3 6. Phương pháp luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu .................................. 3 7. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................ 5 8. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 6 9. Cấu trúc luận án .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON ....... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 7 1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 13 1.2. Khái niệm công cụ ......................................................................................... 19 1.2.1. Kĩ năng giao tiếp ...................................................................................... 19 1.2.2. Kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................ 24 1.2.3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.............................. 24 1.2.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................. 25 1.2.5. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................................................................. 25 1.3. Những vấn đề cơ bản của giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non ......................................................................................... 26 1.3.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .......................................... 26 iv 1.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................................................ 29 1.3.3. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................................................................... 41 1.4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non .............................................................. 43 1.4.1. Ưu thế của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................................................ 43 1.4.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non ..................................... 46 1.4.3. Nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non ..................................... 47 1.4.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề............................................................................. 48 1.4.5. Đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................................................................. 50 1.4.6. Yêu cầu đối với giáo viên khi thực hiện giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................... 54 1.4.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................. 54 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC ................................................................................ 60 2.1. Vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát ........................................ 60 2.1.1. Vài nét về khu vực miền núi phía Bắc và đặc điểm của trẻ mầm non ở khu vực miền núi phía Bắc ................................................................................ 60 2.1.2. Tổ chức khảo sát ...................................................................................... 62 2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ..................................................... 66 2.3. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................................... 67 2.3.1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề theo đánh giá của giáo viên ............................................. 68 v 2.3.2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề theo kết quả quan sát ....................................................... 72 2.3.3. So sánh thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề theo kết quả sử dụng phương pháp điều tra và phương pháp quan sát .............................................................................. 81 2.4. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ....................................................................... 83 2.4.1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................... 83 2.4.2. Thực trạng phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................... 92 2.4.3. Thực trạng quy trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................................. 93 2.4.4. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên .................. 94 2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ........ 97 2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ........................................................................100 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC .......................................................... 103 3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất quy trình, biện pháp .......................... 103 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 103 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với việc phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp ................................................................................ 104 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... 104 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ......................................................... 104 3.2. Xây dựng quy trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................................................... 105 3.2.1. Mục tiêu đề xuất quy trình ..................................................................... 105 3.2.2. Nội dung của quy trình .......................................................................... 105 3.3. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................. 112 vi 3.3.1. Xây dựng hệ thống trò chơi đóng vai theo chủ đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................................................. 112 3.3.2. Phát triển hoạt động chơi theo hướng mở nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng giao tiếp ............................................................................................... 119 3.3.3. Phát triển môi trường nhóm, lớp kích thích trẻ tích cực tham gia trải nghiệm rèn luyện kĩ năng giao tiếp qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ........... 125 3.3.4. Thiết kế tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................. 128 3.3.5. Phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ............. 131 3.3.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 133 3.4. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 135 3.4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm ...................................................... 135 3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm............................................................... 139 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 161 1. Kết luận ........................................................................................................... 161 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 164 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Khách thể khảo sát là giáo viên và cán bộ quản lý ................................... 63 Bảng 2.2. Khách thể khảo sát là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................. 63 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non................................................................................ 67 Bảng 2.4. Thực trạng kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo đánh giá của giáo viên ........................ 68 Bảng 2.5. Thực trạng kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo đánh giá của giáo viên ............................. 70 Bảng 2.6. Thực trạng kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo đánh giá của giáo viên.......... 71 Bảng 2.7. Thực trạng kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo kết quả quan sát .................................. 73 Bảng 2.8. Thực trạng kĩ năng biểu đạt lời nói của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề theo kết quả quan sát ...................................... 76 Bảng 2.9. Thực trạng kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề theo kết quả quan sát ................ 79 Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................... 84 Bảng 2.10.1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................................................... 85 Bảng 2.10.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................................................... 87 Bảng 2.10.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................... 90 Bảng 2.11. Thực trạng phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................. 92 Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc của giáo viên............................................................... 95 Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ......... 97 viii Bảng 3.3. Bảng chọn mẫu thực nghiệm .................................................................. 136 Bảng 3.4. Kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhóm ĐC và TN trong trò chơi đóng vai theo chủ đề trước thực nghiệm ........................................ 139 Bảng 3.5. Bảng kiểm định T-Test cho nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi tổ chức thực nghiệm ............................................................................... 141 Bảng 3.6. Mức độ thực hiện các kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề sau khi thực nghiệm lần 1 ....................... 144 Bảng 3.7. Mức độ thực hiện các kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề sau thực nghiệm lần 2 ............................. 149 Bảng 3.8. Mức độ thực hiện các kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề sau khi thực nghiệm lần 3 ....................... 153 Bảng 3.9. Mức độ thực hiện các kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề sau các lần khi thực nghiệm .............................. 157 ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ................ 81 Hình 2.2. Kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ................... 82 Hình 2.3. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................................................................................ 82 Hình 3.1. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề .............. 147 Hình 3.2. Kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................................... 147 Hình 3.3. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................................... 148 Hình 3.4. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề .............. 151 Hình 3.5. Kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................................... 151 Hình 3.6. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................................... 152 Hình 3.7. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề .............. 155 Hình 3.8. Kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề............155 Hình 3.9. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................................... 156 Hình 3.10. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ............ 158 Hình 3.11. Kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề..........158 Hình 3.12. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................................... 159 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của trẻ em nói riêng và con người nói chung, là công cụ chủ yếu để con người trao đổi thông tin, cảm xúc, ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, nhu cầu giao tiếp được hình thành ngay từ khi trẻ có sự cảm nhận về thế giới xung quanh, bắt đầu là người mẹ trong hoạt động giao tiếp xúc cảm trực tiếp; Tiếp tục được hình thành và phát triển trong mối quan hệ với bạn, cô giáo, người lớn ở hoạt động với đồ vật và sau này phát triển trong nhiều hoạt động khác của trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề. 1.2. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ hình thành những yếu tố nền tảng của nhân cách con người: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1” [66]. Hình thành, phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng là một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục mầm non. 1.3. Để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng thì công tác giáo dục ở trường mầm non cần thiết kế và tổ chức đa dạng các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong nhiều hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Tổ chức hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề là con đường chiếm ưu thế trong giáo dục trẻ mầm non, thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tạo ra môi trường trải nghiệm mang tính giả định giúp trẻ hình thành nhân cách nói chung, phát triển kĩ năng giao tiếp nói riêng. Khi tham gia trò chơi, trẻ được thâm nhập vào các mảng của cuộc sống trong xã hội bằng việc đóng vai một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội theo từng vị trí khác nhau. Chính trong quá trình đó, trẻ nhận thức, trải nghiệm và thể hiện hành vi, cảm xúc, hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. 1.4. Các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam đã quan tâm giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để đảm bảo mục tiêu giáo dục ở 2 bậc mầm non. Tuy nhiên quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt giáo viên chưa khai thác được thế mạnh của hoạt động vui chơi nói chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Bên cạnh đó, trong hoạt động nghiên cứu, chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc nhằm làm rõ các vấn đề: Trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò như thế nào đối với quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi? Làm thế nào để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc đạt hiệu quả? Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá hiện trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động vui chơi, xây dựng các biện pháp giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, luận án đề xuất quy trình và biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề với giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non để xác lập quy trình và 3 các biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi các ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục ở trường mầm non để giúp trẻ thích ứng với cuộc sống và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Thực tiễn giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề còn nhiều hạn chế do điều kiện khó khăn về môi trường hoạt động, về đặc điểm của trẻ phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số, về năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động của giáo viên. Nếu xác lập được quy trình và biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hợp lý để áp dụng trong thực tiễn sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. 5.3. Đề xuất quy trình và biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. 5.4. Thực nghiệm kiểm chứng quy trình và các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. 6. Phương pháp luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài - Quan điểm hệ thống cấu trúc: Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề gắn với mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. 4 - Quan điểm thực tiễn: Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề gắn với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và điều kiện thực tiễn của các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc. - Quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách: Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề theo tiếp cận hoạt động - nhân cách và quá trình hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non. - Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề được thực hiện dựa trên quan điểm tiếp cận Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Dựa trên Chuẩn phát triển trẻ năm tuổi về ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp để xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức và tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. - Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề tiếp cận quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 6.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. 6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp này để quan sát hoạt động của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non nhằm phát hiện thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ, thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp của giáo viên. b. Phương pháp điều tra Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 314 giáo viên và cán bộ quản lý và điều tra bằng phỏng vấn để tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Từ đó đề xuất quy trình và biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 5 c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sử dụng phương pháp thực nghiệm để đánh giá tính khoa học và khả thi của quy trình và các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc. 6.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được từ các phương pháp điều tra. 6.3. Phạm vi nghiên cứu 6.3.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các kĩ năng giao tiếp cơ bản bằng ngôn ngữ tiếng Việt cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non dựa trên Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, bao gồm: Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. 6.3.2. Về địa bàn nghiên cứu và khách thể khảo sát i) Địa bàn nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu thực trạng được triển khai tại 14 trường mầm non khu vực nông thôn miền núi phía Bắc thuộc 06 tỉnh, gồm: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn. ii) Khách thể khảo sát: 314 giáo viên và cán bộ quản lý, 193 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 7. Luận điểm bảo vệ Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề là con đường cơ bản hình thành phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên còn tồn tại một số điểm bất cập về quy trình tổ chức thực hiện, các biện pháp và điều kiện thực hiện. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc cần được tiến hành theo quy trình xác lập và các biện pháp đảm bảo điều kiện thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cao góp phần hình thành phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 6 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận Góp phầ n phát triể n hệ thống lý luâ ̣n về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mầm non ở Việt Nam; Phát triển lý luận về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động vui chơi dựa trên cách tiế p câ ̣n chủ yếu về nhân cách – hoạt động và giáo dục kĩ năng sống; Làm rõ tính ưu thế của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 8.2. Về thực tiễn - Đánh giá được thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề và thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. - Thiết lập được hệ thống trò chơi đóng vai theo chủ đề chiếm ưu thế trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. - Xác lập được quy trình và biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. - Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về giáo dục học mầm non; về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non Chương 2. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Chương 3. Quy trình và biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về giao tiếp Nhà triết học Đức Phơ Bách (Ludwig Andreas Feuerbach 1804 - 1872) nghiên cứu về giao tiếp trong mối quan hệ giữa con người với con người. Ông cho rằng: “Bản chất con người chỉ thể hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữa tính hiện thực và sự khác biệt giữa tôi và bạn” [102]. I.P.Paplop (1849 - 1936) nghiên cứu về giao với cách tiếp cận nghiên cứu công cụ của giao tiếp, tác giả đã chỉ rõ công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ: “Từ ngữ đối với con người cũng là một kích thích có điều kiện có thực như tất cả các kích thích khác chung cho cả người và động vật, nhưng đồng thời nó là một kích thích súc tích hơn bất cứ các kích thích nào khác. Về phương diện này, các kích thích có điều kiện của động vật không so sánh được với nó cả về số lượng lẫn chất lượng” [85]. I.P.Paplop đã cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa con người và động vật đó chính là ngôn ngữ. Theo nghiên cứu của ông, ngôn ngữ và giao tiếp chỉ có ở loài người. Các Mác (Karl Max -1884) đã bàn về nhu cầu xã hội giữa con người với con người, tác giả cho rằng trong hoạt động xã hội con người phải giao tiếp thực sự với nhau. Ông viết: “Cảm giác và sự hưởng thụ của người khác cũng trở thành sở hữu của bản thân tôi”. Theo ông, giao tiếp giúp con người chia sẻ kinh nghiệm và tình cảm với người khác đồng thời tự nhận thức và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. Ông coi giao tiếp là khí quan xã hội [68]. Kế thừa quan điểm trên khi nghiên cứu về giao tiếp, V.I.Lê Nin cũng cho rằng: “Khi giao tiếp con người đã tham gia vào nhiều hình thái xã hội phức tạp” [63, Tập 1]. Ông đã khẳng định rằng bản chất xã hội của con người được thể hiện thông qua hoạt động và giao lưu, được cá nhân hóa bằng quan hệ liên nhân cách, mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. 8 Gmít (1863 – 1931), nhà tâm lý học, triết học Mĩ, nghiên cứu về vai trò của giao tiếp trong xã hội và sự phát triển nhân cách con người. Ông cho rằng: “Nếu mỗi người muốn có một cái riêng của mình thì phải có “cái tôi” khác”. “Cái tôi” mà ông nói đến ở đây chính là quá trình giao tiếp giữa con người với con người, thông qua mối quan hệ ấy con người mới phát triển; Các tác giả J.Macsen (1869-1973), J.P.Sactơrơ (1905-1961) và Manie (1905-1950) đã nghiên cứu về nguồn gốc và vai trò của giao tiếp, những kĩ năng giao tiếp cơ bản của trẻ cần có [110]. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên có chung quan điểm: Giao tiếp chỉ tồn tại khi có sự tương tác giữa con người với con người, giao tiếp rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Để phát triển toàn diện, con người cần có kĩ năng giao tiếp. Như vậy, các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về giao tiếp, vai trò của giao tiếp đối với xã hội và sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, đồng thời làm rõ nguồn gốc của giao tiếp và tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp, sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng giao tiếp cho người học. Chúng tôi dựa trên những luận điểm cơ bản này để nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các mối quan hệ liên nhân cách để định hướng quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao tiếp K.D.Usinxki (1950) chỉ ra rằng: “Nắm được ngôn ngữ là một chỉ số đáng tin cậy về việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông. Lĩnh hội tiếng mẹ đẻ theo chương trình ở thời kì mẫu giáo, tích lũy vốn từ, nắm được cách phát âm đúng và các hình thức văn phạm của ngôn ngữ, giáo dục kĩ năng nghe và trình bày có mạch lạc ý nghĩ của mình…”. Tác giả nghiên cứu về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng nghe, kĩ năng nói cho trẻ thông qua thể hiện ngôn ngữ mạch lạc [78, tr 497]. Những năm 70 của thế kỷ XX, nghiên cứu và đưa ra cảnh báo với “Cú sốc của tương lai” của A. Toffler, “Học tập - một kho báu tiềm ẩn” của J.Delors và thử nghiệm giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục dân số, giáo dục môi trường, trong đó có đề cập đến tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp đối với sự thành đạt của con người trong xã hội … Vấn đề giao tiếp trong lĩnh vực giáo dục mầm non đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ thập niên 70 của thế kỉ XX. 9 A.V.Zapôrôzet - M.I.Lixina nghiên cứu về “Sự phát triển giao tiếp ở trẻ mầm non” (1974), đã chỉ ra những kĩ năng giao tiếp cơ bản của trẻ mầm non [77]. A.G.Ruzxkaia nghiên cứu về “Hành vi của trẻ mầm non trong điều kiện tác động ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người lớn”. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích được các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, phương pháp và hình thức để giao tiếp với trẻ và sự cần thiết phải phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ [79]. Lev Vygotsky (1960) đã nghiên cứu về phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ em trong công trình “Sự phát triển các chức năng tâm lý cao cấp”. Tác giả đã chỉ ra đặc điểm cơ bản của kĩ năng giao tiếp và quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ em [80]. Nhà tâm lý học hiện đại B.Ph. Lomov (1981) đã đưa ra phạm trù giao tiếp và khẳng định giao tiếp là một vấn đề cơ bản trong tâm lý học. Ông nhấn mạnh rằng, để hình thành kĩ năng giao tiếp, trẻ phải trải qua một quá trình từ khâu lĩnh hội đến thực hành thường xuyên [81]. Tác giả Kak - Hai - Nowdich (1990) người Đức nghiên cứu về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khẳng định phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một quá trình phải tiến hành qua nhiều giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, nhiệm vụ của người lớn là giúp trẻ thâm nhập vào thế giới ngôn ngữ phong phú và đa dạng, dẫn dắt trẻ từ những âm thanh “gừ...gừ” ở tuổi sơ sinh đến khi sử dụng, nắm vững ngôn ngữ thành thạo [73]. Để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, tác giả Linda Maget đã nghiên cứu về những kĩ năng giao tiếp xã hội của trẻ, những khó khăn tâm lý của trẻ trong quá trình giao tiếp và vai trò của cha mẹ trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ [71]. Diễn đàn giáo dục cho mọi người tại Darka (Senegal, 2000) đã xác định rõ kĩ năng sống là một trong sáu mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống” trong đó có kĩ năng giao tiếp. V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành một pha giao tiếp, ông cho rằng để có năng lực giao tiếp, cần các kĩ năng sau: - Kĩ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan