Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu...

Tài liệu Giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ)

.PDF
128
40
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------- ------------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Sóc Đăng, Huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội- 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Sóc Đăng, Huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ XUÂN MAI Hà Nội-2014 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIẾU TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Câu hỏi nghiên cứu 8. Phương pháp nghiên cứu 9. Phạm vi nghiên cứu NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Thuyết hệ thống 1.1.2. Thuyết nhận thức 1.1.3. Thuyết hành vi 1.2. Các khái niệm công cụ 1.2.1. Bạo lực gia đình 1.2.1.1. Khái niệm 1.2.1.2. Phân loại bạo lực gia đình 1.2.1.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình 1.2.1.4. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình 1.2.2. Giáo dục cộng đồng 1.2.2.1. Một số khái niệm có liên quan 1.2.2.2. Đặc điểm của giáo dục cộng đồng 1.2.3. Giáo dục cộng đồng trong phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ 1.2.3.1. Khái niệm 1.2.3.2. Đặc điểm của GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ 1.2.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ 1.2.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển công tác xã hội trong đó có phát triển cộng đồng, giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Chương 2: THỰC TRẠNG GDCĐ TRONG PHÒNG CHỐNG BLGĐ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ SÓC ĐĂNG, HUYỆN ĐOAN HÙNG, PHÚ THỌ..57 3 1 5 6 8 9 9 13 19 19 20 20 20 21 25 26 26 26 26 27 28 29 29 29 31 33 36 37 37 43 44 44 45 53 54 55 2.1. Thực trạng BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng 55 2.1.1. Thực trạng BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 57 2.1.1.1. Hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 57 2.1.1.2. Đối tượng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 59 2.1.1.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 63 2.1.1.4. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 69 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ 72 2.2.1. Hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 72 2.2.1.1.Các hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 72 2.2.1.2.Hình thức can thiệp, trợ giúp và xử lý những hành vi BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 74 2.2.2. Nội dung GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 81 2.2.3. Đối tượng hướng tới vào công tác giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 83 2.2.3.1. Đối tượng hướng tới để tuyên truyền giáo dục về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 83 2.2.3.2. Đối tượng thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 85 2.2.3.3. Đối tượng tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 86 2.2.4. Sự tham gia của người dân vào hoạt động GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 88 Chương 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG CHỒNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ SÓC ĐĂNG 93 2.2.5. Kết quả công tác giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 93 2.2.5.1. Đánh giá mức độ thông tin thu được từ hình thức giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 93 2.2.5.2. Đánh giá mức độ cần thiết của các hình thức giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 95 2.2.5.3. Đánh giá hiệu quả của các hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 96 2.2.5.4. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân xã Sóc Đăng khi tham gia GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ 98 2.2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 100 2.2.6.1. Quan niệm, nhận thức của người dân tại xã Sóc Đăng 100 2.2.6.2. Trình độ của cán bộ làm công tác GDCĐ tại xã Sóc Đăng 101 4 2.2.6.3. Nguồn kinh phí, vật chất 2.2.6.4. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐG: Bình đẳng giới 5 103 103 104 106 113 115 BLGĐ: Bạo lực gia đình CĐ: Cộng đồng CNVC: Công nhân viên chức CTXH: Công tác xã hội GDCĐ: Giáo dục cộng đồng HĐVN, VHQC: Hoạt động văn nghệ, văn hóa quần chúng HND: Hội nông dân HPN: Hội phụ nữ LĐTB&XH: Lao động, Thương binh và Xã hội PCBLGĐ: Phòng chống bạo lực gia đình PTCĐ: Phát triển cộng đồng VBCS: Văn bản chính sách WHO: Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIẾU 1. Các Bảng 6 Bảng 1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội/nhân khẩu học của nhóm mẫu điều tra 23 Bảng 2.1. Những hình thức bạo lực đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng (%) 57 Bảng 2.2. Tìm hiểu thông tin, luật pháp chính sách của VN về PCBLGĐ 62 Bảng 2.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 64 Bảng 2.4. Ảnh hưởng của BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 69 Bảng 2.5. Tỷ lệ tham gia vào các hình thức trợ giúp, dịch vụ xã hội của người dân tại xã Sóc Đăng 79 Bảng 2.6. Các hình thức can thiệp BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 81 Bảng 3.1. Mức độ thông tin thu được từ các hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 94 Bảng 3.2. Khó khăn của GDCĐ về PCBLGĐ với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 100 Bảng 3.3. Đặc điểm cán bộ xã Sóc Đăng trong công tác PCBLGĐ 101 2. Các Biểu đổ Biểu đồ 2.1. Những người có hành vi BL đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng…....60 Biểu đồ 2.2. Mức độ diễn ra BLGĐ ở các gia đình có nghề nghiệp khác nhau tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 2.3. Hiểu biết về các VBCS về quyền bảo vệ phụ nữ của người dân xã Sóc Đăng Biểu đồ 2.4. Các hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 2.5. Phản ứng của phụ nữ xã Sóc Đăng khi bị bạo lực gia đình Biểu đồ 2.6. Hình thức trợ giúp, dịch vụ xã hội được phụ nữ tại xã Sóc Đăng biết 61 63 73 75 78 Biểu đồ 2.7. Hình thức xử lý người có hành vi BLGĐ với phụ nữ tại xã Sóc Đăng 80 Biểu đồ 2.8. Nội dung giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 2.9. Đối tượng hướng tới để tuyên truyền giáo dục về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 2.10. Đối tượng thực hiện các chương trình GDCĐ về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 2.11. Đối tượng tổ chức các chương trình GDCĐ về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 2.12. Sự tham gia của người dân tại xã Sóc Đăng vào kênh thông tin GDCĐ về PCBLGĐ Biều đồ 2.13. Sự tham gia của người dân xã Sóc Đăng vào hình thức GDCĐ trực tiếp về PCBLGĐ Biểu đồ 3.1. Kênh thông tin về phòng chống bạo lực gia đình người dân xã Sóc Đăng được tiếp cận 7 82 84 86 87 89 90 94 Biểu đồ 3.2. Mức độ cần thiết của các hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 3.3. Hiệu quả GDCĐ qua các kênh truyền thông trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 3.4. Hiệu quả của GDCĐ trực tiếp trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng Biểu đồ 3.5. Mức độ hài lòng của người dân khi tham gia GDCĐ trong PCBLGĐ với phụ nữ tại xã Sóc Đăng TÓM TẮT LUẬN VĂN Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn đề toàn cầu và xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ không phải là ngoại lệ bởi nó xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của nhiều người phụ nữ. Vấn đề này gây ảnh hưởng và hậu quả rất lớn, nguy hại đến sức khỏe, tinh thần, vật chất và hạnh phúc của mỗi gia đình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các khía cạnh của thực trạng công tác giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng. (1) Về hình thức: Chưa linh hoạt giữa hình thức các kênh thông tin truyền thông: Tivi; báo, đài; sách tài liệu; phát tờ rơi; loa phóng thanh,… và các hình thức giáo dục cộng đồng trực tiếp: tập huấn, tọa đàm, họp dân, các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng (ca nhạc, kịch)…. (2) Về nội dung: Chưa đa dạng, phong phú, mới chỉ tập trung thông tin về bạo lực gia đình và các văn bản luật pháp liên quan đến bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình chứ chưa cung cấp cho người dân các kỹ năng xử lý, ứng xử khi xảy ra bạo lực. (3) Về đối tượng hướng tới: Mới chỉ tập trung vào đối tượng phụ nữ (những người hay bị bạo hành) trong khi đối tượng nam giới (người đàn ông, người 8 96 97 98 99 chồng trong gia đình) những người có nguy cơ hành vi cao gây ra bạo lực gia đình thì chưa được hướng tới. (4) Về sự tham gia của người dân: Công tác giáo dục cộng đồng về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng chưa thu hút sự tham gia chủ động và tích cực của người dân. Từ những phát hiện trên, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng, góp phần tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định những vấn đề về bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao kiến thức cho người dân tại xã Sóc Đăng: kiến thức luật pháp về PCBLGĐ; kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử khi xảy ra BLGĐ;… MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng đã và đang trở thành hiện tượng có tính phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư và xảy ra ở mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Công an năm 2005, 14% các trường hợp giết người liên quan đến bạo lực gia đình. 1,011 bệnh nhân đã có dấu hiệu tự tử vì bạo lực gia đình (Bộ Y tế, 2005). Bằng chứng cho thấy tỷ lệ bạo lực gia đình đã tăng lên trong những năm gần đây. Kết quả điều tra của Ủy ban về các Vấn đề Xã Hội của Quốc hội tại 8 thành phố (2006) với 2.000 mẫu gồm người dân, nạn nhân BLGĐ, người gây BLGĐ, cán bộ xã, cán bộ y tế, công an, phụ nữ, tòa án nhân dân cấp huyện cho biết: 2,3% các gia đình có hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% số gia đình có hành vi bạo lực tinh thần và 30% số cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Điều tra gia đình Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, UNICEF thực hiện năm 2006 với 9.300 mẫu đưa ra kết quả: Có khoảng 21,2% số cặp vợ/chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực như: Đánh, mắng 9 chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu. Tỷ lệ cặp vợ chồng có 1 trong số các hiện tượng bạo lực kể trên (tức là đối với cả vợ và chồng) chiếm khoảng 10,8%. Tỷ lệ cặp vợ chồng xảy ra 2 hiện tượng bạo lực vào khoảng 7,3%. Có 41,8% số cha/mẹ sử dụng hình thức “quát mắng” và 14% sử dụng hình thức “đánh đòn” khi vị thành niên nam có hành vi mắc lỗi [15, tr23]. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 do Tổng cục Thống kê - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành với 4.838 mẫu là phụ nữ độ tuổi từ 18–60 trong cả nước, kết quả cho biết: Cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có 1người (khoảng 34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình đang phải chịu một trong hai hình thức bạo lực này chiếm 9%. Nếu xét đến cả 3 hình thức bạo lực: Thể xác, tình dục và tinh thần trong đời sống vợ chồng, thì có 58 % số phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên.[16] Cũng theo nghiên cứu của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp quốc (UNODC) năm 2011 phụ nữ có thể là nạn nhân của 95% các vụ bạo lực gia đình và các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ thường được gọi là “bạo lực trên cơ sở giới” vì nảy sinh một phần do địa vị giới còn thấp của phụ nữ trong xã hội. Nhiều nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra số nạn nhân bị bạo lực gia đình là phụ nữ cũng khá cao. Báo cáo Điều tra Đánh giá Các Mục Tiêu Trẻ em và Phụ nữ (2006) đã chỉ ra rằng 64% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 49 coi việc bị chồng đối xử bằng bạo lực là bình thường. Từ một bài báo trong Der Spiegel, Ngôi nhà của bà Thủy (8/2009) thì tại một bệnh viện ở Việt Nam, mỗi ngày có trung bình 5-6 phụ nữ nhập viện do hậu quả của bạo lực gia đình. 50% các ca nhập viện là do chấn thương đầu; 40% có viết thương khắp cơ thể; 15% bị bạo lực hơn 10 năm. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Hội 10 LHPNVN cho biết: “Phụ nữ hiện chiếm 50,8% dân số và 50,6% lực lượng lao động của cả nước, họ đã có những đóng góp rất lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Tuy nhiên, một thực tế mà không chỉ có phụ nữ Việt Nam phải đối mặt chính là thực trạng bạo lực trong gia đình. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, làm tổn hại cả về thể chất và tinh thần của rất nhiều phụ nữ và làm mất ổn định cuộc sống, hạnh phúc gia đình. Bạo lực xảy ra thường xuyên với tầng số cao thường làm giảm sự tự chủ, tính sáng tạo, gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn về thể chất và tinh thần người bị hại. Những năm gần đây, bạo lực gia đình diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, có gia tăng nhanh chóng đối tượng vi phạm cũng như nạn nhân ở khắp các vùng, miền trong cả nước” [7, tr.2]. Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ, thể xác, tinh thần của chính người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh như trẻ em, người thân khác trong gia đình và gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bất bình đẳng giới, nhận thức sai lệch về vị thế của phụ nữ và nam giới cũng như những can thiệp chưa đầy đủ của các cơ quan chức năng. Giáo dục cộng đồng là một trong những nội dung hoạt động chính của phát triển cộng đồng – một phương pháp quan trọng của công tác xã hội và đã được nhiều nước sử dụng như một công cụ quan trọng trong thay đổi nhận thức từ đó thay đổi hành vi của người dân cộng đồng nhằm giải quyết những vấn đề xã hội của cộng đồng như môi trường, bất bình đẳng, kỳ thị với nhóm yếu thế, trong đó có bạo lực gia đình. Công tác xã hội như một nghề và những phương pháp của công tác xã hội được ứng dụng vào thực tiễn giải quyết những vấn đề xã hội ở Việt Nam mới thực sự được quan tâm trong những năm gần đây. Quyết định 32/2010/QĐ-TTG của chính phủ về phát triển nghề 11 công tác xã hội được phê chuẩn vào 25/3/2010 là một minh chứng. Hiện nay một số các chương trình như phát triển nông thôn, xóa đói gảm nghèo, dân số sức khỏe, phòng, chống bạo lực… đã có ứng dụng công tác tuyên truyền phổ biến nhằm hướng tới thay đổi nhận thức của người dân, cung cấp kiến thức cho người dân nhằm nâng cao năng lực. Tuy nhiên, hình thức giáo dục cộng đồng với ý nghĩa của nghề công tác xã hội chưa thực sự được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Những hình thức tuyên truyền phổ biến chưa thu hút sự tham gia thực sự của người dân vào quá trình thay đổi. Nhiều cuộc tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình đã được triển khai đặc biệt từ khi luật phòng, chống bạo lực ra đời năm 2007, tuy nhiên kết qủa chưa được bền vững. Xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là một xã vùng ven, đời sống kinh tế một bộ phận người dân còn khó khăn dẫn đến dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong gia đình, các giá trị truyền thống trong gia đình chưa được chú trọng. Chính vì vậy, tình trạng bạo lực gia đình đang là một trong những vấn đề xã hội khá bức xúc ở xã Sóc Đăng. Bạo lực gia đình ở xã Sóc Đăng được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục,…Trong những năm gần đây, bạo lực gia đình tại địa bàn này đã và đang trở thành một trong những vấn đề xã hội được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do đặc điểm là khu vực đông dân, trình độ dân trí còn thấp, tư tưởng của đại bộ phận người dân vẫn còn ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, quan niệm “trọng nam khinh nữ” còn khá phổ biến, vấn đề này đã tác động không ít tới sự gia tăng BLGĐ. Vì vậy, để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ cần có những biện pháp can thiệp phù hợp và bền vững hơn. Để góp phần hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ một trong những biện pháp quan trọng đó là tăng cường công tác giáo 12 dục cộng đồng, giúp cộng đồng có nhận thức đúng đắn hơn về phòng chống bạo lực gia đình. Với ý nghĩa trên tác giả lựa chọn đề tài “Giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ)” nhằm đánh giá thực trạng công tác giáo dục cộng đồng tại địa phương trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng liên quan tới phòng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hiện nay, nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là hệ thống có tính toàn cầu, tác động trong khoảng 20-50% số phụ nữ trên thế giới (WHO, 1998). Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã trở thành một nội dung quan trọng trong Tuyên bố hành động của Hội phụ nữ thế giới lần thứ IV tại Bắc Kinh năm 1995 và trong các văn bản của tổ chức Liên hiệp quốc. Từ ngày 4 – 6/12/2001, tại Phnômpênh Campuchia đã diễn ra Hội nghị về luật pháp phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng tiểu Mêkông, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị đã thống nhất trên một số quan điểm rằng: Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình và phụ nữ đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay có nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Á có những phong tục, văn hoá, tôn giáo tạo điều kiện cho vấn đề bất bình đẳng nam, nữ và khuyến khích bạo lực gia đình kể cả một số Chính Phủ, cảnh sát chưa có hoạt động tích cực ngăn chặn bạo lực gia đình vì coi đấy là chuyện riêng của gia đình họ. 13 Bạo lực gia đình trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thường được hiểu là bạo lực trong gia đình, chủ yếu là do chồng hoặc một thành viên trong gia đình bạo hành vợ. Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tuy mới được phát hiện và xem xét trong vài thập kỉ gần đây song nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới đã chứng tỏ tính chất nghiêm trọng của tệ nạn này. Việc nghiên cứu đã góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách các thể chế xã hội ở mỗi nước có biện pháp giải quyết tình trạng này. Ở Việt Nam nghiên cứu về bạo lực gia đình muộn hơn so với các nước trên thế giới. Vì vậy cần có các biện pháp can thiệp. Có một số công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này như: Năm 1994, Ts. Lê Thị Quý đã có bài viết “Bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Khoa học và phụ nữ. Bài viết đã tập trung phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực giới trong gia đình như: Nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân văn hóa, nguyên nhân nhận thức,… Lê Thị Quý (1996) trong cuốn “Nỗi đau thời đại” đã cho thấy các dạng bạo lực giới trong gia đình biểu hiện rất đa dạng. Nhưng tựu chung lại, bạo lực giới trong gia đình biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng “Bạo lực không nhìn thấy” và “bạo lực nhìn thấy” (hay còn gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp). Dạng bạo lực không nhìn thấy xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp dưới các khái niệm “thiên chức” và “hi sinh” của phụ nữ. Vì thiên chức này mà nhiều phụ nữ chỉ là cái bóng của chồng con, phụ thuộc vào chồng con, không bộc lộ và phát huy nội lực cũng như khẳng định mình. Rất nhiều phụ nữ đã không chỉ bị đánh đập, ngược đãi mà còn là nạn nhân của “Bạo lực không nhìn thấy”. Đây là một phát hiện về các dạng bạo lực trong gia đình mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội đã sử dụng. 14 Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh (1999) đã có công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới”. Nghiên cứu này, được tiến hành ở ba tỉnh: thành phố Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn nhân bạo lực gia đình. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét tình trạng bạo lực gia đình có chiều hướng tăng. Nghiên cứu đưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và 7 kiến nghị nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình. Năm 2001, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện đề tài “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam”. Đề tài đã phân tích những hậu quả nghiêm trọng của nạn bạo lực giới trong gia đình đối với phụ nữ và phản ứng của nạn nhân bị bạo lực trước những hành vi đó. Vũ Tuấn Huy (2003) trong nghiên cứu “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng” đã chỉ ra mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong gia đình là một hiện tượng phổ biến. Tác giả tìm ra sự khác nhau giữa mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình “Mâu thuẫn và xung đột mang tính bạo lực là khác nhau”. Không phải mâu thuẫn nào trong hôn nhân cũng trở thành xung đột mang tính bạo lực. Tác giả cho rằng nguyên nhân chính của bạo lực gia đình trong nhiều trường hợp cũng là nguyên nhân của mâu thuẫn giữa vợ và chồng. Bản thân của hành vi bạo lực cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng hơn. Theo tác giả, đặc điểm học vấn và nghề nghiệp khác nhau giữa các gia đình có thể dẫn đến hình thức bạo lực khác nhau khi vợ chồng có mâu thuẫn. Hoàng Bá Thịnh (2005) trong nghiên cứu “Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” đã tổng hợp những bài viết của nhiều tác giả về vấn đề quan điểm giải pháp bạo lực giới trong gia đình Việt Nam, xã hội hoá tại cộng đồng, vấn 15 đề chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.... Trong nghiên cứu của mình tác giả cũng đã đề cập đến một phần của vấn đề giáo dục cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình đó là vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ. Trong Báo cáo của các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam về thực hiện Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Mạng giới và phát triển (GENCOMNET) (2006) Công ước đó đã đưa ra chương trình đầu tiên đề cập đến bạo lực trong gia đình và phân tích một số thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trước vấn nạn này trong thời gian sắp tới. Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) đã phát hành cuốn sách “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị”. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu thực tiễn tại ba tỉnh: Thái Bình, Phú Thọ và Thành phố Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày những vấn đề lý luận và phương pháp luận về bạo lực giới trong gia đình, tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là một sự lệch chuẩn về mặt đạo đức xã hội, về những giá trị của thời đại mà chúng ta đang đề cao đồng thời cũng đề cập tới một số cách thức để thay đổi nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình của người dân. Trần Thị Vân Anh- Nguyễn Hữu Minh (2008) trong nghiên cứu “Bình đẳng giới ở Việt Nam” đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn một chương để đưa ra những quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, Đặng Bích Thuỷ (2009) trong nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: Thực trạng, diễn 16 tiến và nguyên nhân” đã chỉ ra những vấn đề nhận diện bạo lực gia đình và cơ sở pháp lý phòng chống bạo lực gia đình, mức độ phổ biến của bạo lực gia đình và các yếu tố ảnh hưởng- phân tích số liệu định lượng, thực trạng bạo lực gia đình, hậu quả và môi trường nảy sinh bạo lực gia đình, các yếu tố thúc đẩy và hạn chế các hành vi bạo lực. Trong nghiên cứu “Các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em” TS. Bùi Thị Xuân Mai (2009) cùng các cộng sự đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi để hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em hiện nay ở Việt Nam, trong đó có công tác truyền thông, giáo dục cộng đồng được xem như một giải pháp quan trọng. Năm 2009-2010, lần đầu tiên ở Việt Nam có một nghiên cứu khá quy mô tại chín tỉnh của cả ba miền Bắc- Trung- Nam về phòng chống bạo lực gia đình từ góc độ cảnh sát và cán bộ tư pháp. Nghiên cứu này do ba tổ chức tham gia là Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển (RCGAD), Tổng cục Thống kê và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với sự trợ giúp của Liên hợp quốc (UNODC), Bộ Công an và tổ chức nghiên cứu Phần Lan (HEUNI). Báo cáo kết quả nghiên cứu đã nêu rõ tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam và mức độ phòng chống của các cơ quan chức năng như cảnh sát và pháp lý, những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của hai lực lượng này trong công tác phòng chống bạo lực gia đình sẽ là các bài học trong tương lai. [9, Tr.27] Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 thu thập thông tin chi tiết về tỷ lệ bạo lực, tần suất, những yếu tố nguy cơ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên phạm vi toàn quốc cũng như 6 vùng kinh tế xã hội. Ngoài ra nghiên cứu còn đánh giá các chiến lược đối phó, nhận thức về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ về quyền pháp lý của họ. Kết 17 quả của nghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơ quan Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách và chương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề về bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả hơn. Hoàng Hồng Hạnh và cộng sự (2012) với đề tài khoa học cấp Bộ “Bạo lực gia đình dưới góc độ tiếp cận văn hóa học” đã nêu ra được thực trạng bạo lực gia đình cùng với những nguyên nhân chủ quan, khách quan và tác động, ảnh hưởng đối với gia đình Việt Nam. Nhóm tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm góp phần phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam: Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của cá nhân và cộng đồng về gia đình và bạo lực gia đình; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình; Nhóm giải pháp văn hóa giáo dục; Nhóm giải pháp kinh tế; Nhóm giải pháp tình huống. Ở mỗi nhóm giải pháp đều xác định các nội dung cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cá nhân, gia đình và xã hội. Sự phối hợp đồng bộ giữa các nhóm giải pháp là một yêu cầu hóa giải các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân bạo lực gia đình. Trong các nhóm giải pháp, nhóm giải pháp yêu cầu xây dựng văn hóa gia đình có vai trò động lực, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình giữ vai trò then chốt. Về tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam, Ts. Trịnh Thị Hoài ĐứcGiám đốc trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình khẳng định:”Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là chủ đề mới, mà đã có từ lâu trong lịch sử. Nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình ở Việt Nam là do tàn dư của nền văn hóa phong kiến, của chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ của nho giáo từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Người đàn ông luôn cho rằng mình ở vị trí cao hơn phụ nữ, có quyền đối với phụ nữ. Chính nền văn hóa phong kiến đã khuyến khích người phụ nữ thừa nhận tự nguyện về 18 quyền hành của nam giới và địa vị phụ thuộc của người vợ vào người chồng trong gia đình, từ đó chấp nhận những hành vi bạo lực của nam giới”. [15] Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Những số liệu chính thức về bạo lực gia đình, dù hạn chế, song đã cung cấp những bằng chứng về mức độ nghiêm trọng của bạo lực mà người phụ nữ phải trải qua trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, những nghiên cứu về giáo dục cộng đồng như là một phương pháp của công tác xã hội, một kỹ thuật của phát triển cộng đồng còn chưa nhiều, chưa mang tính chất hệ thống. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã tiếp thu được rất nhiều luận điểm cho đề tài của mình. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy ở mỗi công trình nghiên cứu trên vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập chưa sâu, đặc biệt là vấn đề giáo dục cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Về mặt lý luận Hệ thống hóa và bổ sung những lý luận về bạo lực gia đình, phương pháp giáo dục cộng đồng như một công cụ quan trọng của phát triển cộng đồng trong nghề công tác xã hội. Trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị về giải pháp công tác giáo dục cộng đồng, thúc đẩy nghề công tác xã hội ở Việt Nam góp phần phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương. 3.2. Về mặt thực tiễn Nghiên cứu chỉ ra thực trạng bạo lực gia đình và hoạt động giáo dục cộng đồng trong thực tiễn ở xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra những khuyến nghị về biện pháp thúc đẩy công tác giáo dục cộng đồng nhằm hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích 19 Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cộng đồng góp phần vào phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận về bạo lực gia đình, phương pháp giáo dục cộng đồng trong phát trển cộng đồng của nghề công tác xã hội. Đánh giá thực trạng các hoạt động giáo dục cộng đồng của địa phương như hình thức, nội dung, đối tượng hướng tới và sự tham gia của người dân. Đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiểu biết về phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ và người dân tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ góp phần thúc đẩy công tác giáo dục cộng đồng nhằm hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động GDCĐ trong phòng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ. 5.2. Khách thể nghiên cứu Phụ nữ có gia đình đã từng bị bạo lực gia đình, từ 18 tuổi trở lên. Cán bộ ở địa phương (Chính quyền địa phương; Các tổ chức đoàn thể: hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...; Các cơ quan chức năng: y tế, giáo dục, công an…) Người dân ở địa bàn nghiên cứu (bao gồm cả nam giới và nữ giới) 6. Giả thuyết nghiên cứu Giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ đang diễn ra hết sức đa dạng và phong phú về cả hình thức và nội dung. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan