Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án tự chọn ngữ văn 8 hay...

Tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 8 hay

.DOC
323
5265
145

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ I: VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM Tiết 1-2: Lý thuyết văn tự sự Ngày soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu bài học: -Giúp hs nắm vững các kiến thức văn tự sự,bố cục của một bài văn tự sự,năm được các phương pháp làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh,thấy được vai trò quan trọng của các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự. -Rèn kĩ năng viết văn tự sự,diễn đạt trong sáng,biết tạo tình huống truyện hấp dẫn. -Giáo dục sự ham mê sáng tạo và tìm tòi hoạc hỏi khi viết văn. II.Chuẩn bị: -GV:nc tài liệu,soạn giáo án -Hs:Ôn bài,tìm đọc các văn bản tự sự. III.Tiến trình giờ học: A.Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số: B.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ. C.Bài ôn: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học 1.KháI niệm văn tự sự: ?Thế nào là văn bản tự sự? Tự sự(kể chuyện) là trình bày một chuỗi diễn biến các sự việc,sự việc này dẫn đến sự việc kia,cuối cùng dẫn đến một kết thúc,thể hiện một ý nghĩa. ?Cho ví dụ để minh hoạ cho một văn bản tự sự? Ví dụ:Truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh:Có 7 sự việc chính,sự vịêc này nối tiếp sự việc kia: (1)-Vua Hùng kén rể (2)-Sơn Tinh-Thuỷ Tinh đến cầu hôn (3)-Vua Hùng ra điều kiện chọn rể (4)-Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương (5)-Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mị Nương,tức 1 giận dâng nước đánh ST. (6)-Hai bên đánh nhau,cuối cùng TT thua. (7)-Hàng năm TT lại dâng nước đánh ST,nhưng lần nào cũng bị thua trận. ?Mục đích của việc viết văn bản tự sự là gì? 2.Mục đích: Tự sự giúp người kể giảI thích sự việc,tìm hiểu con người,nêu vấn đề và bày tỏ tháI độ khen chê. VD:Truyện Sơn tinh-Thuỷ Tinh là để giảI thích các hiện tượng thiên nhiên lũ lụt hàng năm,đồng thời phản ánh ý thức bảo vệ và xây dựng đất nưpức cảu cha ông ta thời đại các vua Hùng. 3.Bố cục của một văn bản tự sự: Gồm 3 phần: ?Nêu bố cục của một văn bản tự sự và vai trò của từng phần? -MB :Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện…Cũng có lúc người at bắt đầu từ một sự cố nào đó,hoặc kết thúc câu chuyện,số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu. -TB:Kể các tình tiết,sự việc làm nên câu chuyện.Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau,đan xen theo diễn biến của câu chuyện. -KB:Câu chuyện kể đI vào kết cục,tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ.Thể hiện suy nghĩ của người viết đối với việc được kể. 4.Các yếu tố cơ bản của bài văn tự sự: -Cốt truyện,các tình huống truyện. -Nhân vật. ?Kể tên các yếu tố cơ bản của một văn bản tự sự? -Các tình tiết của truyện. 5.NgôI kể,lời kể và lời thoại trong văn tự sự: -Gồm ngôI thứ nhất và ngôI thứ ba: +Kể theo ngôI thứ nhất +Kể theo ngôI thứ ba. ?Nêu các ngôI kể trong văn tự sự và tác dụng của việc sử dụng từng +Kết hợp kể theo ngôI thứ nhất và ngôI thứ ba. (Vd;Truyện ngắn Lão Hạc or Chiến lược ngà,Cố hương…) -Lời kể,cách kể,ngôn ngữ kể…cần phảI phù hợp với nội 2 ngôI kể? dung của truyện. -Lời thoại: +Đối thoại. +Độc thoại. Đối thoại và độc thoại nhằm thể hịên tâm tư,tình cảm,tính cách của nhân vật,thgáI độ,tình cảm của tác giả… ?Thế nào là lời kể,lời thoại trong văn tự sự? ?Lời thoại gốm có các dạng nào?Nêu tác dụng? Đối thoại góp phần làm cho lời kể,cách kể thêm sống động,diễn biến câu chuyện được tô đậm và cụ thể. Độc thoại biểu lộ nội tâm nhân vật. *Lúc làm văn kể chuyện cần biết dùng dấu gạch ngang đặt đầu lời thoại,hoặc dùng dấu hai chấm,ngoặc kép cho lời thoại. Ví dụ: “Chị Dậu thất vọng: -Thế thì con chỉ được có hai đồng đem về… GV cho VD và yêu cầu HS xác định lời đối thoại và lời độc thoại? Ông Nghị lại nhiêu nữa?Hai chục nữa nhé!thôI cho thế cũng đắt lắm rồi.Bán thì đI làm văn tự.Không bán thì về.Về thẳng! “Về thì đâm đầu vào đâu”.Để chồng bị trói đến bao giờ nữa?...ThôI,trời đã bắt tội,cũng đành nhắm mắt làm liều…”.Bên tai chị Dậu văng vẳng có tiếng như vậy.Nước mắt ứa ra,chị lại đứng dậy với bộ mặt não nùng: -Vâng con xin bán hầu hai cụ.Nhờ các cụ bảo cho ông giáo làm giấy giúp con…! 6.Thứ tự kể trong văn tự sự: -Kể theo trình tự thời gian,không gian… -Kể theo mạch cảm xúc của nhân vật. 7.Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự: a.Miêu tả trong văn tự sự: ?Có mấy thứ tự kể trong văn tự sự?Kể tên? ?Vai trò của yếu tố -Miêu tả thường hiện diện trong nhiều loại văn và tự sự cũng vậy.Nhờ miêu tả mà ta có thể táI hiện cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian. -Miêu tả không chỉ làm nổi nật ngoại hình mà còn khắc hoạ nội tâm nhân vật,làm cho câu chuyện trở nên dậm 3 miêu tả trong văn tự sự? đà,hấp dẫn,lí thú. +Miêu tả cảnh vật-không gian và thời gian nghệ thuật. +Miêu tả nhân vật và ngoại hình nhân vật trong truyện. +Miêu tả hành động nhân vật- sự vịêc +Miêu tả tâm trạng nhân vật. Với mỗi dạng miêu tả,GV đọc cho HS nghe các VD trong sách nâng cao ngữ văn 8. ?Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự? VD:Sách nâng cao trang 228 b.Biểu cảm trong văn tự sự: -Những yếu tố biểu cảm(vui,buồn,giận,hờn.lo âu.mong ước,hi vọng,nhớ thương…)luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật,sự việc đang diễn ra,đang được nói đến. -Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua ba dạng thức sau đây: +Tự thân cảnh vật ,sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra,thấm vào lới văn,trang văn do người đọc cảm nhận được. +Cảm xúc được bày tỏ,được biểu hiện qua các nhân vật,nhất là qua ngôI kể thứ nhất. GV lấy ví dụ với mỗi dạng để minh hoạ. +Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp.đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện. VD:Sách nâng cao trang 230-231. 8.Đề bài văn tự sự:Gồm các dạng sau: -Kể chuyện đời sống,người thực,việc thực -Kể chuyện về sinh hoạt đời thường -Kể chuyện tưởng tượng ?Nếu các dạng đề văn tự sự? -Kể chuyện đã biết theo một kết cục mới -Kể lại một chuyện cũ theo ngôi kể mới. ***Bài tập vận dụng: ?Tìm trong văn bản “Trong lòng mẹ”-NH các sự việc và cho biết các sự việc ấy được bố trí theo trình tự nào? -Bà cô gọi Hồng đến để nói xấu mẹ Hồng với mục đích chia cắt tình mẫu tử của hai mẹ con bé Hồng. -Bé Hồng vô cùng đau đớn khi thấy mẹ bị coi thường,sỉ nhục nhưng bé rất yêu mẹ và luôn tin tưởng ở mẹ. 4 GV cho Hs làm bài tập vận dụng để kiểm tra kiến thức. -Ngày giỗ đầu của cha bé Hồng,mẹ Hồng đã về và Hồng vô cùng hạnh phúc ,sung sướng khi được gặp mẹ. D.Củng cố: -GV khắc sâu kiến thức bài học. E.Hướng dẫn học tập ở nhà: -Học thuộc tòan bộ phần lí thuyết. -Đọc các văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp tám để củng cố các kiến thức lý thuyết đã học. Tiết 3:Thực hành kể chyện Ngày soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: -Củng cố các kiến thức về văn kể chyện với phương thức biểu đạt chính là tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. 5 -Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm,đặc biệt là việc thể hiện cảm xúc của tác giả,người viết. II.Chuẩn bị: -Gv nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án. -Học sinh học bài cũ,đọc trước bài mới. III.Tiến trình giờ học: A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số. B.Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là văn bản tự sự?Nêu bố cục của văn bản tự sự? TL: Tự sự(kể chuyện) là trình bày một chuỗi diễn biến các sự việc,sự việc này dẫn đến sự việc kia,cuối cùng dẫn đến một kết thúc,thể hiện một ý nghĩa. Gồm 3 phần: -MB :Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện…Cũng có lúc người at bắt đầu từ một sự cố nào đó,hoặc kết thúc câu chuyện,số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu. -TB:Kể các tình tiết,sự việc làm nên câu chuyện.Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau,đan xen theo diễn biến của câu chuyện. -KB:Câu chuyện kể đI vào kết cục,tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ.Thể hiện suy nghĩ của người viết đối với việc được kể. C.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học GV:Cho đề bài,hướng dẫn học sinh làm các bước và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Đề bài :Kể về buổi tối thứ bảy ở gia đình em? ?Xác định thể loại của văn bản? ?Nội dung chính cần biểu đạt của văn bản? *Tìm hiểu đề: -Thể loại:Văn tự sự. -Nội dung:Sự đầm ấm của gia đình trong buổi tối thứ bẩy. ?Phạm vi? 6 ?Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt? -Phạm vi:Dựa vào sự việc cụ thể trong gia đình. -Ngôi kể số I:Xưng tôi hoặc em. -Phương thức biểu đạt:Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. *Tìm ý: -Nêu lí do -Giới thiệu không gian,thời gian ?Hãy nêu những ý chính trong bài? -Nêu diễn biến của buổi tối thứ bẩy. *Dàn ý và lập dàn ý: -Mở bài: +Nêu lí do(tạo tình huống) +Dẫn dắt. ?Viết thử phần mở bài? VD:Cả tuần bố mẹ tôi đi công tác.Tôi và em đi học,còn ông bà ở nhà.Vì vậy chỉ đến tối thứ bẩy gia đình tôi mới được sum họp quây quần.Và tôi xin kể cho các bạn nghe về buổi sum họp đó. -Thân bài: ?Nêu rõ thời gian ,không gian? ?Nêu các sự việc được kể? -Thời gian,không gian buổi tối thứ bẩy. VD:Vào giữa bầu trời mùa đông bầu trời tối đen như mực,gió rít từng hồi lạnh lẽo giá buốt.Thế nhưng trong nhà,với ánh sáng ngọn đèn,cả căn phòng nhà tôi sáng rực lên thật ấm cúng. -Sự việc trong buổi sum họp : +Trước khi ăn cơm cả gia đình tôi mỗi người mỗi việc.Mẹ nấu cơm,tôi quét nhà….chẳng mấy chốc nhà cửa đã gọn gàng,cơm nước đã xong. +Trong bữa ăn,cả gia đình quây quần bên mâm cơm.Mâm cơm có rát nhyiều món ngon:Cá rán,thịt kho tàu….Cả nhà vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ và tám tắc khen các món ăn ngon(Có thể ghi lại một vài lời kkhen của ông bà,bố mẹ,xen lẫn cảm xúc của em hoặc em em khi góp phần tạo nên bữa ăn ngon đó)Cảm xúc của em trong bữa ăn:Vui vẻ ,hạnh phúc và ấm cúng… -Sau khi ăn cơm xong,mỗi người mỗi việc:Tôi rửa 7 bát,em dọn bàn ăn….,ông xem thời sự,bố đọc báo,mẹ ngồi đan áo… ?Có thể kể lại công việc cụ thể của mỗi người? +Bố ngồi trên chiếc ghế dài trong phòng khách đọc báo,vừa đọc báo vừa nhâm nhi chén trà nóng.Khi có mục nào hay,bố đọc cho mọi người cùng nghe,có lúc gặp những câu chuyện vui cả nhà đầu cười đến chảy cả nước mắt… +Ông tôi ngồi xem vô tuyên,đến phần thời sự giới thiêu cảnh đồng bào miền trung bị lũ lụt,hay cảnh sập cầu ở Cần Thơ,vụ lật đò ở sông Gianh…ông thở dài và xúc động,tôi thấy mắt ông rưng rưng… +Vì là tối thứ bẩy nên chị em tôi không phải học bài và được phép ngồi cạnh bà và được nghe bà kể ?Kể lại câu chuyện của em? chuyện.Những câu chuyện bà kể thật thú vị,hai chị em tôi ngồi lắng nghe chăm chú như nuốt lấy từng lời. +Trên giừơng mẹ tôi ngồi đan áo,đôi tay khéo léo và nhanh thoăn thoắt.Nhiều lúc không cần nhìn xuống nhưng mũi kim đưa vẫn rất chuẩn và đúng.Dường như từng đường kim mũi chỉ đều chứa đựng một tình thương bao la mà mẹ dành cho chúng tôi. Khi tôi nghe bà kể chuyện xong,mẹ gọi tôi đến bên và hỏi: ?Cảm xúc về việc làm của bà ,của mẹ,nêu trách nhiệm “Hôm nay con không phải học bài à?.Tôi trả lời rằng hôm nay là thứ bẩy nên không phải học bài.Tôi thầm nghĩ nếu được mặc chiếc áo do chính tay cần cù chăm chỉ của mẹ tôi đan thì tôi sẽ hạnh phúc và tự hào lắm.Tôi chợt nhìn thấy đầu mẹ đã lốm đốm sợi bạc.Tôi liền chạy đi lấy chiếc nhíp và nhổ tóc sâu cho mẹ.Mẹ đã phải làm việc vất vả để nuôi chị em tôi ăn học,tôi chỉ mong ước sao cho tóc mẹ màu xanh mãi.Em tôi đang chơi đồ chơi,khi thấy mẹ khaen tôi: “Con gái mẹ nhổ tóc sâu giỏi quá”,nó liền chạy ra vơ lấy tóc mẹ.Khi thấy có chiếc tóc sâu,hai chị em tranh nhau nhổ.Những lúc ấy mẹ tôi lại ân cần nhắc nhở và tôi bao giờ cũng phải chịu thua em tôi một bước.Rồi hai chị em tôi vừa nhổ tóc sâu cho mẹ,vừa tranh nhau kể thành tích trong tuần:Em tôi kể 8 của bản thân em? chuyện nó được hai điểm 10 và đòi mẹ phải thưởng cho nó,tôi vừa kể thành tích học tập ,vừa kể những việc tốt tôi đã làm trong tuần.Nghe hai chị em tôi tranh nhau kể về mình,bố mẹ tôi lộ rõ niềm vui và tự hào sung sướng,ông bà đều khen chị em tôi vừa ngoan,vừa học giỏi…(Cảm xúc của em). -KB:Nêu suy nghĩ của mình về buổi tối thứ bẩy của gia đình; ?Nội dung của phần kết bài là gì? Buổi tối ở gia đình tôi như vậy đó.Tôi sẽ luôn nhớ mãi và tôi mong rằng gia đình tôi luôn có những buổi tối thứ bẩy đầm ấm và hạnh phúc như vậy. D.Củng cố:-GV khắc sâu kiến thức ôn tập. E.Hướng dẫn học tập về nhà:Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề trên. Tiết 4:Thực hành kể chyện Ngày soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: -Củng cố các kiến thức về văn kể chyện với phương thức biểu đạt chính là tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. -Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm,đặc biệt là việc thể hiện cảm xúc của tác giả,người viết. II.Chuẩn bị: -Gv nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án. -Học sinh học bài cũ,đọc trước bài mới. III.Tiến trình giờ học: A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số. B.Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là văn bản tự sự?Nêu bố cục của văn bản tự sự? 9 TL: Tự sự(kể chuyện) là trình bày một chuỗi diễn biến các sự việc,sự việc này dẫn đến sự việc kia,cuối cùng dẫn đến một kết thúc,thể hiện một ý nghĩa. Gồm 3 phần: -MB :Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện…Cũng có lúc người kể bắt đầu từ một sự cố nào đó,hoặc kết thúc câu chuyện,số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu. -TB:Kể các tình tiết,sự việc làm nên câu chuyện.Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau,đan xen theo diễn biến của câu chuyện. -KB:Câu chuyện kể đI vào kết cục,tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ.Thể hiện suy nghĩ của người viết đối với việc được kể. C.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học GV:Cho đề bài,hướng dẫn học sinh làm các bước và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Đề bài :Kể về kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em ?Xác định thể loại của văn bản? ?Nội dung chính cần biểu đạt của văn bản? *Tìm hiểu đề: -Thể loại:Văn tự sự. -Nội dung:kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em ?Phạm vi? -Phạm vi:Dựa vào sự việc cụ thể trong ngày đầu tiên đi học của em ?Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt? ?Hãy nêu những ý chính trong bài? -Ngôi kể số I:Xưng tôi hoặc em. -Phương thức biểu đạt:Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. *Tìm ý: -Nêu lí do -Giới thiệu không gian,thời gian -Nêu diễn biến của tâm trạng và cảm xúc của em trong ngày đầu tiên đi học. 10 ?Viết thử phần mở bài? *Dàn ý và lập dàn ý: -Mở bài: +Nêu lí do(tạo tình huống) +Dẫn dắt. ?Nêu rõ thời gian ,không gian? ?Kể lại các yếu tố khơi nguồn cảm xúc?mạch cảm xúc? Vd:Đã bao năm đi học,giờ tôi đã là học sinh cấp hai trường………….Trong quãng thời gian đi học ấy có biết bao nhiêu kỉ niệm vui,buồn,kỉ niệm nào cũng ghi lại trong tim tôi những dấu ấn sâu đậm.Nhưng sâu đậm nhất và đáng nhớ nhất vẫn chính là những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học của tôi. -Thân bài: -Thời gian,không gian,yếu tố khơi nguồn cảm xúc :Cứ mỗi lần vào cuối thu,khi trời bắt đầu chuyển mùa,những cơn gió thu mát rượi thay thế cho những trận nắng mùa hè oi ả,nóng bức;khi ngoài đường,ngoài vườn thơm ngát hương ổi chín,hương cốm nồng nàn mời gọi và cảnh vật được tô điểm bởi màu vàng của quả thị chín lúc lỉu trên cành…Cũng là lúc tiếng trống trường rộn vang thúc giục báo hiệu cho một năm học mới đã đến…Lòng tôi lại tưng bừng rộn rã với những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học cứ tự nhiên ùa về ,xôn xao,với biết bao những cảm xúc vừa quen,vừa lạ… +Trước ngày khai trường,em và mẹ đã có sự chuẩn bị như thế nào,mọi người quan tâm ra sao. +Cảm nhận của em khi đi trên con đường làng cùng mẹ vào ngày khai trường,em hồi tưởng lại những gì… ?Có thể kể lại chi tiết các nhân vật và sự việc,cảm xúc của em theo trình tự thời gian và không gian hợp lí? +Kể lại những sự việc em được chứng kiến và cảm xúc của em khi đứng trên sân trường(cảm xúc trước và sau khi là học sinh của trường)…. +Khi phải thực sự xa rời hỏi tay mẹ và được tham gia vào đoàn diễu hành của nhà trường trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới,có cảm xúc như thế nào… +Khi xếp hàng chờ vào lớp , khi ngồi trong lớp học và được học bài học đầu tiên(chú ý cảm nhận về sự việc xung quanh và các bạn …) 11 *Lưu ý:Cần có sự đồng hiện giữa các cảm xúc của quá khứ và hiện tại,kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự,miêu tả,bỉêu cảm. ?Lưu ý gì khi kể lại câu chuyện của em? -Cần tạo thêm hệ thống nhân vật phụ để tăng tính hiện thực và hấp dẫn cho câu chuyện(các bạn,thầy cô giáo…). -Giọng văn cần giàu cảm xúc,thể hiện được tình cảm tâm trạng thích hợp khi nhớ về ngày đầu tiên đi học. KB:Nêu suy nghĩ của mình về ngày đầu tiên đi học của em ?Nội dung của phần kết bài là gì? D.Củng cố: -GV khắc sâu kiến thức ôn tập. E.Hướng dẫn học tập về nhà: -Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề trên. 12 Tiết 5:Thực hành kể chyện Ngày soạn:23/9/2013 Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: -Tiếp tục củng cố các kiến thức về văn kể chyện với phương thức biểu đạt chính là tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. -Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm,đặc biệt là việc thể hiện cảm xúc của tác giả,người viết. II.Chuẩn bị: -Gv nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án. -Học sinh học bài cũ,đọc trước bài mới. III.Tiến trình giờ học: A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số. B.Kiểm tra bài cũ(trong giờ) C.Thực hành viết văn bản tự sự: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học GV:Cho đề bài,hướng dẫn học sinh làm các bước và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Đề bài :Kể về người ấy(người bạn,người thầy,người thân sống mãi trong lòng em. ?Xác định thể loại của văn bản? *Tìm hiểu đề: ?Nội dung chính cần biểu đạt của văn bản? -Thể loại:Văn tự sự. -Nội dung:Một người sống mãi trong lòng em:Có thể là một người bạn,người thầy hoặc người thân… 13 ?Phạm vi? -Phạm vi:Dựa vào các câu chuyện liên quan đến người đã làm em nhớ mãi. -Ngôi kể số I:Xưng tôi hoặc em. ?Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt? -Phương thức biểu đạt:Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. *Tìm ý: ?Hãy nêu những ý chính trong bài? -Giới thiệu về người đã để lại trong lòng em nhiều kỉ niệm và luôn khiến em nhớ mãi. -Những nét riêng về hình dáng,tính cách… -Nêu diễn biến của tâm trạng và cảm xúc khi nhớ về người đó,khi kể lại những kỉ niệm với người ấy. *Lập dàn ý: Ví dụ:Kể về đối tượng là người bà mà em hằng yêu quý -Mở bài: ?Viết thử phần mở bài? Lí do khiến em nhớ và kể cho mọi người nghe về bà của em:Có thể là hôm nay em được học văn bản :Cô bé bán diêm của nhà văn An đec xen,em thấy thương em bé bán diêm quá và càng hiểu được niềm hạnh phúc khi có bà bên cạnh. -Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. -Giới thiệu về bà em với mọi người. Thảo luận: -Kể về hình dáng của bà em.,qua đó nói lên cảm xúc của em về bà. Em sẽ lựa chọn các chi tiết nào để kể về bà của em? -Kể về tính cách của bà em,qua đó thể hiện tình yêu và cảm xúc với bà. (GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận,sau đó cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận và tổng hợp ý kiến thảo luận để đưa ra một dàn ý hoàn chỉnh nhất.) -Kể về những kỉ niệm được bà yêu thương chăm sóc,dạy em điều hay,lẽ phải khiến em thấy mình thật hạnh phúc vì luôn có bà ở bên. -Thân bài: -Kể về những việc đã xảy ra làm em nhớ mãi(Có thể là một kỉ niệm đáng nhớ nào đó,có thể là việc em làm khiến bà vui hoặc khiến bà buồn và cảm xúc,suy nghĩ -Học sinh tìm ý và lựa chọn của em sau việc làm đó). các chi tiết tiêu biểu rồi sắp -Kể về quãng thời gian hiện tại của em với bà(Có thể bà xếp theo một trình tự hợp lí. 14 -GV chốt khái quát lại những vấn đề chính. ?Lưu ý gì khi kể lại câu chuyện của em? đã mất hoặc yếu hơn hoặc vẫn luôn ở bên em…),cảm xúc của em như thế nào… -Em hãy kể về những suy nghĩ và lời hứa của em đối với bà. *Lưu ý:Cần có sự đồng hiện giữa các cảm xúc của quá khứ và hiện tại,kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự,miêu tả,bỉêu cảm. -Cần tạo thêm hệ thống nhân vật phụ để tăng tính hiện thực và hấp dẫn cho câu chuyện(em của em,những người trong gia đình hoặc các anh, em con nhà chú,bác em…). -Giọng văn cần giàu cảm xúc,thể hiện được tình cảm tâm trạng thích hợp khi nghĩ về bà. ?Nội dung của phần kết bài là gì? -Tình cảm phải thật sự chân thực và xúc động bày tỏ được lòng biết ơn sâu sắc và yêu mến, kính trọng đối với bà. KB:Nêu suy nghĩ của em về bà. D.Củng cố: -Gv khái quát nội dung bài học. E.Hướng dẫn học ở nhà:-Viết thành bài văn đề văn trên. Tiết 6:Thực hành kể chuyện: Ngày soạn:28/9/2013 Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: -Tiếp tục củng cố các kiến thức về văn kể chyện với phương thức biểu đạt chính là tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. -Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm,đặc biệt là việc thể hiện cảm xúc của tác giả,người viết. II.Chuẩn bị: -Gv nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án. -Học sinh học bài cũ,tìm đọc các văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. III.Tiến trình giờ học: A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số. 15 B.Kiểm tra bài cũ(trong giờ) C.Thực hành viết văn bản tự sự: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học GV:Cho đề bài,hướng dẫn học sinh làm các bước và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Đề bài :Kể về việc em thấy mình đã lớn khôn. ?Xác định thể loại của văn bản? ?Nội dung chính cần biểu đạt của văn bản? *Tìm hiểu đề: -Thể loại:Văn tự sự. -Nội dung:Việc khiến em thấy mình đã khôn lớn. ?Phạm vi? -Phạm vi:Dựa vào các câu chuyện liên quan đến việc khiến cho em cảm thấy mình đã thực sự khôn lớn ?Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt? -Ngôi kể số I:Xưng tôi hoặc em. -Phương thức biểu đạt:Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. ?Hãy nêu những ý chính trong bài? *Tìm ý: -Hình ảnh em trong suy nghĩ thường ngày của mọi người và của chính bản thân em như thế nào. -Nhân dịp nào em làm gì để tự cảm thấy mình thực sự đã lớn: +Bố mẹ đi vắng,em giúp bố mẹ công việc ở nhà. +Giúp ông bà. +Chăm sóc em còn nhỏ,dạy em học bài. +Giúp đỡ hàng xóm việc gì. -Khi bố mẹ về,mọi người kể về việc em dã làm như thế nào,cảm xúc của em,tình cảm và cảm xúc của bố mẹ,của mọi người. 16 *Lập dàn ý: Ví dụ: ?Viết thử phần mở bài? -Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Thảo luận: -Mở bài: Từ bé đến giờ,mọi việc mẹ đều làm hết cho tôi,từ việc nấu cơm,rửa bát,chăm em…cho nên tôi chẳng khác nào một cô nàng tiểu thư nhõng nhẽo.Được mẹ chiều chuộng,tôi chỉ luôn nghĩ một cách rất vô tư:Tôi còn bé quá,đã biết làm gì đâu.Bà ngoại tôi ra chơi,hễ thấy mẹ sai tôi làm cũng bảo như vậy mà.Nhưng chao ôi!Thật là nguy quá!Bà ngoại tôi ốm nặng,mẹ tôi phải về chăm bà còn bố tôi thì đi làm xa…Biết làm thế nào được bây giờ.Tôi lo lắng lắm.Nhưng thật bất ngờ,cũng chính thời gian xa mẹ,tôi đã tự làm lấy tất cả và tôi đã thấy mình lớn khôn như thế nào. -Thân bài: Em sẽ lựa chọn các chi tiết -Đầu tiên em sẽ giới thiệu một chút về bản thân em với nào để kể về việc em đã lớn mọi người,đặc biệt là những nét nổi bật nhất về cá tính. -Cuộc sống thường ngày của em như thế nào. khôn? (GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận,sau đó cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận và tổng hợp ý kiến thảo luận để đưa ra một dàn ý hoàn chỉnh nhất.) -Điều gì, lí do nào dẫn tới việc em thấy mình đã lớn khôn. VD:Hôm ấy,nhận được điện ở quê do cậu tôi gọi,biết tin bà ngoại ốm, mẹ tôi nhanh chóng thu xếp công việc rồi về thăm bà.Tôi đi học về thì mẹ cũng vừa về tới quê,mẹ gọi điện căn dặn chị em tôi ở nhà phải chơi ngoan và -Học sinh tìm ý và lựa chọn nhớ nghe lời ông bà nội, mẹ bảo mẹ sẽ phải ở lại quê các chi tiết tiêu biểu rồi sắp mấy hôm để chăm bà.Chao ôi!Tôi còn nhớ rất rõ khi xếp theo một trình tự hợp lí. nghe những lời mẹ dặn,tôi đã lo lắng như thế nào.Tự dưng, bao nhiêu câu hỏi cứ dồn dập kéo đến trong đầu óc tôi: Ai nấu cơm cho mình ăn,ai dạy em học bài,ai tắm -GV chốt khái quát lại cho em,ai cho em đi ngủ…Vừa lúc ấy,cô Lan hàng xóm những vấn đề chính. cũng đón em tôi về đến nơi,nó ngoác ra khóc khi biết tin mẹ sẽ đi vắng mất ngày khiến cho tôi càng thêm bối -GV hướng dẫn học sinh rối.Và tôi cũng bắt đầu bù lu lên mà khóc.Đến bây giờ, viết thành từng đoạn văn mỗi khi nhớ lại những dòng cảm xúc ấy tôi lại thấy thật nhỏ từ các ý trên. ngộ,thật buồn cười. 17 Lúc ấy thấy hai chị em tôi đang mải khóc,bà nội tôi đến bên nhẹ nhàng nhắc: “Hoa ,cháu đã lớn rồi,cháu làm chị phải gương mẫu chứ.Cháu xem, cháu là chị mà còn khóc nhè thì dỗ em sao được”.Và thế là cái bản năng làm chị sống dậy trong tôi.Tôi quệt nhanh dòng nước mắt và dỗ cho em khỏi khóc rồi cũng bắt tay luôn vào công việc của mình. -Những việc làm chứng tỏ em đã lớn khôn: +Bố mẹ đi vắng,em giúp bố mẹ công việc ở nhà. +Giúp ông bà nội. +Chăm sóc em còn nhỏ,dạy em học bài. +Giúp đỡ hàng xóm việc gì. -Khi bố mẹ về,mọi người kể về việc em dã làm như thế nào,cảm xúc của em,tình cảm và cảm xúc của bố mẹ,của mọi người. -Kết bài: ?Nội dung của phần kết bài là gì? ?Lưu ý gì khi kể lại câu chuyện của em? -ấn tượng của em về những việc làm của mình *Lưu ý:Cần có sự đồng hiện giữa các cảm xúc của quá khứ và hiện tại,kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự,miêu tả,bỉêu cảm. -Cần tạo thêm hệ thống nhân vật phụ để tăng tính hiện thực và hấp dẫn cho câu chuyện(em của em,những người trong gia đình hoặc các anh, em con nhà chú,bác em…). -Giọng văn cần giàu cảm xúc,thể hiện được tình cảm tâm trạng thích hợp khi thấy mình đã thực sự lớn khôn(hồi hộp,vui sướng,tự hào…). -Tình cảm phải thật sự chân thực,tự nhiên. D.Củng cố: -Gv khái quát nội dung bài học. E.Hướng dẫn học ở nhà: -Viết thành bài văn đề văn trên. 18 Chuyên đề II: Tiết 7: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I.Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh trình bày khái niêm đoạn văn,câu chủ đề,cách trình bày nội dung đoạn văn -Rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc và ngữ nghĩa. II.Chuẩn bị: -Giáo viên nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án. -Học sinh:Ôn bài. III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: A.ổn định tổ chức:Kiển tra sĩ số. B.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ C.Ôn tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học ?Nhắc lại thế nào là đoạn văn? 1.Đoạn văn là gì? ?Từ ngữ chủ đề là gì? Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng một ô,kết thúc bằng một dấu chấm xuỗng dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. 2.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề: -Từ ngữ chủ đề:Là những từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần trong đoạn văn(thường là chỉ từ,đại từ,các từ đồng nghĩa)nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. ?Câu chủ đề là gì? 19 -Câu chủ đề:Là câu mang nội dung khái quát hoặc then chốt của đoạn vư,lời lẽ thường ngắn gọn,thường đủ hai thành phần chính chủ ngữ vfa vị ngữ,thường đứng ở đầu hoặc cuối đọan văn,có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng chủ ?Cho VD về câu chủ đề? đề được đề cập ,thảo luận hoặc nói đến trong đoạn. ?Nêu vai trò, yêu cầu của câu chủ đề trong đoạn văn? ?Các câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì? ?Em đã được học mấy cách trình bày nội dung đoạn văn? ?Thế nào là trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành? ?ChoVD?Phântích VD? VD:Chị Dậu có đầy đủ phẩmn chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Thương chồng con tha thiết, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. *Vai trò của câu chủ đề:Câu chủ đề có vai trò quan trọng nhất trong đoạn văn. *Yêu cầu:Khái quát,xúc tích,chỉ nêu ý khái quát của đoạn văn,không nên đưa ra ý chi tiết,cụ thể nhưng phải bao gồm cả nội dung và giới hạn mà đọan văn giới thiệu hoặc đề cập đế.(Cần tránh khái quát quá hoặc chi tiết quá). -Các câu còn lại :Có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn. 3.Cách trình bày nội dung đoạn văn: -Trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành. a.Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành: Là cách trình bày nội dung đoạn văn không sử dụng câu chủ đề.Các câu trong đoạn văn có quan hệ bình đẳng với nhauvề ý nghĩa, không câu nào phụ thuộc hoặc bao hàm câu nào. ?Thế nào là trình bày nội VD:Đêm hôm ấy trời mưa phùn.Đêm hôm sau lại mưa dung đoạn văn theo lối tiếp.Cỏ mọc tua tủa. Một màu xanh ngọt ngào,thơm ngát diễn dịch|? toả ra mênh mông khắp trên sườn đồi. b.Trình bày nội dung theo cách diễn dịch: ?ChoVD?Phântích VD? -Là cách trình bày nội dung đoạn văn đi từ khái quát đến cụ thể,câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn, các câu sau triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. VD: Chị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng con tha thiết.Đối với chồng,chị chăm sóc tận tình chu đáo 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan