Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Giáo án tự chọn ngữ văn 10...

Tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 10

.DOC
39
4235
59

Mô tả:

Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 Ngày soạn: 14/8 /2014 Ngày giảng: / 8/ 2014 Tiết: 1, 2, 3, 4 NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT, THỰC HÀNH SỬA LỖI DÙNG TỪ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức:Giúp học sinh biết được những lỗi thường mắc phải trong quá trình sử dụng tiếng Việt 2. Kĩ năng: Nhận diện những lỗi khi sử dụng tiếng Việt. 3. Giáo dục :Ý thức sử dụng đúng tiếng Việt, yêu quí tiếng mẹ đẻ. II. Phương pháp dạy học:-Phát vấn để tìm ra những lỗi học sinh thường mắc phải -Củng cố định hướng. III. Phương tiện dạy học: Sách tham khảo Làm văn (ĐHSP) Sửa lỗi ngữ pháp Tiếng Việt 10 (cũ) IV. Tiến trình bài học: 1.Giới thiệu chương trình tự chọn lớp 10. 2.Giới thiệu bài mới: Trong hoạt động giao tiếp thường ngày cũng như trong học tập, học sinh thường mắc những lỗi về việc sử dụng tiếng Việt:lỗi về từ, lỗi về câu, lồi về đoạn văn...Nguyên nhân chủ yếu của sự mắc lỗi này chủ yếu bắt nguồn từ chỗ: -Nghèo vốn từ tiếng Việt, chưa hiểu đúng nghiã của từ, ít đọc sách. -Chưa ý thức về một hiện tượng ngữ pháp nào đó. -Trình độ tư duy còn hạn chế. -Chưa phân tích rành mạch được những quan hệ phức tạp trong kết cấu câu. -Chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đúng tiếng Việt. Những lỗi này rất nhiều vẻ, nhưng giới hạn của bài học chỉ cho phép chúng ta tìm những lỗi cơ bản thường gặp nhất như lỗi về cách dùng từ, lỗi về đặt câu. . 4. Dùng từ không hợp phong cách văn bản: GV:Em hãy tìm lỗi dùng từ trong câu Như chúng ta đã biết, có một số từ dùng Hoạt động thầy và trò bàicách học chức năng nhất định. sau: trong Nội mộtdung phong GV:Trong quá cô trình chúng ta A. Lỗitừvềchuyên từ: dùng ở phong cách này cho Vì sao gái sử có dụng con lạitừ,nói dối chàng Dùng thường lỗi nào I. Một số lỗi thường trai là mắc “hãynhững còn son” ? Cónhất? thể đấy là đứa con một phong cách khácgặp: một cách không có ý GV:Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa do cô chửa hoang hoặc chửa với người mà thức là phạm lỗi dùng từ. hai sau: yêu và cô không thừa nhận nó. a. Dùng từ sai vỏxin âmphép thanh: côtừkhông Ví dụ: Trong đơn một bạn học -bàng quan và bàng quang Mỗi từ gắn với một vỏ âm thanh nhấtvào sinh có ghi: “...cho em nghỉ một buổi học -sáng xưa lạn và sángtrống lạng.thúc thuế là nỗi kinh định, dùng nhầm lẫn vỏ âm thanh sẽ dẫn Ngày tiếng ngày... Từhoàng chỗ giống nhau nông về vỏdân âmlao thanh có Bởi thể vì đến tình vô nghĩa thayyên đổinghỉ nghĩa của người động. Đểtrạng em đưa bà emhoặc về nơi cuối dẫn mắc lỗi dùngbáo từ không chínhbán xácvợ đợ của từ. nódến là tiếng trống hiệu cảnh cùng...” Hscon, tìmcảnh một số ví dụ tự. Còn ngày nay, Ví dụ: đánh đậptương tra khảo. GV:Em hãy tìm dùngcủa từ trong tiếng trống thúclỗithuế chúngcâu ta sau đã trở 5. Dùng từ không bảo đảm tính thẩm mĩ: đây: thành niềm vui, niềm hạnh phúc của những Dùng từVísai dụ:do không hiểu rõ nghĩa của từ: Nam Cao dã thành công trong việc xây Ví dụ : Từthao ngàn , ông chatừ: ta đã người chân lấm tay bùn. II. Các tácxưa chữa lỗi về dựng hình hình tượng về người Không thểảnh qui điển một hiện phứcnông tạp này phát Các minh bước ra cơcâu bản:tục ngữ. dân lưu manh cách tác mạng. không đối nhân tượng vàobị trong mộthoá số trước các thao nghèo nàn3. Dùng -Pháttừhiện, phânphù tíchhợp nguyên lỗi.nói GV:Em hãy tìm lỗi.dùng từ trong sắcđộng thái vốn tìnhtừcảm, tháiđểđộtìm cầnra phải cứng nhắc đựơc Ở đây chúngcâu ta sau: chỉ tìmnăng, với -Huy sẵn có những Ôi ! ngay từ thuở lọt lòng ca dao đã đi có: dẫn chứng minh hoạ. từ ngữ có khả năng thay thế vào những từ sai. vàoGV:Chia lòng ta cùng với tiếng ru của củatìm CuốiVí dụ: căn cứ vào ý nghĩa cần biếu đạt, HS thành 4 nhóm thảobà,luận cùng mẹ. Cho củatrên. ca dao là các các sắc thái ý nghĩa khác để tìm ra một đơn vị cách sửanên cácgiá câutrịsai Sau biết đó , bao rút ra to lớn . Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 bước chung cho thao tác sửa lỗi. thích hợp nhất có thể thay thế cho từ ngữ dùng sai. -Đưa từ thay thế vào văn bản , kiểm tra sự đúng đắn của nó bằng các từ xung quanh, căn cứ vào nhiệm vụ thông báo , tính khuynh GV: Em hãy cho một số ví dụ về câu sai hướng của toàn bài, ý lớn của cả đoạn, cả câu trong thực tế mà em biết. . HS tìm ra chỗ sai trong các câu trên. B. Lỗi về câu: GV:Lỗi về câu rất đa dạng, có thể thống kê I Những lỗi về câu thường gặp: đến 40 lỗi có thể gặp trong quá trình sử dụng tiếng Việt, ở đây chỉ gới thiệu một số loại 1.Sai cấu trúc nòng cốt: thường gặp. -Câu mới chỉ có kết cấu giới từ hoặc cụm GV: Em hãy tìm ra chỗ sai trong câu sau: danh từ chỉ thời gian, vị trí. Thông thường Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ trong tiếng Việt các tổ hợp này thường đóng đồng quê và bầu trời tổ quốc, đến những bà vai trò trạng ngữ, không thể gánh vác chức mẹ chèo đò anh dũng trên dòng sông đầy năng cấu trúc cơ bản của câu. Bởi vậy câu bom đạn. vẫn chưa xác lập được cấu trúc cơ bản. GV:Em hãy tìm ra chỗ sai trong câu sau: -Câu chỉ mới có một cụm danh từ. Hình ảnh người dũng sĩ mình mặc giáp sắt, đầu đội mũ sắt , cỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông vào bọn giặc. Hình ảnh đó tiêu biểu -Câu thiếu chủ ngữ. cho tinh thần chiến đấu dũng mãnh để bảo Nguyên nhân chủ yếu của lỗi này là tình vệ quê hương đất nước của dân tộc ta. trạng chập cấu trúc. Người viết nhầm tưởng hoặc cụm danh từ đóng vai trò là một bộ phận của thành phần nào đấy. Kết cục là câu văn GV:Em hãy tìm ra chỗ sai trong câu sau: vẫn chưa có chủ ngữ. Bằng trí tuệ sắc bén thông minh của người lao động đã đấu tranh không khoan 2.Câu thiếu vế: nhượng chống laị lễ giáo phong kiến lạc hậu Trong tiếng Việt, các loại câu ghép có bảo thủ. quan hệ đièu kiện - kết quả, nguyên nhân- kết Trong ví dụ trên người viết nhầm tưởng quả, nhượng bộ tăng tiến , quan hệ đối lập... “người lao động” có thể làm chủ ngữ cho bộ thường bao giờ cũng có hai vế hô ứng liên phận đứng sau nó. hoàn nhau. Nếu không có ngữ cảnh trước nó cho phép thì không thể viết câu chỉ có một trong hai vế được, phạm khuyết điểm này sẽ GV :Em hãy tìm chỗ sai trong câu sau: dẫn đến câu què, tức là câu chỉ có một vế. Thơ Hồ Xuân Hương có nhiều bài nói về tình dục. Nếu chúng ta chỉ căn cứ vào các 3. Câu sai quan hệ: hình ảnh có ý nghĩa nói về tình dục trong thơ -Quan hệ chủ vị không hợp lí. của bà mà cho toàn bộ thơ bà đều là tục là -Quan hệ thành phần phụ tình huống và dâm, và theo đó bà cũng dâm.Điều đó là kết cấu cơ bản không phù hợp. hoàn toàn sai lầm. -Quan hệ giữa các vế trong câu ghép GV: Em hãy tìm chỗ sai trong câu sau: không phù hợp Trong tác phẩm “Bất khuất” hình ảnh Nguyễn Đức Thuận là người chiến sĩ cộng 4. Câu có kết cấu rối nát: sản luôn luôn mang trong mình tinh thần Người viết triển khai phán đoán, suy lí Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 cách mạng tấn công. GV: Tìm lỗi trong câu sau: Qua nhân vật chị Dậu, ta thấy được bản chất xấu xa thối nát của chế độ bóc lột. GV:Tìm ra chỗ sai trong câu sau: Tuy chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng chí sâu sắc nhưng chị rất căm thù bọn giặc bán nước và cướp nước. GV:Em hãy tìm ra chỗ sai trong câu sau: Với tinh thần yêu nước căm thù giặc sâu sắc cuộc chiến tranh kéo dài năm năm mười năm hai mươi năm với tinh thần chịu đựng gian khổ quyết đánh đến cùng của mỗi người dân Việt Nam cuộc kháng chiến nhất định sẽ đi đến thành công. theo các quan hệ phức tạp nhiều tầng bậc, nhưng không xác định được quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp rõ ràng, nên câu bị rối rắm, tối nghĩa. 5. Câu không bảo đảm sự phát triển liên tục của ý trong đoạn văn. II. Phương hướng sửa chữa câu sai: 1. Nguyên nhân: -Do thiếu kiến thức về ngôn ngữ học nói chung và kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt nói riêng, đặc biệt là thiếu tri thức về câu và ngữ pháp văn bản. -Do những hạn chế về trình độ văn hoá và tầm hiểu biết chung về các mặt cuả đời sống. -Năng lực tư duy và sự hiẻu biết về logic yếu, do đó suy nghĩ thiéu chặt chẽ, mạch lạc, thậm chí co lúc lộn xộn, rối rắm... GV phân nhóm cho hs thảo luận tìm cách -Trí nhớ thao tác kém, dẫn dến tình trạng chữa những câu sai trên dể rút ra những viết trước quên sau. bước cơ bản chung. -Ngoài ra còn có thể do tâm lí và tính cách riêng của người viết, do dó những thói quen không tốt. 2. Phương pháp phân tích câu sai: -Rút gọn câu để tìm ra các thành phần hạt nhân và các thành phần ngoài nòng cốt, phát hiện lỗi sai, tìm ra nguyên nhân và cách chữa hợp lí. -Tìm ra được nội dung và mục đích định viết của chủ thể và cố gắng giữ lại tối đa nội dung và mục đích của chủ thể ấy . Luyện tập: Hãy tìm những chỗ sai trong các câu sau: 1. Với đôi tay khéo léo và óc thẩm mĩ tinh tế cho nên người thợ trẻ đã tạo ra những sản phẩm mành trúc có giá trị. 2. Theo lời kêu gọi của Ban giám hiệu, nên mỗi học sinh góp một quyển sách cho thư viện trường. 3. Với nền nghệ thuật phong phú của dân tộc Khơ-me đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hoá Việt Nam. 4. Trong tình hình kinh tế hiện tại đòi hỏi chúng ta phải xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp. 5. Thế rồi những khó khăn liên miên, nhất là trong thời kì chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ, xí nghiệp không thể phát triển lên được. 6. Năm 1986 là năm vẻ vang nhất trong hàng chục năm qua của nhà máy Bát Tràng đã đạt sản lượng và chất lượng cao nhất . 7. Người cần cấp cứu là người nào đưa vào phòng này? 8. Bóng rơi xuống chỗ trống trải trứơc Cường đã chực sẵn, liền đá tạt vào lưới. 9. Vấn đề nổi cộm nhất là nguồn vật tư bị thiếu và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình trệ sản xuất. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 10. Vào lúc đó, chính quyền đô hộ ở nước ta sau những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta và của binh sĩ người Việt làm cho nền tảng của sự đô hộ bị lung lay dữ dội. 11. Lúc đó, chính quyền đô hộ trong thời kì suy yếu sau những cuộc nổi dậy của nhân dân. 12. Như một điểm tựa của tinh thần, sáu tháng đầu năm nay, có Nghị quyết 2 của Trung ương Đảng chỉ hướng, xí nghiệp đã khơi dậy một tiềm năng, một phong trào thi đua sản xuất khá. 13. Cũng xin nhắc lại rằng vị vua này đã cực lực chống lại việc con cháu nhậu nhẹt say sưa sau khi về hưu ở Thiên Trường. 14. Sự bình tĩnh của anh đã làm cho kẻ địch kinh ngạc và đã lâm vào thế lúng túng, bị động. (Nhầm lẫn vị ngữ của câu với vị ngữ của cú). 15. Chị được giao phó bảo vệ đồng chí Tùng Lâm nhiều lần tránh được lưới địch.(Nhập nhằng giữa câu đơn và câu ghép). 16. Hằng ngày chị chở đứa con đi học, thỉnh thoảng mới trở chứng đòi ở nhà.(Nhập nhằng giữa hai câu và một câu- chữa: thêm “nó” vào trước “mới trở chứng” ) 17. Anh đừng có tưởng cứ đi đúng lối mòn là không va vấp phải chông gai hay sao? (Nhầm mục đích thông báo này với mục đích thông báo khác). 18. Điều đó là địch chủ quan, không đánh giá đúng lực lượng ta. (Không nắm được cách dùng của “là” làm cho vị ngữ không chuẩn) 19. Con đường dẫn chiếc xe lượn sát bờ vực, đâm xuyên qua cánh rừng thông rồi 15 phút sau từ từ đỗ trước cổng một vi-la xinh xắn.(Nhầm lẫn “cú C_V này” với “cú C_V khác”). 20. Giám đốc đã ra lệnh ngưng việc sử dụng anh ta.(Nhầm vị ngữ với bổ ngữ. Chữa : bỏ “ngưng việc”, hoặc bỏ “không”, hoặc đặt dấu phẩy sau “ngưng việc”.) Củng cố : Những lỗi thường gặp trong tiếng Việt Dặn dò: Làm hết bài tập . Ngày soạn 1/10/2014 Ngày giảng: / 10/ 2014 Tiết: 5,6,7,8 NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG VIẾT VĂN – THỰC HÀNH CHỮA LỖI I. II. III. Kết quả cần đạt: Giúp HS:  Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn.  Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và năng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn.  Nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi khi viết văn. Phương tiện dạy học:  Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát (chương trình chuẩn)  Sửa lỗi ngữ pháp Phương pháp:  Chú ý hoạt động của học sinh  Thảo luận nhóm.  Gợi tìm. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 IV. 1. 2. Tiến trình tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập phần luyện tập. Bài mới: Hoạt động thầy và trò GV: Em hãy tìm một đoạn văn trong tác phẩm tự sự đã học mà em rất thích cách diễn đạt đó.(cho học sinh tự do lựa chọn) GV: Vì sao em thích? Đoạn văn đó tác giả dân gian biểu hiện điều gì? Bằng phương tiện gì? Người tiếp nhận có lĩnh hội được những điều tác giả muốn thể hiện đó không? Theo em tác giả dân gian có thành công trong việc diễn đạt đoạn văn trên không? GV: Vậy em hãy rút ra thế nào là kĩ năng diễn đạt? Nội dung bài học GV: Theo em kĩ năng diễn đạt bao gồm những phương diện nào? -Muốn viết đúng chính tả phải làm như thế nào? -Theo em các dấu câu câu sau dùng trong những trường hợp nào: dấu chấm, dấu phẩy,dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang,dấu hai chấm, dấu ba chấm, dấu thang, dấu ngoặc kép...? - Làm thế nào để dùng từ cho đúng cho hay? -Thế nào là câu đúng ngữ pháp? GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận nội dung: Yêu cầu cơ bản về diễn đạt khi viết văn là gì? -Thời gian 5phút. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 -Hết thời gian cử đại diện trình bày. -Cho HS nhận xét. -Sau đó GV củng cố 4 yêu cầu cơ bản và giải thích. GV: Em hãy cho một số ví dụ về trường hợp câu mắc lỗi diễn đạt. Sau đó chỉ ra lõi của những câu đó. GV:Em hãy tìm lỗi diễn đạt và lỗi dùng từ trong câu văn sau: Ví dụ 1: Trong khi gia đình bị tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách dịch đem xử Vương Ông, vơ vét của cải cho đầy túi tham, Nguyễn Du đã vạch bộ mặt thật của chúng là trên địa vị của đồng Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 tiền có thể đổi trắng thay đen, đồng tiền tác oai tác phúc hãm hại người dân lương thiện để làm giàu cho lũ quan nha, thật hết sức vô liêm sỉ. GV: Em hãy tìm lỗi diễn đạt trong ví dụ sau: Ví dụ 2: Qua cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước căm thù giăc, với tất cả vì đất nước vì nhân dân ông nghĩ như vậy mà nguyện hết lòng hết sức ra sức cứu giúp dân với cuộc đời thơ văn của ông là vũ khí sắc bén quân thù đã phải khiếp sợ và mãi mãi lưu truyền trong lịch sử đất nước ta. GV: Em hãy tìm lỗi diễn đạt trong câu sau: Ví dụ 3: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn trời buông xuống. Sóng biển cài then đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh vắng lặng. Bốn bề không tiếng động. Lá cờ đỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm. Tiếng sóng vỗ vào thân thuyền rì rầm Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 nghe như bản nhạc vô tận của biển cả ngân nga muôn lời tâm sự. Những khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn khẩn trương chuẩn bị nhổ neo lên đường. GV: Em hãy tìm lỗi diễn đạt trong ví dụ sau: Ví dụ 4: Quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân. Chính vì thế mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em Thuý Kiều sau khi vơ vét của cải nhà Vương Ông. GV: Em hãy tìm lỗi diễn đạt trong ví dụ sau: Ví dụ 5: Tác phẩm “Sống mòn” của Nam Cao tập trung đi sâu vào cái bi kịch tâm hồn của con người trong cái xã hội không cho con người sống, có ý thức về sự sống mà không được sống, bị nhấn chìm trong cái “chết mòn” không gì cưỡng lại được. Nhà văn Hộ chết mòn với cái mộng văn chương tha thiết của mình. Thứ phải sống lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày. San sống buông xuôi, nước chảy bèo trôi, không giằng xé, quằn quại, không mơ ước cao xa. Lão Hạc mỏi mòn với sự chờ đợi đứa con lưu lạc nơi chân trời góc bể. Ở Oanh, tình cảm, tâm hồn con người bị vắt kiệt để còn những tính toán ích kỉ, nhỏ nhen, keo kiệt. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 GV: Em hãy tìm lỗi diễn đạt trong ví dụ sau: Ví dụ 6:Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo cô quạnh. Một ngõ trúc vắng vẻ đìu hiu. Mọi vật thấm đượm cái buồn cô đơn. Nỗi buồn như tràn vào cảnh vật. Ở chỗ nào cũng chỉ thấy nỗi buồn ngưng đọng. Chiếc thuyền buồn, ngõ trúc buồn, và cả chiếc lá vàng rơi cũng buồn. Nỗi buồn ẩn giấu trong mọi sự vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính tâm tư của Nguyễn Khuyến buồn? GV: Em hãy tìm lỗi diễn đạt trong ví dụ sau: Ví dụ 7: Tác giả đã ca ngợi truyền thống yêu nước, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, giúp dỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn “lá lành đùm lá rách”, ca ngợi chí khí quật cường và lòng căm thù giặc sâu sắc thề “không đội trời chung” với quân xâm lược. Tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc đã được thể hiện bằng một nghệ thuật tuỵêt vời, qua nhiều biện pháp nghệ thuật dộc đáo, hấp dẫn, để lại những ấn tượngkhông thể phai mờ trong lòng người đọc từ trước đến nay và muôn đời sau. GV: Em hãy tìm lỗi diễn đạt trong ví dụ sau: Ví dụ 8: Với truyện “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung Thành còn tạt vào mặt người đọc những ca nước lạnh làm thức tỉnh, làm xoá bỏ những suy nghĩ vẩn vơ bậy bạ mà xoa nhẹ vào tim gan mỗi con người. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 GV: Em hãy tìm và chữa lại lỗi trong ví dụ sau: Ví dụ 9: Có thể nói, với tác phẩm ấy đã làm cho tên tuổi của nhà văn bay bổng khắp bốn phương trời. Tài văn chương của nhà văn được rải rác khắp các nẻo đường từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây. Không có nơi nào lại không được nếm mùi vị văn chương vừa sâu sắc vừa ngọt ngào của ông. I.Khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn: 1.Khái niệm kĩ năng diễn đạt: Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến người đọc (hoặc người nghe) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó. Khi viết bài văn (cũng như khi nói), mỗi người đều đáp ứng nhu cầu biểu hiện được những nội dung ý nghĩ và tình cảm của mình sao cho chính xác, rõ ràng , mạch lạc, chặt chẽ và hấp dẫn người đọc. Kĩ năng diễn đạt (ở đây chỉ giới hạn ngôn ngữ viết của bài văn) có thể bao gồm nhiều phương diện: - Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết: +Cần viết đúng chính tả, các qui định về chữ viết, viết hoa, viết từ nước ngoài... +Dùng dấu câu hay các kí hiệu chữ viết khác và cả việc trình bày văn bản... - Kĩ năng dùng từ sao cho Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 đúng và hay: +Đúng về hình thức cấu tạo. +Đúng về ngữ nghĩa. +Đúng về ngữ pháp. +Đúng về sắc thái biểu cảm và phong cách ngôn ngữ chung của bài viết. +Sử dụng từ một cách có sáng tạo, có tính nghệ thật và đạt hiệu quả giao tiếp cao. - Kĩ năng đặt câu sao cho mỗi câu đều đúng nguyên tắc ngữ pháp của tiếng Việt, đáp ứng được nhiệm vụ và mục đích giao tiếp chung của cả bài văn, đồng thời nội dung ý nghĩa của từng câu thể hiện chính xác và rõ ràng nội dung định biểu đạt và phù hợp với những qui tắc chung trong nhận thức và tư duy của con người. - Kĩ năng liên kết các câu để tổ chức nên các đơn vị lớn hơn của bài văn (đoạn, mục, phần) và tổ chức nên toàn bài văn (văn bản). - Kĩ năng tách đoạn văn và kiên kết các đoạn, mục phần trong bài văn, kĩ năng đặt đề mục và tên đề cho văn bản,... 2.Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết: a.Cần diễn đạt cho trong sáng, gãy gọn. Trong sáng vừa là yêu cầu đối với nhận thức, tư duy; vừa là yêu cầu diễn đạt bằng ngôn ngữ. Muốn đạt được sự trong sáng trong diễn đạt bằng ngôn ngữ thì cần đạt được sự rõ ràng trong nhận thức, tư duy. Bởi vì giữa ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ mật thiết. Khi nhận thức chưa rõ ràng, khi sự suy nghĩ chưa thấu đáo, thì lời diễn đạt bằng ngôn ngữ cũng dễ lủng củng, tối nghĩa. b.Cần diễn đạt chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẩn. Yêu cầu này thể hiện mối quan hệ về nội dung ý nghĩa của từng câu, giữa Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 các câu với nhau và hơn nữa là giữa các đoạn các phần. Muốn thế giữa các câu hay giữa các bộ phận của bài văn cần có sự liên kết mạch lạc và sự chuyển ý. Không để đứt mạch về ý giữa các câu. mặt khác cũng cần tránh tình trạng xa đề, lạc đề, hoặc giữa các câu, các đoạn có những ý thừa, lặp. Khi lập luận, cần phải thiết lập và thể hiện được quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận, hoặc giữa các luận cứ với nhau cho chặt chẽ, tránh mâu thuẩn. c.Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì, sáo rỗng. Sự diễn đạt trong bài viết cần hay và hấp dẫn, nhưng không vì thế mà rơi vào tình trạng cầu kì hay sáo rỗng. Cần tránh những cách diễn đạt hoa mĩ, đao to búa lớn nhưng sáo rỗng hoặc không phù hợp với điều định thể hiện. Tất nhiên, cũng cần tránh lối diễn đạt đơn điệu, nhàm chán đều đều không thay đổi. d. Cần diễn đạt phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn. Đây là yêu cầu về diễn đạt ở mọi cấp độ, mọi phương tiện ngôn ngữ: cần phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài viết về chữ viết về dùng từ, đặt câu;về dùng hình ảnh, kết cấu và tổ chức bài văn,...Đặc biệt là cần tránh viết như nói, nghĩa là không phân biệt ngôn ngữ viết với ngôn ngữ nói. 3.Phân tích và chữa một số lỗi về diễn đạt: a.Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng, mạch lạc. Phân tích ví dụ 1: Diễn đạt mắc nhiều lỗi: -Quan hệ ý nghĩa giữa phần trạng ngữ (Trong khi gia đình bị tan nát...) và chủ ngữ (nguyễn Du) không phù hợp. -Phần “trên địa vị của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen” rất tối nghĩa. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 -Sai hình thức cấu tạo của cụm từ “tác oai tác phúc” (phải là tác oai tác quái) , dùng sai từ hãm hại. -Phần “thật hết sức vô liêm sỉ” không có quan hệ ý nghĩa rõ ràng với các phần trên. Có thể chữa lại như sau: Gia đình Thuý Kiều bị tan nát. Bọn sai nha hoành hành hách dịch vơ vét của cải và tra khảo Vương Ông. nguyễn Du đã nhìn thấy bộ mặt thật của bọn sai nha và quan lai chỉ vì tiền. Tiền đã khiến cho bọn chúng có thể “đổi trắng thay đen”. Tiền tài đã tác oai tác quái trong xã hội, đã gieo bao tai vạ cho người dân lương thiện, trái lại đã làm giàu cho lũ sai nha và quan lại. Vì tiền, bọn quan lại, sai nha trở nên hết sức vô liêm sỉ. b.Diễn đạt dài dòng, lủng củng, “dây cà ra dây muống” Phân tích lỗi: -Câu dài lủng củng, lằng nhằng giữa các ý. -Phần đầu không phân định rõ ràng giữa trạng ngữ và chủ ngữ. -Trật tự sắp xếp trong phần “với tất cả vì đất nước vì nhân dân ông nghĩ như vậy mà nguyện... cứu nước cứu dân” không mạch lạc. -Từ “với” dùng trong hai lần trong câu đều không đúng, làm cho quan hệ ý nghĩa trong câu không được phân định rõ ràng. Có thể chữa bằng cách ngắt thành nhiều câu và chữa những từ ngữ cần thiết như sau: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc. Ông luôn luôn tâm niệm là phải cống hiến tất cả vì đất nước, vì nhân dân, nên ông hết lòng hết sức cứu nước giúp dân. Thơ văn của ông là vũ khí sắc bén khiến quân thù phải khiếp sợ, và giá trị của nó mãi mãi lưu Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 truyền trong lịch sử đất nước ta. c.Diễn đạt có mâu thuẩn, không nhất quán: Phân tích ví dụ 3: Diễn đạt ở ví dụ 3 mắc nhiều lỗi: -Sự triển khai các ý có nhiều mâu thuẩn: câu đầu mới ra khơi, câu cuối cho biết mới chuẩn bị nhổ neo, đêm đã buông xuống mà còn có thể tháy rõ những đường chỉ viền của lád cờ trên đỉnh cột buồm, thấy rõ những khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn, vũ trụ dã yên tĩnh, vắng lặng không một tiếng động, nhưng rồi lại miêu tả tiếng phần phật của lá cờ, tiếng vỗ sóng,... -Sự tưởng tượng của cá nhân người viết không đúng với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Có thể chữa để đoạn văn nhất quán, không mâu thuẩn và phù hợp với cảm hứng trong bài thơ của Huy Cận bằng cách loại bỏ tất cả những chi tiết tưởng tượng không đúng và mâu thuẩn với nhau. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào đúng lúc màn đêm buông xuống: “sóng đã cài then , đêm sập cửa”. d. Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận. Phân tích lỗi ví dụ 4: -Đoạn văn dùng hình thức thể hiện quan hệ lập luận “chính vì thế”, nhưng quan hệ ý nghĩa giữa câu trước và câu sau không đúng quan hệ giữa luận cứ và kết luận: câu đầu không phải là nguyên nhân của kết luận ở câu sau . -Phần sau chưa diễn đạt rõ ý. Có thể chữa lại như sau: Quan lại tham nhũng, bóc lột nhân dân. Điều đó thể hiện ngay Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 trong việc: sau khi bọn sai nha vơ vét của cải nhà Vương Ông, thì tên quan xử kiện đã bắt cha và em của Thuý Kiều để tra tấn, đánh đập, và chỉ sau khi có ba trăm lạng trao tay thì cha và em Thuý Kiều mới được tha bổng. e. Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu sự liên kết. Phân tích lỗi ví dụ 5: -Các ý trong đoạn không mạch lạc, thiếu sự liên kết: câu đầu giới hạn trong tác phẩm “Sống mòn”, nhưng những câu sau lại nói đến những nhân vật trong tác phẩm khác: lão Hạc, nhà văn Hộ. -Ý trong đoạn lộn xộn: từ tác phẩm này nhảy sang tác phẩm khác. -Giữa các câu thiếu sự chuyển ý nên thiếu gắn kết với nhau. Có thể chữa lại như sau: Tác phẩm của Nam Cao tập trung vào cái bi kịch tâm hồn con người trong cái xã hội không cho con người sống, nơi con người có ý thức về sự sống mà không được sống và bị nhấn chìm trong cái “chết mòn” không gì cưỡng lại được. Trong “Sống mòn” Thứ phải sống “cái lối sống qúa ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày”. San thì sống buông xuôi, nước chảy bèo trôi, không giằng xé quằn quại, không mơ ước cao xa. Còn Oanh lại chết dần chết mòn theo kiểu khác. Ở người đàn bà gày đét này, tình cảm, tâm hồn con người bị vét kiệt để chỉ còn những tính toán ích kỉ, nhỏ nhen, keo kiệt. Những nhân vật ở những tác phẩm khac thì cũng chẳng hơn gì: nhà văn Hộ chết mòn với cái mộng văn chương tha thiết của mình; lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, thì mòn mỏi với sự chờ đợi đứa con lưu lạc nơi chân trời góc bể. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 g.Diễn đạt trùng lặp: Phân tích lỗi diễn đạt trong ví dụ 6: Đoạn văn có 10 câu nhưng ý trùng lặp ở 4 câu: 2,5,6,9. Có thể chữa lại như sau: Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “Câu cá mùa thu ” của Nguyễn Khuyến. Cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo cô quạnh , buồn bã. Một ngõ trúc vắng vẻ, đìu hiu. Và cả chiếc lá vàng rơi cũng buồn. Nỗi buồn như thấm đậm trong từng cảnh vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính là nỗi buồn trong tâm tư Nguyễn Khuyến? h.Diễn đạt sáo rỗng: Phân tích lỗi dãên đạt trong ví dụ 7: đoạn văn viết theo “điệu sáo”: đề cập thành công đủ cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Hơn nữa ở mặt nào, người viết cũng dùng những tính từ ở cấp tuyệt đối “quật cường, sâu sắc, tuyệt vời, độc đáo, hấp dẫn, để lại những ấn tượng không thể phai mờ”, nhưng nội dung quá chung chung, không có gì cụ thể, không cho người đọc thấy được thành công cụ thể, riêng biệt. Việc chữa lại cần xuất phát từ sự đánh giá tác giả cụ thể, cần nêu thành công về nội dung và nghệ thuật với những nét riêng, thuộc về từng cá thể tác giả. i. Diễn đạt vụng về thô thiển: Phân tích lỗi diễn đạt trong ví dụ 8: Ý của người viết là nói dến tác động của tác phẩm Rừng xà nu -tác phẩm đã thức tỉnh mọi người, gạt bỏ những suy nghĩ không đúng và động viên khích lệ mọi người. Nhưng người viết đã vụng Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 về khi dùng những hình ảnh “tạt vào mặt người đọc những ca nước lạnh”, “xoa nhẹ vào tim gan mỗi con người”, hay cụm từ “những suy nghĩ vẩn vơ bậy bạ”. Nên diễn đạt giản dị mà sáng rõ hơn, chẳng han: Với truyện “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung Thành đã làm thức tỉnh mọi người (về ý chí và tình cảm cách mạng), gạt bỏ những suy nghĩ và nhận thức không đúng, đồng thời khích lệ và động viên mọi người (trong cuộc chiến đấu với kẻ thù). k. Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết của bài văn: Phân tích lỗi diễn đạt trong ví dụ 9: Đoạn văn diễn đạt theo kiểu bóng bẩy, dùng hình ảnh, nhưng vụng về và không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết của bài văn, nhất là các cụm từ: bay bổng khắp bốn phương trời, rải rác khắp các nẻo đường, nếm mùi vị văn chương,... Cần diễn đạt giản dị và phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết hơn, chẳng hạn: Có thể nói, với tác phẩm ấy, tên tuổi của nhà văn đã trở nên nổi tiếng. Tài nghệ văn chương của nhà văn đã được mọi người biết đến từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây. Không một nơi nào không thưởng thức và khâm phục vị sâu sắc và ngọt ngào trong văn chương của ông. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Phân tích và chữa lỗi diễn đạt trong những đoạn văn sau: a.Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo...Cảnh vật dường như im lìm, ngưng đọng. Bởi vậy, ngòi bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng dược rát thành công cảnh sắc im ắng ấy. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 b.Nguyễn Tuân sáng tạo “ Vang bóng một thời” trước cách mạng tháng Tám, một tác phẩm ghi lại hết sức độc đáo tâm hồn và tình cảm của tác giả đối với tình người và tính nhân văn đối với con người. c.Cuộc đời của chị Dậu trong hoàn cảnh nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám bùng nổ thật là tối tăm, bi đát, giống như cái đêm tối mù trời từ trong nhà tên dê già “cụ cố” chị lao ra, mặc dù chị là người đàn bà xinh đẹp, đảm đang, hết mực yêu chồng.thương con. d.Tâm hồn của những người nghệ sĩ là một tâm hồn trong trắng, có một lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình đứng lên mạnh mẽ thẳng thắn đấu tranh với kẻ thù hung bạo, tàn ác để bảo vệ Tổ quốc yêu dấu. CÂU HỎI CHO HỌC SINH TÌM HIỂU TRƯỚC Em hãy tìm và chữa lại lỗi diễn đạt trong những ví dụ sau: Ví dụ 1: Trong khi gia đình bị tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách dịch đem xử Vương Ông, vơ vét của cải cho đầy túi tham, Nguyễn Du đã vạch bộ mặt thật của chúng là trên địa vị của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, đồng tiền tác oai tác phúc hãm hại người dân lương thiện để làm giàu cho lũ quan nha, thật hết sức vô liêm sỉ Ví dụ 2: Qua cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước căm thù giăc, với tất cả vì đất nước vì nhân dân ông nghĩ như vậy mà nguyện hết lòng hết sức ra sức cứu giúp dân với cuộc đời thơ văn của ông là vũ khí sắc bén quân thù đã phải khiếp sợ và mãi mãi lưu truyền trong lịch sử đất nước ta. Ví dụ 3: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn trời buông xuống. Sóng biển cài then đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh vắng lặng. Bốn bề không tiếng động. Lá cờ đỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm. Tiếng sóng vỗ vào thân thuyền rì rầm nghe như bản nhạc vô tận của biển cả ngân nga muôn lời tâm sự. Những khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn khẩn trương chuẩn bị nhổ neo lên đường. Ví dụ 4: Quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân. Chính vì thế mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em Thuý Kiều sau khi vơ vét của cải nhà Vương Ông. Ví dụ 5: Tác phẩm “Sống mòn” của Nam Cao tập trung đi sâu vào cái bi kịch tâm hồn của con người trong cái xã hội không cho con người sống, có ý thức về sự sống mà không được sống, bị nhấn chìm trong cái “chết mòn” không gì cưỡng lại được. Nhà văn Hộ chết mòn với cái mộng văn chương tha thiết của mình. Thứ phải sống lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày. San sống buông xuôi, nước chảy bèo trôi, không giằng xé, quằn quại, không mơ ước cao xa. Lão Hạc mỏi mòn với sự chờ đợi đứa con lưu lạc nơi chân trời góc bể. Ở Oanh, tình cảm, tâm hồn con người bị vắt kiệt để còn những tính toán ích kỉ, nhỏ nhen, keo kiệt. Ví dụ 6:Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo cô quạnh. Một ngõ trúc vắng vẻ đìu hiu. Mọi vật thấm đượm cái buồn cô đơn. Nỗi buồn như tràn vào cảnh vật. Ở chỗ nào cũng chỉ thấy nỗi buồn ngưng đọng. Chiếc thuyền buồn, ngõ trúc buồn, và cả chiếc lá vàng rơi cũng buồn. Nỗi buồn ẩn giấu trong mọi sự vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính tâm tư của Nguyễn Khuyến buồn? Ví dụ 7: Tác giả đã ca ngợi truyền thống yêu nước, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, giúp dỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn “lá lành đùm lá rách”, ca ngợi chí khí quật cường và lòng căm thù giặc sâu sắc thề “không đội trời chung” với quân xâm lược. Tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc đã được thể hiện bằng một nghệ thuật tuỵêt vời, qua nhiều biện pháp nghệ thuật dộc đáo, hấp dẫn, để lại những ấn tượngkhông thể phai mờ trong lòng người đọc từ trước đến nay và muôn đời sau. Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 Ví dụ 8: Với truyện “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung Thành còn tạt vào mặt người đọc những ca nước lạnh làm thức tỉnh, làm xoá bỏ những suy nghĩ vẩn vơ bậy bạ mà xoa nhẹ vào tim gan mỗi con người. Ngày soạn: 15/10/2014 Ngày giảng: / 10/ 2014 Tiết: 9, 10, 11, 12. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10. I. Kết quả cần đạt: Giúp học sinh nắm được:  Nắm được đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học; hiểu rõ vị trí, vai trò và giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc.  Cách đọc- hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Biết phân tích vai trò, tác dụng của văn học dân gian qua những tác phẩm (hoặc đoạn trích tác phẩm) đã được học.  Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về văn học dân gian trong việc đọc hiểu văn học dân gian cụ thể. II. Phương tiện dạy học:  GV: Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn. Sách Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn) Văn học dân gian  HS: Nắm vững những nội dung cơ bản của văn học dân gian đã học. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi do giáo viên cung cấp trước. III. Phương pháp:  Thảo luận nhóm.  Chú ý hoạt động của học sinh qua phương pháp phát vấn, nêu vấn đề gợi mở.  Chú ý tính tích hợp. IV. Tiến trình tổ chức: 1. Ổn định lớp. 2. Giới thiệu Hoạt động thầy và trò. Nội dung cơ bản của chủ đề. GV: Em hãy nhắc lại khái niệm sử thi dân gian. GV: Em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của sử thi? -Nội dung? -Nghệ thuật? I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN ĐÃ HỌC: 1. Sử thi dân gian: a. Định nghĩa:(SGK) b. Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên: -Nội dung: Qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh và mọi khát vọng của cộng đồng và thời đại. -Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, nhịp nhàng giàu hình ảnh, sử dụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Giáo án Ngữ văn phụ đạo lớp 10- Năm học 2014-2015 màu sắc dân tộc. 2. Truyền thuyết: a.Định nghĩa:(SGK) GV:Em hãy nhắc lại khái niệm thể loại truyền thuyết? GV: Em hãy nhắc lại đặc điểm cơ bản của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ? GV: Em hãy nhắc lại khái niệm truyện cổ tích? GV: Nêu đặc điểm chính của truỵên cổ tích Tấm Cám ? GV: Em hãy nhắc lại khái niệm truyện cười? GV: Em hãy nêu những đặc điểm chính của truyện Tam đại con gà? GV:Em hãy nêu những đặc điểm chính của bài ca dao Nhưng nó phải bằng hai mày? b. Đặc điểm của truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ: -Là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc nhằm nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước, và về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. -Hình tượng nhân vật(An Dương Vương, Rùa Vàng, Mị Châu, Trọng Thuỷ) mang nhiều chi tiết hư cấu nhưngt vẫn đảm bảo phần cốt lõi lịch sử . 3. Truyện cổ tích: a.Định nghĩa:(SGK) b. Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì Tấm Cám: - Nhân vật Tấm trải qua liên tiếp nhiều lần biến hoá đã thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác . Điều đó chứa đựng triết lí dân gian về sự tất thắng của cái thiện đối với cái ác. Mâu thuẩn và xung đột trng truyện là sự khúc xạ của mâu thuẩn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ. -Về nghệ thuật, đặc sắc của truyện thể hiện ở khả năng miêu tả sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hạnh phúc chính đáng của mình. 4. Truyện cười: a.Định nghĩa:(SGK) b.Đặc điểm của hai truyện cười đã học: - Tam đại con gà: + Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự dốt nát và thói sĩ diện của thầy đồ (cái dốt càng cố che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ). + Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ ra. - Nhưng nó phải bằng hai mày: + Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại địa phương khi xử kiện. + Nghệ thuật gây cười của truyện chính là sự kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối chơi chữ độc đáo của nhân vật. 5. Ca dao: a.Định nghĩa:(SGK) Nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan