Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 3 chủ đề tôi rất tuyệt...

Tài liệu Giáo án trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 3 chủ đề tôi rất tuyệt

.DOCX
11
219
80

Mô tả:

Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 CHỦ ĐỀ: TÔI RẤT TUYỆT Mục tiêu: Sau chủ đề này, HS: – Lựa chọn được những hoạt động yêu thích phù hợp với khả năng của mình. – Tự tin, kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn khi thực hiện hoạt động, rèn luyện để thực hiện ước mơ; – Góp phần hình thành các phẩm chất sống yêu thương, năng lực tự chủ, năng lực tự nhận thức, năng lực giao tiếp và phát triển bản thân. TIẾT 1 HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ Chuẩn bị: – – GV: Một số video clip về các tấm gương khả năng vượt trội của các bạn HS tiểu học (VD: khả năng thuyết trình, khả năng chơi đàn piano, khả năng nói tiếng Anh…của một số bạn HS). HS: Nội dung giới thiệu kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân. Gợi ý cách tổ chức Hoạt động 1. Khởi động – Kết nối chủ đề Hoạt động này nhằm tạo hứng thú và gợi cho HS huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề. GV có thể thực hiện như sau: 1. GV ổn định tổ chức, cho cả lớp xem 1 số video clip về các tấm gương khả năng vượt trội của các bạn HS tiểu học. Sau đó, trao đổi với cả lớp về một số câu hỏi sau (càng nhiều HS trả lời càng tốt): + Qua video clip vừa được xem, các em thấy khả năng vượt trội của bạn là gì? + Bạn ấy đã rèn luyện như thế nào để đạt được những thành tích đó? + Bạn ấy đã được người thân, thầy cô và những người xung quanh khen ngợi như thế nào? + Các em có mong muốn điều gì cho bản thân? 2. GV giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này chúng ta cùng lập kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân. Sau đó cùng tổ chức buổi giới thiệu kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của mình cho các bạn và thầy cô giáo nghe. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khả năng vượt trội của một số bạn HS tiểu học 1. GV yêu cầu cá nhân HS đọc thầm việc 1 của nhiệm vụ 1 (trang 75 – 76, SHS). 1 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 Chú ý hỏi lại xem HS đã xác định được đúng nhiệm vụ chưa. 2. Yêu cầu cá nhân HS trả lời việc 2,3 của nhiệm vụ 1 (trang 76 – 77, SHS). * Lưu ý: 1. Nhiệm vụ này có thể giao trước để HS có nhiều thời gian chuẩn bị. 2. Việc đề nghị HS ghi lại các khả năng nổi trội của các bạn nhỏ giúp HS rèn luyện kĩ năng sàng lọc thông tin. 3. Việc đề nghị HS ghi lại điều mong muốn của bản thân sẽ giúp HS rèn luyện khả năng tự nhận thức. Nhiệm vụ 2. Xác định khả năng vượt trội của bản thân 1. 2. 3. Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm việc 1 của nhiệm vụ 2 (trang 78, SHS). Yêu cầu HS đọc bảng về các hoạt động và đánh dấu X vào những hoạt động mà HS yêu thích, đánh dấu vào cột đã và đang thực hiện hoặc chưa thực hiện vào các ô tương ứng. Đề nghị HS về nhà trả lời tiếp việc 2,3 của nhiệm vụ 2 (trang 78, SHS). Nhiệm vụ 3: Lập kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng nổi trội của bản thân 1. GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thầm đoạn hội thoại trong việc 1 của nhiệm vụ 3 (trang 79–SHS). 2. Đề nghị HS suy nghĩ và chia sẻ trong nhóm về các câu hỏi a,b,c trong việc 1. 3. GV gọi đại diện của từng nhóm đọc kết quả của nhóm mình. Chú ý: Nhiệm vụ 4. Thể hiện cảm xúc HS thực hiện vào tuần cuối của chủ đề, để đánh giá cảm xúc của cả quá trình khám phá bản thân. Hoạt động 3. Hoạt động tiếp nối 1. GV mời HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau. – Làm kế hoạch khám phá khả năng nổi trội (trang 80, SHS). – Chia sẻ về phần tự đánh giá và những nhận xét của bố mẹ và người thân về sự tiến bộ của mình. 2. Dặn HS về nhà: – Hoàn thành các nhiệm vụ đã thống nhất trong tiết học. – Luôn cố gắng thực hiện hoạt động theo kế hoạch đã đề ra về hoạt động em có thể phát triển thành khả năng nổi trội. – Đọc hướng dẫn việc 3 của Nhiệm vụ 3, (trang 81, SHS) và chuẩn bị phần tự đánh giá khả năng nổi trội của em đã tiến bộ như thế nào sau một thời gian luyện tập và ghi lại những nhận xét của bố mẹ và người thân về sự tiến bộ của em. 2 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 3 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 TIẾT 2, 3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chuẩn bị GV: HĐ 3: Kê bàn ghế theo 5 nhóm, để trống khu vực giữa để làm sân khấu HĐ 4: Chuẩn bị phiếu với từng tình huống cho các nhóm thảo luận. HS: HĐ 2: Phần kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân; Phần đánh giá sự tiến bộ và nhận xét của bố mẹ và người thân về sự tiến bộ của mình. Gợi ý tổ chức hoạt động A. CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “Ban nhạc đặc biệt” Hoạt động này rèn luyện cho HS khả năng tập trung chú ý, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy, tạo không khí vui vẻ, đoàn kết, thân thiện. GV có thể tiến hành như sau: 1. GV chia lớp theo 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 kiểu tiếng kêu: Nhóm gà con: chíp chíp; Nhóm gà mái: Cục cục…; Nhóm gà trống: ò ó o. 2. GV phổ biến cách chơi Khi được đọc đến tên nhóm mình cùng động tác chỉ tay của quản trò lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp..., Gà mái kêu cục...cục... Gà trống kêu: ò, ó, o, o. Lệnh được phát ra liên tục cho ba nhóm sẽ tạo ra bản nhạc rất vui. Chú ý: – Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm sđó nhưng lại nói tên gà của nhóm khác, các em sẽ phát hiện ra tiếng kêu nhầm. – Quản trò chỉ tay nhóm nào mà nhóm đó không kêu được hoặc kêu chậm hoặc đọc sai theo quy định thì phạm luật. – Nhóm vi phạm luật sẽ phải lên trước lớp hát 1 bài. 3. GV cho cả lớp chơi 2–3 lần, càng ngày càng chỉ nhanh và chỉ nhiều nhóm. 4. Trao đổi với cả lớp: – Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi? – Những điều chúng ta cần chú ý trong quá trình chơi vừa rồi là gì? 4 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 B. KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Hoạt động 2. Giới thiệu kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của em Hoạt động này giúp HS nhìn lại khả năng và cách rèn luyện của mình, từ đó HS tự hào về những gì mình làm được và sẵn sàng rèn luyện phát trển khả năng. GV có thể tiến hành như sau: 1. 2. 3. Thảo luận về kết quả khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của em. – GV chia lớp thành 5 nhóm, đề nghị HS thảo luận, chia sẻ với các bạn về các câu hỏi: + Em đã rèn luyện khả năng nào? + Em nhận thấy phương pháp để rèn luyện khả năng vượt trội của em đã phù hợp hay chưa? + Em đã có tiến bộ như thế nào sau một thời gian luyện tập? + Em sử dụng 3 cụm từ nào để mô tả về sự tiến bộ của mình? Trình diễn trong nhóm Các thành viên trong nhóm lần lượt trình diễn 1 khả năng vượt trội của bản thân để thể hiện quá trình rèn luyện (như đọc thơ, thuyết trình, kể chuyện, hát, nhảy múa, vẽ tranh…). Nhóm lựa chọn một số bạn trong nhóm sẽ trình diễn trước lớp. Lưu ý: Khuyến khích những bạn còn nhút nhát, ít khi thể hiện bản thân trước đông người. Trao đổi, rút ra ý nghĩa và giá trị của việc rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân. – Em cảm thấy thế nào khi khám phá thêm được những điều mới mẻ về bản thân? – Người thân của em có cảm xúc gì khi chứng kiến em cố gắng thực hiện hoạt động để khám phá bản thân? Hoạt động 3. Trình diễn “khả năng vượt trội của tôi” Hoạt động này giúp HS rèn luyện năng lực giao tiếp, khả năng thể hiện bản thân để từ đó thêm tự tin và tự hào về bản thân. GV có thể tiến hành như sau: 1. Thảo luận về các yêu cầu đối với hoạt động trình diễn – GV tổ chức cho HS thảo luận để lựa chọn 1 bạn làm MC của chương trình. – GV mời một số nhóm nêu ý kiến thảo luận. 2. GV gợi ý và chốt lại những yêu cầu: – Đối với không gian để trình diễn: Bố trí khu vực giữa lớp, bàn ghế kê theo 5 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 hình chữ U sao cho HS có không gian để trình diễn và các em khác dễ quan sát. – Đối với các em lên trình diễn: Biết biểu cảm và tự tin thể hiện khả năng của bản thân. – GV đề nghị MC dẫn dắt chương trình: + MC nói lý do và mục đích của buổi trình diễn + MC mời đại diện của mỗi nhóm trình diễn về khả năng vượt trội của mình. + MC có câu hỏi phỏng vấn người trình diễn. (Vì sao bạn lại có khả năng như vậy? Bạn đã làm như thế nào để đạt được kết quả như vậy?) + MC mời các bạn dưới lớp có câu hỏi với bạn trình diễn. 3. GV phỏng vấn 1 vài HS về cảm xúc sau khi trình diễn, hỏi về sự tự tin, tự hào về bản thân. – Trước đây em đã từng trình diễn như thế này bao giờ chưa? – Em hãy chia sẻ về cách thức rèn luyện như thế nào để đạt được kết quả như hôm nay? – Bố mẹ và người thân đã nói gì khi thấy em nỗ lực như vậy? Lưu ý: Nên ưu tiên những bạn còn nhút nhát hoặc kĩ năng còn yếu. C. VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO Hoạt động 4. Tổ chức hoạt động “Khi nào tôi rất tuyệt” Hoạt động này giúp HS luôn có ý thức để khám phá ra những khả năng vượt trội của bản thân và nỗ lực để thực hiện những hoạt động mà mình yêu thích nhằm khám phá bản thân, nhận thấy rằng mình là người rất tuyệt. GV có thể tổ chức hoạt động như sau: 1. 2. Chia lớp thành 3 nhóm, đề nghị mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. Mỗi tình huống có thể có một vài phương án ứng xử/giải quyết. Tình huống 1. Em rất thích tập võ nhưng em luôn cảm thấy tự ti và không dám đăng kí học võ vì thấy mình gầy gò, bé nhỏ. Em sẽ làm gì để có thể thực hiện được niềm yêu thích của mình? Tình huống 2. Bạn Mai có cảm nhận âm nhạc tốt vàthích đàn pi-a-nô nên đã xin bố mẹ cho đi ở nhà văn hoá. Sau khi học được khoảng một tháng, Mai rất ngại đi học vì xa và thường tìm lí do để được nghỉ ở nhà. Giờ tự tập nhạcở nhà cũng không được duy trì như thời gian đầu nữa. Nếu em là Mai thì em sẽ làm gì? Tình huống 3. Trường em có tổ chức cuộc thi “Nhà hùng biện nhí tài năng”. Cô giáo khuyến khích lớp cố gắng đăng ký tham gia, đặc biệt là những bạn còn nhút nhát và chưa tham gia nhiều các cuộc thi mà nhà trường phát động. Em cũng hơi lo lắng vì vẫn còn chưa tự tin khi đứng trước đông người, em sẽ làm gì để có thể tự tin tham gia cuộc thi này? Đại diện các nhóm chia sẻ về các cách giải quyết của nhóm mình.Các nhóm khác và – bổ sung. 6 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 Hoạt động 5: Tập làm Người dẫn chương trình (MC) Hoạt động này nhằm tạo cơ hội rèn luyện khả năng ngôn ngữ và tự tin trong giao tiếp hơn. 1. GV tổ chức trao đổi nhanh: Theo em, người dẫn chương trình (MC) như thế nào thì tốt, hấp dẫn, được mọi người thích? GV cho mỗi HS chỉ nêu 1 ý, GV ghi nhanh các ý đó trên bảng. 2. GV hệ thống một số yêu cầu cơ bản của MC: – Thuộc / làm chủ được nội dung cần dẫn chương trình. – Nói lưu loát, biết lên bổng, xuống trầm, nhấn giọng thể hiện tình cảm khi dẫn. – Biết kết hợp lời nói với hành động cơ thể, khuôn mặt. – Biết khuấy động khán giả. – Trang phục đẹp, phù hợp. 3. Phổ biến nhiệm vụ: – Các em sẽ tập làm người dẫn chương trình. Đầu tiên, mỗi bạn hãy nói cho các bạn trong nhóm về tiết mục mình có thể biểu diễn để thể hiện khả năng. Các bạn ghi lại tên các tiết mục để, đây chính là nội dung sẽ dẫn. – Mỗi bạn tự hoàn thiện nội dung đã dẫn bằng cách thêm đặc điểm của người biểu diễn, điều thú vị ở tiết mục,… – Từng bạn tập giới thiệu trong nhóm. 4. Dẫn chương trình trước lớp. Khi bạn dẫn, các bạn khác nghe tên mình thì đóng vai diễn viên đi ra, chào khán giả, sau đó đi vào để đến tiết mục tiếp theo. TIẾT 4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Tự đánh giá Hoạt động này nhằm giúp HS đánh giá lại các nhiệm vụ thực hiện trong sách HS và tạo cơ hội hoàn thiện thêm các nhiệm vụ này. 1. 2. 3. GV đề nghị HS đọc lại các nhiệm vụ trong SHS của chủ đề sau đó bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ. Đối với nhiệm vụ 5, yêu cầu HS suy nghĩ và nói thêm về những điều học được khác ngoài những điều liệt kê trong bảng. GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá. a. Em đã thử sức trong hoạt động nào và em đã khám phá thêm khả năng vượt trội nào của bản thân mình? b.Em đã rèn luyện như thế nào để đạt được kế hoạch khám phá bản thân đã đặt ra? 7 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 c. Em có khó khăn gì trong việc thực hiện các việc làm đó không? d. Em đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào? Hoạt động 2. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm Hoạt động này giúp HS học được cách nhận ra sự tốt đẹp, điểm tiến bộ của bạn mình, biết cách nói sao cho bạn có thể tiếp thu và HS hoàn thiện tự đánh giá. Lưu ý: HS tập trung đánh giá vào điểm tích cực của bạn trong phần trình bày về kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân, luôn cố gắng tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. GV có thể tổ chức hoạt động như sau: 1. Thảo luận nhóm/tổ về 4 câu hỏi: – Em nhận thấy phần trình bày về kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của bạn như thế nào? – Bạn có tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường không? – Bạn có sẵn sàng thử sức với các hoạt động được giao mặc dù không thích? – Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua? GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong. 2. GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa qua. 3. GV động viên khuyến khích HS. Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp Hoạt động này do – tổ chức nhằm đánh giá sự tự tin, tự hào về bản thân, thái độ tích cực của HS trong hoạt động, về khả năng tự đánh giá của HS thông qua trò chơi giáo dục. GV có thể thực hiện như sau: 1. 2. GV lựa chọn 2 phẩm chất cơ bản để đánh giá: sự tự tin, tự hào khi thể hiện khả năng nổi trội của bản thân và thái độ vui vẻ, tích cực trong các hoạt động. Vẽ bậc thang mức độ Bậc 1: Em chưa tự tin/chưa vui vẻ Bậc 2: Em còn ngại ngùng/còn chưa tích cực Bậc 3: Em lúc tự tin, lúc không Bậc 4: Em khá tự tin/cố gắng vui vẻ Bậc 5: Em hoàn toàn tự tin hoặc luôn vui vẻ 8 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 Bậ c 1 Bậc 3 Bậc 2 Bậc 4 3. Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc phù hợp với bản thân mình 4. GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình khách quan hơn (lưu ý, – cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều chỉnh cần tế nhị). Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện Hoạt động này nhằm giúp HS tự đề xuất được kế hoạch rèn luyện để phát triển bản thân ngay cả sau khi chủ đề kết thúc. GV có thể tiến hành hoạt động như sau: 1. GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm. – Em sẽ làm gì để các hoạt động có thể phát triển thành khả năng nổi trội của em? + Tích cực tham gia các hoạt động trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. + Luôn tự tin thể hiện khả năng của mình trước tập thể. + Tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. + Cố gắng thực hiện đến cùng kế hoạch đã đặt ra. 2. Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân. 3. Thu thập thêm ý kiến của phụ huynh về sự thay đổi tích cực của con, về việc nỗ lực rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân như thế nào, sau đó trao đổi lại với HS. 9 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 Hoạt động 2. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm Hoạt động này giúp HS học được cách nhận ra sự tốt đẹp, điểm tiến bộ của bạn mình, biết cách nói sao cho bạn có thể tiếp thu và HS hoàn thiện tự đánh giá. Lưu ý: HS tập trung đánh giá vào điểm tích cực của bạn trong phần trình bày về kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân, luôn cố gắng tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. GV có thể tổ chức hoạt động như sau: 1. Thảo luận nhóm/tổ về 4 câu hỏi: – Em nhận thấy phần trình bày về kế hoạch khám phá và rèn luyện khả năng vượt trội của bạn như thế nào? – Bạn có tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường không? – Bạn có sẵn sàng thử sức với các hoạt động được giao mặc dù không thích? – Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua? GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong. 2. GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa qua. 3. GV động viên khuyến khích HS. Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp Hoạt động này do – tổ chức nhằm đánh giá sự tự tin, tự hào về bản thân, thái độ tích cực của HS trong hoạt động, về khả năng tự đánh giá của HS thông qua trò chơi giáo dục. GV có thể thực hiện như sau: 1. 2. GV lựa chọn 2 phẩm chất cơ bản để đánh giá: sự tự tin, tự hào khi thể hiện khả năng nổi trội của bản thân và thái độ vui vẻ, tích cực trong các hoạt động. Vẽ bậc thang mức độ Bậc 1: Em chưa tự tin/chưa vui vẻ Bậc 2: Em còn ngại ngùng/còn chưa tích cực Bậc 3: Em lúc tự tin, lúc không Bậc 4: Em khá tự tin/cố gắng vui vẻ Bậc 5: Em hoàn toàn tự tin hoặc luôn vui vẻ 10 Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 3 Bậ c 1 Bậc 3 Bậc 2 Bậc 4 3. Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc phù hợp với bản thân mình 4. GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình khách quan hơn (lưu ý, – cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều chỉnh cần tế nhị). Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện Hoạt động này nhằm giúp HS tự đề xuất được kế hoạch rèn luyện để phát triển bản thân ngay cả sau khi chủ đề kết thúc. GV có thể tiến hành hoạt động như sau: 1. GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm. – Em sẽ làm gì để các hoạt động có thể phát triển thành khả năng nổi trội của em? + Tích cực tham gia các hoạt động trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. + Luôn tự tin thể hiện khả năng của mình trước tập thể. + Tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. + Cố gắng thực hiện đến cùng kế hoạch đã đặt ra. 2. Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân. 3. Thu thập thêm ý kiến của phụ huynh về sự thay đổi tích cực của con, về việc nỗ lực rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân như thế nào, sau đó trao đổi lại với HS. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan