Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 1 Giáo án thủ công lớp 1 hk 1...

Tài liệu Giáo án thủ công lớp 1 hk 1

.DOC
36
932
125

Mô tả:

Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Dung Ngày dạy: thứ ………, ngày …… tháng …… năm 201… Môn Thủ công tuần 1 Giới Thiệu Một Số Loại Giấy, Bìa Và Dụng Cụ Học Thủ Công (NL) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán ) để học thủ công. 2. Kĩ năng: Biết một số loại vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh; lá cây. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận, khéo tay và sáng tạo. * NL: Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy. Tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ... để dùng trong các bài học Thủ công. Hiểu được đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong cuộc sống lao động của con người để từ đó hình thành cho học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng (liên hệ). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Đồ dùng dạy Thủ công. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của trò - Kiểm tra đồ dùng của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động1: Giới thiệu giấy, bìa (10 phút) * Mục tiêu: Cho hs quan sát giấy, bìa. * Cách tiến hành: Gv cho hs quan sát giấy, bìa. + Giới thiệu: Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây: Tre, nứa, bồ đề... + Cho Hs xem quyển vở mới, giới thiệu giấy bên trong, bìa ở ngoài. + Giấy màu để học thủ công, mặt trứơc là các màu: xanh, đỏ, tím, vàng... Mặt sau có kẻ ô. Kết luận: Gọi Hs phân biệt giấy, bìa. Nghỉ giữa tiết (5 phút) - Hs quan sát. Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung b. Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ để học thủ công (15 phút) * Mục tiêu: Hs biết những dụng cụ để học thủ công. * Cách tiến hành: Gv giới thiệu thước kẻ, bút - Mỗi em tự quan sát thước của mình chì, kéo, hồ dán. - Thước kẻ: được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia - Tự quan sát bút của mình vạch và đánh số - Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng bút cứng - Kéo: dùng để cắt giấy, bìa. - Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở.  Kết luận: Gọi hs nêu những dụng cụ để học thủ công. Một số Hs nhắc lại nội dung bài học. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Yêu cầu một số Hs nhắc lại nội dung bài học. - Giáo dục tư tưởng: * NL: Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy. Tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ... để dùng trong các bài học Thủ công. Hiểu được đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong cuộc sống lao động của con người để từ đó hình thành cho học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng .  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Ngày dạy: thứ ………, ngày …… tháng …… năm 201… Môn Thủ công tuần 2 Xé, Dán Hình Chữ Nhật I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình chữ nhật. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận, khéo tay và sáng tạo. * Lưu ý: Với HS khéo tay: Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Đồ dùng dạy Thủ công; Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật, giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của trò - Kiểm tra đồ dùng của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (7 phút) * Mục tiêu: Biết quan sát, phát hiện xung quanh có đồ vật dạng hình chữ nhật. * Cách tiến hành: - Cho HS xem bài mãu, hỏi: + Hãy quan sát và phát hiện xung quanh xem đồ vật nào có danïg hình chữ nhật?  Kết luận: Xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình tam giác, em hãy ghi nhớ đặc điểm của những hình đó để tập xé dán cho đúng. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (7 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn mẫu cách vẽ và dán hình chữ nhật. * Cách tiến hành: 1) Vẽ và xé hình chữ nhật đếm ô và dùng bút chì nối - HS quan sát - Cửa ra vào, bảng, mặt bàn, quyển sách có dạng hình chữ nhật…… Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung các dấu dể thành hình chữ nhật. - HS quan sát - Dán qui trình lên bảng và hướng dẫn từng bước để vẽ - HS quan sát - Xé mẫu hình chữ nhật: - Thực hành: HS luyện tập trên giấy nháp 2) GV hướng dẫn thao tác dán hình Nghỉ giữa tiết (5 phút) c. Hoạt động 3: Thực hành (12 phút) * Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành trên giấy nháp. * Cách tiến hành: Hướng dẫn HS vẽ, xé - Lần lượt thực hành theo các bước vẽ, xé. - GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn để vẽ - GV làm lại thao tác xé một cạnh để HS làm theo - Thực hành xé, dán hình chữ nhật - hình tam giác - Dán vào vở thủ công. Chú ý dán cho phẳng mặt, cân đối - GV theo dõi và HD- Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - 2 HS nhắc lại - Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình chữ - Thu dọn vệ sinh. nhật. - Đánh giá sản phẩm - Dặn dò: về nhà chuẩn bị giấy màu để học tiết sau. - Nhận xét tiết học  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Ngày dạy: thứ ………, ngày …… tháng …… năm 201… Môn Thủ công tuần 3 Xé, Dán Hình Tam Giác I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình tam giác. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận, khéo tay và sáng tạo. * Lưu ý: Với HS khéo tay: Xé, dán được hình tam giác. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình tam giác có kích thước khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Đồ dùng dạy Thủ công; Bài mẫu về xé, dán hình tam giác, giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của Gíao viên 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của Học sinh - Kiểm tra đồ dùng của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (7 ph) * Mục tiêu: nắm được quy trình xé hình hình tam giác. * Cách tiến hành: - Cho xem bài mẫu, hỏi: + Những đồ vật nào có dạng hình tam giác? - GV nhấn mạnh: xung quanh ta có nhiều đồ vật dạng hình tam giác, em hãy ghi nhớ những đặc điểm của hình đó để tập xé, dán cho đúng.  Kết luận: Nhận xét chốt lại ý HS đã trả lời. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (7 phút) * Mục tiêu: HS thực hành vẽ, xé và dán hình hình tam giác * Cách tiến hành: a) Vẽ và xé hình tam giác - Lấy 1 tờ giấy thủ công màu sẫm, lật mặt sau đếm ô, - HS quan sát và trả lời. Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung đánh dấu và vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh 8 ô. Thực hành: HS luyện tập trên giấy màu - Làm thao tác xé từng cạnh một như xé hình chữ nhật. và dán vào vở thủ công. - Sau khi xé xong lật mặt có màu để HS quan sát. Nếu còn nhiều HS chưa nắm được thao tác đếm ô và vẽ hình GV có thể làm lại. b) Dán hình: - Sau khi đã xé xong được hình tam giác, GV hướng dẫn dán: - Xếp hình cho cân đối trước khi dán. - Bôi một lớp hồ mỏng và đều. c. Hoạt động 3: Thực hành (12 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn HS thực hành và trình bày sản phẩm. * Cách tiến hành: - Học sinh thực hành. - Thực hiện vẽ các bước vẽ 1 hình tam giác. Nhắc HS vẽ cẩn thận. - Yêu cầu HS kiểm tra lại hình. - Xé 2 hình tam giác - Nhắc HS kiểm tra lại sản phẩm. - Các tổ trình bày sản phẩm của mình trên - Trình bày sản phẩm. bảng lớp. -Thu dọn vệ sinh. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình tam giác - Về nhà chuẩn bị giấy màu để học bài: Xé, dán hình vuông hình tròn. - Nhận xét tiết học.  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Thủ công tuần 4 Xé, Dán Hình Vuông I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình vuông. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình vuông. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tỉ mỉ, khéo tay. * Lưu ý: Với học sinh khéo tay: Xé, dán được hình vuông. Đường xé tương đối thẳng ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình vuông có kích thước khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí hình vuông. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình vuông; giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của học sinh - Kiểm tra: kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: Xé, dán hình vuông. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5 phút) * Mục tiêu: cho Hs xem bài mẫu và giảng giải. * Cách tiến hành: - Cho HS xem bài mẫu, hỏi: Hãy quan sát và phát hiện xung quanh xem đồ vật nào có danïg hình vuông, hình - HS quan sát và trình bày: viên gạch hoa lát nền có hình vuông tròn?  Kết luận: Xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình hình vuông, hình tròn, em hãy ghi nhớ đặc điểm của những hình đó để tập xé dán cho đúng. b Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (7 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn vẽ và xé hình vuông. * Cách tiến hành: a) Vẽ và xé hình vuông. - Vẽ hình vuông. - HS quan sát Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung - Dán quy trình 1 lên bảng. - Hướng dẫn từng bước để xé. - Gv làm mẫu. b) Vẽ và xé hình tròn từ hình vuông. - Hướng dẫn vẽ 4 góc hơi uốn cong cho tròn đều. - Hs làm trên giấy nháp. - Dán quy trình 2 lên bảng. - Hướng dẫn từng bước để xé. - Gv làm mẫu. Nghỉ giữa tiết (5phút) c. Hoạt động 3: Thực hành (12 phút) * Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành * Cách tiến hành: Hướng dẫn HS vẽ, xé, dán trên giấy nháp - Yêu cầu học sinh thực hành trên giấy nháp. - Luyện tập trên giấy nháp. - Lần lượt thực hành theo các bước vẽ, xé - Yêu cầu học sinh kiểm tra lẫn nhau 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình hình vuông, hình tròn - Đánh giá sản phẩm - Kiểm tra lẫn nhau. - Thu dọn vệ sinh. - 2 HS nhắc lại - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Thủ công tuần 5 Xé, Dán Hình Tròn I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình tròn. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình tròn. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tỉ mỉ, khéo tay. * Lưu ý: Với học sinh khéo tay: Xé, dán được hình tròn. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. Có thể xé được thêm hình tròn có kích thước khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí hình tròn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình vuông; giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của học sinh - Kiểm tra: kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: Xé, dán hình tròn. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5 phút) * Mục tiêu: cho Hs xem bài mẫu và giảng giải. * Cách tiến hành: + Cô xé dán hình gì? + Kể tên những đồ vật xung quanh ta có dạng hình Hình tròn. Học sinh kể tròn. ( mặt trăng tròn, vành nón tròn, đĩa tròn) - Xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình tròn. Em hãy nhớ những đặc điểm của các hình đó để tập xé dán cho đúng hình. b Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (7 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn vẽ và xé hình tròn. * Cách tiến hành: Quan sát a) Vẽ và xé hình tròn: + Vẽ hình vuông có 1 cạnh 8 ô. + Xé hình vuông. + Xé 4 góc của theo mẫu, sau đó xé dần chỉnh thành hình tròn. Học sinh thực hiện trên nháp. Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung + HS tập vẽ, xé hình tròn bằng giấy nháp.  Chú ý: GV phải tập làm thuần thục trước khi đến lớp. b) Dán hình: + Xếp hình cân đối trước khi dán. + Phải dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng, đều. Nghỉ giữa tiết (5phút) c. Hoạt động 3: Thực hành (12 phút) * Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành * Cách tiến hành: Hướng dẫn HS vẽ, xé, dán trên giấy nháp HS thực hành theo nhóm, có thể hướng dẫn + Xé 1 hình vuông cạnh 8 ô. nhau làm bài. + Xé hình tròn từ hình vuông (xé 4 góc hình vuông) + Dán hình vào vở thủ công.  Chú ý: Xếp hình cân đối trước khi dán. Chỉ nên bôi 1 lớp hồ mỏng để hình không bị nhăn. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Đánh giá sản phẩm: + Các đường xé thẳng, ít răng cưa. + Hình gần giống mẫu, dán đều, không nhăn. - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau..  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Thủ công tuần 6 Xé, Dán Hình Quả Cam (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình quả cam. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tỉ mỉ, khéo tay. * Lưu ý: Với học sinh khéo tay: Xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa. Hình tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình vuông; giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của học sinh - Kiểm tra: kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: Xé, dán hình quả cam (tiết 1). 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5 phút) * Mục tiêu: cho Hs xem bài mẫu và giảng giải. * Cách tiến hành: - Cho HS xem bài mãu và tìm hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của quả cam. Hỏi: + Quả cam có hình gì? - HS quan sát - Quả cam hình hơi tròn, phình ở giữa phía trên có cuốn vàlá, phía đáy hơi lõm…khi chín có màu vàng đỏ + Quả nào giống hình quả cam? - Quả táo, quả quýt…  Kết luận: Quả cam có hình hơi tròn phía trên có cuống và lá đáy hơi lõm, khi chín có màu vàng đỏ. b Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (7 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn HS xé hình quả cam, lá, cuống lá, cách dán hình. * Cách tiến hành: - HS quan sát 1.Vẽ và xé hình quả cam chọn giấy hình da cam: - Dán qui trình lên bảng và hướng dẫn từng bước để vẽ Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung - Giáo viên làm mẫu xé hình quả cam ở 2 góc ở trên xé nhiều hơn để quả cam được phình ra ở giữa. - Gọi HS nhắc lại cách xé hình tròn? - Xé hình vuông 8 ô, xé tiếp 4 góc được 2. Xé hình lá: hình tròn - Chọn giấy màu xanh lá cây - Dán qui trình xé lá và hỏi: + Lá cam nằm trong khung hình gì? - Hình chữ nhật 3. Xé hình cuốn lá: - Chọn giấy màu xanh lá cây - Cuống lá cân đối - Dán qui trình xé cuống và hỏi: + Nêu cách xé cuống lá? - Xé hình chữ nhật, xé đôi hình chữ nhật, lấy một nửa làm cuống c. Hoạt động 3: Thực hành (12 phút) * Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành * Cách tiến hành: Hướng dẫn HS vẽ, xé, dán trên giấy nháp - Hướng dẫn xé trên giấy nháp. - HS quan sát và thực hiện. - Hướng dẫn sắp xếp hình cho cân đối. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Đánh giá sản phẩm: + Các đường xé thẳng, ít răng cưa. + Hình gần giống mẫu, dán đều, không nhăn. - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau..  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Thủ công tuần 7 Xé, Dán Hình Quả Cam (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình quả cam. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tỉ mỉ, khéo tay. * Lưu ý: Với học sinh khéo tay: Xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa. Hình tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình vuông; giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của học sinh - Kiểm tra: kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: Xé, dán hình quả cam (tiết 2). 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết (7 phút) * Mục tiêu: nắm được quy trình xé hình quả cam. * Cách tiến hành: - Cho HS xem bài mẫu, hỏi để HS trả lời quy trình  Kết luận: Nhận xét chốt lại ý HS đã trả lời. - HS quan sát và trả lời. Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung b. Hoạt động 2: HS thực hành trên giấy màu (17 phút) * Mục tiêu: HS thực hành vẽ, xé và dán hình quả cam. * Cách tiến hành: 1. Vẽ và xé hình vuông, tròn đếm ô và dùng bút chì nối các dấu để thành hình quả cam. 2. Vẽ và xé dán hình quả cam. - Dùng bút chì vẽ hình tròn- Xé thành hình quả cam. Thực hành: HS luyện tập trên giấy màu 3. GV hướng dẫn thao tác dán hình và dán vào vở thủ công. Nghỉ giữa tiết (5 phút) c. Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm (5 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau - Các tổ trình bày sản phẩm của mình trên bảng lớp. -Thu dọn vệ sinh. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Đánh giá sản phẩm: + Các đường xé thẳng, ít răng cưa. + Hình gần giống mẫu, dán đều, không nhăn. - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Thủ công tuần 8 Xé, Dán Hình Cây Đơn Giản (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tỉ mỉ, khéo tay. * Lưu ý: Với học sinh khéo tay: Xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán cân đối, phẳng. Có thể xé được thêm hình cây đơn giản có hình dạng, kích thước, màu sắc khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình vuông; giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của học sinh - Kiểm tra: kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: Xé, dán hình cây (tiết 1). 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5 phút) * Mục tiêu: cho Hs xem bài mẫu và giảng giải. * Cách tiến hành: - Giáo viên cho hs quan sát bài mẫu và hỏi: + Các cây có hình dáng như thế nào? Màu sắc? Tán - Hs quan sát + trả lời câu hỏi. - 2 Hs nêu. lá? Thân cây?  Kết luận: Gọi Hs nêu đặc điểm, hình dáng, màu sắc cuả cây. b Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (7 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn Hs cách xé dán hình cây đơn giản. * Cách tiến hành: Gv làm mẫu. - Xé phần tán cây: Gv làm mẫu và xé tán cây tròn từ tờ - Hs quan sát. giấy màu xanh lá cây  Dán qui trình và hỏi: + Để xé tán cây tròn em phải xé từ hình gì? - 2 Hs trả lời. Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung - Xé tán cây dài từ tờ giấy màu xanh đậm  Dán qui trình và hỏi: + Để xé tán cây dài em phải xé từ hình gì? - 2 Hs trả lời. - Xé phần thân câychọn giấy màu nâu  Dán qui trình và hỏi: + Để xé phần thân cây em phải xé từ hình gì? - 2 Hs trả lời. Nghỉ giữa tiết (5phút) c. Hoạt động 3: Thực hành (12 phút) * Mục tiêu: Hs biết cách xé hình cây đơn giản. * Cách tiến hành: + Nêu lại cách xé hình cây đơn giản? - 3 Hs nêu. + Gv nhắc nhở Hs thực hiện đúng qui trình trên giấy - Hs thực hành xé hình cây đơn giản và dán vào vở. nháp. + Theo dõi, uốn nắn các thao tác xé. - Hs dọn vệ sinh, lau tay. + Nhắc Hs don vệ sinh. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Yêu cầu một số Hs nhắc lại nội dung bài học. - 2 Hs nhắc lại. - Giáo dục tư tưởng: Biết chăm sóc cây trồng. - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập. - Dặn chuẩn bị giấy màu, bút chì, bút màu, hồ dán cho bài học tiết 2  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Thủ công tuần 9 Xé, Dán Hình Cây Đơn Giản (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tỉ mỉ, khéo tay. * Lưu ý: Với học sinh khéo tay: Xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán cân đối, phẳng. Có thể xé được thêm hình cây đơn giản có hình dạng, kích thước, màu sắc khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình vuông; giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của học sinh - Kiểm tra: kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: Xé, dán hình cây (tiết 2). 2. Các hoạt động chính: a. Họat động 1: Hướng dẫn mẫu (6 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh biết nhắc lại quy trình. * Cách tiến hành: a) Xé hình tán lá cây: + Tán lá cây gần giống hình gì? + Hãy đếm xem cạnh hình chữ nhật có mấy ô? - Xé rời hình chữ nhật ra khỏi giấy màu. + Có hình chữ nhật rồi muốn thành hình tán lá ta phải làm gì? - Vẽ hình: b) Xé thân cây: - HS quan sát và trả lời. + Hình chữ nhật + 5ô  8ô + Xé 4 góc Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung + Quan sát mẫu ta thấy thân cây gần giống hình gì? + Hình chữ nhật + Vậy dựa vào hình nào để ta xé thân cây? + Hình chữ nhật + Để xé được thân cây ta dựa vào hình chữ nhật có + Chiều dài 6 ô, chiều rộng 1 ô mỗi cạnh mấy ô? - Xé rời hình chữa nhật ra khỏi giấy màu. - Vẽ hình: b. Hoạt động 2: Thực hành (15 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hành. * Cách tiến hành: - Xé hình. + Xé 4 góc , chỉnh sửa để tạo thành tán lá dài. Thực hành: HS luyện tập trên giấy màu và dán vào vở thủ công. + Chỉnh sửa để thân cây có phần trên nhỏ, phần dưới to. - Dán hình: + Bước 1: “Đặt hình tán lá và thân cây lên trên vở thủ công ở phía trái gần sát lề vở sao cho cân đối (thân cây đặt trên tán lá) + Bước 2: Dán lá vào vở. + Bước 3: Dán thân cây c. Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm (7 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm. * Cách tiến hành: Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau - Các tổ trình bày sản phẩm của mình trên bảng lớp. -Thu dọn vệ sinh. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn - Xem trước tiết sau.  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Thủ công tuần 10 Xé, Dán Hình Con Gà (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình con gà con. 2. Kĩ năng: Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tỉ mỉ, khéo tay. * Lưu ý: Với học sinh khéo tay: Xé, dán được hình con gà con. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán phẳng. Mỏ, mắt gà có thể dùng bút chì màu để vẽ. Có thể xé được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thước, màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí hình con gà con. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình vuông; giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (5 phút): Hoạt động của học sinh - Kiểm tra: kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: Xé, dán hình con gà. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5 phút) * Mục tiêu: cho Hs xem bài mẫu và giảng giải. * Cách tiến hành: - Cho HS xem bài mẫu và tìm hiểu đặc điểm, hình - HS quan sát dáng, màu sắc của con gà. - Hỏi: + Em hãy nêu các bộ phận của con gà? Có màu gì? Có hình gì? + Em cho gà con có gì khác so với gà lớn?  Kết luận: Gà con có đặc điểm khác so với gà lớn về đầu, thân, cánh, đuôi và màu lông. Khi xé, dán hình con gà con, em có thể chọn giấy màu tuỳ theo ý thích. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (17 phút) * Mục tiêu: Hướng dẫn HS xé, dán hình con gà con trên giấy nháp. * Cách tiến hành: - Con gà con có thân, đầu hơi tròn. Có các bộ phận: mắt, mỏ, cánh, chân, đuôi; toàn thân có màu vàng. - HS trả lời Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 1/1 Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung 1. Xé hình thân gà: - Dán qui trình xé hình thân gà, hỏi: + Em hãy nêu cách xé hình thân gà? - Đầu tiên xé hình chữ nhật, xé 4 góc, uốn nắn, sửa lại cho giống hình thân gà. - Xé mẫu giấy vàng (đỏ) 2. Xé hình đầu gà: - HS quan sát. - Dán qui trình hình đầu gà và hỏi: - Trả lời: Đầu tiên là hình vuông. Xé 4 + Muốn xé hình đầu gà em phải làm thế nào? góc, uốn nắn cho giống hình đầu gà - Xé mẫu trên giấy màu vàng 3. Xé hình đuôi gà: - HS quan sát. - Dán qui trình, hỏi: - Đầu tiên xé hình vuông. Xé tiếp theo dấu + Muốn xé dán hình đuôi gà em làm thế nào? vẽ được hình tam giác - Xé mẫu trên giấy cùng màu với đầu gà. 4. Xé dán hình chân gà: - HS thực hành trên giấy nháp - Chân gà từ hình tam giác - Mắt gà hình tròn nhỏ, dùng màu tô mắt gà - HS quan sát hình con gà cho hoàn chỉnh 5. Dán hình: GV hướng dẫn cách sắp xếp đủ các bộ phận của gà và lần lượt dán thân, đầu gà,chân, đuôi - HS dọn vệ sinh. trên giấy màu nền rồi lấy bút màu để vẽ mỏ mắt của gà con. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn - Xem trước tiết sau.  RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan