Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 Giao an ngll lop 4 20162017 đã chỉnh...

Tài liệu Giao an ngll lop 4 20162017 đã chỉnh

.DOC
14
909
140

Mô tả:

Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp (bản chuẩn)
Thứ ba ngày 09 tháng 1 năm 2018 TUẦN 19: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA QUÊ HƯƠNG I- MỤC TIÊU: - Giúp cho học sinh hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí đón xuân tết cổ truyền dân tộc. - Hiểu được nét thay đổi trong đời sống văn hóa ở quê hương, địa phương. Bản thân mỗi hs rất tự hào và yêu mến quê hương quê hương đất nước. - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ, phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam. * GDKNS: Ngày tết cổ truyền có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, nhưng mọi người hãy ăn nhiều rau xanh hơn vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Vậy mọi người cần thay đổi món ăn có nhiều rau xanh. II- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1. Chuẩn bị: - Nội dung kí kết thi đua. - Các tổ đăng kí thi đua. 2. Thời gian: Ngày 09 tháng 01 năm 2018 3. Địa điểm: Tại lớp học 4. Nội dung - hình thức: * Nội dung: - Phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hóa đón tết, mừng xuân của quê hương đất nước. - Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hóa quê hương đất nước. * Hình thức: Thảo luận, kể chuyện về truyền thống văn hóa của quê hương 5. Tiến hành: Hoạt động 1: Báo cáo kết quả thi đua tuần qua và giới thiệu phong trào thi đua giữa các tổ do lớp tổ chức. - Lớp trưởng thông qua nội dung kí kết thi đua. Phát động phong trào thi đua phát huy truyền thống dân dộc VN - Các tổ đăng ký thi đua và hứa quyết tâm trước lớp. Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống văn hóa của quê hương. - Thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi : + Hãy kể về phong tục đón tết của một dân tộc mà em biết. + Kể phong tục tập quán đón tết ở địa phương em. + Kể phong tục tết kì lạ trên thế giới mà bạn đã đọc hoặc nghe kể ? + Hãy kể một gương học tập hoặc lao động sản xuất giỏi ở quê hương bạn ? - GV phân công từng tổ và giao nhiệm vụ các tổ thực hiện. - GV nhận xét, góp ý và giáo dục HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Hoạt động 3: Kể chuyện món ăn ngày tết quê em. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 kể chuyện có ý nghĩa liên quan đến các món ăn ngày tết quê em. Sau mỗi câu chuyện phải nêu lên được loại thực phẩm nào làm thức ăn trong ngày tết vừa tốt cho sức khỏe vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. - Lần lượt đại diện các nhóm kể chuyện theo nội dung yêu cầu trên. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung * GV nhận xét, kết luận: Ngày tết cổ truyền có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, nhưng mọi người hãy ăn nhiều rau xanh hơn vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Vậy mọi người cần thay đổi món ăn có nhiều rau xanh. 6. Đánh giá: - Giáo viên nhận xét tiết dạy ngoài giờ lên lớp.. - Đánh giá chung . 7 . Phân công thực hiện - Tiếp tục sưu tầm mẩu chuyện, tranh, thơ , bài hát, câu đối, ...về ngày tết, ca ngợi quê hương, đất nước. - Phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 20 và tham gia HĐNGLL đầy đủ - Tham gia lao động theo kế hoạch của nhà trường. - Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu truyền thống quê hương (các di tích lịch sử) ……………………………………………………. Thứ ba ngày 23 tháng 01 năm 2018 TUẦN 21: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG – CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ I- MỤC TIÊU: - Giúp cho học sinh hiểu biết nhất định về phong tục tập quán văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương đang sinh sống trong không khí đón tết cổ truyền dân tộc. - Hiểu được nét thay đổi trong đời sống văn hóa ở quê hương, địa phương. Bản thân mỗi hs rất tự hào và yêu mến quê hương đất nước, tự hào về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha qua các lễ hội được tổ chức nhằm ghi nhớ công ơn tại các di tích lịch sử ở địa phương - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha. * GDMT: Ngày tết cổ truyền có rất nhiều lễ hội được diễn ra. Người tham dự lễ hội rất đông. Các hoạt động mua bán, ăn uống khi xem lễ hội cũng không thể thiếu. Chính vì thế, mọi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung để góp phần bảo vệ môi trường, giảm BĐKH. II- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1. Chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu về phong tục tập quán truyền thống ngày tết của địa phương 2. Thời gian: Ngày 23 tháng 01 năm 2018 3. Địa điểm : Tại lớp học 4.Nội dung-hình thức: * Nội dung: - Tiếp tục tìm hiểu phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hóa trong dịp đón tết, mừng xuân của quê hương đất nước . - Những di tích lịch sử ở địa phương tổ chức lễ hội trong mùa xuân. * Hình thức: Thảo luận về truyền thống văn hóa của quê hương 5. Tiến hành: * Khởi động: * Tuyên bố lý do ; giới thiệu chương trình. - Người điều khiển : Lớp trưởng. - Nội dung hoạt động: + Hát tập thể chủ đề : Mùa xuân Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong tục tập quán văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương đang sinh sống trong không khí đón tết cổ truyền dân tộc - Thảo luận: + Em hãy giới thiệu về phong tục tập quán của địa phương mình trong ngày tết! (Ngày tết mọi người cần chuẩn bị những gì? Phong tục đón giao thừa ra sao? Mọi người thường đi đâu? để làm gì? trẻ em được người lớn quan tâm thế nào? Phong tục ấy có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cần làm gì?...) - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Gv kết luận và giáo dục HS giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của địa phương. * GDMT: - Khi tham gia lễ hội, mọi người cần phải có ý thức như thế nào để góp phần bảo vệ môi trường ? + GV KL: Ngày tết cổ truyền có rất nhiều lễ hội được diễn ra. Người tham dự lễ hội rất đông. Các hoạt động mua bán, ăn uống khi xem lễ hội cũng không thể thiếu. Chính vì thế, mọi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung để góp phần bảo vệ môi trường, giảm BĐKH. Hoạt động 2: Tìm hiểu di tích lịch sử. * GV giới thiệu về tượng đài chiến thắng ở Chiền Đông 6. Đánh giá - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết hoạt động 7 . Phân công thực hiện: - Phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 23 và tham gia HĐNGLL đầy đủ - Tham gia lao động theo kế hoạch của Đội. - Chuẩn bị tiết sau: Giáo dục ATGT ……………………………………………………. Thứ ba ngày 06 tháng 02 năm 2018 TUẦN 23: TỔ CHỨC VĂN NGHỆ MỪNG XUÂN I- MỤC TIÊU: - Giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu phong tục tập quán Việt Nam được thể hiện qua các tiết mục văn nghệ mừng xuân. - Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường. - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp. * GDMT: GDHS biết cây xanh đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, trong đó có lợi ích làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do khả năng hấp thụ CO2. Cần tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh. II - CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH : 1. Chuẩn bị : - Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của học sinh theo chủ đề - Hệ thống các câu hỏi, các câu đố và các đáp án kèm theo. - Bảng quy định thang điểm dành cho ban giám khảo. 2. Thời gian: Ngày 06 tháng 02 năm 2018 3. Địa điểm : Tại lớp học 4. Nội dung và hình thức : Nội dung - Những bài hát, bài thơ câu chuyện... ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân. - Những sáng tác tự biên, tự diễn của học sinh theo chủ đề hoạt động. Hình thức - Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như: Thi đố, Thi hát nối... 5. Tiến hành: Khởi động: - Bắt bài hát tập thể Hoạt động 1: Văn nghệ mừng xuân - GVCN làm việc với tập thể lớp: + Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia. + Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội (mỗi đội cử 10 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên ) - Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như: + Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình. + Chọn cử BGK, thống nhất đáp án và thang điểm - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mời hai đội lên tham dự. - GV lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi. Hoạt động 2: Cây kết nghĩa - GV giới thiệu: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Nếu không có cây xanh, hoa, lá,... thì mùa xuân không còn tươi đẹp nữa. Vậy chúng ta cùng tham gia tiết mục tiếp theo mang tên “Cây kết nghĩa” cùng chăm sóc và bảo vệ cây xanh. GV tổ chức cho HS chia nhóm tưới cây, cắt tỉa lá úa, nhổ cỏ,... * GV nhận xét và GDMT:Cây xanh đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, trong đó có lợi ích làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do khả năng hấp thụ CO2. Cần tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh. 6. Đánh giá: Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể 7 . Phân công thực hiện: - Sưu tầm thêm các tranh ảnh, bài hát, thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước.. - Tiếp tục phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 25 và tham gia HĐNGLL đầy đủ - Tham gia lao động theo kế hoạch của nhà trường. - Chuẩn bị tiết sau: Tuyên truyền Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2 ……………………………………………………………. Thứ ba ngày 27 tháng 02 năm 2018 TUẦN 25: THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG EM. I. MỤC TIÊU: - Các em biết được có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày nay là nhờ có Đảng. Qua đó, các em có ý thức tham gia thi viết, vẽ tranh thể hiện suy nghĩ của mình nhằm ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp của quê hương mình đang sinh sống. - Biết giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng. - Tự hào về Đảng, về quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Chủ đề cuộc thi “Ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp của quê hương” - HS: Giấy, bút, màu. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1. Chuẩn bị: Nội dung yêu cầu của cuộc thi 2. Thời gian: ngày 27 tháng 02 năm 2018 3. Địa điểm: Tại lớp học 4. Nội dung – hình thức * Nội dung: Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp của quê hương * Hình thức: Lắng nghe, tham gia viết, vẽ theo chủ đề. 5. Tiến hành: * Khởi động: * Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu – giới thiệu chương trình - Người điều khiển : Lớp trưởng - Nội dung hoạt động: + Hát bài: Quê hương tươi đẹp + Phần 1: GV nêu giới thiệu cuộc thi: viết, vẽ tranh chủ đề “Ca ngợi công ơn của Đảng, vẻ đẹp của quê hương em” - GV gợi ý: + Thi viết về Đảng: Các em có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được đến trường học tập, vui chơi như ngày hôm nay là nhờ có Đảng lãnh đạo trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước . Em hãy nêu cảm nhận của em về Đảng, về quê hương em. . Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. + Thi vẽ tranh: . Nếu em chọn vẽ tranh về vẻ đẹp của quê hương thì em sẽ chọn nội dung gì để vẽ vào trong bức tranh của em? . Chú ý cách sắp xếp bố cục bức tranh hài hoà, thể hiện nội dung chính và phụ rõ ràng. + Phần 2: Trổ tài viết, vẽ tranh ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp của quê hương em. - Giáo viên cho học sinh tự chọn nội dung viết về Đảng hoặc vẽ tranh về vẻ đẹp của quê hương em - Gọi 1 –2 học sinh lên giới thiệu tác phẩm của mình với các bạn. - Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có) - Giáo viên đánh giá, xếp loại các tác phẩm của học sinh. - Tổ chức trao giải cho các bài viết, các bức tranh đạt xuất sắc nhất. - Tổ chức cho lớp cùng tham quan triển lãm tranh tại lớp học. - Giáo dục TT: Các em có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày nay là nhờ công ơn của Đảng, của Bác Hồ. Vậy mọi người chúng ta cần ghi nhớ công ơn đó và ra sức học tập thật tốt để sau này lớn lên góp công sức mình xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. 6. Đánh giá - Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động. - Dặn dò tuần sau Tổ chức kỉ niệm 8/3, văn nghệ chào mừng thầy cô giáo 7 . Phân công thực hiện: - Các nhóm phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho tuần sau: Tổ chức kỉ niệm 8/3, văn nghệ mừng thầy cô. ………………………………………………………. Thứ ba ngày 13 tháng 03 năm 2018 TUẦN 27: TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY 8 -3 VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 8 - 3 I- MỤC TIÊU: - Giúp các em hiểu được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. HS biết kính trọng người phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo, quí mến các bạn gái ; quyền bình đẳng nam- nữ. - Giáo dục các em về truyền thống anh hùng; trung hậu, đảm đang của phụ nữ. - Rèn luyện cho HS kỹ năng tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể, kĩ năng hùng biện. II. CHUẨN BỊ: - GV cùng HS: - Khăn trải bàn, lọ hoa, phấn màu. - Cây hoa để hái hoa dân chủ. Hoa để tặng cô giáo và các bạn nữ trong lớp. - Các bài hát, bài thơ và các câu hỏi liên quan đến chủ đề. III- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1. Chuẩn bị: * Phân công nhiệm vụ: Dẫn chương trình ( lớp trưởng) - Các tổ đăng kí thi đua. 2. Thời gian ngày 13 tháng 03 năm 2018 3. Địa điểm: tại lớp học. 4. Nội dung-hình thức: 5. Tiến hành: - Hát bài : Bông hoa mừng cô - Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu – giới thiệu chương trình - Người điều khiển : Lớp trưởng - Nội dung hoạt động: + Phần 1 : TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY 8/3 - Tìm hiểu về ngày quốc tế phụ nữ 8/3 + GV giúp học sinh hiểu ý nghĩa của ngày 8/3: Ngày Quốc tế phụ nữ - Ngày 8 / 3 là ngày gì? Được thành lập vào ngày tháng năm nào? (8/3/1910) Tính đến nay đã được bao nhiêu năm? (108 năm) - Ngày đặc biệt này chỉ dành cho ai? (phụ nữ:bà, mẹ,cô,...) + Yêu cầu học sinh tìm hiểu nêu những tấm gương về những phụ nữ có vị trí cao, có nhiều cống hiến cho xã hội. * Liên hệ: - Em hãy kể tên những công việc mà người phụ nữ (mẹ) thường làm trong gia đình, và công việc mẹ làm ngoài xã hội. - Em có nhận xét gì về người phụ nữ Việt Nam nói chung và mẹ của em nói riêng? - GV đánh giá nhận xét giáo dục học sinh lòng kính trọng yêu quý mẹ và cô giáo. Hai người mẹ hiền, người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội. Lòng mẹ như biển cả bao la, tình mẹ như suối nguồn dạt dào. Công ơn nuôi con của mẹ thật là to lớn, tấm gương hy sinh của mẹ thật là cao đẹp đáng quý biết bao. Từ khi bước chân đến trường mẹ luôn dõi theo chăm sóc con từng ngày. Đến trường, cô là người mẹ thứ hai cũng lo lắng, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ các em ân cần như mẹ. + GV Tổ chức cho HS cả lớp thi hái hoa dân chủ: thành lập Ban giám khảo chấm và công bố điểm theo các câu hỏi sau: Câu 1: Bạn hãy kể về những việc mình sẽ làm để giúp mẹ nhân ngày 8-3. Câu 2: Bạn hãy kể lại một kỉ niệm đẹp với cô giáo đã dạy mình. Câu 3: Thành ngữ có câu: “ Sẩy cha còn chú; sẩy mẹ bú….” Từ còn thiếu trong thành ngữ là từ nào sau đây: A. Bà B. Cô C. Mự D . Dì Bạn hiểu thành ngữ này muốn nói gì? Câu 4: Người phụ nữ nổi tiếng trong phong trào Đồng khởi ở Mỏ Cày ( Bến Tre) là ai? ( Bà là Nguyễn Thị Định) Câu 5: Người phụ nữ đã giữ chức vụ Phó Chủ Tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 1992-2002) Bà là ai? ( Bà là Nguyễn Thị Bình) Câu 6: Những ai đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của quân và dân ta chống quân xâm lược nhà Hán giành thắng lợi vào năm 40. ( Hai Bà Trưng) Câu 7: Qua nhiều thành tích mà phụ nữ Việt Nam chúng ta đã đạt được trong nhiều thời kì chống quân xâm lược và xây dựng bảo vệ Tổ quốc, bạn có suy nghĩ gì về phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng? Câu 8: Để tỏ lòng biết ơn mẹ và cô giáo bạn sẽ làm gì? * Tuyên dương những bạn có câu trả lời hay nhất; đúng nhất. + Phần 2: TỔ CHỨC VĂN NGHỆ - HS đăng kí tham gia các tiết mục văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện,... - Tổ chức cho các em biểu diễn và tuyên dương một số tiết mục đặc sắc nhất. - Giáo dục TT: Phụ nữ VN ta có truyền thống anh hùng; trung hậu, đảm đang. Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng khen tặng phụ nữ VN 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Chúng ta cần phải gắng sức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ VN, biết kính trọng người phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo, quý mến các bạn gái ; tôn trọng quyền bình đẳng nam- nữ. 6. Đánh giá - Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể - Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động. 7 . Phân công thực hiện: - Sưu tầm thêm các tranh ảnh, bài hát, thơ ca ngợi phụ nữ, bà, mẹ, cô giáo,... - Chuẩn bị tiết sau tìm hiểu Quyền và bổn phận của trẻ em. ……………………………………………………………….. Thứ ba ngày 27 tháng 03 năm 2018 TUẦN 29: GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. - Đội mũ bảo hiểm rất có ích cho bản thân khi tham gia giao thông. - Giáo dục HS có ý thức đội mũ bảo hiểm vì an toàn bản thân chứ không phải để đối phó với pháp luật. II. Các bước tiến hành 1. Chuẩn bị: - HS mũ bảo hiểm; tìm hiểu về cách đội mũ bảo hiểm, văn nghệ - GV: Nội dung tuyên truyền giáo dục ATGT. 2. Thời gian : ngày 27 tháng 03 năm 2018 3. Địa điểm : Tại lớp học 4. Nội dung – hình thức * Nội dung : Tuyên truyền ATGT, giáo dục HS biết cách đội mũ bảo hiểm. * Hình thức: Tham gia tìm hiểu về cách đội mũ bảo hiểm và các tổ diễn kịch khi tham gia giao thông. 5. Tiến hành: * Khởi động: Lớp hát tập thể bài “Đi đường em nhớ” * Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu – giới thiệu chương trình - Người điều khiển: Lớp trưởng - Nội dung hoạt động: Phần 1: Tìm hiểu mũ bảo hiểm tốt và cách đội mũ bảo hiểm an toàn - GV phân lớp làm 3 tổ - GV giao nhiệm vụ: + Kiểm soát mũ + Cách đội mũ an toàn + Cách đội mũ bảo hiểm sai - Nhóm trưởng kiểm tra mũ bảo hiểm của các thành viên trong tổ - Từng tổ giới thiệu về chiếc mũ an toàn. - Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông chiếc mũ được cài đội thế nào? - GV chọn mỗi tổ 1 HS lên thực hành đội mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn - Các tổ khác cùng nhận xét, sửa sai nếu có. - Vậy khi tham gia giao thông các em nên dùng mũ như thế nào ? - Đội mũ bảo hiểm giúp ta bảo vệ được gì? - HS lần lượt trả lời - GV nhận xét, kết luận . Phần 2: Các tổ diễn kịch thi đua khi tham gia giao thông - GV cho từng tổ thi đua diễn màn kịch đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông (do nhóm thảo luận nội dung vở kịch ngắn và biểu diễn trước lớp) -Yêu cầu đại diện các nhóm khác có ý kiến về nội dung vở kịch của nhóm bạn - Qua phần trình bày của từng nhóm: Mỗi nhóm có nhận xét gì khi tham gia giao thông? 6. Đánh giá hoạt động : - Sau khi học bài an toàn giao thông tất cả đều nhận thức được là đội mũ bảo hiểm là bảo vệ bản thân mình , tránh những điều kiện xấu có thể xảy ra khi tham gia giao thông. - Các em có có thể khuyên nhủ gia đình tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. 7. Phân công thực hiện: - Tiếp tục giúp đỡ nhau trong học tập - Hoàn thành nhiệm vụ học tập và các hoạt động của tuần 30 - Chuẩn bị tiết sau Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh, ảnh học tập và hoạt động của thiếu nhi cả nước, trong khu vực và trên thế giới. …………………………………………………………… Thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2018 TUẦN 31 : RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG HÀNH ĐỘNG VÀ ỨNG XỬ CƠ BẢN. I - MỤC TIÊU: - Hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khỏe của mỗi người, chất lượng học tập và giờ thể dục của nhà trường, trong đó có bản thân các em. Biết được những kĩ năng cơ bản trong việc hành động và ứng xử với những gì diễn ra xung quanh. - Gắn bó và càng thêm yêu trường, lớp. - Tích cực tham gia thực hiện các phong trào do nhà trường phát động, biết lễ phép và lịch sự trong giao tiếp hàng ngày. II. Các bước tiến hành 1. Chuẩn bị : GV chủ nhiệm: * Nêu vấn đề, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và sẵn sàng tham gia bàn bạc, thảo luận để xây dựng nội dung, kế hoạch hành động và ứng xử cơ bản đối với các em * Hội ý với cán bộ lớp, chi đội trưởng và các tổ trưởng để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể như: - Dự thảo nội dung, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường “Xanh, sạch, đẹp”. Ứng xử phù hợp với những tình huống diễn ra trong cuộc sống đời thường. - Các câu hỏi thảo luận - Cử người điều khiển hoạt động. - Cử người ghi biên bản. - Cử người điều khiển chương trình văn nghệ. 2. Thời gian: ngày 10 tháng 04 năm 2018 3. Địa điểm: 4. Nội dung – hình thức * Nội dung: - Rèn luyện các kĩ năng hành động và ứng xử cơ bản. - Làm vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp. Trang trí lớp. * Hình thức: Thảo luận – xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện. 5. Tiến hành: * Khởi động: HS hát tập thể bài hát Trái đất này là của chúng mình * Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu – giới thiệu chương trình - Người điều khiển : Lớp trưởng - Nội dung hoạt động: + Lý do : Trong giao tiếp ứng xử, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện sự văn minh, lịch sự và hành động đúng đắn nhằm thể hiện sự tôn trọng, tình đoàn kết, gắn bó, hữu nghị lẫn nhau. Chính vì thế, các em sẽ được rèn luyện các kĩ năng hành động và ứng xử cơ bản thường xuyên ngay từ bây giờ. + Giới thiệu khách mời + Chương trình gồm : 3 phần Thảo luận, trả lời câu hỏi ứng xử HĐ tham gia làm vệ sinh môi trường Văn Nghệ + Giới thiệu BGK – Ban cố vấn chương trình (Người điều khiển chương trình, BGK do GVCN và lớp đề cử ) * Thực hiện chương trình : - Phần 1 : Thảo luận, trả lời câu hỏi ứng xử tình huống và kĩ năng hành động sau: + Ở cạnh nhà Lâm có một cụ già sống cô đơn, mấy hôm nay bà bị ốm. Nếu em là Lâm em sẽ làm gì giúp cụ? + Khi gặp những người quen trên đường, em cần làm gì? + Bạn Hùng bảo: Mình chỉ chào hỏi cô đang dạy mình ở lớp, còn các thầy cô khác không cần phải hỏi. Theo em, bạn Hùng nói vậy là đúng hay sai? Vì sao? + Hàng ngày, em thường làm những gì để giúp bố, mẹ? + Ở trường, theo em hiểu thế nào là trường học xanh, sạch, đẹp ? + Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa và tác dụng như thế nào ? + Theo bạn, kế hoạch thực hiện của lớp có khó khăn, thuận lợi gì ? + Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để có môi trường xanh, sạch, đẹp? - GV chia lớp thành 3 tổ, GV giao cầu câu hỏi cho từng nhóm, nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy A0 - Từng nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Xen các tiết mục văn nghệ Phần 2 : Tham gia hành động vì môi trường “xanh, sạch, đẹp” + GV chia nhóm, phân công từng nhóm tham gia làm vs trong và ngoài lớp + Nhận xét, tuyên dương nhóm hoàn thành tốt 6. Đánh giá - Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của HS. - Rút kinh nghiệm. 7. Phân công thực hiện: - Tiếp tục giúp đỡ nhau trong học tập - Hoàn thành nhiệm vụ học tập và các hoạt động của tuần 33 ……………………………………………………………. Thứ ba ngày 17 tháng 04 năm 2018 TUẦN 33: TÌM HIỂU Ý NGHĨA NGÀY 30/4 VÀ 1/5 I. Mục tiêu : - Tìm hiểu ý nghĩa ngày 30/4 và 1/5. - Có ý thức tự hào và yêu quê hưong đất nuớc - Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. II. Các bước tiến hành 1. Chuẩn bị: Tư liệu lịch sử 30/4, tranh ảnh, văn nghệ Hướng dẫn và phân công học sinh tìm tư liệu 2. Thời gian: ngày 17 tháng 04 năm 2018 3. Địa điểm: 4. Nội dung – hình thức * Nội dung: Tìm hiểu ý nghĩa ngày KN 30/4 và 1/5 * Hình thức: Tìm hiểu và trình bày kết quả. 5. Tiến hành: * Khởi động : * Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu – giới thiệu chương trình - Người điều khiển : Lớp trưởng - Nội dung hoạt động: + Hát tập thể bài : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng + Tìm hiểu truyền thống Phần 1 : Tìm hiểu ý nghĩa ngày 30/4/1975 * GV cho HS xem các tư liệu về ngày đại thắng 30/4 hào hùng của dân tộc VN. Sau đó, GV nêu câu hỏi – HS trả lời: - Ngày 30/4 là ngày gì? (Ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thống nhất đất nước). - Em hãy cho biết nước ta hoàn toàn độc lập, đất nước được thống nhất vào Ngày tháng năm nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm? (30/4/1975  đến nay đã được 41 năm) - Theo em nguyên nhân thắng lợi là gì? (Nguyên nhân thắng lợi là do nhân dân ta đoàn kết, quyết tâm, một lòng vì nước, anh dũng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ) - Sau khi biết ý nghĩa của ngày 30/4/1975, em có suy nghĩ gì về dân tộc VN, về quê hương đất nước? (tự hào về dân tộc, về quê hương, đất nước, cần giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc VN) Phần 2 : Tìm hiểu ý nghĩa ngày 1/5. - GV thông tin cho học sinh biết ý nghĩa Ngày quốc tế lao động 1/5: Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ. Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Đặc biệt, ở Chicago, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... gây nên sự kiện thảm sát Haymarket năm 1886 tại Chicago, Mỹ. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. * GV nêu câu hỏi – HS trả lời - Ngày 1/5 là ngày gì? (Quốc tế lao động) - Vì sao lại có ngày này? - Các cuộc mit-tinh, biểu tình của công nhân nhằm mục đích gì? - Kết quả ra sao? + GD HS yêu quê hương, đất nước, yêu hoà bình và yêu lao động. 6. Đánh giá - Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động. - Tuyên dương những tập thể và các nhân tích cực tham gia tìm hiểu. 7. Phân công thực hiện: - Tiếp tục giúp đỡ nhau trong học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập và các hoạt động của tuần 35 ………………………………………………………….. Thứ sáu ngày 08 tháng 05 năm 2018 TUẦN 35 : VĂN NGHỆ CA NGỢI CÔNG ƠN BÁC HỒ I. Mục tiêu : - Giúp HS biết và hiểu thêm qua các bài hát về Bác, về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp. - Giáo dục lòng tự hào và kính yêu Bác, truyền thống cách mạng của Bác, của dân tộc Việt Nam. - Bồi dưỡng kĩ năng phong cách biểu diễn các tiết mục văn nghệ. * GDMT: Giúp HS có ý thức trồng và chăm sóc cây xanh; tiết kiệm nước; tham gia các hoạt động “Kế hoạch nhỏ”; chia sẻ giúp đỡ các bạn bị thiên tai, lũ lụt, ... qua phần thi ứng xử. II. Các bước tiến hành 1. Chuẩn bị : Các tiết mục văn nghệ Các tổ sưu tầm và tập bài hát. 2. Thời gian : ngày 06 tháng 05 năm 2016 3. Địa điểm : 4. Nội dung – hình thức * Nội dung : Những bài hát, bài thơ về Bác Hồ kính yêu Biểu diễn văn nghệ * Hình thức : Thi ứng xử 5. Tiến hành : * Khởi động : Lớp trưởng điều khiển Cả lớp hát bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng * Chương trình : + Phần 1: Văn nghệ ca ngợi công ơn Bác Hồ - Đội văn nghệ biểu diễn 2 tiết mục ( đơn ca ; tốp ca ) - Đại diện các tổ lên trình bày các bài hát yêu thích như đã đăng ký trước - Tổ chức cho các tổ thi hát : các tổ lần lượt hát bài hát có từ “ Bác” “ cháu”. Tổ nào hát được nhiều tổ đó thắng. - Hát liên khúc: Đại diện 1 tổ hát dừng lại ở từ nào, tổ còn lại hát tiếp bài hát còn lại có từ đó. ( Mỗi đội cử ra 4 HS. Đại diện tổ nào hát lại sau cùng tổ đó chiến thắng ) + Phần 2 : Thi ứng xử hay (lồng GDBDKH) - GV chuẩn bị các tình huống như sau: 1/ Để tưởng nhớ Bác Hồ, lớp chúng em được nhà trường phân công trồng và chăm sóc cây xanh ở khu vực sau trường học. Các bạn rất tích cực tham gia riêng chỉ có bạn Hùng không làm gì cả, thỉnh thoảng bạn nhặt rác ném vào bạn. Nếu em là bạn cùng lớp với Hùng thì em sẽ làm gì để bạn cùng tham gia trồng cây với lớp? 2/ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? Em hãy kể các việc làm thiết thực nhằm tiết kiệm nước trong gia đình, ở trường lớp và ở nơi công cộng. 3/ Em đã tham gia các hoạt động “Kế hoạch nhỏ” nào? Việc làm đó có ý nghĩa gì? Em cảm giác thế nào khi tham gia làm “Kế hoạch nhỏ”? 4/ Em hãy cho biết các hoạt động mọi người giúp đỡ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tật nguyền, hay những người bị thiên tai, lũ lụt, tai nạn,...gọi tắt là hoạt động gì? Em đã làm từ thiện bao giờ chưa? Hãy kể một số việc em đã làm nhằm giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh không may, thiên tai, lũ lụt,... - GV cho lần lượt đại diện các tổ lên bốc thăm tình huống ứng xử cho đội mình, thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm lên trình bày ứng xử của đội. Đội nào ứng xử hay, có nhiều người bình chọn thì đội đó thắng. - Nhận xét, đóng góp ý kiến và tuyên dương đội thắng cuộc. 6. Đánh giá - Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của các tổ. - Đánh giá chung các tiết mục văn nghệ, trao thưởng. 7. Phân công thực hiện: - Tiếp tục giúp đỡ nhau trong học tập và chuẩn bị thi cuối học kì II để đạt kết quả tốt. - Hoàn thành chương trình. …………………………………………………………….
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan