Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Giáo án môn mĩ thuật theo mô hình vnen khối lớp 2 cực hay...

Tài liệu Giáo án môn mĩ thuật theo mô hình vnen khối lớp 2 cực hay

.DOC
63
10470
130

Mô tả:

Giáo án môn Mĩ Thuật theo mô hình VNEN khối lớp 2 cực hay
Ngày soạn: ………….. Tuần 1 Mĩ thuật Ngày dạy: ……………….. Bài 1 : Vẽ tranh ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC (BÀI 7) I. Mục tiêu: -Hiểu được nội dung đề tài Em đi học. -Biết cách vẽ tranh đề tài Em đi học. -Vẽ được tranh đề tài Em đi học. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Một số tranh vẽ về đề tài này -Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ -Bút chì, màu, tẩy III. Tiến trình *Khởi động Hát tập thể A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài -Giáo viên ghi tiêu đề bài học -Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học: Vẽ tranh. Đề tài Em đi học 2.Tìm chọn nội dung đề tài Học sinh xem một số tranh và trả lời ở phiếu học tập: -Tranh vẽ gì? -Các bạn trong tranh đang làm gì? -Khi đi học bạn ăn mặc như thế nào? -Phong cảnh trên đường đi học ra sao? Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh tiếp tục trau đổi nhóm: -Hằng ngày em đi học cùng ai? -Quang cảnh xung quanh như thế nào? -Khi đi học em mang theo gì? Để khắc họa lại hình ảnh đó thầy sẽ hướng dẫn em cách vẽ như sau: 3. Hướng dẫn học sinh cách vẽ Giáo viên vẽ minh họa theo từng bước lên bảng -Nhớ lại hình ảnh khi đi học -Sắp xếp các hình ảnh vào tranh +Hình ảnh chính ở giữa +Hình ảnh phụ ở xung quanh(Hình a) -Vẽ màu theo ý thích ?(Hình b) B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Từng học sinh thực hành bài vẽ -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Em cho bố, mẹ, ông, bà xem bài vẽ đã vẽ ở lớp -Sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi. -Chuẩn bị bài số 2. *ĐÁNH GIÁ Giáo viên nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên cứ: -Hình vẽ: Đúng với đề tài không? -Sắp xếp như vậy hợp lý chưa. Vì sao? -Màu sắc: Tươi sáng, hài hòa -Bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên bổ sung nhận xét và xếp loại tranh. Nhận xét rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Mĩ thuật Tuần 2 Ngày dạy: Bài 2: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NHI I. Mục tiêu: -Biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh. -Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Tranh in trong vở tập vẽ -Sưu tầm một số tranh khác của thiếu nhi 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ -Sưu tầm tranh của thiếu nhi III.Tiến trình *Khởi động Hát tập thể A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Giới thiệu bài Giáo viên ghi tiêu đề bài học Học sinh giới thiệu bài học, đọc mục tiêu bài 2: Xem tranh thiếu nhi B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Xem tranh Giáo viên giao phiếu học tập cho các nhóm tìm hiểu nội dung bức tranh số 1: *Tranh Đôi bạn. Tranh sáp màu và bút dạ của Nguyễn Phương Thảo My. Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm: -Tranh vẽ gì? -Hình ảnh chính là gì? -Hai bạn đang làm gì? -Hình ảnh phụ là gì? -Kể tên màu có trong tranh? -Em thích tranh này không. Vì sao? +Giáo viên tóm lại: Đây là bức tranh đẹp, vẽ hai bạn ngồi đọc sách, có màu đậm nhạt tạo cho người xem có cảm giác ấm áp thân thiết về một tình bạn đẹp. Giáo viên giao phiếu học tập cho các nhóm tìm hiểu nội dung bức tranh số 2: *Tranh hai bạn Han-Sen và Gờ-re-ten. Tranh màu bột của thiếu nhi Cộng Hòa Liên Bang Đức. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm với các câu hỏi sau: -Tranh vẽ gì? -Nêu hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh? -Trong tranh có những màu nào. Em thích màu nào nhất? -Em xem tranh có đẹp không. Đẹp ở điểm nào? +Giáo viên yêu cầu các nhóm trả lời kết quả thảo luận +Giáo viên tóm lại: Đây là tranh đẹp của các bạn thiếu nhi quốc tế vẽ. Màu sắc tươi sáng hình vẽ ngộ nghĩnh, ngây thơ. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà -Em giới thiệu với gia đình những bức tranh mà em được xem -Sưu tầm và tập nhận xét tranh. -Quan sát hình dáng, màu sắc của lá cây trong thiên nhiên. *ĐÁNH GIÁ -Em vừa xem xong tranh gì. Do ai vẽ? -Em có nhận xét gì về hai bức tranh trên? -Em xem hai bức tranh có đẹp không? Giáo viên nhận xét chung. -Tuyên dương những học sinh tích cực trong học tập -Động viên những học sinh khác cố gắng hơn Nhận xét rút kinh nghiệm:…………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: Tuần 3 Mĩ thuật Bài 3: Vẽ theo mẫu Ngày dạy: VẼ LÁ CÂY I. Mục tiêu: -Nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của một vài loại lá cây. -Biết cách vẽ lá cây. -Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích. *Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, có ý thức giữ gìn môi trường. II.Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Một số lá cây -Hình vẽ minh họa -Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Đối với học sinh -Lá cây -Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy. III.Tiến trình *Khởi động Hát tập thể A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh giới thiệu bài và đọc mục tiêu bài học. 2.Quan sát nhận xét Học sinh thảo luận nhóm, quan theo và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập: sát lá cây của mình mang -Tên lá cây của nhóm là gì? -Nêu hình dáng, đặc điểm, màu sắc cúa lá? -Ngoài ra em còn biết lá nào nữa? Giáo viên yêu cầu từng nhóm trả lời câu hỏi (một em đọc câu hỏi, một em trả lời) Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ lá cây của học sinh năm trước cho các nhóm xem. +Giáo viên tóm lại: Trong thiên nhiên có nhiều loại lá cây. Mỗi lá mang hình dáng, màu sắc, đặc điểm riêng như em vừa quan sát. 3. Cách vẽ lá cây Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh họa theo từng bước lên bảng -Vẽ hình dáng chung của lá trước. (Hình a) -Phác các nét mờ tạo thành hình dáng của chiếc lá (Hình b) -Vẽ nét cong tạo thành hình chiếc lá -Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết -Vẽ màu theo ý thích (Hình c) B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Học sinh thực hành vẽ một lá cây và vẽ màu theo ý thích, vẽ cá nhân -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành +Sắp xếp hình vừa với phần giấy. +Vẽ màu sạch sẽ. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Tìm hiểu thêm đặc điểm, kiểu dáng khác nhau của một số loại lá cây -Em cho gia đình em xem bài vẽ đẹp đã hoàn thành ở lớp -Sưu tầm tranh, ảnh về cây. *ĐÁNH GIÁ Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét. -Bố cục: Sắp xếp cân đối không to quá, nhỏ quá hay lệch về một bên -Hình vẽ: Rõ đặc điểm, tương đối giống mẫu -Màu sắc: Tươi sáng, nổi bật. -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung và tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh. -Em vừa học xong bài gì? -Em xem lá cây trong thiên nhiên có đẹp không? -Em nào có thể nêu ích lợi của lá cây đối với con người? Giáo viên nhận xét chung tiết học Nhận xét rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Tuần 4 Mĩ thuật Bài 4 : Vẽ tranh Ngày dạy: ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG ( BÀI 10 ) I. Mục tiêu: -Tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người. -Biết cách vẽ chân dung đơn giản. -Vẽ được một tranh chân dung theo ý thích. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Tranh chân dung -Hình vẽ hướng dẫn -Bảng phụ -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ -Bút chì, màu, tẩy III.Tiến trình *Khởi động Hát tập thể A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài Giáo viên ghi tiêu đề, học sinh giới thiệu bài và đọc mục tiêu bài học. Vẽ tranh Đề tài tranh chân dung. 2.Tìm hiểu về tranh chân dung Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi ở phiếu học tập: -Thế nào là tranh chân dung? +Tranh vẽ người, diễn tả nét mặt là chủ yếu. Có thể vẽ nữa người hoặc cả người. -Các tranh này khác nhau ở điểm nào? -Em tả lại hình dáng, đặc điểm của người em định vẽ cho các bạn nghe? 3. Cách vẽ chân dung Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ ở bảng phụ và hỏi: -Theo em hình nào đẹp, vì sao? -Hình nào chưa đẹp, vì sao? Vậy muốn vẽ đúng, đẹp em chọn cách vẽ như hình c Giáo viên giới thiệu cách vẽ: -Vẽ hình khuôn mặt người sao cho cân đối với phần giấy -Vẽ cổ, vai, tay... (Hình a) -Vẽ các chi tiết mắt, mũi, miệng, tóc.... (Hình b) -Vẽ màu theo ý thích (Hình c) B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Học sinh thực hành vẽ cá nhân, vẽ tranh chân dung -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Em cho gia đình xem bài vẽ chân dung đã vẽ -Chuẩn bị bài số 5 *ĐÁNH GIÁ Giáo viên nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trên căn cứ. -Hình vẽ: Cân đối, rõ đặc điểm -Màu sắc: Tươi đẹp, hình vẽ nổi bật -Em thích bài nào nhất, vì sao? Giáo viên bổ sung nhận xét và xếp loại tranh, nhận xét chung tiết học. Nhận xét rút kinh nghiệm:………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: Tuần 5 Mĩ thuật Ngày dạy: Bài 5: Tập nặn tạo dáng NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT I. Mục tiêu: -Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật. -Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật. -Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích. *Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh yêu mến các con vật, có ý thức và biết chăm sóc vật nuôi. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Tranh, ảnh về một số con vật quen thuộc -Bài vẽ con vật của học sinh -Bài vẽ, bài xé dán minh họa -Giấy màu, đất nặn 2. Đối với học sinh -Vở, giấy màu, đất nặn III. Tiến trình *Khởi động Hát tập thể A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho dung. Học sinh đọc tiêu đề bài học, đọc mục phù hợp với nội tiêu bài học. 2.Quan sát nhận xét Học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập: -Nêu tên con vật được vẽ trong tranh? -Nêu tên con vật được chụp trong ảnh? -Em tả hình dáng, màu sắc, đặc điểm của con mèo, gà, thỏ, trâu...? -Con vật có những bộ phận nào? -Em thấy con vật có đáng yêu không. Em thể hiện tình yêu đối với con vật như thế nào? -Em thích nhất con vật nào? +Giáo viên tóm lại: Các em vừa xem hình các con vật. Mỗi con vật mang vẻ đẹp riêng. Chúng là những con vật đáng yêu, vì vậy các em phải thương yêu, chăm sóc và bảo vệ chúng. 3.Cách vẽ, cách xé dán, cách nặn con vật *Cách vẽ: Giáo viên vẽ minh họa theo từng bước lên bảng -Vẽ các bộ phận chính của con vật trước -Vẽ nét chi tiết, đặc điểm của con vật (Hình a) -Vẽ thêm các hình ảnh tạo tranh con vật thêm sinh động. -Vẽ màu theo cảm nhận của em (Hình b) *Cách xé dán: Giáo viên xé dán minh họa cho học sinh theo dõi -Xé phần chính: Đầu, thân, đuôi trước -Phần chi tiết xé sau -Sắp xếp hình vừa xé sao cho cân đối rồi dán hình. *Cách nặn: Giáo viên nặn minh họa cho học sinh quan sát -Nhào đất, nặn các bộ phận chính đầu, mình, chân của con vật trước, nặn các chi tiết sau. -Ghép dính các bộ phận vừa nặn lại với nhau -Tạo dáng cho con vật thêm sinh động B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Học sinh chọn một trong ba cách mà giáo viên đã hướng dẫn. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Em cho bố, mẹ xem bài vẽ, nặn hoặc xé dán đã thực hành -Tập xé dán thêm một số con vật khác. *ĐÁNH GIÁ Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét. -Hình vẽ, hình xé dán, hình nặn: Rõ đặc điểm, sinh động, ngộ nghĩnh. -Màu sắc: Tươi sáng, hài hòa -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. Nhận xét rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Tuần 6 Mĩ thuật Ngày dạy: Bài 6 : Vẽ tranh ĐỀ TÀI SÂN TRƯỜNG TRONG GIỜ RA CHƠI (BÀI 19) I. Mục tiêu: -Hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường. -Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường trong giờ ra chơi. -Vẽ được tranh theo ý thích. *Tích hợp giáo dục môi trường: thông qua bài học giáo dục học sinh gìn giữ môi trường xung quanh, cụ thể không bẻ nhành cây, vứt rác bừa bãi trong sân trường. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Tranh vẽ về đề tài này. -Ảnh chụp cảnh vui chơi của học sinh trong giờ ra chơi. -Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy... III. Tiến trình *Khởi động Hát tập thể A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài Giáo viên chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung 2. Tìm chọn nội dung đề tài Học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi dưới đây: -Tranh vẽ gì? -Các bạn đang chơi trò chơi gì, diễn ra ở đâu? -Quang cảnh sân trường như thế nào? -Giờ ra chơi em thường làm gì, cùng với ai? -Em thích vẽ lại hoạt động diễn ra ở sân trường trong giờ ra chơi không? -Em sẽ chọn hoạt động nào để vẽ (vẽ học sinh vui chơi trong lớp hay ngoài sân?) +Giáo viên tóm lại: Có nhiều hoạt động diễn ra trong giờ ra chơi ở sân trường như nhảy dây, đá cầu, đọc truyện, múa hát...Em có thể lựa chọn để vẽ thành tranh. 3. Hướng dẫn cách vẽ Giáo viên gợi ý một số nội dung để học sinh chọn vẽ tranh như: -Em chơi nhảy dây cùng các bạn. -Lớp chúng em múa hát tập thể. -Em cùng bạn đọc truyện. -Chúng em trao đổi bài với nhau -Em trồng cây.... Giáo viên vẽ minh họa lên bảng cho học sinh quan sát. -Vẽ hình ảnh chính trước. -Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động. (Hình a) -Vẽ màu theo ý thích vào tranh. +Vẽ màu ở hình ảnh trước như trụ cờ, cây cối, các bạn học sinh… +Màu nền vẽ sau (Hình b) Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Học sinh thực hành vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi, vẽ cá nhân. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Em cho gia đình xem bài vẽ hoàn thành ở lớp -Quan sát cái túi xách để chuẩn bị tốt cho bài học sau *ĐÁNG GIÁ Sau bài học, giáo viên nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên những cơ sở: -Nội dung: Đúng với đề tài. -Hình vẽ: Sinh động, sắp xếp hợp lý. -Màu sắc: Tươi sáng, hình ảnh nổi bật. -Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung kết hợp giáo dục học sinh: -Giờ ra chơi là giờ nghỉ giải lao sau những giờ học vất vả. Chúng ta tham gia chơi những trò chơi bổ ích, lành mạnh có lợi cho sức khỏe, không chơi những trò chơi nguy hiểm như: đánh nhau, leo trèo, bẻ nhành cây. -Sân trường là nơi để các em sinh hoạt, vui chơi. Vì vậy các em phải biết gìn giữ vệ sinh trong sân trường xanh, sạch, đẹp. Nhận xét rút kinh nghiệm:……………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Mĩ thuật Tuần 7 Ngày dạy: Bài 7 : Vẽ theo mẫu VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH(BÀI 27) I. Mục tiêu: -Nhận biết được cấu tạo hình dáng, của một số cái cặp sách. -Biết cách vẽ cái cặp sách. -Vẽ được cái cặp sách theo mẫu. -Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Một vài cặp sách có hình dạng, màu sắc khác nhau. -Bài vẽ của học sinh năm trước. -Bảng phụ vẽ ba hình vẽ cái cặp. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy -Cặp sách. III.Tiến trình *Khởi động Lớp hát một bài hát A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh giới thiệu bài học, đọc tiêu đề bài học 27. Vẽ cặp sách học sinh. 2.Học sinh quan sát nhận xét Học sinh xem một số cặp sách có hình dáng, màu sắc, cách trang trí khác nhau và trả lời ở phiếu học tập các câu hỏi sau : -Em có nhận xét gì về các cặp sách này? +Chúng khác nhau về hình dáng, màu sắc, cách trang trí. -Cặp sách có những bộ phận nào? -Giáo viên yêu cầu học sinh miêu tả lại cái cặp của mình về hình dáng, màu sắc. +Giáo viên tóm lại: Cặp sách có nhiều kiểu dáng khác nhau, mỗi kiểu mang vẻ đẹp riêng. Cặp sách giúp em gìn giữ sách vở...Vì vậy em phải biết giữ gìn và bảo vệ nó. 3.Cách vẽ chiếc cặp sách Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh xem ba hình vẽ cái cặp và hỏi: -Vẽ như hình nào đúng đẹp. Vì sao? +Vẽ như hình c, vì hình c vẽ to vừa và chính giữa phần giấy. -Vì sao em không chọn hình a, b? +Vì hình a nhỏ quá, hình b to quá so với phần giấy. Vậy để vẽ cặp sách đẹp em theo dõi. -Vẽ thân cặp trước (Hình a) -Tìm phần nắp, quai, khóa cặp (Hình b) -Vẽ các chi tiết cho giống cái cặp mẫu. -Vẽ họa tiết trang trí. -Vẽ màu theo ý thích (Hình c) Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Học sinh thực hành vẽ cá nhân. Vẽ cặp sách học sinh. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu +Hoàn thành bài vẽ trong thời gian qui định C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Em giới thiệu bài vẽ chiếc cặp sách cho gia đình cùng xem -Xem trước bài 8 để chuẩn bị tốt cho giờ sau học. *ĐÁNH GIÁ Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Hình dáng cái cặp: Đẹp, rõ đặc điểm, sáng tạo. -Trang trí: Đẹp, họa tiết phong phú. -Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung tiết học. Nhận xét rút kinh nghiệm;:………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Tuần 8 Mĩ thuật Ngày dạy: Bài 8: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU I. Mục tiêu: -Làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của học sĩ. -Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Một số tranh của họa sĩ -Tranh của thiếu nhi 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ III. tiến trình *Khởi động Lớp hát một bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh giới thiệu bài học, đọc tiêu đề bài 8: Thường thức mĩ thuật. Xem tranh Tiếng đàn bầu 2.Quan sát, tìm hiểu một số tranh của họa sĩ Học sinh xem một số tranh của các họa sĩ Việt Nam và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập: -Tranh vẽ hình ảnh gì? -Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì? -Trong tranh có những màu nào? -Em thích màu nào nhất. Vì sao? -Tranh có đẹp không. Vì sao đẹp? +Giáo viên tóm lại: Đây là các tranh đẹp của các họa sĩ Việt Nam. Tranh được vẽ bởi nhiều chất liệu như sơn dầu, màu bột... B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Học sinh xem tranh Tiếng đàn bầu, tranh sơn dầu của họa sĩ Sỹ Tốt với nội dung câu hỏi sau: -Tranh Tiếng đàn bầu vẽ gì? -Tranh do họa sĩ nào vẽ? -Tranh vẽ mấy người? -Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì? -Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì? -Trong tranh họa sĩ đã sử dụng màu nào? -Em có thích tranh “Tiếng đàn bầu” của họa sĩ Sỹ Tốt không. Vì sao? -Tranh vẽ về đề tài gì? -Qua bức tranh nói lên điều gì? +Tình cảm thắm thiết giữa chú bộ đội và các cháu thiếu nhi. -Ngoài hình ảnh chú bộ đội và hai bạn nhỏ tranh vẽ gì nữa? + Cô thôn nữ đứng hong tóc và lắng nghe tiếng đàn bầu -Vậy theo em tiếng đàn bầu của chú bộ đội trong bức tranh có hay không? +Giáo viên tóm lại: Đây là tranh đẹp do họa sĩ Sỹ Tốt vẽ. Tranh nói lên tình cảm gắn bó giữa bộ đội và thiếu nhi. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Em về nhà giới thiệu cho gia đình cùng xem bức tranh “Tiếng đàn bầu” mà em đã đươc xem. -Quan sát các loại mũ. *ĐÁNH GIÁ Giáo viên phát phiếu yêu cầu học sinh thảo luận với câu hỏi sau: -Em vừa xem tranh gì. Do ai vẽ? -Tranh vẽ về đề tài gì? -Nêu cảm nhận của em sau khi xem tranh? Đại diện nhóm trả lời câu hỏi (một em đọc câu hỏi, một em trả lời câu hỏi). Giáo viên nhận xét. -Tuyên dương khen thưởng học sinh. -Động viên học sinh còn thụ động cố gắng hơn trong giờ học sau. Nhận xét rút kinh nghiệm:…………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy: Tuần 9 Bài 9: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI MŨ ( NÓN ) I. Mục tiêu: -Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón). -Biết cách vẽ cái mũ (nón). -Vẽ được cái mũ (nón) theo mẫu. *Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh thấy được ích lợi của cái mũ (che nắng, che mưa), biết bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Một số mũ thật, hình vẽ cái mũ -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Cái mũ, vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy III. Tiến trình *Khởi động -Lớp hát một bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh giới thiệu bài học, đọc tiêu đề bài 9: Vẽ cái mũ (nón). 2.Quan sát nhận xét Học sinh xem một số cái mũ của nhóm mang theo và thảo luận với câu hỏi trong phiếu học tập: -Nêu điểm khác nhau giữa các mũ của nhóm em về hình dáng, màu sắc? -Em còn biết loại mũ nào nữa, màu sắc hình dáng như thế nào? Đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận. +Hình dáng: Cái to nhỏ, có vành, không vành... +Màu sắc: Đỏ, vàng, xanh, tím, có nhiều màu xen kẽ.... Giáo viên treo hình vẽ mũ và hỏi: -Gọi tên mũ ở hình vẽ ? +Mũ chú bộ đội, mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai Giáo viên yêu cầu học sinh miêu tả cái mũ của mình về hình dáng, màu sắc. +Giáo viên tóm lại: Mũ có địa phương còn gọi là cái nón. Mũ không những tạo ra vẻ đẹp cho người sử dụng mà còn đem lại lợi ích cho người dùng. 3.Cách vẽ cái mũ Muốn vẽ đúng đẹp em lưu ý: -Quan sát kĩ, vẽ phần chính của mũ trước (Hình -Vẽ các nét chi tiết của mũ (Hình b) -Trang trí và vẽ màu cái mũ theo ý thích (Hình c) Lưu ý: Vẽ hình mũ vừa với khung hình Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. *Giải lao a) B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Học sinh thực hành vẽ cá nhân, vẽ theo mẫu giáo viên hướng dẫn. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Em giới thiệu bài vẽ cái nón “mũ” cho gia đình cùng xem. -Sưu tầm tranh chân dung. *ĐÁNH GIÁ Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét: -Hình vẽ: Cân đối, rõ đặc điểm của mũ -Màu sắc, cách trang trí: Tươi sáng, sạch đẹp -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. *Trò chơi: Ghép mũ nhanh -Chơi theo tổ, tổ nào ghép các bộ phận của mũ, tạo thành cái mũ hoàn chỉnh, nhanh thì tổ đó thắng. - Nhận xét rút kinh nghiệm:…………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: Tuần 10 Mĩ thuật Ngày dạy: Bài 10: Vẽ tranh ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY ĐƠN GIẢN ( BÀI 4) I. Mục tiêu: -Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một số loại cây trong. -Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản. -Vẽ được tranh vườn cây đơn giản (hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích. *Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II.Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Tranh, ảnh vườn cây -Hình vẽ minh họa 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ -Bút chì, màu, tẩy III. Tiến trình *Khởi động: Hát tập thể A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh giới thiệu bài học, đọc tiêu đề bài học. Giáo viên cho học sinh đọc lời tựa bài học: * Môi trường có trong sạch tươi đẹp hay không là nhờ vào cây cối. Cây cho ta quả ăn, che bóng mát, cho cảnh đẹp. Hôm nay mình và các bạn sẽ được học bài 10: Vẽ tranh: Đề tài vườn cây đơn giản. 2.Quan sát nhận xét Học sinh xem tranh, ảnh về cây và trả lời các câu hỏi sau: -Tranh vẽ gì? -Trong tranh có những cây nào? -Hình dáng của chúng như thế nào? -Ngoài ra em còn biết cây nào nữa? +Giáo viên tóm lại: Vườn cây có nhiều cây, có thể có một loại cây hoặc có nhiều loại cây. 3.Cách vẽ Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh họa theo từng bước lên bảng. -Nhớ lại loại cây em định vẽ. -Vẽ hình dáng của cây, có cây to nhỏ, cao thấp -Vẽ thêm các chi tiết như hoa, quả, chim chóc....(Hình a) -Vẽ màu theo ý thích. +Vẽ màu cây trước màu nền vẽ sau +Vẽ màu tươi sáng. (Hình b) Giáo viên cho học sinh xem một số tranh của học sinh năm trước B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Học sinh thực hành vẽ một bức tranh về đề tài Vườn cây và vẽ màu theo ý thích vào vở vẽ -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Em cho gia đình xem bài vẽ vườn cây mà em đã vẽ ngày hôm nay -Quan sát các con vật. -Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. -Mang theo giấy màu, đất nặn. *ĐÁNH GIÁ Giáo viên thu bài của các nhóm yêu cầu lớp xem và nhận xét -Hình vẽ: Cách sắp xếp cây trong bài -Màu sắc: Tươi sáng, đẹp -Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung, tích hợp giáo dục môi trường. -Nêu ích lợi của cây trồng? -Em làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây trồng? - Nhận xét rút kinh nghiệm:…………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: Tuần 11 Mĩ thuật Ngày dạy: Bài 11: Vẽ trang trí VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM I. Mục tiêu: -Nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản. -Vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Phiếu học tập cho HS -Đồ vật có trang trí đường diềm -Hình vẽ minh họa -Bài vẽ của học sinh 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy III.Tiến trình *Khởi động: -Lớp hát một bài A.HOẠT DỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh giới thiệu bài học, đọc tiêu đề bài học. 2.Quan sát nhận xét Học sinh quan sát bài vẽ và trả lời các câu hỏi sau: -Họa tiết trong đường diềm là hình gì? -Các họa tiết này vẽ màu như thế nào? +Họa tiết bông hoa giống nhau nên vẽ màu giống nhau +Họa tiết chiếc lá giống nhau nên vẽ màu giống nhau +Họa tiết chiếc lá xen kẽ họa tiết bông hoa nên màu vẽ xen kẽ nhau (màu đỏ xen kẽ màu vàng) -Ngoài ra em còn biết đường diềm có họa tiết nào nữa? +Giáo viên tóm lại: Có nhiều cách trang trí đường diềm, mỗi cách mang vẻ đẹp riêng. Đường diềm dùng để trang trí, làm tăng thêm vẻ đẹp của các đồ vật. 3.Cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào đường diềm Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập *Hình 1: Vẽ họa tiết bông hoa, em vẽ tiếp hình theo nét chấm để tạo thành đường diềm. *Hình 2: Họa tiết bông hoa, em vẽ tiếp tạo thành hình đường diềm. Vẽ xong em vẽ màu như sau: (Giáo viên chỉ vào hình minh họa) -Vẽ màu giống nhau ở các họa tiết -Hoặc vẽ màu xen kẽ ở các họa tiết -Màu họa tiết khác với màu nền B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. - Học sinh thực hành cá nhân. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Em hãy cho gia đình xem bài trang trí đường diềm mà mình đã hoàn thành ngày hôm nay. -Quan sát các loại cờ. *ĐÁNH GIÁ Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét theo các căn cứ sau. -Vẽ họa tiết: Đều, đẹp -Vẽ màu: Đúng, tươi sáng, sạch đẹp -Bài nhóm nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung tiết Nhận xét rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………….
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan