Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án mĩ thuật 6 chuẩn ktkn_bộ 5...

Tài liệu Giáo án mĩ thuật 6 chuẩn ktkn_bộ 5

.DOC
73
126
100

Mô tả:

Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Soạn 16/ 8/ 2013 Giảng:…/ 8 / 2013 Tiết 1: Bài 1: VẼ TRANG TRÍ CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. MỤC TIÊU: - H/s nhận ra vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc miền xuôi và miền ngược. - H/s vẽ được một số hoạ tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích . - H/s thấy được và yêu thích nền văn hoá của dân tộc II. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Tranh chép hoạ tiết trang trí dân tộc - Tranh ảnh sưu tầm các hoạ tiết dân tộc - Tranh minh hoạ cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc b. Học sinh: - Sưu tầm tranh ( ảnh) hoạ tiết dân tộc 2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, luyện tập III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * Tổ chức: 6A……………………… 6B………………………. * Kiểm tra: Đồ dùng học tập * Khởi động giới thiệu vào bài mới: - GV dùng 1 số hoạ tiết dân tộc giới thiệu cho học sinh nhận biết về nét đẹp của hoạ tiết dân tộc Hoạt động của Giáo viên HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động của Học sinh I) QUAN SÁT - NHẬN XÉT CÁC HOẠ TIẾT TRANG TRÍ. * Giáo viên cho h/s quan sát hình * H/s quan sát hình sgk minh hoạ SGK. - Hoạ tiết thường được trang trí ở - Trang trí ở bình, đĩa, lọ hoa, mặt trống, quần áo đâu? a. Nội dung: - Hoạ tiết là gì? - Hoạ tiết thường là những hình gì? - Là các hình hoa, lá mây sóng nước, con vật , côn trùng…… - Do các nghệ nhân sáng tạo ra - Hoạ tiết do ai sáng tạo ra? - Được đơn giản và cách điệu - Hoạ tiết có đặc điểm gì? * GV cho học sinh quan sát, GV: Trần Hữu Sinh b. Đường nét : - Miền xuôi: Dân tộc Kinh, có đường nét 1 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 so sánh giữa hoạ tiết của dân tộc mềm mại uyển chuyển, phong phú. miền xuôi với hoạ tiết các dân tộc - Miền ngược: Giản dị, chắc khoẻ (Chủ miền núi (TQ) yếu dùng hình kỉ hà) c. Bố cục: - Được sắp xếp chi tiết ntn? - Sắp xếp cân đối, hài hoà (Đối xứng qua trục) - Em cảm nhận màu sắc các hoạ d. Màu sắc: tiết ntn? - Màu sắc rực rỡ tương phản HOẠT ĐỘNG 2 . II) CÁCH CHÉP HOẠ TIẾT DÂN TỘC * GV cho h/s quan sát TQ * Học sinh quan sát hình cách chép hoạ tiết dân tộc. - Nằm trong những dạng hình gì? 1. Quan sát nhận xét tìm ra đặc điểm của hoạ tiết . - Dạng hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông - GV chỉ trên minh hoạ trực quan 2. Phác khung hình và đường trục 3.Phác hình bằng nét thẳng: - Chú ý: Hình vẽ cần cân đối qua các trục 4. Hoàn thiện hình và tô màu - Tô màu theo ý thích HOẠT ĐỘNG 3: III) BÀI TẬP THỰC HÀNH: * GV quan sát h/s làm bài . Yêu cầu: H/s tự chọn 1 hoạ tiết ở sgk * GV gợi ý lại cách chép hoạ tiết , hoặc sưu tầm và chép tô màu theo ý chú ý những h/s chưa nắm rõ thích trên giấy A4 ( H/s làm bài) HOẠT ĐỘNG 4: IV) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - GV lựa chọn bài vẽ của học sinh , - Học sinh treo bài vẽ, nhận xét , tự xếp gọi h/s nhận xét về hình dáng, đặc loại điểm , màu sắc? - Em thích bài vẽ nào ? Vì sao? - Bài vẽ nào chưa được? Vì sao? + GV nhận xét chung, động viên học sinh , xếp loại. * Dặn dò: * H/s về nhà làm bài tập - Hoàn thành tiếp bài tập - Đọc trước bài 2 thường thức mĩ thuật cổ đại. Duyệt bài ngày / 8 /2013 Đoàn Thị Thanh Hương GV: Trần Hữu Sinh 2 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Soạn 23 / 8/ 2013 Giảng: / 8 / 2013 Tiết 2: Bài 2: Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI I. Mục tiêu: - H/s được củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ đại . - H/s được hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật . - H/s trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Tranh ảnh có liên quan - Tranh H1- H6 sgk b. Học sinh: - Sưu tầm tranh (ảnh) bài viết về MTVN thời kỳ cổ đại. 2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, giảng giải, thuyết trình, III. Tiến trình dạy học: * Tổ chức: 6A…………… 6B…………… * Kiểm tra: Bài tập tiết 1 nhận xét, xếp loại * Khởi động giới thiệu vào bài mới: Hoạt động của Giáo viên HOẠT ĐỘNG 1: * Giáo viên cho h/s quan sát hình minh hoạ SGK - Biết gì về thời kỳ đồ đá trong lịch sử VN? ( Còn gọi là thời kỳ nguyên thuỷ) - Biết gì về thời kỳ đồ đồng ? Hoạt động của Học sinh I) SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ * H/s quan sát hình sgk - Thời kỳ này con người sống trong hang và biết sử dụng các công cụ bằng đá - Thời kỳ này chia làm 4 giai đoạn kế tiếp liên tục từ tháp tới cao ( Phùng nguyên, Đồng Đậu , Gò Mun, Đông Sơn) - Trống đồng Đông Sơn đạt tới đỉnh cao về chế tác và NTTT của người Việt cổ HOẠT ĐỘNG 2 II) SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI * GV hướng dẫn h/s quan sát * Những hình vẽ mặt người trên vách hang hình vẽ sgk đồng nội ( Hoà Bình) - Hình vẽ có từ bao giờ ? * Học sinh quan sát - Được nhận định như thế nào? - Hàng vạn năm - Được coi là dấu ấn đầu tiên của NT thời GV: Trần Hữu Sinh 3 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 kỳ đồ đá ( N/ Thuỷ) - Vị trí của hình vẽ? - Vị trí : Khắc vào đá, ngay gần của hang trên vách có độ cao 1,5 - 1,75m vùa tầm tay người với. * GV phân tích theo hình vẽ trên - Trong nhóm người có thể phân biệt qua TQ nét mặt, kích thước - Có mấy mặt hình người? - Hình mặt ngoài khuôn mặt thanh tú, đậm chất nữ giới - Người giữa mặt vuông chữ điền lông mày rộng, miệng rộng -> nam giới - Cái sừng cong hai bên là nhân vật được hoá trang hay một vật tổ được người nguyên thuỷ thờ cúng - Nhận xét gì về đường nét? - Mặt nguời được diễn tả chính diện, đường Hình vẽ , bố cục? nét dứt khoát, rõ ràng, bố cục cân đối, tỉ lệ (GV chỉ trên minh hoạ trực hợp lý tạo cảm giác hài hoà quan) * Tìm hiểu một vài nét về mĩ thuật thời kỳ đồ đồng * H/s đọc sgk * GV gọi h/s đọc sgk. - Xuất hiện kim loại đồng đầu - Từ hình thái XHNT -> XH văn minh tiên đánh dấu bước ngoặt gì trong XHVN? *GV đặt câu hỏi : - Có những sản phẩm nào về đồ - Công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt như đồng mà em biết? Công cụ đó vũ khí, rìu, lao được tạo dáng và trang trí dùng để làm gì? đẹp - Có những đặc điểm gì chung trong những sp đồ đồng? - Đặc điểm chung: Trang trí đẹp, tinh tế kết ( Q/s trực quan) hợp nhiều kiểu hoa văn, phổ biến là hoa văn sống nước và hình chữ S - NT trang trí trống đồng Đông - Trống đồng Đông Sơn - TH: nơi đầu tiên Sơn ntn ? Em có nhận xét gì ? các nhà khảo cổ phát hiện đồ đồng 1924 NTTT trống đồng Ngọc Lũ - Tại sao trống đồng Đông Sơn - Đẹp về tạo dáng và chạm khắc trang trí được coi là đẹp nhất trong các tinh xảo. trống đồng được tìm thấy ở VN? + Nhận xét gì về cách trang trí + NT trang trí mặt trống và tang trống kết mặt trống? hợp hoa văn hình học và chữ S với hoạt động của con người, chim thú rất nhuần nhuyễn và hợp lý. - Bố cục mặt trống ntn? - Bố cục nhiều hình tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa. HOẠT ĐỘNG 3 III) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - GV đặt câu hỏi : - Học sinh trả lời, nhận xét - tự xếp loại GV: Trần Hữu Sinh 4 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 + Kể tên một số hiện vật thời kỳ trên? + NX về NT trang trí trống đồng Đông Sơn? + Tại sao trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất ? + GV nhận xét chung, động viên học sinh, xếp loại. *Dăn dò * H/s về nhà học bài - Học bài, chuẩn bị bài sau sơ lược về luật xa gần. Duyệt bài ngày / 8 /2013 Đoàn Thị Thanh Hương GV: Trần Hữu Sinh 5 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Soạn : 30 / 8 / 2013 Giảng: / 8 / 2013 Tiết 3: Bài 3: Vẽ theo mẫu SƠ LƯỢC LUẬT XA GẦN I. Mục tiêu: - H/s hiểu được khái niệm thế nào là luật xa gần và điểm cơ bản của luật xa gần. - H/s biết cách vận dụng đúng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật. - H/s hiểu thêm phối cảnh trong không gian, yêu thích thiên nhiên cuộc sống. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Tranh có cảnh về luật xa gần - Đồ vật dạng hình trụ, hình cầu - Hình sgk b. học sinh: - Đồ dùng học tập 2. Phương pháp: - Quan sát, vấn đáp , gợi mở III. Tiến trình dạy học: * Tổ chức: 6A……………………………………………….……………..…………………….…………….…………. 6B………………………………………………….…………………………………………….…..………… * Kiểm tra: Nêu vài nét sơ lược về MTVN thời kỳ cổ đại . NX, xếp loại * Khởi động giới thiệu vào bài mới: Giáo viên Học sinh + GV cho học sinh quan sát 2 tranh: - H/s quan sát , trả lời T1: vẽ theo luật xa gần T2: vẽ không theo luật xa gần T1: chỗ to -> gần hơn, chỗ nhỏ-> xa - Tranh nào thuận mắt hơn? hơn - Vì sao con đường có chỗ to chỗ nhỏ? * H/s quan sát cái bát - Miệng bát thay đổi ntn? Nhóm gần : Miệng tròn Nhóm xa : Miệng hình bầu dục GVKL: Cùng 1 đồ vật nhưng khi quan sát chúng ở vị trí khác nhau -> dáng khác nhau có thay đổi Hoạt động của Giáo viên HOẠT ĐỘNG 1 * Giáo viên cho h/s quan sát tranh luật xa gần - NX gì về hàng cột và đường tàu khi nhìn về phía xa? Sự thay đổi đậm nhạt ntn? Vị trí ( dài, ngắn, to, nhỏ) của chúng? GV: Trần Hữu Sinh Hoạt động của Học sinh I) QUAN SÁT – NHẬN XÉT * H/s quan sát - Đỉnh cột ở xa thì nhỏ thấp dần, mờ hơn cột trước - Chân cột càng xa càng cao dần lên - Càng xa khoảng cách 2 đường tàu thu 6 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 - Khoảng cách giữa những cột thay đổi ntn? GVKL: Vật cùng loại cùng kích thước khi nhìn theo xa gần : - Gần : To, cao, rộng và rõ - Xa : Nhỏ, thấp, hẹp và mờ HOẠT ĐỘNG 2 * GV cho h/s quan sát tranh luật xa gần - Nx gì về đường gianh giới giữa bầu trời - mặt đất, bầu trời - mặt biển? + Vị trí đường nằm ngang ntn? + Trên thực tế ta thấy đường thẳng này không? GVKL: Vị trí đường tầm mắt có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí người đúng , người ngồi . (GV giới thiệu hình MH hình hộp) * Cho h/s quan sát H5 sgk - Nx gì về hình hộp, tường nhà đường tàu khi hướng vào chiều sâu? hẹp lại - K/cách các cột càng xa càng sát lại gần nhau + Chú ý: Mọi vật thay đổi hình dáng khi nhìn ở mọi góc độ khác nhau trừ hình cầu. II) ĐƯỜNG TẦM MẮT VÀ ĐIỂM TỤ * Học sinh quan sát 1. Đường tầm mắt ( đường chân trời) - Là đường nằm ngang phân chia mặt đất, mặt biển với bầu trời - Vị trí : Tranh 1: thấp Tranh 2: cao - Là đường không có thực 2. Điểm tụ: -H/s quan sát - Các đường song song với mặt đất, hình hộp đường tàu khi hướng vào chiều sâu thì càng xa càng thu hẹp lại và cuối cùng KL: Điểm gặp nhau của các đường tụ lại một đểm trên trên đường tầm mắt thẳng // hướng về đường tầm mắt -> -> điểm tụ điểm - Các vật nhìn theo hướng khác nhau -> điểm tụ khác nhau HOẠT ĐỘNG 3: III) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP * GV chia nhóm từng bàn - Học sinh hoạt động theo nhóm - GV chuẩn bị 1 số tranh ảnh liên quan đến bài học, 1 số đồ vật có dạng hình trụ, hình e líp - Yêu cầu h/s lên bảng phát hiện ra - H/s phát hiện tranh có nội dung liên những tranh, ảnh có điểm tụ đường quan đến bài học, tự xếp loại tầm mắt + GV nhận xét chung, bổ xung động viên cho học sinh *Dặn dò - Làm bài tập sgk * H/s về nhà làm bài tập - Chuẩn bị mẫu cho bài sau Duyệt bài ngày / 9 /2013 Đoàn Thị Thanh Hương GV: Trần Hữu Sinh 7 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Soạn : 6 / 9 / 2013 Giảng: / 9/ 2013 TIẾT 4: BÀI 4: VẼ THEO MẪU Cách vẽ theo mẫu. Minh họa bằng bài vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu ( tiết 1) I. Mục tiêu: - H/s hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách tiến hành bài vẽ theo mẫu - H/s biết vận dụng những hiểu biết của mình về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu - Hình thành cho học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học - H/s yêu quý và thích thú với phân môn vẽ theo mẫu II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Tranh hướng dẫn cách vẽ theo mẫu - Một số mẫu vật thật - Hình sgk b. Học sinh: - Mẫu vẽ + đồ dùng học tập 2. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp , luyện tập III. Tiến trình dạy học: * Tổ chức: 6A……………………… 6B……………………… * Kiểm tra: Thế nào là đường tầm mắt và điểm tụ. NX xếp loại * Khởi động giới thiệu vào bài mới: GV cho HS quan sát 1 số mẫu vật : cái ca, lọ, chai, cốc - HS nhận xét và theo dõi GVGV vẽ trên bảng : V ẽ chi ti ết cái quai tr ước và dừng lại. Vẽ từng đồ vật trước và dừng lại Giáo viên Học sinh - Vẽ gì trước? - Vẽ quai ca trước - Vẽ từng bộ phận , từng đồ vật như thế - Không, vì sẽ dẫn dến sai hình và có đúng không?Tại sao? không đúng mẫu GVKL: Vẽ từng chi tiết, từng bộ phận, từng vật mẫu trong mẫu vẽ nh ư v ậy không chính xác. Do đó cần tìm hiểu cách vẽ theo mẫu để vẽ đúng và khoa học hơn. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh HOẠT ĐỘNG 1: I) THẾ NÀO LÀ VẼ THEO MẪU * Giáo viên cho h/s quan sát H1 * H/s quan sát sgk - Hình vẽ đồ vật gì ? - Cái ca - Vì sao hình vẽ lại không giống - Vì ở vị trí khác nhau ta thấy cái ca có hình nhau? dáng khác nhau. - Em nhận xét gì về từng vị trí - Có vị trí thấy quai ca hoặc 1 phần hay của cái ca? không nhìn thấy ( Miệng là đường thẳng, 8 GV: Trần Hữu Sinh Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 ( GV cầm cái ca minh hoạ như cong, hình e líp bầu dục) hình vẽ) KL: ở vị trí khác nhau-> ca đủ bộ phận hay 1 phần hoặc không nhìn thấy. + Thế nào là vẽ theo mẫu? + Là vẽ lại mẫu bày trước mặt thông qua nhận thức cảm xúc người vẽ cần diễn tả được đặc điểm, cấu tao, hình dáng, đậm HOẠT ĐỘNG 2 nhạt, màu sắc của vật mẫu . * GV treo tranh H1 sgk CÁCH VẼ THEO MẪU - Muốn vẽ đúng mẫu ta cần phải * Học sinh quan sát làm gì trước? 1. Quan sát - nhận xét - Có tác dụng ntn? - Nhận biết được đặc điểm cấu tạo, hình - Vẽ chi tiết luôn được ngay dáng đậm nhạt. không? - Tìm bố cục đẹp 2. Vẽ phác khung hình - Vẽ từ bao quát đến chi tiết + Ước lượng tỉ lệ khung hình, so sánh chiều cao và chiều ngang, khung hình có thể là hình vuông, hình chữ nhật.. + Vẽ phác khung hình cân đối lên khổ giấy 3. Vẽ phác nét chính - Ước lượng tỉ lệ các bộ phận - Vẽ phác nét chính thẳng và mờ 4. Vẽ chi tiết - Quan sát điều chỉnh tỉ lệ - Dựa vao nét chính -> vẽ giống mẫu 5. Vẽ đậm nhạt + GV giải thích đậm nhạt, vẽ - Tìm hướng ánh sáng mẫu có đậm nhạt xa gần, tạo cho - Phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc mẫu mẫu có hình khối không gian dù - Nhìn mẫu và so sánh mức độ đậm nhạt của vẽ trên mặt phẳng giấy. các mảng. Đậm, đậm vừa, đậm nhạt trung gian, và sáng - Diễn tả bằng nét chì dày to, nhỏ đan xen ( Không di chì nhẵn bóng) GV minh họa bằng bài hình hộp và hình cầu HOẠT ĐỘNG 3: III) BÀI TẬP Vẽ hình hộp và hình cầu HOẠT ĐỘNG 4: IV) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Học sinh quan sát nhận xét * GV đặt câu hỏi theo nội dung bài học. + GV chẩn bị 1 số mẫu vẽ gọi học sinh nhận xét về: Đặc điểm, * H/s về nhà làm bài tập hình dáng, độ đậm nhạt của mẫu GV: Trần Hữu Sinh 9 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 + GV bổ xung, động viên học sinh * Bài tập về nhà: - Đọc trước bài chuẩn bị cho giờ sau VTM tiếp. Duyệt bài ngày / 9 /2013 Đoàn Thị Thanh Hương GV: Trần Hữu Sinh 10 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Soạn : Giảng: Tiết 5: Bài 7: Vẽ theo mẫu MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU (TIẾT 2) I Mục tiêu: - H/s hiểu được cấu trúc của hình hộp và hình cầu, sự thay đổi hình dáng của chúng khi nhìn ở góc độ khác nhau. - H/s vẽ được hình hộp và hình cầu, vận dụng vào các đồ vật tương đương, vẽ được hình gần giống mẫu - H/s thích thú khi vẽ mẫu, gây cảm giác say mê tìm tòi khám phá cho h/s II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Một số mẫu vẽ - Tranh vẽ mẫu có dạng hình hộp và hình cầu b. Học sinh: - Mẫu vẽ hình hộp và hình cầu 2. Phương pháp: - Quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập theo nhóm III. Tiến trình dạy học: * Tổ chức: 6A……………………………………………….……………..…………………….…………….…………. 6B………………………………………………….…………………………………………….…..………… * Kiểm tra: Nêu lại các bước tiến hành vẽ theo mẫu. * Khởi động giới thiệu vào bài mới: GV cho h/s xem mẫu: Mẫu đơn - mẫu đôi Giáo viên Học sinh - Mẫu nào là mẫu đơn? - Mẫu cái ca là mẫu đơn. - Mẫu nào là mẫu đôi? - Mẫu hình hộp và hình cầu là mẫu đôi - Mẫu nào vẽ khó hơn? - Mẫu đôi GVKL: Để vẽ được mẫu phức tạp, không những vẽ đúng mà còn vẽ đẹp do đó cần phải biết vận dụng bài vẽ theo mẫu ở tiết 4 và tìm hiểu cách vẽ theo mẫu ở bài hôm nay. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh HOẠT ĐỘNG 1: I) QUAN SÁT NHẬN XÉT * Giáo viên bày mẫu theo 3 cách * H/s quan sát cách bày mẫu và nhận xét khác nhau, gọi h/s nhận xét: - NX gì về từng cách bầy mẫu? Cách nào là hợp lý ? Vì sao? - Bày mẫu ntn là đẹp? - Mẫu không xa nhau quá, sát nhau quá không bị che khuất, không cùng nằm trên 1 trục ngang hay trục dọc mà có vật đứng trước và vật đứng sau, nhìn 2 vật mẫu 1 cách - Mẫu gồm những vật nào rõ ràng. - Vị trí ? - Mẫu gồm hình hộp và hình cầu 11 GV: Trần Hữu Sinh Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 - Chất liệu? - Hình dáng? - So sánh độ đậm nhạt? + Độ đậm nhạt của vật mẫu nào dễ xác định hơn? Khó xác định hơn ? Vì sao? - Hình cầu đứng trước hình hộp - Tuỳ theo từng mẫu - Độ đậm nhạt hình hộp dễ xác định vì do các mặt phẳng ghép lại - Độ đậm nhạt hình cầu khó xác định vì bề mặt cong , trơn và nhẵn bóng -> Chuyển dần từ Đ-> N HOẠT ĐỘNG 2 II) CÁCH VẼ ( HÌNH HỘP CHỮ NHẬT VÀ HÌNH CẦU) * GV treo tranh MH cách vẽ. * Học sinh quan sát - Xác định như thế nào? 1. Phác khung hình chung của mẫu - So sánh chiều cao - với chiều ngang của vật mẫu 2. Vẽ khung hình từng vật mẫu: - Ước lượng với khung hình chung 3. Tìm tỷ lệ các bộ phận - phác nét chính - Tìm tỉ lệ các mặt của hình hộp 4. Vẽ chi tiết - Dựa vào nét chính phác cho giống mẫu HOẠT ĐỘNG 3 + GV theo dõi học sinh làm bài, - Nét vẽ cần thay đổi có đậm nhạt gọi ý học sinh cách sắp xếp bố III) BÀI TẬP THỰC HÀNH cục và ước lượng tỉ lệ. + Yêu cầu : Vẽ hình hộp và hình cầu ( vẽ HOẠT ĐỘNG 4 * GV treo bài h/s gọi học sinh nhận xét về, tỷ lệ? Bố cục? Hình bài của bạn ? GV cho h/s tự đánh giá - GV nhận xét chung, động viên học sinh * Dặn dò: - Tự bày mẫu tập ước lượng - Chuẩn bị đọc trước bài sau đậm nhạt) IV) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Học sinh quan sát nhận xét, tự xếp loại * H/s về nhà làm bài tập Duyệt bài ngày / 9 /2013 Đoàn Thị Thanh Hương Soạn : Giảng: GV: Trần Hữu Sinh 12 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Tiết 6: Bài 5: Vẽ tranh CÁCH VẼ TRANH- ĐỀ TÀI HỌC TẬP ( Tiết 1) I. Mục tiêu: - Học sinh có những hiểu biết cơ bản về vẽ tranh, vẽ đề tài học tập. - Học sinh có khả năng thành thục khi làm bài - H/s thể hiện được tình cản yêu mến thầy cô, hăng say học tập hơn II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Tranh về đề tài học tập b. Học sinh: - Đồ dùng học tập 2. Phương pháp: - Quan sát,gợi mở, luyện tập III. Tiến trình dạy học: * Tổ chức: 6A……………………………………………….……………..…………………….…………….…………. 6B………………………………………………….…………………………………………….…..………… * Kiểm tra: Đồ dùng học tập * Khởi động giới thiệu vào bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh HOẠT ĐỘNG 1: I) TRANH ĐỀ TÀI * Giáo viên cho h/s quan sát 1 số 1. Nội dung tranh tranh đề tài : * H/s quan sát - Tranh này vẽ về cảnh gì? - Cảnh vui chơi, lao động học tập, phong - ND tranh có giống với cuộc sống cảnh xung quanh chúng ta không? - Gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng - Em nhận xét gì về nội dung ngày những tranh này? Có điểm gì giống - Cùng 1 đề tài mỗi tranh có cách thể hiện và khác nhau? Ví dụ? khác nhau VD: Cùng chủ đề vui chơi, nhảy dây, ….. + Tuỳ theo cảm nhận cái hay cái đẹp của mỗi người về thiên nhiên, con người mà lựa chọn theo ý thích. 2. Bố cục: - Bố cục là gì? - Là sắp xếp các hình vẽ ( con người và cảnh vật) sao cho hợp lý có mảng chính , mảng phụ - Mảng chính - phụ đóng vai trò - Mảng chính: Chiếm vị trí quan trọng, nổi gì? bật nội dung tranh - Mảng phụ: Hỗ trợ mảng chính làm phong phú nội dung - Bố cục hình tròn, HV, HCN - Có những cách sắp xếp nào? 3. Hình vẽ - Hình người và cảnh vật GV: Trần Hữu Sinh 13 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 - Hình vẽ thường là gì? - Hình vẽ có nên vẽ giống nhau không? HOẠT ĐỘNG 2 * GV treo tranh. - Cần đặt mảng chính phụ - Dáng và động tác NV có nên vẽ giống nhau ? + Chú ý: Không vẽ chồng nhiều màu -> bẩn, màu xám mất đi sự trong trẻo của tranh. HOẠT ĐỘNG 3 HOẠT ĐỘNG 4 + GV đặt câu hỏi: - Thế nào là tranh đề tài? - Bố cục là gì? - Bố cục như thế nào là hợp lý? + GV nhận xét, chốt lại ý chính, động viên học sinh *Dặn dò: Hoàn thành bố cục tranh, giờ sau hoàn thành tiếp. - Hình vẽ chính: Rõ nội dung - Hình vẽ phụ: Hỗ trợ hình chính - Hình vẽ phải sinh động, hài hoà trong 1 tổng thể không gian, tránh lặp đi lặp lại -> đơn điệu 4. Màu sắc: Cần hài hoà thống nhất ( rực rỡ, êm dịu) tuỳ từng đề tài + cảm xúc người vẽ. II) CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI HỌC TẬP * Học sinh quan sát 1. Tìm và chọn nội dung đề tài - Tìm chọn ND sao cho sát, rõ đề tài học tập 2. Vẽ phác mảng và vẽ hình - Tìm bố cục và phác mảng hình - Vẽ hình dáng cụ thể: Có dáng to nhỏ, cao thấp, xa gần khác nhau - Hình dáng phải khác nhau có dáng động có dáng tĩnh 3. Vẽ màu: - Phù hợp với nội dung, nêu bật chủ đề tranh, màu sắc tươi vui- rực rỡ, êm dịu, nhẹ nhàng - Chất liệu : màu sáp, màu bột, bút da, bút nước, sáp, chì màu. - Vẽ màu phần chính trước - Chú ý độ tương phản, đậm nhạt của màu để tranh tạo được hiệu quả. III) BÀI TẬP Vẽ một bức tranh đề tài học tập.( vẽ hỡnh) IV) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Học sinh quan sát nhận xét, tự xếp loại Duyệt bài ngày / 9 /2013 Đoàn Thị Thanh Hương Soạn :30/ 9/ 2013 Giảng:1/ 10 / 2013 GV: Trần Hữu Sinh 14 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Tiết 7: Bài 9: VẼ TRANH- ĐỀ TÀI HỌC TẬP ( Tiết 2) I. Mục tiêu: - Học sinh vẽ được phần màu đề tài học tập. - Học sinh có khả năng thành thục khi làm bài - H/s thể hiện được tình cảm yêu mến thầy cô, hăng say học tập hơn II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Tranh về đề tài học tập b. Học sinh: - Đồ dùng học tập 2. Phương pháp: - Quan sát, gợi mở, luyện tập III. Tiến trình dạy học: * Tổ chức: 6A……………………………………………….……………..…………………….…………….…………. 6B………………………………………………….…………………………………………….…..………… * Kiểm tra: Đồ dùng học tập bài vẽ ( phần hình) * Khởi động giới thiệu vào bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh HOẠT ĐỘNG 1: I) QUAN SÁT, NHẬN XÉT + GV cho h/s xem một số tranh đề + H/s quan sát, trả lời tài học tập của các hoạ sĩ, HS. - Màu sắc của các bức tranh này có đặc điểm gì? - Hình ảnh chính màu sắc được vẽ như thế nào ? - Mỗi tranh có vẻ đẹp khác nhau về - Mỗi bức tranh đều có màu sắc màu sắc riêng Ví dụ HOẠT ĐỘNG 2: II) CÁCH VẼ MÀU * Giáo viên cho h/s quan sát 1 số * Học sinh quan sát tranh đề tài học tập : *. Vẽ màu: - Phù hợp với nội dung, nêu bật chủ đề tranh, màu sắc tươi vui- rực rỡ, êm dịu, nhẹ nhàng tùy theo cảm xúc người vẽ. - Chất liệu : màu sáp, màu bột, bút da, bút nước, sáp, chì màu. - Vẽ màu phần chính trước - Chú ý độ tương phản, đậm nhạt của màu để tranh tạo được hiệu quả trong một bài vẽ phải đảm bảo tương quan + Chú ý: Không vẽ chồng nhiều đậm nhạt. GV: Trần Hữu Sinh 15 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 màu -> bẩn, màu xám mất đi sự trong trẻo của tranh. HOẠT ĐỘNG 3 III) BÀI TẬP ( lấy điểm 15’) Giáo viên quan sát đôn đốc hướng Hoàn thiện phần vẽ màu tranh đề tài dẫn học sinh thực hiện học tập. Đáp án chấm. Loại (Đ). Bài vẽ đẹp, có mảng chính,mảng phụ, hình vẽ hài hòa, hoàn thiện màu sắc. Loại (CĐ). Bài vẽ còn nhiều chỗ chưa hoàn thiện, mảng chính,mảng phụ chưa rõ ràng, hình vẽ đơn điệu, chưa vẽ màu. HOẠT ĐỘNG 4 + GV đặt câu hỏi: - Bố cục là gì? - Bố cục như thế nào là hợp lý? - Màu sắc? III) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Học sinh quan sát nhận xét, tự xếp loại Giáo viên chọn một số bài vẽ tốt, khá ,TB + GV nhận xét, chốt lại ý chính, động viên học sinh. *Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ, xem trước bài sau cách sắp xếp bố cục trong trang trí. Duyệt bài ngày 1 / 10 /2013 Đoàn Thị Thanh Hương Soạn : 04/ 10/ 2013 Giảng: / 10/ 2013 GV: Trần Hữu Sinh 16 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Tiết 8: Bài 6: Vẽ trang trí CÁCH SẮP XẾP (BỐ CỤC) TRONG TRANG TRÍ I. Mục tiêu: - H/s thấy được vẻ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - H/s biết cách làm bài trang trí - H/s thích phân môn trang trí II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Tranh MH cách sắp xếp hoạ tiết trang trí - Hình 1 SGK b. học sinh: - Sưu tầm đồ dùng được trang trí 2. Phương pháp: - Quan sát, vấn đáp ,gợi mở, luyện tập III. Tiến trình dạy học: * Tổ chức: 6A……………………………………………….……………..…………………….…………….…………. 6B………………………………………………….…………………………………………….…..………… * Kiểm tra: Kiểm tra bài tập tiết 7. * Khởi động giới thiệu vào bài mới: GV cho học sinh xem 1 số đồ vật trang trí - Mọi vật xung quanh ta đều đẹp hơn là nhờ yếu tố trang trí. trong cuộc trang trí rất phong phú, đa dạng từ hoạ tiết, màu sắc, đường nét, cách sắp sếp bố cục. Hoạt động của Giáo viên HOẠT ĐỘNG 1 Hoạt động của Học sinh I) THẾ NÀO LÀ CÁCH SẮP XẾP TRONG TRANG TRÍ ? * Giáo viên cho h/s quan sát các + H/s quan sát nhận xét hình trong sgk: ( ĐDTQ) - Là những trang trí gì? + Trang trí đĩa tách: Trang trí ở thành đĩa, - Cách trang trí có giống nhau thành miệng chén thoáng hơn. không? + Trang trí hội trường: Cân đối giả tạo cảm - Được sắp xếp ntn trong các giác thuận mắt hình trang trí đó? + Trang trí hình vuông: Hoạ tiết chính ở giữa, xen kẽ là hoạ tiết phụ, sắp xếp đối xứng - Tác dụng của trang trí ? - Tạo mọi vật đẹp hơn - Những vật dụng được trang trí dùng trong cuộc sống -> trang trí + Thế nào là cách sắp xếp trong + Sắp xếp các mảng hình lớn nhỏ cho phù trang trí? hợp với các khoảng trống cuả nền + Là sắp xếp các hình mảng, đường nét, hoạ tiết, màu sắc sao cho hợp lý, thuận mắt HOẠT ĐỘNG 2 II) MỘT VÀI CÁCH SẮP XẾP TRONG GV: Trần Hữu Sinh 17 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 TRANG TRÍ + GV treo trực quan * Học sinh quan sát 1. Nhắc lại - Hoạ tiết được nhắc lại theo 1 trình tự nhất - Nx gì về hoạ tiết? định 2. Xen kẽ - Hoạ tiết được sắp xếp ntn? - Hai hay nhiều hoạ tiết được xen kẽ và lặp lại - Đối xứng là gì? 3. Đối xứng - Hoạ tiết vẽ giống nhau qua 1 hay nhiều trục - Thế nào là mảng hình không 4. Mảng hình không đều: đều - Các mảng hình, hoạ tiết không đều nhưng vẫn tạo ra sự thăng bằng cân xứng, thuận mắt HOẠT ĐỘNG 3 III) CÁCH LÀM BÀI TRANG TRÍ CƠ - GV treo trực quan BẢN + Học sinh quan sát nhận xét. a. Kẻ trục đối xứng làm cân đối và đều hoạ tiết b.Tìm các mảng hình: Tỉ lệ giữa hoạ tiết các khoảng trống của nền. c. Tìm và chọn họa tiết phù hợp với mảng HOẠT ĐỘNG 4 d. Tìm và chọn màu: hài hoà rõ trọng tâm - GV quan sát học sinh làm bài , IV) BÀI TẬP THỰC HÀNH gợi ý vẽ các mảng hình khác + Yêu cầu: Tập sắp xếp mảng hình cho hai nhau hình vuông có cạnh là 10 cm, tìm hoạ tiết - Chú ý học sinh yếu cho 1 hình đó HOẠT ĐỘNG 5 * GV đặt câu hỏi V) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Nhắc lại các cách sắp xếp trong + H/s trả lời. trang trí ? - Treo bài vẽ của HS, nhận xét - GV động viên học sinh * Dặn dò: - Hoàn thành tiếp bài tập - Chuẩn bị mẫu cho bài sau. Sơ lược về mĩ thuật thời Lý * H/s về nhà làm bài tập Duyệt bài ngày 8 / 10 / 2013 Đoàn Thị Thanh Hương Soạn : 14/ 10/ 2013 Giảng: / 10/ 2013 GV: Trần Hữu Sinh 18 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 Tiết 9: Bài 8: Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ (1010 - 1225 ) I. Mục tiêu: - H/s hiểu và nắm được 1 số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý . - H/s nhận thức đúng đắn về truyền thống dân tộc, yêu quý di sản cha ông để lại -Tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu - thiết bị: a. Giáo viên: - Một số tranh ảnh tác phẩm công trình mĩ thuật thời lý - Hình sách giáo khoa b. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh liên quan dến MT thời Lý 2. Phương pháp: - Thuyết trình, quan sát, vấn đáp ,gợi mở III. Tiến trình dạy học: * Tổ chức: 6A……………………………………………….……………..…………………….…………….…………. 6B………………………………………………….…………………………………………….…..………… * Kiểm tra: Bài tập tiết 8 . NX, xếp loại * Khởi động giới thiệu vào bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh HOẠT ĐỘNG 1 I) VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ * Giáo viên gọi học sinh đọc sgk * H/s đọc bài - Qua môn lịch sử cho biết 1 vài + Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về thành Đại nét về triều đại nhà lý? La và đổi tên là thành Thăng Long. XD với quy mô lớn - Nhà lý đã làm gì để cho nền + Đạo phật phát triển mạnh -> nhiều Công VH phát triển hơn? trình KT , điêu khắc , hội hoạ đắc sắc ra + KL : Đất nước ổn định cường đời. thịnh + ý thức dân tộc -> điều + Chính sách mở rộng giao lưu với các kiện cho nền VHNT dân tộc đặc nước láng giềng -> nền VH dân tộc có sắc và toàn diện điều kiện phát triển phong phú hơn HOẠT ĐỘNG 2 II) SƠ LỰƠC VỀ MĨ THUẬT THỜI * GV yêu cầu h/s đọc sách giáo LÝ khoa. 1. Nghệ thuật kiến trúc: a. Kiến trúc cung đình - Là 1 quần thể KT gồm 2 lớp : - Kinh thành Thăng Long được + Lớp ngoài : Hoàng Thành XD ntn? + Lớp trong : Kinh Thành Hoàng Thành: Nhiều cung điện, là nơi ở - Hai nơi này dùng để làm gì? của vua và hoàng tộc Kinh Thành: Là nơi sinh sống của tầng lớp dân cư trong XH GV: Trần Hữu Sinh 19 Trường THCS Hương Cần Gi¸o ¸n mÜ thuËt 6 - N¨m häc 2013 - 2014 - Kể tên 1 số công trình mà em - Quốc Tử Giám, Đền Quán Thánh, Hồ biết ? Linh Đàm. b. Kiến trúc Phật giáo: - Có những công trình kiến trúc - Chùa Một Cột, chùa Dạm, chùa Phật Phật giáo nào được xây dựng? Tích..Do đạo phật phát triển mạnh Do nguyên nhân nào? - Tháp là 1 phận gắn liền với kiến trúc: Tháp phật Tích, Chương sơn ( N Định ) …… - Công trình có quy mô ntn ? - Quy mô khá lớn -> đặt nơi có cảnh trí - Thường đặt ở những địa thế ra đẹp ( tiêu biểu chùa Một cột, chùa Dạm, sao? chùa Lãng ( HY)… 2. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí - Làm bằng chất liệu gì? Có a) Tượng nhưng loại tượng nào? - Làm bằng đá, pho tượng phật thế tôn, kim cương, tượng người, chim các con thú. Tượng A di đà bằng đá xanh -> Thể hiện tài năng điêu luyện của nghệ nhân thời Lý b) Chạm khắc - Hoạ tiết là những hình gì? - Hoa , lá mây sóng nước, hoa văn hình móc câu là phổ biến + GV cho học sinh quan sát hình * Rồng thời Lý: rồng thời Lý - Hiền lành, mềm mại -> luôn có hình chữ - Có đặc điểm gì? S. Rồng là hình tượng trong nghệ thuật trang trí - Đã có trung tâm sx gốm nào ? 3. Nghệ thuật gốm - Thăng Long ( Bát Tràng ), Thổ Hà ( TH ) - Gốm men ngọc, da lươn, lục, trắng ngà -Hình dáng thanh thoát, trau truốt, xương gốm nhẹ, mỏng, nét khắc chìm uyển chuyển -> Di sản NT đặc biệt quý giá. HOẠT ĐỘNG 3 III) ĐẶC ĐIỂM MĨ THUẬT THỜI LÝ Các công trình KT có quy mô to lớn đặt ở địa hình đẹp, thoáng - Điêu khắc, Trang trí - Gốm được phát huy kết hợp nghệ thuật truyền thống tinh hoa NT các nước -> Bản sắc dân tộc - MT thời Lý là thời kỳ phát triển rực rỡ HOẠT ĐỘNG 4 nền MTVN * GV đặt câu hỏi: + Kể tên 1 số CTKT, Điêu khắc IV) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - trang trí thời Lý? - Học sinh trả lời, tự xếp loại + MT thời Lý phát triển do nguyên nhân nào? GV: Trần Hữu Sinh 20 Trường THCS Hương Cần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan